Wednesday, September 5, 2012

Người Việt tỵ nạn cộng-sản tại hải ngoại, có “đòi lại” được tài sản của mình ở trong nước hay không?


Người Việt tỵ nạn cộng-sản tại hải ngoại, có “đòi lại” được tài sản của mình ở trong nước hay không?

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Như mọi người đã biết, hiện nay, đang có “chiến dịch đòi lại tài sản” do Ts Nguyễn Đình Thắng chủ xướng; vậy thì, thiết tưởng, chúng ta cũng nên nhìn ngay vào những điều thực tế, để đừng bao giờ nghĩ đế những chuyện không bao giờ làm được; người viết xin trình bày một cách cụ thể, mà mình đã biết về những trường hợp của các vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, sau ngày 30/4/1975, đã từng bị đảng Cộng sản “trưng thu”; nghĩ là tịch thu nhà cửa, để cấp cho những “đảng viên-cán bộ cao cấp-có công với cách mạng” như sau:

Nhân đây, người viết xin nhắc lại qua bài: 30/4/1975: Máu và nước mắt! tôi đã nói đến một trường hợp của ông bà Trần Quốc Thái, nay tôi xin nhắc lại : Trong cơn say máu người, Hòa giải “Phật giáo” Ấn Quang đã đến nhà ông bà Trần Quốc Thái ở số 06 đường Lý Thường Kiệt, Đà Nẵng, Nhưng khi ập vào nhà thì chỉ còn căn nhà trống. Ông bà Trần Quốc Thái đã chạy thoát, mất mồi, chúng tức tối la hét, đập phá lung tung. Tôi nghĩ là ông bà Trần Quốc Thái đã có được một hồng ân quá lớn, nếu không thì chúng đã xé xác ông rồi, nhẹ lắm cũng như ông Trần Sô vậy.

Và người viết cũng phải nói rõ về ngôi nhà này: Ông bà Trần Quốc Thái đã vay mượn của nhiều người để xây cất, Nhưng sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bọn đâm thuê chém mướn giết chết, Hội đồng Gian nhân Phản loạn đã tịch thu với lý do là “tài sản của đảng Cần Lao” và dùng làm cơ quan Nha Cảnh sát Quốc gia vùng 1. Ông bà Trần Quốc Thái đã dắt con cái đi ở nhờ nhà người khác; nhưng cũng phải thắt lưng, buộc bụng để có tiền trả cho đến mười năm sau mới hết nợ làm nhà.

Năm 1973, vì truy tìm mãi vẫn không có bằng chứng là “tài sản của Cần Lao” nên ngôi nhà mới được trả lại cho ông bà Trần Quốc Thái.

Đến năm 1975, Hòa giải Phật giáo chiếm giữ, sau đó giao cho VC lấy làm Bộ chỉ huy công an vũ trang.

Từ ngày 30/04/1975, Việt cộng ra lệnh truy tầm ông Trần Quốc Thái, “Bí thư Đảng Cần Lao miền Trung”. Tôi cũng biết ông Trần Quốc Thái là người Bắc di cư, thời Đệ Nhất Cộng Hòa có làm Quận trưởng quận Điện Bàn, Quảng Nam, còn có Cần Lao hay không thì khó biết được, vì đảng Cần Lao không công khai hoạt động như các đảng phái khác.

Phải nói cho thật rõ như thế, để biết rằng, căn nhà này đã do chính mồ hôi nước mắt của ông bà Trần Quốc Thái mà có, nhưng hiện nay đã trở thành “Cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng”. Như vậy, Ts Nguyễn Đình Thắng có đòi đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại cho gia đình của ông Trần Quốc Thái hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ?

Còn sau đây, là hai trường hợp khác:

1- Tại quê tôi, có một “ông” tên là Nguyễn Hào; sau Hiệp định Genève đã “tập kết” ra Bắc, cho đến sau ngày 30/4/1975, Nguyễn Hào trở về, và đã làm một chức gì đó, nghe nói là rất lớn, tại “Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng”, đã được “nhà nước” cấp cho một căn nhà ba tầng, rất đẹp ở đường Trần Quốc Toản, đây là một căn nhà của một vị Sĩ quan nào đó; và vợ chồng con cái của Nguyễn Hào đã cự ngụ trong căn nhà này trong một thời gian dài; nhưng gần đây, qua điện thoại viễn liên Mỹ-Pháp, thì người anh họ của tôi cũng ở gần nhà của Nguyễn Hào đã nói với tôi rằng:

“Cái thằng Hào, hắn đã bán căn nhà lầu của hắn ở Đà Nẵng được gần 500 (năm trăm cây vàng), rồi hắn dắt vợ con về quê mình, hắn mua một căn nhà khác cũng đẹp lắm, nhưng chỉ có 170 (một trăm bảy mươi cây vàng) để ở; như vậy, hắn đã bỏ túi được sơ sơ là hơn ba trăm cây vàng rồi, vì hắn sợ người ta đòi lại căn nhà đó”.

Nên biết, người chủ mới, thì vì đã bỏ tiền ra mua, và khi mua, họ chỉ biết Nguyễn Hào là chủ của căn nhà, chứ không biết cái “lai lịch” của nhà đó, nên chắc chắc họ không bao giờ chịu “trả lại” cho bất cứ ai bao giờ.

Vậy với trường họp này, Ts Nguyễn Đình Thắng làm cách nào để “đòi lại” căn nhà này, khi Nguyễn Hào đã xa chạy, cao bay?

2- Ngay ở đất Pháp, một người thân cuả người viết, trước năm 1975; ông là Giáo sư trường Trung Học Sao Mai, Đà Nẵng. Sau ngày mất nước, ông đã vượt biển, và sang tỵ nạn Cộng sản tại Pháp. Ngày rời Việt Nam, ông đã bỏ lại một căn nhà ở đường Nguyễn Thị Giang, Đà Nẵng. Sau đó, căn nhà ấy, đã được “cấp” cho một “cán bộ” Cộng sản. Gần đây, ông cũng đã về Việt Nam, và đã kể lại cho người viết rằng:

“Vì nghe người ta nói, lúc này, phía Việt Nam sẽ trả lại nhà cửa cho những người bỏ nước ra đi, nên khi về Đà Nẵng, tôi đã đến “xin” lại căn nhà của mình, thì đã được “Ủy ban Nhân dân” cũng như “Cơ quan Công an” Đà Nẵng trả lời:

“Chúng tôi sẽ trả lại cho ông, nhưng ông phải từ bỏ quốc tịch Pháp, xin lại quốc tịch Việt Nam, và phải về ở ngay tại căn nhà này, chứ chúng tôi không bao giờ trả lại cho ông, để ông đem đi bán hoặc cho bà con hay ai khác ở được”.

Đó là lúc trước, còn hiện giờ ông giáo sư này, đã trở thành một vị Phó Tế rồi, nên chắc chắn là không cần đòi lại nhà cửa nữa. Nhưng điều đáng phải nói, là theo như cách đó, thì liệu những người Việt tại hải ngoại có ai dám từ bỏ các quốc tịch Mỹ, quốc tịch Anh, quốc tịch Pháp… còn phải xin trở lại quốc tịch Việt Nam, và trở về để ở ngay trong căn nhà cũ của mình tại Việt Nam hay không?

Những điều người viết đã nêu trên, là những điều có thật đã xảy ra; nhưng vẫn còn những trường hợp khác đã xảy ra như: có rất nhiều những căn nhà của các vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, và cả những người dân lương thiện, nhưng vì có nhà cửa khang trang, họ cũng đã bị đảng Cộng sản “trưng thu” hay “mươn” để cấp cho những “cán bộ-đảng viên cao cấp” của đảng Cộng sản; nhưng cho đến hiện thời, hơn 37 năm qua, những căn nhà ấy, đã được bán đi, mua lại nhiều lần, năm bảy lần đổi chủ, không ai được biết những “chủ” trước hiện đang ở đâu; tất cả là một mớ bòng bong, khó có thể làm sao mà lần, mà gỡ cho ra. Vậy thì, Ts Nguyễn Đình Thắng làm cách nào để “đòi lại” cho những người chủ thực sự của những căn nhà đó?

Ngoài ra, cũng có những trường hợp, có người về Việt Nam, họ đã “may mắn” được nhìn thấy căn nhà cũ của mình; nhưng qua 37 năm, người “chủ” sau đã xây cất thêm đôi, ba tầng lầu, cũng như đã xây dựng và trang trí thêm thành một căn biệt thự rất nguy nga, sang trọng. Vì thế, khi họ “xin” lại căn nhà, thì “Chính quyền- Công an Nhân dân” đã trả lời:

“Chúng tôi sẽ trả lại căn nhà cho ông bà. NHƯNG, ông bà phải trả lại tất cả những chi phí xây cất kể từ lúc người “chủ” sau đã bỏ công ra để xây cất, nên mới trở thành một căn nhà to lớn như hiện nay”.

Vậy thì, với những trường hợp kể trên, ông Ts Nguyễn Đình Thắng làm cách nào, để “đòi lại”?

Cuối cùng, tôi phải nêu lên một trường hợp nữa: trường hợp của Giáo sư-Thượng Nghị Sĩ Bùi Văn Giải, mà tôi đã nói qua cũng trong bài: 30/4/1975: Máu và nước mắt như sau:

“Trường hợp của gia đình Giáo Sư Thượng Nghị Sĩ Bùi Văn Giải. Ngày di cư vào Nam năm 1954, ông làm nghề dạy học, bà tảo tần buôn bán, tiết kiệm dành dụm tạo được một căn nhà tại phuờng Tam Tòa, đường Trần Cao Vân Đà Nẵng. Khi ông vào tù cải tạo, công an Đà Nẵng đã tịch thu căn nhà của ông bà. Bà đau buồn, ngã bệnh rồi mất ở tuổi đời 36. Ngày mất mẹ, các con ông và người thân đồng cầu khẩn VC cho ông về chôn cất vợ xong rồi tiếp tục vào tù, Nhưng VC vẫn không cho. Ông đã không được nhìn mặt người bạn trăm năm vào giây phút cuối cùng!!! Nhờ bà con giúp đỡ, các con ông chôn mẹ, trong lúc cha vẫn ở trong tù!!! Chỉ có Trời cao mới thấu được nỗi đau thương của các con ông Bùi Văn Giải khi vấn vành khăn tang khóc mẹ, cũng như nỗi đớn đau của ông Bùi Văn Giải ở trong trại tù “cải tạo”!!!

Những năm dài ở trong lao lý, Giáo Sư Bùi Văn Giải đã từng bị đưa vào nhà “Biệt giam 2.79” tức Đồng Mộ và nhà “Biệt giam Nhà Trắng” cùng với nhiều vị sĩ quan cao cấp và các vị cán bộ lãnh đạo cao cấp của các chính đảng. Khi bị bệnh nặng Giáo sư Bùi Văn Giải phải vào bệnh xá Trại 1 (trại chính), khi xuất viện ông lao động ở tổ rau xanh sau trại nữ, thời gian này tôi vẫn thường thấy ông với mái tóc bạc phơ, tấm thân gầy yếu, nhưng tiếng hát của ông qua những Bài Thánh Ca nghe vẫn vút cao như bay đến tận Trời xanh.

Ngày ra tù, theo lời Thầy, tôi đến thăm các con của Thầy. Được biết khi tịch thu nhà, công an Đà Nẵng nói là vì “nhân đạo” nên chừa lại một phòng trong căn nhà của ông bà chỉ bốn mét vuông, để các con ông ăn, ngủ, còn nấu nuớng thì phải nhóm bếp ngoài sân. Nhưng những ngày mưa và mùa đông thì phải dời bếp vào phòng, bốn đứa con ông bà phải ăn, ngủ chung với tro và khói bếp. Nhưng chưa đủ, công an còn buộc các con của Giáo Sư Bùi Văn Giải phải trả tiền “thuê mướn” nhà hàng tháng cho Ty nhà đất, vì căn nhà đã thuộc sự quản lý của nhà nuớc!!!

Với hoàn cảnh bơ vơ, cha ở tù, mất mẹ, các con ông phải bỏ học, đứa vá xe đạp, đứa làm thuê. Riêng Thủy con gái út, là con gái yếu đuối lại còn nhỏ, nên phải làm nghề thêu, may mướn để góp phần trả tiền thuê cho chính căn nhà mà do mồ hôi, nuớc mắt của cha mẹ mình đãà tạo nên. Vì nếu không trả thì sẽ bị đuổi ra khỏi phòng, rồi phải lang thang đầu đường xó chợ. Sau 13 năm tù cải tạo, ông đã sang Hoa Kỳ và hiện đang là Chủ nhiệm Nguyệt san Về Bên Mẹ La Vang tại Portland, Hoa Kỳ.

Ngày giáo sư Bùi Văn Giải sang Hoa Kỳ theo diện tù “cải tạo”, với các con lớn, riêng Thủy, vì đã có chồng con, nên vẫn còn ở lại Việt Nam; và cháu Thủy đã nhiều lần “xin” lại căn nhà của Cha-Mẹ của mình; nhưng cho đến hiện thời, mà cháuThủy vẫn còn ở nguyên trong căn phòng nhỏ như ngày xưa, vì vẫn không được “Chính quyền-Công an Nhân dân” giải quyết một lần nào cả.

Và như thế, ông Ts Nguyễn Đình Thắng làm cách nào để “đòi lại” căn nhà của Giáo sư Bùi Văn Giải, để cho cháu Thủy và con cái được dễ thở hơn, vì hiện đang ở trong bốn bức tường của một căn phòng quá chật hẹp. ĐƯỢC hay KHÔNG, ông Ts Nguyễn Đình Thắng?

Nếu KHÔNG ĐƯỢC, thì Ts Nguyễn Đình Thắng lại chủ xướng việc “đòi lại tài sản” với mục đích gì, và tại sao cứ phải luôn luôn phải đánh trống, thổi kèn, hết chuyện này, tới chuyện khác khi biết chắc rằng không làm được.

Và để kết thúc bài này, người viết xin trích một đoạn trong bài “góp ý với Ts Nguyễn đình Thắng” của Ts Nguyễn Phúc Liên như sau đây:

“Đây là Chiến dịch có thể được coi là phương tiện đánh lạc sự chú tâm của đồng bào Hải ngoại vào cuộc đấu tranh chính yếu TOÀN DÂN NỔI DẬY lúc này tại Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nghĩ sao về hệ quả này của Chiến dịch ? Tiến sĩ cũng phải lưu ý rằng một số người có thể kết tội Tiến sĩ dùng Chiến dịch như tung hỏa mù thay cho CSVN”.

Xin tất cả mọi người hãy sáng suốt trước “Chiến dịch đòi lại tài sản” của Ts Nguyễn Đình Thắng là vậy.

Paris, 04/09/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link