Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 30.11.2015
Con
đường đến nghĩa địa của người dân VN rất gần
Còn những người dân lao động không những phải vật
lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày mà thật ra họ chẳng còn muốn chú ý gì đến
những cuộc họp, những câu trả lời, những lời hứa trên các bàn hội nghị bởi đời
sống của họ chẳng thay đổi gì và đôi khi họ cũng không đủ tầm hiểu biết qua những
lời phát biểu đầy
văn hoa hoặc khôn khéo tránh né của các ngài có thẩm quyền.
Có chăng chỉ còn là dư luận qua các
báo và ngày nay qua các trang facebook của các cá nhân hay của một nhóm nào đó.
Nhưng người dân còn tin vào báo chí
VN nữa không lại là vấn đề khác. Hầu như mở bất kỳ tờ báo chính thức nào ở VN,
độc giả cũng chỉ thấy đều giống nhau y chang. Cả đến lối viết, cách diễn tả cũng
giống nhau cứ như chép từ một bài mẫu cho học sinh theo đó mà cóp.
Khó tìm được một tờ báo nào có phong
cách độc đáo của riêng mình. Nếu có chỉ là vài bài điều tra phóng sự về cuộc đời,
ái tình, sự nghiệp của mấy cô ca sĩ, người mẫu trong làng Showbiz hoặc những vụ
cướp của giết người rùng rợn, ghen tuông, đâm chém của những cặp vợ chồng ngoại
tình
Rồi báo nọ lại sao y nguyên văn của báo kia. Cho nên chỉ cần xem một
tờ báo là biết hết.
Lần đầu tiên tất cả các thành viên Chính phủ đăng đàn
trả lời chất vấn
Cũng nhờ cuộc họp này, bị các ông Đại
biểu quốc hội (ĐBQH) chất vấn, truy hỏi nên bây giờ người dân mới biết. Chính
phủ đã bỏ ra hàng ngàn tỉ để nuôi báo chí.
VN có bao nhiêu tờ báo ăn lương nhà
nước?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết,
có nhiều cơ quan báo chí do nhà nước thành lập, được bao cấp tài chính, dẫn đến
gánh nặng về ngân sách. Nhiều báo nhà nước cấp tiền in báo rồi lại mua
báo đó. Báo được chuyển đến cho các cơ quan, đơn vị để đọc, song có đọc hay
không thì chúng ta chưa biết. Có đại biểu phản ánh, tờ báo được phát nhưng
không đọc. Bây giờ người dân mới được biết con số báo nhà nước đông vui như
thế này. Trong khi báo chí nước ngoài đều là của tư nhân.
Đại
biểu Trần Du Lịch cho rằng, để báo chí phát triển được thì cần cắt bớt nguồn
ngân sách đối với báo chí. Hiện có trên 800 cơ quan báo chí, nhưng chỉ trên 200
tự chủ, còn gần 500 cơ quan nhà nước nuôi.
Ông nói:
Báo chí phát triển cần bớt chuyện nhà nước nuôi. Nên tính toán lại, quy hoạch
quan trọng nhất là nhà nước hạn chế tối đa việc cấp ngân sách, nuôi quá nhiều,
tỉnh nào cũng có báo, nhiều địa phương trợ cấp đầu vào rồi lại bắt các nơi mua báo.
Có bao nhiêu ông nhà báo?
Khi là
công chức rồi họ có được quyền nói tiếng nói tự do của lương tâm nghề nghiệp
không?
Các ông Bộ Trưởng đã trả lời
như thế nào trước Quốc Hội?
Trở lại với cuộc truy vấn các ông Bộ Trưởng
của các ông Dân biểu Quốc Hội. Có quá nhiều vấn đề rất nóng được các ông DBQH
mang ra chất vấn 16 ông Bộ Trưởng trong kỳ họp vừa qua.
Người dân ngồi nghe đôi khi cảm thấy sốt ruột,
đôi khi cảm thấy thích thú vì sự truy hỏi gắt gao. Đôi khi lại mím môi suy
nghĩ chẳng hiểu ông Bộ Trưởng trả lời cái gì? Hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chạy
vòng vo đến nỗi ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiều lần nhắc nhở các Bộ
trưởng đi vào đúng trọng tâm câu hỏi.
Đôi khi
người dân lại cũng phải cười theo mấy ông ĐBQH. Thí dụ như trong câu hỏi ông Bộ
trưởng Văn Hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh phần trả lời chất chiều
17/11 vừa qua là một điển hình.
Nhiều
đại biểu bật cười khi nghe Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: Bao giờ du lịch Việt Nam
bằng Thái Lan , Malaysia , Singapore ?.
Bộ trưởng dõng dạc: Tôi bỏ ngỏ cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời việc này, tôi
không dám trả lời. Hội trường rộ lên tiếng cười. Nhưng chưa hết, ông Hoàng Tuấn
Anh còn chọc cười mấy lần nữa.
Click! Click! Click!
Ông Hoàng Tuấn Anh trả lời cuộc chất vấn
của các Dân biểu Quốc Hội
Lan man về các thế mạnh của du lịch
Việt Nam, Bộ trưởng nói, khi Việt Nam tổ chức IPU 132, có một vị phó tổng thống
đã đến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tìm gặp cho được Bộ trưởng để hỏi về
kinh nghiệm, bài học mô hình phát triển làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt
Nam thế nào. Các đại biểu lại cười.
Chuyển sang thế mạnh khác, Bộ trưởng
nhấn mạnh, ẩm thực Việt phong phú, dồi dào. Ông diễn tả: Đi các hội chợ quốc tế,
món phở và nem rán của chúng ta cũng nổi tiếng. Ngay như nón lá của chúng ta tại
hội chợ triển lãm Milan ở Ý, nón lá là sản phẩm xếp thứ
4, hấp dẫn. Quốc hội lại cười vang trước sự hào hứng của ông Bộ trưởng.
Chỉ có hai vấn đề đáng nói
Đó chỉ là vài chi tiết sống trong cuộc
chất vấn được các báo gọi là chưa từng có tại VN. Nhưng nhìn chung toàn thể
Quốc hội đã thực hiện phiên chất vấn với sự tham gia giải trình của đầy đủ
thành viên Chính phủ. Kết thúc có 16 bộ trưởng, trưởng ngành, 3 phó thủ tướng,
Chánh án, Viện trưởng viện kiểm sát trực tiếp trả lời những vấn đề thuộc trách
nhiệm điều hành của mình.
Có quá nhiều vấn đề rất nóng được
mang ra chất vấn. Nhiều vấn đề như thái độ của VN trước hiểm họa Biển Đông,
chuyện thay đổi về chương trình học lịch sử, đã và đang được rất nhiều độc giả
từ trong nước đến nước ngoài đang bàn tán xôn xao. Tôi không thể tường thuật hết
ở đây. Chỉ xin tóm tắt hai vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của người
dân hiện nay.
Đó là chuyện tham nhũng, lãng phí
ngân sách. Vấn đề an toàn thực phẩm cho người dân để không phải ăn gì cũng chết.
Những vấn đề này hầu như kỳ nào mấy ông ĐBQH cũng nêu ra, chẳng có gì mới. Cái
mới là các ông Bộ Trưởng trả lời như thế nào để diệt được hết tham nhũng và làm
thế nào ngăn chặn được hàng loạt thực phẩm độc hại đang giết ngấm ngầm người
dân.
Hiện tượng
tham nhũng được đại biểu Nguyễn Anh Sơn nêu bật dưới hình ảnh so sánh "dân vật lộn từng đồng, cán
bộ giàu lên nhanh chóng". Đại biểu Lê Như Tiến cũng miêu tả "quan chức
nhà nước thường tăng tốc tham nhũng, cả về tần suất và cường độ vào thời điểm
hoàng hôn nhiệm kỳ". Tức là gần hết nhiệm kỳ, quan chức mạnh tay làm chuyến
tàu vét, bổ nhiệm thăng chức tùm lum, cái gì cũng đút túi, ăn của dân không chừa
thứ gì.
Nói về
thực phẩm bẩn, nhiễm chất độc hại, đại biểu Trần Ngọc Vinh nói: "Có
lẽ chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn như bây giờ".
Trong
tuần sau tôi sẽ tường thuật chi tiết hơn về hai vấn đề này và đi tìm nguyên
nhân tại sao những tệ nạn này vẫn cứ ngày một tăng hơn chứ không giảm.
Thất vọng vì phiên chất vấn này
Sau
phiên họp, tờ báo mạng VnExpress ngày 19-11-2015 giật hàng tít lớn: Phiên chất
vấn chưa từng có không như kỳ vọng. Đó là cách viết của báo chí VN. Phải nói
thẳng ra là người dân thất vọng vì phiên chất vấn này. Hầu hết các ông ấy chỉ
nói loanh quanh, chưa đưa ra được một giải pháp nào cụ thể để diệt tham nhũng
trái lại tham nhũng ngày càng tàn tệ hơn. Và cũng chưa có biện pháp nào hữu hiệu
để ngăn chặn thực phẩm độc hại. Cho nên ông ĐB Vinh mới ví con đường đến nghĩa
trang của người dân Việt quá ngắn.
Có đến 75-95% trường hợp mắc bệnh ung thư ở VN là do yếu tố môi trường và an
toàn thực phẩm
Nhưng
con đường đến bệnh viện vì đủ thứ bệnh của người Việt còn ngắn hơn, nhất là bệnh
ung thư. Đến bệnh viện là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người Việt hiện nay từ
dân trung lưu đến người nông dân. Đến bệnh viện mà không có tiền thì cứ nằm đầu
hè chờ chết, còn đưa bảo hiểm ra thì được chữa toàn thuốc rẻ tiền, thuốc nội, Bệnh
viện đã chật cứng vẫn cứ cố nhét thêm, dù nằm chung hai ba người một giường, nằm
luôn dưới gầm giường hay nằm ngoài hè.
Ăn
các loại thịt tăng trọng chính là sát thủ hàng ngày của sức khỏe con người
Người
dân chưa được nghe, chưa được thấy một hy vọng nào từ những câu trả lời của các
ông Bộ Trưởng ngăn chặn thực phẩm độc hại đang âm thầm giết hại người dân.
Các ông Đại biểu dân nhận xét thế nào?
Nói với
báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết đợt chất vấn
này sẽ "đòi nợ" Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về vụ bôi trơn sổ đỏ.
"Tôi đã nói thẳng rồi, Bộ trưởng còn nợ mà không trả. Bộ trưởng đã làm văn
bản gửi Hà Nội và thanh tra có kết luận gửi cơ quan điều tra cả năm nay rồi mà
không thấy tung tích đâu nữa, chứng cứ thì rõ ràng nhưng không làm gì".
Nói cho
rõ là ông Bộ Trưởng chẳng làm gì sau khi trả lời chất vấn, xong rồi là thôi,
quên nó đi.
Đồng thời,
ông sẽ tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp về vấn đề phân bón giả. Trong
các phiên thảo luận kinh tế xã hội vừa qua, ông đã đưa vấn đề này ra và nhận được
nhiều phản hồi từ cử tri cả nước. Nhân dân cho biết không chỉ tình trạng phân
bón giả mà còn giống cây trồng, vật nuôi. Cái gì cũng có thể làm giả khiến người
nông dân cực khổ vô cùng.
Ông
Cương nói: "Đó là chưa kể nạn lừa đảo tràn về nông thôn như bán hàng đa cấp,
góp quỹ từ thiện
Ai sẽ là người bảo vệ cho người nông dân, vừa yếu thế vừa
nghèo khổ, đã dẫm chân xuống bùn rồi còn bị vùi xuống bùn đen".
Nói tóm
lại các ngài Bộ Trưởng chưa làm gì để người dân tin tưởng vào ngày mai sẽ có cuộc
sống khá hơn. Tương lai vẫn cứ vùi xuống bùn đen. Con đường ra nghĩa địa của
người nông dân VN quả thật ngắn. Nhưng chết không lo bằng sống khổ sở, lay lắt,
lại còn bị bọn quan lại bòn rút, chèn ép thì sống khổ hơn chết.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
*
Trang bài viết
của Nhà văn Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment