Sunday, July 29, 2012

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH

 

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH

Trần Đỗ Cung

 

 QLVNCH dựng cờ tái chiếm Quảng Trị mùa hè 1972. Photo Trung tá Nguyễn Ngọc Hạnh

Vài lời của người dịch.


Tôi được một bạn trẻ Không Quân giới thiệu và Tiến Sỹ Lewis Sorley liên lạc gửi cho tôi bài diễn văn ông đã đọc tại Đại Học Kỹ Thuật Texas TTU về đề tài Reassessing ARVN. Ông có ý muốn nhờ tôi phiên dịch bài này ra để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Mỹ gốc Việt. Tôi đã đọc kỹ bài thuyết trình giài 32 trang, nhận thấy rất bổ ích về phương diện sử liệu và nhân bản và đã chấp thuận đề nghị.


Trong bài thuyết trình Tiến Sỹ Sorley đã dùng nhãn quan của một quân nhân và một trí thức khoa bảng để thẳng thắn bênh vực quân đội Việt Nam trong một thời kỳ chiến đấu cam go gian khổ nhất của nước nhà. Ông đã dầy công nghiên cứu các tài liệu đã bạch hóa hầu đưa ra những nhận xét rất xác đáng về khả năng, lòng quả cảm và sự chịu đựng tột cùng của các chiến sỹ chiến đấu cho một nước Việt Nam tự do trước những búa rìu bất công của các lực lượng phản chiến và thiên tả Mỹ Quốc. Những tên tuổi lớn ông đưa ra như Đại Sứ Ellsworth Bunker, Đại Tướng Creighton Abrams, Thiếu Tướng James L. Collins, Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân Harolk K. Johnson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, trùm CIA William Colby, Sir Thompson, Tướng John Paul Vann, Tướng Tiếp Vận Việt Nam Đồng Văn Khuyên, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tướng Cộng Sản Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn vv là những nhân vật và dẫn chứng lịch sử trong giai đoạn nhiễu nhương và đau đớn ê chề cho đất nước và tất cả chúng ta.

 

Nói về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 ông đã đưa ra những con số cho thấy địch quân đã bị thiệt hại nặng nề và quân ta tuy không thắng trận nhưng đã không thất bại như bọn chủ bại bên Mỹ đã rêu rao.

 

Tôi được biết viên Trung Tướng cộng sản chỉ huy chiến dịch là Trung Tướng Phạm Hồng Sơn, tên thật là Phạm Thành Chính là một sinh viên luật cùng thời với tôi và cùng ở Đại Học Xá Bạch Mai. Anh ta là anh em đồng hao với Võ Nguyên Giáp, cùng là con rể nhà học giả Đặng Thái Mai, lấy con út ông Mai là nhà văn và nhà giáo Đặng Anh Đào. Hiện tại Tướng Phạm Hồng Sơn đã 84 tuổi, đã lãng trí và cũng đã ra rìa như Giáp tuy được cấp một biệt thự lớn ở đường Lý Nam Đế Hà Nội.

 

Có cả năm trang dành cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước hết tôi phải nói rằng tôi cũng như nhiều đồng hương đã không mấy có thiện cảm với ông Thiệu. Riêng tôi lại có một điều hận trong lòng khi ông ta cho tôi là đàn em của Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1948 khi tôi vào Sài Gòn với mấy bạn Đại Việt Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Đình Tú tôi đã được đưa đến thăm ông Nguyễn Văn Kiểu là anh lớn của ông Thiệu ở đường Kitchener. Ông Kiểu là một đảng viên Đại Việt miền Nam, người rất hiền hậu và trung thực làm chủ một cửa hàng bán nước mắm ở đó và chúng tôi đã trở thành khá thân thiết. Hồi tôi nhận chức Thứ Ủy Tổng Cuộc Trưởng Tiếp Tế trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mà không có nhân viên phòng sở thì tôi đã được tạm dùng bàn giấy của ông Kiểu ở Trụ Sở Liên Minh Á Châu Chống Cộng số 122 trên đường Hồng Thập Tự.

 

Sau khi tôi rời TCTT, lúc ông Thiệu lên làm Tổng Thống thì ông Kiểu đã đưa ý kiến cho chú em là “Tám, tại sao không dùng anh Cung” thì được một câu trả lời lạnh lùng, “Cung là tay chân đao búa của Nguyễn Cao Kỳ”. Nghe vậy tôi cho là một sỉ nhục. Vì coi tôi như là một lũ điếu đóm xun xoe mạt chược, nhậu nhẹt, ăn tục nói phét xung quanh ông Kỳ thì hơi quá!

 

Trong phần dành cho ông Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà. Được đọc bài phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đơn của một lãnh tụ thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời.

 

Và tôi càng thông cảm nỗi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn không”?

Trần Đỗ Cung (Prunedale, tháng 10, 2006)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH

Trong một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn không một ai có thể nhìn rõ khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay tôi trình bày vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong tám mục chính và hai phụ khoản.

 

Chính Phủ Việt Nam cấp các huy chương tham chiến cho quân nhân Mỹ. Đặc biệt thấy gắn trên băng biểu chương một thẻ kim khí khắc “1960…” Người ta đã không ghi niên điểm cuối cùng bởi lý do dễ hiểu; tuy nhiên ta có thể xem 1960 là khởi điểm vì đó là mốc đánh dấu sự gia tăng tham chiến của Mỹ cho đến ngày quân đội Mỹ lên cực điểm. Trong giai đoạn này chúng ta có môt cái nhìn tổng thể về thành tích của quân đội Việt Nam từ 1960 cho đến 1975.

 

Vài năm trước đây tôi đã viết một bài nhan đề “Dũng cảm và xương máu” để phân tích thành quả quân đội Việt Nam trong vụ tấn công tháng Tư 1972. Bài đã được đăng trong báo Parameters của trường Đại Học Quân Sự. Hồi còn sinh thời ông Douglas Pike đã bình luận trong một ấn bản Indochina Chronology như sau: “Đã có cố gắng chậm chạp nhưng liên tục điều chỉnh và cứu vãn danh dự của ngưới quân nhân Việt Nam từng bị nhục mạ bởi bọn phóng viên truyền hình thương mại ngu dọ

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link