THỨ TƯ, NGÀY 05 THÁNG CHÍN NĂM 2012
Chuyện chết người ở đồn công an không
phải chỉ là hôm nay
Người Buôn Gió
Bản tin về vụ các công
an xã Kim Nỗ đánh chết người đến nay theo báo chí đưa tin như sau:
Mâu thuẫn họ hàng
Ngày 3.9, trao đổi với
Dân Việt, trung tá Trần Hải Quân – Trưởng Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho
biết, chưa khởi tố bị can trong vụ công an xã đánh chết ông Nguyễn Mậu Thuận.
Trước đó, ngày 1.9, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý
gây thương tích gây hậu quả chết người để điều tra.
Cơ quan công an cũng đã tạm giữ 4 đối tượng gồm: Hoàng Ngọc Tuyên
(SN 1980) - Phó Công an xã Kim Nỗ và 3 công an viên là Nguyễn Trọng Kiên (SN
1991), Đoàn Văn Tuyến (SN 1983) và Hoàng Ngọc Thức (SN 1988)....
Theo hồ sơ vụ việc, vào
khoảng 13 giờ 30 ngày 30.8, ông Nguyễn Đức Vọng - Trưởng Công an xã Kim Nỗ nhận
được tin báo của ông Nguyễn Mậu Phú (SN 1957, trú ở thôn Đoài, Kim Nỗ) trình
báo về việc vợ ông Phú là bà Đoàn Thị Bút (SN 1958) bị ông Nguyễn Mậu Thuận
dùng gạch đánh gây thương tích.
Sau khi nhận được thông
tin, lãnh đạo công an xã phân công ông Hoàng Ngọc Tuyên - Phó Công an xã và
Nguyễn Mậu Thành - công an viên giải quyết vụ việc trên. Ông Tuyên phân công
Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến phối hợp với anh Nguyễn Mậu Thành mời ông
Nguyễn Mậu Thuận đến trụ sở công an xã làm việc.
Theo điều tra, khi đưa
ông Thuận đến trụ sở công an xã, Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn
Tuyến đã sử dụng khoá số 8 khoá tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào
ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc. Ông Thuận đã chửi bới lại công an viên.
Các công an viên này
tiếp tục sử dụng 4 khoá số 8 khoá 2 chân, 2 tay của ông Thuận vào chân ghế,
nhưng ông Thuận vẫn tiếp tục chửi lại các công an viên. Thấy vậy, Hoàng Ngọc
Tuyên và Nguyễn Trọng Kiên dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và
đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên chỉ đạo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các
ngón tay của ông Thuận bóp mạnh.
Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông
Thuận và yêu cầu Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên
bản, Tuyên và Kiên tiếp tục đánh ông Thuận. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, thấy
ông Thuận có biểu hiện khó thở, các công an viên liền đưa ông Thuận đi cấp cứu
tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh nhưng ông Thuận đã tử vong với nhiều vết bầm
giập trên người.
Các công an viên này
tiếp tục sử dụng 4 khoá số 8 khoá 2 chân, 2 tay của ông Thuận vào chân ghế,
nhưng ông Thuận vẫn tiếp tục chửi lại các công an viên. Thấy vậy, Hoàng Ngọc
Tuyên và Nguyễn Trọng Kiên dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và
đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên chỉ đạo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các
ngón tay của ông Thuận bóp mạnh.
Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông
Thuận và yêu cầu Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên
bản, Tuyên và Kiên tiếp tục đánh ông Thuận. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, thấy
ông Thuận có biểu hiện khó thở, các công an viên liền đưa ông Thuận đi cấp cứu
tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh nhưng ông Thuận đã tử vong với nhiều vết bầm
giập trên người.
Khám nghiệm pháp y tử
thi, Công an huyện Đông Anh xác định: Nạn nhân bị gãy xương sườn số 6,7,8 bên
trái. Bác sĩ pháp y cho biết thêm: Ông Thuận bị bệnh xơ gan, trong tình trạng
say rượu, khi bị ngoại lực tác động sẽ gây ngừng tim dẫn đến tử vong. Hiện vụ
việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Vậy đây mới là tạm
giữ, không phải tạm giam, có nghĩa chưa khởi tố vụ án. Và điều đó có nghĩa tội
đánh chết người chưa được xác định. Vì sao chưa khởi tố, đơn giản là muốn khởi
tố thì định tội danh. Trong trường hợp dân đối với công an thì tội danh có thể
xác định ngay ở khung cao nhất, mức cao nhất rồi tuỳ cơ hạ thấp xuống hay để
nguyên. Như vậy sẽ tạo được sự răn đe, nghiêm khắc trong xã hội.
Trường hợp công an đánh
dân. Mọi việc phải từ từ xem xét, đưa ra một quyết định khởi tố vội vã rồi phải
theo hướng ban đầu như thế không có lợi cho công an. Cho nên mới tạm giữ hành
chính các công an xã Kim Nỗ và chưa định được tội danh để khởi tố là vậy.
Dư luận rộ lên phản đối.
Một ngày sau công an huyện Đông Anh mới đưa ra mội tội danh là '' cố ý
gây thương tích gây hậu quả chết người '' để điều tra.
Mội tội danh nực cười,
muốn giết người thì phải gây thương tích, đâm một nhát dao, đập một nhát gậy
vào đầu, nếu người ta chết thì là giết người, chưa chết là gây thương tích hoặc
chủ ý giết người nhưng mục đích không đạt. Đằng này đánh cho người ta đến chết
thì được gọi là '' cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người ''. Một tội danh
có phẩn lửng lơ kiểu tội phạm chỉ muốn gây thương tích nhưng vô tinh chết khiến
người chết. Chưa xử, chưa điều tra, chỉ cần thấy khởi tố là biết hồi sau thế
nào rồi.
Trói người lại, dùng dùi
cui đánh vào mạng mỡ, ngực. Có thể chết người không. Có thể lắm, ai cũng biết
vậy. Nếu ai cũng biết là có thể chết người nếu đánh vậy thì làm sao gọi là cố ý
gây thương tích.?
Bắn một phát súng hoa
cải ở độ xa hàng chục mét, gây chết người không. Không thể chết được nếu quá 5
m. Chắc chắn là vậy, thế nhưng điều hiển nhiên ấy lại không được công nhận mà
người ta chỉ bị từ '' súng'' làm sai lệch đi. Và tội phạm được quy ngay lập tức
là '' cố ý giết người ''.
Bởi thế thực tế là Đoàn Văn Vươn bị quy tội chết người. Dù các nạn
nhân của anh ta chỉ bị xướt tí da còn nhẹ hơn là gai mồng tơi đâm. Còn tội phạm đánh chết ông Thuận thì được khởi tố '' cố ý gây thương
tích'' mặc dù người chết rành rành ra đấy.
Trói lại rồi đánh đến
chết, còng tay vào ghế trụ sở, tội phạm đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Không còn
khả năng gây nguy hiểm, thậm chí còn dùng bút kẹp tay tội phạm để xoắn tra tấn
thì hiển nhiên kẻ phạm tội không còn gây được nguy hiểm nào cho người điều tra.
Thế mà vẫn bị đánh chết.
Bản kết luận có đoạn là
ông Thuận đang trong tình trạng say rượu, bị bệnh xơ gan.
Lại một trò nữa để tung ra
giảm nhẹ đầy tính toán. Người ta vẽ lên một
nạn nhân hung hãn, say rượu, mang trọng bệnh để khiến thiên hạ nghĩ người này
chết cũng có thể nhiều nguyên nhân. Nhưng kết luận này lại rất quan trọng cho
những người hiểu luật. Nó chỉ có tác dụng là mê hoặc dư luận chứ người làm luật
thì không. Bản kết luận này ý nói ông Thuận say rượu nên hành động hồ đồ nên
dẫn hậu quả như vậy. Nhưng nó cũng kết luận quan trọng cho thấy dù biết ông
Thuận say rượu nhưng các công an xã Kim Nỗ vẫn cố tình lấy cung, lấy lời khai,
thậm chí tra tấn để lấy lời khai và bắt ký nhận.
Theo bản tin thì 13 giờ
30 công an nhận tin báo, rồi đến 16 giờ ông Thuận được đi cấp cứu. Nhưng trước
đó quá trình hỏi cung đã hoàn tất khi bản tin nói ông Thuận không chịu ký nhận
vào bản khai.
Vậy chưa đến 2 giờ
30 phút từ khi nhận tin ở cơ sở, cho người xuống đến nơi mời đối tượng về trụ sở,
chỉ trong vòng từng ấy thời gian cuộc hỏi cung đã xong. Biên bản hỏi cung đã
kết thúc. Nếu bạn nào từng làm việc với điều tra, đều biết rằng đầu tiên người
ta hỏi thân nhân, gia đình, nghề nghiệp mọi thứ ấy đã mất khối thời gian vì cán
bộ điều tra phải ghi đầy đủ từng người thân cha mẹ, anh chị en, vợ con làm gì,
ở đâu, sinh năm bao nhiêu. Rồi hỏi kể lại chi tiết ở hiện trường bắt đầu thế
nào, quần áo màu gì, có ai ở đó, nói gì, hành động gì, nguyên nhân ra sao....
đến một cái biên bản mà bạn vi phạm giao thông bình thường cũng lằng nhằng mất
tiếng đồng hồ. Đừng nói chuyện biên bản một sự vụ được hỏi ở đồn công an. Nhất
là ở đây điều tra còn kết luận là trong lúc làm việc ông Thuận chửi bới, lăng
mạ cán bộ tức là khối thời gian đã mất vào việc đó của ông Thuận nữa.
Nếu hỏi việc hỏi cung diễn
ra nhanh chóng đầy quyết liệt như thế, nhất là với một người say rượu
nữa. Chỉ trong từng ấy thời gian, thì chuyện chết người ở đồn công an không
phải chỉ là hôm nay.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment