Vai Trò Lãnh Đạo Thế Giới Của Mỹ Sau Nhiệm Kỳ I Của Tổng Thống Barack Obama
(08/29/2012)
Tác giả : Đào Như
Nhìn vào mái tóc điểm sương của Tổng thống Obama, cử tri Mỹ ai cũng phải ngậm ngùi nhớ lại mái tóc còn xanh thuở nào của ông chỉ cách đây chưa đầy 4 năm. Những người ái mộ ông thật xao xuyến khi thấy những thống kê Hoa Kỳ báo trước cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới là những thử thách lớn cho Tổng thống Barack Obama. Tỉ số thắng bại sẽ rất khít khao. Mặc dầu trong nhiệm kỳ đầu, 4 năm vừa qua, Tổng thống Barack Obama vượt xa đảng Cộng Hòa trong chính sách đối ngoại nhờ ở tài năng lãnh đạo dựa trên văn hóa hòa giải, một dạng của Sức Mạnh Mềm, nhiều hơn dựa trên vũ khí chiến lược. Các quốc gia Tây Âu, các nước Cộng Hòa Đông Âu, châu Mỹ Latinh, châu Phi và các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, nhìn về nước Mỹ vối ánh mắt nhiều cảm tình hơn, hợp tác và tin tưởng hơn.
Tuy thế, kinh tế phục hồi chậm. Tỷ số thất nghiệp còn ở mức cao. Hai yếu tố này trở thành lợi khí chiến lược tranh cử của ứng cử viên Công Hòa, ông Mitt Romney. Trong gần một tháng qua, ông Romney không ngừng lên tiếng chỉ trích chính phủ Dân Chủ và cá nhân của ông Obama không đủ khả năng lãnh đạo kinh tế đất nước, cứu vãn tình trạng thất nghiệp.
Ngay cả trong chính sách đối ngoại, ứng cử viên Công Hòa, ông Mitt Romney cũng lên tiếng phê phán là Ông Obama chưa thể hiện hoàn toàn những gì ông đã hứa trong những tháng đầu của nhiệm kỳ I. Liệu những chỉ trích lần này của ứng cử viên Cộng Hòa, ông Mitt Romney, có đủ cơ sở không?
Nhìn lại quá khứ, khi Tổng thống Barack Obama bước vào tòa Bạch Ốc, cũng là lúc cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh đang càng quét qua mặt địa cầu như một cơn địa chấn, làm sụp đổ mọi cơ sở kinh tế, mọi thị trường tài chánh trên toàn cầu. Nước Mỹ hứng chịu tất cả mọi tai hại khủng khiếp nhất thế giới, vì nước Mỹ là nơi xuất phát cuộc khủng hoảng, là nguồn cơn của mọi rối loạn thị trường tài chánh và chứng khoán từ Wall Street, đến London, Paris, Mumbai, Shanghai, HongKong, Tokyo… Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại Khủng Hoảng KinhTế-1929-1932.
Tổng thống Barack Obama còn phải hứng chịu, là kẻ thừa kế bất đắc dĩ của hai cuộc chiến, Iraq va Afghanistan. Hai cuộc chiến hao tiền tốn của, hy sinh xương máu quá nhiều của các thế hệ thanh niên yêu nước của Mỹ, kéo theo sự sụp đổ nền kinh tế của Mỹ, một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, ảnh hưởng và ngự trị trên mọi nền kinh tế toàn cầu.
Lúc Tổng thống Barack Obama bước vào Bạch Ốc, cũng là lúc thế giới đang bị hâm dọa bởi sư lan tràn vũ khí hạt nhân từ Iran và Bắc Triều Tiên. Đàm phán trên vấn đề nhạy cảm này: giải trừ vũ khí hạt nhân với hai quốc gia thuộc trục ma quỷ này là cả một vấn đề gian nan dằng co mãi đến bây giờ vẫn chưa dứt. Và nguy nan hơn tất cả: Nước Mỹ vẫn còn thường xuyên bị bọn khủng bố quốc tế, bọn AlQeada đe dọa tấn công tàn phá một lần nữa. Sinh mạng tương lai của nước Mỹ sau biến cố 9-11 như ngàn cân treo sợi tóc. Các tuyến phòng thủ của nước Mỹ bị lung lay tận gốc rể trước một chiến thuật mới: Một trận chiến không có mặt trân, một kẻ thù không có biên giới, mà vũ khí của bọn này chính là sinh mạng của người Mỹ! Lãnh tụ cuồng tín của bọn Al Qeada, Bin Laden lúc ấy vẫn còn sống đâu đó trong những hang động kiên cố trên vùng biên giới Pakistan và Afghanistan.
Ngay những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ I, Tổng thống Barack Obama đã phải gửi đi thông điệp nói về tinh trạng kinh tế nội địa của Mỹ trong mối tương quan với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông đòi hỏi người Mỹ phải kiên trì phấn đấu nâng cao nền kinh tế của xứ sở, phải thay đổi tầm nhìn thế giới bên ngoài và ngay cả tầm nhìn vào nước Mỹ, vào chính bản thân mình.
Trong cố gắng thực hiện những lý tưởng cao cả của nước Mỹ, ngay những tháng đầu của nhiệm kỳ I, Tổng thống Obama đã phải công du đến các nước Cộng Hòa Đông Âu và các liên minh cố cựu các quốc gia Tây Âu. Tại Prague, thủ đô của Công Hòa Czech, ông kêu gọi nhân loại cùng Hoa Kỳ xây dựng một thế giới phi hạt nhân, phi nguyên tử. Sau đó ông công du đến Cairo, thủ đô của Ai Cập, tại đây ông kêu gọi nhân loại hòa hợp hoá giải gồm đủ mọi đặc trưng văn hóa và tôn giáo gồm cả cộng đồng Hồi giáo.
Vẫn biết rằng dẫu có cố gắng đến đâu đi nữa, Tổng thống Barack Obama cũng không thể nào thực hiện được hết tất cả những ước mơ của ông. Một thế giới phi hạt nhân không dễ gí có thể thực hiện trong 10 năm hay 20 năm chớ nói chi trong một nhiệm kỳ 4 năm của một vị Tổng thống Mỹ. Nó cũng có thể là một lý tưởng mà loài người mãi mãi hướng tới…Cũng như vậy, một thế giới hài hòa với mọi đặc trưng văn hóa, hòa hợp mọi tôn giáo vẫn còn là một lý tưởng cao đẹp mà loài người luôn luôn vươn đến. Trong diễn từ nhận giải Hòa Bình Nobel năm 2009, Tổng thống Obama long trọng hứa sẽ đưa nhân loại đến một thế giới công bằng hơn-“bend history in the direction of justice”. Toàn là những lý tưởng mà nhân loại cố gắng qua nhiều thế kỷ vẫn chưa thực hiện được. Tuy thế, ai cũng công nhận sự thành công của Tổng thống Obama là ông đã làm sống lại những lý tưởng cao đẹp trong lòng người giữa một thế giới xô bồ, khủng hoảng kinh tế, với một nền chính trị vị lợi nhuận. Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải đồng ý với nhận định này của Joseph S.Nye: “những cố gắng của Tổng thống Obama không thể đưa ông đến thành công mỹ mãn nhưng với những cố gắng này, ông đã cứu vãn nước Mỹ và thế giới khỏi rơi vào tình trạng tệ hại hơn- His efforts were not complete success, but he managed to stave off the worse outcome…”(1). Trong thực tế, Tổng thống Obama có tầm nhìn về lịch sử rất hiện thực. Ông sẽ đơn phương dùng vũ lực, nếu cần, ông vượt lên trên công pháp quốc tế, triệt tiêu cho bằng được những kẻ thù trực tiếp đe dọa và nguy hại cho nền anh ninh và lợi ích của nước Mỹ. Chiến dịch hành quân loại trừ thủ tiêu Bin Laden là một điển hình. Trong vấn đề an ninh toàn cầu, những vấn đề không có nguy hại trực tiếp đến Mỹ, Tổng thống Obama luôn luôn kết hợp với các liên minh quân sư như khối NATO, EU, Anh quốc, Nam Hàn, Nhật…để cùng nhau giải quyết cũng như sẽ cùng nhau chia sẻ chi phí và lợi ích: Như việc Mỹ đă kết hợp với Nga, TQ, Nhật, Nam Hàn để giải quyến vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân với Bắc Triều Tiên. Sự khác biệt lớn lao trong việc Mỹ xử trí với kẻ thù trực tiếp của Mỹ, Bin Laden và sư kết hợp của Mỹ với NATO, EU, Nga trong việc loại trừ lãnh tụ Gaddhafi của Libya là phản ảnh trung thực nhất đường lối và chủ nghĩa Obama-Obamas Doctrine
Tổng thống Obama đã sớm nhận diện rõ mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Á Rập Bắc Phi và khối Trung Đông không cách nào tốt đẹp hơn nữa, ông liền chuyển hướng chính trị ngoại giao, kinh tế, về châu Á Thái Bình Dương. Đỉnh cao của chiến lược này là chủ thuyết Thế Kỷ Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ, một đề xuất của siêu ngoại trưởng Hillary Clinton. Để hỗ trợc chiến lược này, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Leon Panetta, liền tung ra Chiến lược Chuyển trục Quân sự của Mỹ về chấu Á Thái Bình Dương. Trong lúc đó chính phủ Obama không ngừng phát triển quan hệ mậu dịch song phương với Trung Quốc lên đến hơn 500 tỷ USD vào năm 2011. Đồng thời Tổng thống Obama đẩy mạnh sư thành hình của mặt trận kinh tế mới Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương-Trans-Pacific-Partnership-TPP. Đối tác Xuyên Thái Bỉnh Dương là một khối kinh tế quốc tế tầm cỡ, thành viên trước mắt gồm có các quốc gia: Singapore, Brunei, Malaysia, Chile, Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Peru, ViệtNam….đã qua nhiều vòng đàm phán. Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, Canada, Tháiland…có thể sẻ là những thành viên trong một tương lai rất gần.
Chúng ta thấy trong nhiệm kỳ đầu, để phục hồi kinh tế, để đưa nước Mỹ trở lại vị trí lãnh đạo thế giới, chính phủ Obama và đảng Dân Chủ đã phối hợp tuyệt vời: Chính sách ngoại giao, Củng cố nội trị, an ninh, của Mỹ và toàn cầu, Phát triển quan hệ mậu dịch song phương cũng như đa phương với các nước E.U, châu Mỹ La tin, Các quốc gia châu Á TháiBinhDương, nhất là TQ, Nhật. Nam Hàn, Ấn Độ… Tất cả có thể nói đó là những nét đặc trưng của chủ nghĩa Obama trong nhiệm kỳ I. Nhưng một sư thật hiển nhiên là tất cả việc làm của ông hầu như còn đang đang dỡ, như việc phục hồi kinh tế, giảm thiểu tỉ số thất nghiệp vẫn còn trì trệ trong một chừng mực nào đó mặc dầu Tổng Obama vẫn thường xuyên bảo đảm mọi kế hoạch kinh tế của ông đang đi đúng hướng. Nói tóm lại Chủ nghĩa Obama-0bamas Doctrine-cần nhiều thời gian để thẩm định. Tháng 11 và ngày bầu cử đang lù lù hiện đến trong lúc ông thực sự chưa chuyển hướng lịch sử-CHANGE-như ông từng mơ ước.
Vấn đề hôm nay là liệu Tổng thống Obama và guồng máy tranh cử của đảng Dân Chủ có đủ khả năng biến những lý tưởng thành thực dụng (pragmatic): làm cho mọi thành phần cử tri thấy rõ rằng con đường phục hưng kinh tế của Tổng thống Obama vẫn đi đúng hướng. Chỉ rõ cho các cử tri, nhất làc các thành phần trẻ và giai cấp trung lưu thấu triệt những việc làm của tổng thống Obama trong 4 năm qua là những lý tưởng cao đẹp của loài người mà không những chỉ riêng nước Mỹ mà cả nhân loại cần phải thực hiện cho bằng được. Có thế nhân loại và nước Mỹ mới tạo nên được nền hòa bình bền vững, một nền kinh tế phồn vinh trường cửu trong một thế giới công bình và bác ái. Nhưng muốn thực hiện giấc mơ ấy, nhân loại và người Mỹ cần phải có thời gian. Đó đường lối tranh cử chân chính đầy thuyết phục, nhưng không dễ gì thực hiện.
Đối diện với ngày bầu cử tháng 11 tới gần kề, chúng tôi nhớ lại câu nói thời danh của Tổng thống Barack Obama: “Ở đâu có ý chí-Ở đó có con đường dẫn đến-Theres a will-theres a road”. Chúng ta thử chờ xem sự nhẫn nại tin tưởng của cử tri Mỹ và Thế giới với chính sách lãnh đạo của Tổng Barack Obama sẽ đến đâu?./.
Đào Như - thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park-Ill.USA
22-8-2012
GHI CHÚ
(1 )Project-Syndicate.Org-Aug-8-2012
The Obama Doctrines First Term- Joseph S. Nye-
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment