Tàu cá Việt Nam bị đốt cháy ở Palau
Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam.
• 14.06.2015
Một quốc đảo nhỏ bé nằm ở Thái Bình Dương hôm qua đã nổi lửa đốt 4 tàu cá của Việt Nam sau khi bắt giữ các tàu này vì đánh bắt hải sản trái phép.
Tổng thống Palau, Tommy Remengesau, nói nước ông muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Palau sẽ không dung thứ những kẻ mà ông gọi là “hải tặc tới ăn cắp nguồn cá của nước này”.
Ông Remengesau cho biết Palau muốn biến phần lớn các hải phận của nước này thành các khu bảo tồn biển quốc gia cũng như cấm đánh bắt mang tính thương mại.
4 thuyền bị phá hủy nằm trong số 15 tàu bị Palau bắt giữ vì đánh bắt trái phép ở vùng biển của nước này kể từ năm ngoái. Trên khoang của các tàu này chở đầy cá mập, tôm hùm và hải sâm đánh bắt được trước đó.
Cho nổ tung tàu
Sau khi bị tịch thu thiết bị đánh bắt, một số các thuyền bị bắt giữ chuẩn bị đưa khoảng 77 thuyền viên về Việt Nam.
Palau nằm cách Philippines 970 km về phía đông, và là một trong các quốc gia nhỏ nhất thế giới với 20 nghìn dân sinh sống khắp hơn 250 hòn đảo.
Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam, đánh bắt trái phép trong lãnh hải của nước này.
Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước khác “đối xử một cách nhân đạo với các ngư phủ cũng như tàu cá của Việt Nam dựa trên luật pháp quốc tế cũng như đối xử nhân đạo đối với các ngư dân gặp nạn trên biển”.
Theo AP, MOFA, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tau-ca-cua-viet-nam-bi-dot-chau-vi-danh-bat-trai-phep/2820635.html
Khóc Cho Bóng Đá, Ai Khóc Cho Ngư Dân?
"Thua một trận bóng, mất một huy chương ở một kỳ SEA Games ta có thể lấy lại ở những mùa sau. Nhưng cái chân của ngư dân bị gãy thì mãi mãi là nỗi đau, nỗi đau ấy là nỗi đau của cả dân tộc".
Trong hai ngày qua, có hai sự kiện tôi đặc biệt quan tâm. Một là câu chuyện U.23 Việt Nam bị Myanmar đánh bại tại bán kết SEA Games 28, hai là chuyện ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc xịt vòi rồng đến gãy chân. Đó đều là hai tin buồn, và tôi tin ai là người Việt Nam cũng đều có cảm xúc ấy. Thế nhưng, hai câu chuyện tưởng chừng không liên quan nhưng qua đó thấy sự “thiên lệch” rõ ràng: Báo chí, mạng xã hội ầm ầm khóc cho đội tuyển U.23 thua trận, nhưng chẳng mấy ai khóc cho ngư dân mình.
Trên mạng xã hội, trên nhiều tờ báo mạng, thường trực ở trang chủ là hình ảnh các cổ động viên khóc vì U.23 Việt Nam thua trận. Khóc từ Singapore cho đến Hà Nội, rồi khóc vào tận Sài Gòn, già khóc, trẻ khóc, trái gái ôm nhau khóc vì tiếc cho một trận đấu bóng đá.
Các cầu thủ nhận được sự cảm thông từ người hâm mộ - Ảnh: Độc Lập
Đó là điều dễ hiểu, ai cũng buồn, tôi cũng buồn vì đội nhà thua. Nhưng phải chăng chúng ta đang làm quá? Phải chăng chúng ta lại “lên đồng” (tôi mượn chữ của tác giả Bùi An) vì một trận đấu bóng?
Trong khi đó, hình ảnh ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc xịt vòi rồng đến gãy chân thì chỉ dừng lại ở một vài bản tin, dăm ba người lướt qua, rồi dăm ba người chia sẻ trên mạng xã hội. Dòng tin thời sự này bỗng “chìm nghỉm” dưới cơ số status xót thương cho bóng đá tại SEA Games 28.
Trong những ngày này, Biển Đông vẫn luôn dậy sóng, Trung Quốc vẫn từng ngày xây dựng đảo nhân tạo, vẫn ngang nhiên thách thức, ra sức chèn ép ngư dân ta. Đây không phải là lần đầu, nhiều lần ngư dân ta đã tố cáo tàu Trung Quốc đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam trên chính ngư trường Việt Nam. Và đến nay thì đỉnh điểm, nhìn hình ảnh ngư dân Quảng Ngãi chân bị gãy phải bó bột, rồi lời kể về sự hung hăng của tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, cướp hải sản, đập phá đồ đạc tôi không thể nào không ấm ức được.
Bị tàu rung Quốc tấn công bằng vòi rồng hồi 7.6, ngư dân Bùi Tấn Đoàn bị gãy chân trái, giờ chỉ nằm một chỗ - Ảnh: Hiển Cừ
Khóc vì một trấn đấu bóng không có gì sai, nhưng dường như truyền thông đang làm quá và chúng ta cũng thế, chúng ta khóc quá nhiều cho một điều suy cho cùng chỉ là một tấm huy chương thể thao.
Tôi còn nhớ, năm trước trên mạng xã hội người ta ầm ầm lên tiếng phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, lúc đó tôi thấy tự hào về những thế hệ biết lo cho đất nước. Nhưng dường như tất cả chỉ chạy theo phong trào, Trung Quốc ngày càng ngang ngược, vẫn xây đảo nhân tạo, vẫn đánh đuổi ngư dân ta nhưng lúc này mọi người dường như đã “quên”?
Một trận bóng thua, mất một huy chương ở một kỳ SEA Games ta có thể lấy lại ở những mùa sau. Nhưng cái chân của ngư dân bị gãy thì mãi mãi là nỗi đau, nỗi đau ấy là nỗi đau của cả dân tộc.
Khánh Hưng (*)
http://thanhnienconggiao.blogspot.de/2015/06/khoc-cho-bong-ai-khoc-cho-ngu-dan.html#more
Căng thẳng tại Biển Đông, nơi tàu Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu cá Việt Nam.Reuters
Vào lúc lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh đàm phán cải thiện quan hệ thì tại Biển Đông ngư dân Việt Nam liên tục bị Trung Quốc tấn công cướp bóc. Hãng tin Bloomberg chú ý đến những vụ xảy ra trong tuần qua. Gần đây chính quyền Việt Nam nới lỏng kiểm duyệt loại thông tin được xem là nhạy cảm này.
Hai vụ gần nhất xảy ra trong tuần lễ vừa qua. Nhiều tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam bằng vòi rồng ngày 7 tháng 6 và sau đó ba ngày, một tàu đánh cá khác của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974.
Bloomberg cũng cho biết trong tháng 5, cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần dùng vòi rồng đánh đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Không những tấn công ngư dân Việt Nam, chính quyền Trung Quốc còn đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông gây bất bình trong công luận Việt Nam mà hệ quả là xẩy ra biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014.
Hành động Trung Quốc tiếp tục uy hiếp cướp bóc ngư dân Việt Nam trên biển vẫn xảy ra thường xuyên cho dù chính quyền hai nước tuyên bố nỗ lực cải thiện bang giao. Ngày 13 vừa qua, hãng tin Vietnam News loan tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).
Được Bloomberg đặt câu hỏi về tình trạng ngư dân Việt Nam bị tấn công, một giáo sư đại học ở Sài Gòn nhận định : Đây là thái độ cố hữu của Trung Quốc tại Hoàng Sa, nơi mà họ có sức mạnh áp đảo. Các vụ việc này đã liên tục xảy ra từ lâu nay nhưng sở dĩ bây giờ được báo chí tường thuật là vì chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ họ đang phản đối Trung Quốc và cố gắng bảo vệ ngư dân.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan về Châu Á-Thái Bình Dương
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng vì tham vọng thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo đưa hàng không mẫu hạm USS Reagan về vùng Châu Á. Trên danh nghĩa, tàu sân bay tối tân này sẽ được bố trí tại Yokohama Nhật Bản, thay thế USS Washington cũ kỹ.
Theo Bangkok Post, sự kiện Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử này vào vùng là để tăng cường hỏa lực bảo vệ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Tuy nhiên, nhật báo Thái Lan cho rằng tình hình Biển Đông có thể là động cơ chính.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150615-trung-quoc-lien-tuc-tan-cong-tau-ca-viet-nam-gan-hoang-sa/
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment