On Wednesday, June 17, 2015 12:47 PM, BAN DIEU HOP VNSN <> wrote:
Đau lòng nát ruột vì chuyện
nghịch lý đau lòng
Chiều 13/6/2015.
Này là chuyện ở Singapore:U23 Việt Nam thua, cổ động viên và cầu thủ khóc
"như mưa" sau thất bại.
Đoàn quân của HLV Miura chính thức dừng bước tại bán kết SEA Games 28 sau thất bại 1-2 trước U23 Myanmar. Sau trận đấu, các cầu thủ U23 Việt Nam không giấu được sự buồn bã và những giọt nước mắt bắt đầu rơi. Còn hàng ngàn người hâm mộ cũng khóc như mưa vì…thua bóng đá.
Cùng lúc, chuyện ở Quảng Ngãi: Tàu TQ dùng vòi rồng xịt ngư dân gảy chân, nhiều người bay tứ tung…Vậy đó, nó vẫn xây đảo nhân tạo, vẫn bức hại ngư dân Việt.
Ai biết, ai cứu giúp họ, ai khóc cho họ?
Câu chuyện của họ: Do lượng hải sản đánh bắt được tại Trường Sa không bao nhiêu nên tàu QNg 95193 Ts chạy ra Hoàng Sa để hoạt động.
Vừa mới khai thác được 1 ngày thì vào khoảng 6 giờ 30, ngày 7.6, thì bị tàu Trung Quốc sơn màu trắng, sọc đỏ ập tới cách khoảng 70m, sử dụng vòi rồng xịt thẳng vào làm sụp bay phần che mát phía trên ca bin.
Thuyền trưởng Kiên liền tăng tốc bỏ chạy, thế nhưng tàu Trung Quốc vẫn rượt theo và chạy áp sát gần hơn, đồng thời tiếp tục dùng vòi rồng xịt thẳng vào ca bin làm nứt, vỡ cửa kính phía trước và gỗ bên hông.
Theo đó nước tràn chảy ồ ạt vào buồng lái và khoang tàu.
Lo sợ trước sự việc tàu cá sẽ bị chìm nên 6-7 anh em trên tàu cá liền chạy ra phía mũi và dùng tay ra hiệu xin đừng xịt nước nữa.
Thấy ngư dân trên tàu cá van xin, vòi rồng trên tàu Trung Quốc lập tức đổi hướng và chỉa thẳng sang vị trí của nhóm ngư dân này.
Vừa nhìn thấy vòi rồng hướng thẳng đến phía mình, ngư dân Đoàn lập tức thấy mình bay lên không trung, còn số anh em đang đứng cùng phía sau thì bay văng tứ tung.
Tuy may mắn đưa tay chụp được đống dây gần đó nên không văng xuống biển, thế nhưng khi rơi lại xuống boong và bị va đập, chân trái anh Đoàn đã bị gảy.
Trở về nhà với chân bó bột, lặng lẻ , lủi thủi bên những người thân; lâu nay họ sống nhờ tàu cá của anh, bây giờ nguồn sống của gia đình bị cắt, họ lại trở thành chỗ dựa, nâng dắt từng bước cho anh.
Thật là nhìn mà đau đến nhức đầu, tức ngực vì căm giận bọn chiếm biển, giết người…
Chuyện này kêu ai, cả làng nước đất trời có ai hay, từng ngày từng giờ ngoài khơi xa khộng tấc sắt chống chọi với sói dữ, ai bảo vệ họ, cứu họ gíup họ kịp thời?
Sao vậy? Sao lại tới tình cảnh này? Có ai, có một ai biết và khóc trước tình cảnh uất hận thấu trời xanh này?
Đoàn quân của HLV Miura chính thức dừng bước tại bán kết SEA Games 28 sau thất bại 1-2 trước U23 Myanmar. Sau trận đấu, các cầu thủ U23 Việt Nam không giấu được sự buồn bã và những giọt nước mắt bắt đầu rơi. Còn hàng ngàn người hâm mộ cũng khóc như mưa vì…thua bóng đá.
Cùng lúc, chuyện ở Quảng Ngãi: Tàu TQ dùng vòi rồng xịt ngư dân gảy chân, nhiều người bay tứ tung…Vậy đó, nó vẫn xây đảo nhân tạo, vẫn bức hại ngư dân Việt.
Ai biết, ai cứu giúp họ, ai khóc cho họ?
Câu chuyện của họ: Do lượng hải sản đánh bắt được tại Trường Sa không bao nhiêu nên tàu QNg 95193 Ts chạy ra Hoàng Sa để hoạt động.
Vừa mới khai thác được 1 ngày thì vào khoảng 6 giờ 30, ngày 7.6, thì bị tàu Trung Quốc sơn màu trắng, sọc đỏ ập tới cách khoảng 70m, sử dụng vòi rồng xịt thẳng vào làm sụp bay phần che mát phía trên ca bin.
Thuyền trưởng Kiên liền tăng tốc bỏ chạy, thế nhưng tàu Trung Quốc vẫn rượt theo và chạy áp sát gần hơn, đồng thời tiếp tục dùng vòi rồng xịt thẳng vào ca bin làm nứt, vỡ cửa kính phía trước và gỗ bên hông.
Theo đó nước tràn chảy ồ ạt vào buồng lái và khoang tàu.
Lo sợ trước sự việc tàu cá sẽ bị chìm nên 6-7 anh em trên tàu cá liền chạy ra phía mũi và dùng tay ra hiệu xin đừng xịt nước nữa.
Thấy ngư dân trên tàu cá van xin, vòi rồng trên tàu Trung Quốc lập tức đổi hướng và chỉa thẳng sang vị trí của nhóm ngư dân này.
Vừa nhìn thấy vòi rồng hướng thẳng đến phía mình, ngư dân Đoàn lập tức thấy mình bay lên không trung, còn số anh em đang đứng cùng phía sau thì bay văng tứ tung.
Tuy may mắn đưa tay chụp được đống dây gần đó nên không văng xuống biển, thế nhưng khi rơi lại xuống boong và bị va đập, chân trái anh Đoàn đã bị gảy.
Trở về nhà với chân bó bột, lặng lẻ , lủi thủi bên những người thân; lâu nay họ sống nhờ tàu cá của anh, bây giờ nguồn sống của gia đình bị cắt, họ lại trở thành chỗ dựa, nâng dắt từng bước cho anh.
Thật là nhìn mà đau đến nhức đầu, tức ngực vì căm giận bọn chiếm biển, giết người…
Chuyện này kêu ai, cả làng nước đất trời có ai hay, từng ngày từng giờ ngoài khơi xa khộng tấc sắt chống chọi với sói dữ, ai bảo vệ họ, cứu họ gíup họ kịp thời?
Sao vậy? Sao lại tới tình cảnh này? Có ai, có một ai biết và khóc trước tình cảnh uất hận thấu trời xanh này?
Vũ Kim Hạnh
Nguyễn Văn Tuấn - Khóc cho
bóng đá và họp kín
Đăng bởi Trung Lập on Thứ
Tư, ngày 17 tháng 6 năm 2015 | 17.6.15
Hôm nọ đọc một bài viết "Khóc cho bóng
đá, ai khóc cho ngư dân" (1), rất đáng suy nghĩ. Trong khi các thiếu niên
(ngày nay báo chí cho họ một cái tên lai căng là "teen") khóc như mưa
trước những thần tượng của họ, khóc nức nở khi đội banh VN bị thua trận, thì họ
chẳng hề biết đến số phận của những người đang ở đầu sóng ngọn gió ngoài Hoàng
Sa – Trường Sa đánh bắt tôm cá để họ có đủ protein để khôn lớn và … khóc. Nhưng
trách họ có lẽ không công bằng; phải trách cái hệ thống đã làm cho họ sao lãng
và vô cảm trước nguy cơ mất biển đảo.
Mới hôm nay, báo chí đưa tin Tàu cộng lại đâm
chìm tàu cá của VN (2). Lần này, chúng chẳng những tấn công mà còn cướp hải sản
của ngư dân mình – đúng là bọn cướp biển. Vài hôm trước, tình hình còn nghiêm
trọng hơn: chúng lại đâm chìm một tàu cá của phe ta, làm chết 1 người và gây
thương tích nặng cho 3 người khác (3). Những sự kiện xảy ra một cách dồn dập,
càng chứng tỏ tình hình hết sức nghiêm trọng.
Trước tình hình nghiêm trọng đó, VN làm gì?
Chỉ có thể mô tả bằng 3 chữ: Rất thất vọng. Chỉ có một cái hội nghề cá địa
phương lên tiếng phản đối và "đề nghị" các lực lượng chức năng giúp
đỡ và bảo vệ. Lực lượng chức năng thì chưa thấy họ có phát biểu gì. Trước đây,
khi được hỏi thì một quan chức trong lực lượng kiểm ngư nói là họ không thể bảo
vệ ngư dân. Còn cảnh sát biển thì trên báo chí chính thống nói là "ngày
đêm bảo vệ ngư dân bám biển" (4), nhưng chẳng hiểu sao lại để ra tình
trạng ngư dân ta bị tấn công với mật độ càng ngày càng dày đặc như trong mấy
ngày qua. Có lẽ lực lượng cảnh sát biển của VN còn mỏng quá, có thể họ còn yếu
(nên bị Tàu cộng lấn áp hoài), nhưng cũng có thể họ chẳng được lệnh can thiệp.
Nhưng còn hải quân thì sao? Tại sao tàu cá của Tàu cộng khi đi đánh bắt vùng
biển mình được yểm trợ bởi hải quân Tàu, mà ngư dân mình đánh bắt trên vùng
biển mình mà hải quân không có mặt – dù chỉ là có mặt để dằn mặt bọn cướp biển.
Nói tóm lại là có những uẩn khúc đằng sau thái độ của VN làm chúng ta, người
dân, không hiểu được.
Ngư dân cho biết là “cứ ra biển cách đất liền
mấy chục hải lí là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hải hùng nhất là cách tàu
Trung Quốc đánh cá…hàng chục tàu dàn hàng ngang trên biển, cào tất tần tật cá,
tôm, cua cùng các loại hải sản”, cào cả lưới của ngư dân Việt Nam" (5).
Không thấy họ nói có sự can thiệp nào từ các "lực lượng chức năng"
của VN. Cứ như những gì ngư dân mô tả thì họ (Tàu) vào vùng biển ta như vào chỗ
không người!
Còn cấp ngoại giao và Nhà nước? Ngoại giao thì
chúng ta đã thấy và nghe những câu chữ quen thuộc của viên phát ngôn, cùng
những cái chỉ tay đầy uy quyền về phía … người Việt. Không có một phát ngôn nào
mới mẻ. Đáng lí ra khi một người Việt đã tử vong vì bám biển thì người cao nhất
trong Chính phủ phải có một tuyên bố trước cộng đồng quốc tế về sự xâm phạm chủ
quyền và hành động giết người của Tàu cộng. Vậy mà cho đến nay, chẳng có ai
trong Chính phủ có phát biểu gì. Có lẽ họ xem mạng sống của ngư dân quá rẻ, và
sẵn sàng dùng mạng sống người dân để mặc cả thêm trên bàn cờ chính trị với Tàu?
Sự im lặng của Chính phủ đã là ngạc nhiên,
nhưng sự kiện "họp kín" của Quốc hội càng làm người dân kinh ngạc.
Tại sao phải họp kín, trong khi những sự kiện đã và đang xảy ra trước mắt mọi
người. Chẳng có thông tin nào phải giữ kín cả, vì phía Tàu cộng đã chơi ván bài
lật ngửa. Tôi nghĩ hoài mà không giải thích được lí do họp kín. Đã mang danh là
"của dân" và "vì dân" mà làm việc lại "giấu dân".
Thật là trớ trêu. Tôi nghĩ mấy người ở Trung Nam Hải nghe chuyện "họp
kín" chắc họ đang mỉm cười.
Ở trên, tôi có hỏi tại sao giới trẻ VN có vẻ
hờ hững, thậm chí chẳng quan tâm gì trước nguy cơ mất biển đảo. Tôi nghĩ một
trong những nguyên cơ là do những người lãnh đạo. Một số người trong giới lãnh
đạo VN vẫn xem Tàu là "bạn", và họ tỏ ra rất ấm áp trước tình bạn
này. Tôi nghĩ trong thâm tâm giới trẻ họ nghĩ "Lãnh đạo mình đã xem họ là
bạn, thì mình đâu có lí do gì phải quan tâm là họ đe doạ đến VN". Nhưng
như tôi từng nói, nếu VN có một người bạn như Tàu cộng, thì VN không cần thêm
kẻ thù.
Trong khi Tàu cộng được mô tả như là một người
bạn của Việt Nam, thì trên hệ thống truyền hình và truyền thanh, văn hoá Tàu
xâm nhập vào giới trẻ hàng ngày. Sự xâm nhập sâu đến nỗi có người am hiểu về
lịch sử Tàu hơn là lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó là những chương trình giải trí
"game show", những trận bóng đá đâu đâu bên Tây được trình chiếu hàng
ngày trên đài truyền hình. Tất cả những chiêu trò đó có hiệu quả rất tuyệt diệu
là nó làm cho thanh thiếu niên VN chẳng còn quan tâm đến đất nước, mà chỉ chạy
theo những thị hiếu tầm thường. Họ có thể xúc động khóc như mưa khi thần tượng
của họ ghé thăm VN, nhưng họ không hề tỏ ra thương cảm hay tức tối khi ngư dân
Việt Nam bị "bạn" sát hại. Phải nói là một cách ru ngủ có hệ thống.
Thiếu niên khóc cho đội banh VN bị thua trận,
nhưng họ khóc trước thanh thiên bạch nhật. Chẳng hiểu các vị đại biểu Quốc hội
có khóc cho ngư dân VN hay không. Tôi đoán nếu họ có khóc thì chắc cũng chỉ
khóc trong kín đáo thôi. Mà, cái gì làm trong bóng tối hay làm thiếu minh bạch
đều có thể xem là thiếu tự tin, nếu không muốn nói là phi chính danh.
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Tuấn)
====
(1)
http://www.thanhnien.com.vn/…/khoc-cho-bong-da-ai-khoc-cho-…
(2)
http://vtc.vn/tau-ca-viet-nam-lai-vua-bi-tau-trung-quoc-tan…
(3)
http://phapluattp.vn/…/tau-ca-bi-dam-chim-1-nguoi-tu-vong-3…
(4) http://www.baogiaothong.vn/tau-canh-sat-bien-viet-nam-ngay-…
(5) http://www.rfa.org/…/what-do-vn-authorit-07162012061420.html
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment