MOT Y CHI CHONG CONG
MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG
TGCD – Phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc về khủng
bố ISIS
Đoàn Trọng Hiếu phỏng
vấn ông Đỗ Văn Phúc về khủng bố Islam, do Đài Phát Thanh Việt Nam phát đi lúc 4
giờ chiều thứ Năm 3 tháng 12, 2015
Mối Đe Doạ Lớn Nhất của Nhân Loại là Khủng Bố ISIS
Ông Hiếu: Khi trả lời một Điều Hợp Viên trong cuộc tranh
luận của các ứng cử viên đảng Dân Chủ về đám Hồi Giáo Cực Đoan (Radical
Islamic), bà Hillary Clinton đã sử dụng chữ Muslim để cho rằng Hoa Kỳ không có
chiến tranh với Muslims. Thưa ông Phúc, có sự khác biệt gì giữa Muslim và Islam?
Ông Phúc:
Islam là một tôn giáo mà
chúng ta thường gọi là Hồi Giáo. Đạo Islam dựa trên những lời dạy của tiên tri
Muhammad được viết trong cuốn kinh Qur’an. Muslim là những người theo Hồi Giáo.
Vì vậy Muslim và Islam cũng như là một mà thôi.
Đạo Islam xuất phát từ
bán đảo Ả Rập, là một trong ba tôn giáo đơn thần lớn nhất thế giới. Hiện có
khoảng 1 phần tư dân số thế giới, tức hơn một tỷ tín đồ trên khắp các đại lục.
Đa số tập trung ở vùng Trung Á, Nam Á và Bắc Phi. Tại Đông Nam Á Châu có hai
nước Hồi giáo là Indonesia và Malaysia.
Đạo Islam phát triển rất
nhanh. Số tín đồ tăng gấp 8 lần trong hơn 1 thế kỷ, trong khi tín đồ Thiên Chúa
Giáo thì có dấu hiệu giảm sút. Từ 1900, số tín đồ Islam trên thế giới là
200 triệu, đến 1970 tăng lên 551 triệu và hiện nay là 1.57 tỷ. Trong số đó có
từ 75% đến 90% thuộc phái Sunni, và từ 10 đến 20% thuộc phái Shia. Có từ
khoảng 3 đến 7 triệu người Islams tại Hoa Kỳ.
Hồi Giáo cũng tin vào
Cựu Ước như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo, họ gọi Thương Đế là Allah, cũng
tin vào đời sau và sự cứu chuộc. Điều khác biệt là họ không tin có 3 ngôi Chúa
Trời. Theo truyền thuyết, từ thế kỷ thứ 7, ông Muhammad được thiên sứ Gabriel
truyền cho những thông điệp của Thượng Đế để ông trở thành môt nhà tiên tri như
các tiên tri đã có trước như Moses và Jesus. Đạo Islam thừa nhận các tiên tri
Moses và Jesus, nhưng coi Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng. Năm 630,
Muhammad rời thành phố Medina, nơi ông ta lẫn trốn sự ngược đãi, để đem một đạo
quân mạnh chiếm Mecca làm thủ phủ của Hồi Giáo. Từ đó là cả một quảng đời chinh
chiến đẫm máu để phát triển đạo Islam.
Ông Hiếu: Bà Clinton cũng nói rằng Muslim là ôn hoà và độ
lượng, điều này theo ông đúng hay sai?
Ông Phúc:
Bà Hillary Clinton có ít
nhất hai lần tuyên bố rằng “Chúng ta
cần biết rõ rằng Đạo Islam không phải là đối thủ của chúng ta. Người Muslim hiếu
hoà và độ lượng và trong bất cứ hoàn cảnh nào, không dính dấp gì đến khủng bố”
(Let’s be clear, though. Islam is not
our adversary. Muslims are peaceful and tolerant people and have nothing
whatsoever to do with terrorism). Một lần tại Hội Đồng Bang Giao Đối Ngoại,
lần khác tại cuộc tranh luận thứ 2 giữa các ứng cử viên Dân Chủ, bà ta đã lập
lại câu trên để né tránh câu hỏi của một điều hợp viên tại sao bà không dùng
chữ Radical Islamic. Cái khôn vặt của bà ta là không lập lại chữ Islamic, mà
nói trại ra chữ Muslim để dễ được chấp nhận. Không ai nói tất cả người Muslim
là hung ác, là kẻ thù của Tây Phương. Và khi dùng chữ Radical Islamic, là đã có
sự phân biệt giữa cực đoan với ôn hoà (Moderate Islamic), chứ có đánh đồng họ
với toàn thể Muslim đâu.
Thật ra, người Ả Rập
ngày xưa là một sắc dân du mục hiền hoà, hiếu khách. Từ thế kỷ thứ 5
trước Tây lịch, nhiều bộ lạc định cư ở Mecca, gần bờ biển Tây Saudi Arabia. Họ
theo đa thần giáo cho đến khi có Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo, rồi đến đạo
Islam.
Theo nhiều chương trong
kinh Qur’an, Islam không chủ trương cưỡng ép tôn giáo, tuy nhiên họ coi chỉ có
tôn giáo của mình là đúng thôi. Họ gọi những người ngoại giáo là “kafir” (cũng
như Thiên Chúa giáo gọi người Hồi là Infidel Saracens). Ngay cả trong cùng đạo
Islam, giáo phái này gọi giáo phái khác là infidel. (ví dụ phái đa số Sunni coi
giáo phái khác như Shia là infidels); và trong cùng một giáo phái lại chia
nhiều nhánh và coi nhau là infidels! Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hồi Giáo chủ
trương sống tách biệt, không chung đụng với người ngoại đạo. Vì vậy, khi đọc
trong truyện Ngàn Lẻ Một Đêm, chúng ta thấy việc người Hồi Giáo từng sống hoà
hoãn với dân Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, nhưng tránh việc va chạm vào những
người này vì họ coi là ô uế. Allah cho phép họ chỉ đánh đuổi hay giết bọn
ngoại giáo khi bị tấn công, Muhmmad không cho giết trẻ em, không cho băm chặt
người đã chết và không lạm dụng chiến lợi phẩm. [Quran 2:191]
Nhưng cuối cùng, cũng
tìm ra nhiều kinh sách Islam chủ trương giết người ngoại đạo. Sách Sahih Muslim,
đoạn 19:4294 có nêu ra cách cư xử với kẻ ngoại đạo, đa thần như sau: “Hãy cho họ chọn một trong ba điều, và hãy
chấp nhận sự lựa chọn đó mà không làm hại cho họ. (1) Mời họ theo đạo Islam, và
mời họ di dân vào vùng Muslim, cho họ mọi ưu quyền và nghĩa vụ của các di dân
Muslim (Muhairs) (2) Nếu họ theo đạo mà không di dân, hãy cho họ quyền lợi của
người Muslim du mục (Bedouin Muslim). Họ phải đặt dưới quyền điều động của
Allah, nhưng không được chia phần chiến lợi phẩm trừ phi họ thực sự chiến đấu
chống bọn ngoại đạo. (3) Nếu họ không chịu cải đạo, bắt họ phải đóng thuế và
đừng đụng chạm đến họ. Nhưng nếu họ từ chối, thì hãy thỉnh ý kiến Allah và đánh
chết hay bắt làm nô lệ”. (For renegades, Islamic law prescribes
death, with the opportunity first of obeying the demand to return to Islam. The
other group, the so-called kafirun asliyun, or unbelievers proper, have only to
expect death or slavery.)
Ông Hiếu: Các nước Hồi Giáo muốn áp dụng luật Hồi Giáo
trong đời sống hàng ngày. Ông có thể cho biết những luật lệ này khắt khe đến
mức nào?
Ông Phúc:
Hiện nay, có cả tá quốc
gia Hồi Giáo sử dụng luật Sharia trong khi vài nước Hồi Giáo khác thì dùng luật
thế tục và chỉ áp dụng luật Sharia hạn chế trong các vụ dân sự như ly dị, thừa
kế… Các cộng đồng Muslim sống trong các nước Tây Phương cũng dùng luật Sharia
trong phạm vi kín đáo của họ. Tại Anh Quốc, người Muslim dùng Luật Gia Đình của
Sharia Law để dàn xếp với nhau mà không thông qua Dân Luật của Anh.
Hiện nay, nhiều lãnh tụ
Hồi Giáo đang muốn vãn hồi lại chế độ thần quyền Hồi Giáo (Caliphate) bằng
phương tiện ôn hoà hay bạo động. Họ còn muốn đem luật Sharia vào cả các nước
Tây Phương hay xa hơn, còn muốn đưa cả thế giới thành một Caliphate mà trong đó,
vị Caliph vừa là thủ lĩnh chính trị, vừa là giáo chủ Islam.
Luật Shria dựa vào các
điều trong kinh Qur’an và sách Hadith, là các tuyển tập ghi lại giáo huấn của
Muhammad. Các giáo phái Sunni, Shia, Ibadi, Admadiyya có cách giải thích và thi
hành khác nhau vì dựa trên các phiên bản khác nhau của Hadith.
Luật Sharia được coi là
luật của Thượng Đế (Allah), nó liên quan đến các lãnh vực đời sống như chính
trị, pháp luật, kinh tế cũng như các lãnh vực đời sống cá nhân như vệ sinh,
giao hợp, ăn chay, kiêng khem, cầu nguyện…
Toàn bộ hay đa phần luật
Sharia được áp dụng tại các nước Saudi Arabia, Sudan, Iran, Iraq, Afghanistan,
Pakistan, Brunei, United Arab Emirates, Qatar, Yemen và Mauritania. Chúng ta
từng nghe đến các hình phạt chặt đầu, đánh bằng roi, hay ném đá đến chết ở các
nước này. ISIS thành lập đội Cảnh Sát Tôn Giáo (al-Hisba) nhằm: “Đề cao đạo lý, phẩm cách, triệt hạ tội
lỗi, ngăn chặn sự bất phục tòng và thúc đẩy người Hồi Giáo trở thành con người
tốt.”
Các khái niệm về tội
phạm, tố tụng, hình phạt của luật Sharia rất khắt khe, khác xa với các luật lệ
thế tục. Lại càng trái ngược nhau về cơ cấu chính phủ, về nhân quyền, Quyền tự
do ngôn luận, quyền phụ nữ…
Xin đơn cử vài thí dụ:
- Trong khi các nước văn minh
tiến dần đến xóa bỏ án tử hình, hay áp dụng hình phạt nào cho tử tội khỏi
đau đớn, thì các nước Hồi dùng cực hình như chém đầu, ném đá, hay đánh
bằng roi giữa nơi công cộng.
- Trong khi các nước dân chủ coi
trong quyền bình đẳng của phụ nữ, thì người Islam coi phụ nữ là vật sở hữu
của nam giới. Ra đường phải trùm kín mặt mày và thân thể, không được làm
việc, lái xe, có nơi không cho đi học.
- Luật Sharia coi việc uống bia
rượu, hút thuốc lá, trang điểm, khiêu vũ, xem phim ảnh hay ăn mặc kiểu Tây
Phương là tội phạm. Tuy tội nhẹ, nhưng nếu tái phạm có thể bị tử hình. Tội
trộm cắp bị chặt tay, đàn bà ngoại tình bị ném đá đến chết nơi công cộng.
Chú ý, mức đánh giá và ấn định hình phạt tùy theo quốc gia, tùy các giải
thích luật của nhà cầm quyền sở tại.
- Điều đáng nói là luật Sharia
rất khắt khe với các tội về đạo đức như trộm cắp, lăng nhăng tình ái.
- Luật pháp Tây phương theo diễn
trình công bằng cho bị can, trong khi luật Sharia xử nhanh, gọn và bị can
không có quyền bào chữa.
- Tháng 10, 2014, ISIS ấn hành
tài liệu cho phép lạm dụng phụ nữ ngoại đạo, nhất là phụ nữ bị quân Hồi
bắt khi chiếm đóng, coi họ là nô lệ và kẻ chiến thắng có toàn quyền hành
lạc, đem bán cho người khác. Kinh Qur’an chấp thuận cho người Muslim có
quyền hành lạc với các phụ nữ bị bắt hoặc nô lệ mà không bị coi là ô uế. “Successful are the believers who
guard their chastity, except from their wives or the captives and slaves
that their right hands possess, for then they are free from blame”
(Qur’an 23:5-6)
Ông Hiếu: Ai cũng biết rằng cuộc tranh chấp giữa Hồi Giáo
và các nước Tây Phương không phải mới mẻ gì. Ông có thể cho thính giả biết sơ
qua về lịch sử cuộc tranh chấp này không?
Ông Phúc:
Thời trung cổ xa xưa ấy,
ngay cả Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã cũng độc tài và hiếu chiến. Thời đó, các
Giáo Hoàng thường nắm cả giáo quyền lẫn thế quyền, có uy quyền trên các vua
chúa ở Âu Châu. Năm 1095, khi Hoàng Đế Alexios của Byzantine bị nước Turkey Hồi
Giáo đe doạ, Giáo Hoàng Urban Đệ Nhị đã huy động quân đội từ các nước Thiên
Chúa Giáo Âu Châu khởi phát cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất dưới danh nghĩa bảo
vệ cho người Công Giáo hành hương về miền đất thánh Jerusalem. Jerusalem là đất
thánh, nơi khai sinh ra cả ba tôn giáo lớn: Do Thái, Thiên Chúa và Islam, vì
thế, đạo nào cũng muốn chiếm cứ làm riêng cho mình. Thế là bắt đầu cuộc chiến
kéo dài hàng trăm năm với những trận đánh ác liệt mà bên thắng thường là tiêu
diệt hết quân lính và thường dân của đối phương. Quân đội Thâp Tự không những
giết người Hồi Giáo mà còn cả người Do Thái Giáo. Có từ 1 đến 3 triệu người
chết trong các cuộc Thập Tự Chinh. Các vua chúa Âu Châu đã không giữ lời hứa
trao trả đất cho Byzantine, mà chiếm cứ làm lãnh địa của họ. Do đó, càng gây
thêm chia rẽ, oán thù, nhất là sau khi Đế Quốc Byzantine bị Đế Quốc Ottoman của
vua Hồi Suleiman chiếm đoạt. Ottoman là đế quốc trường tồn lâu nhất trong lịch sử
nhân loại. Nó kéo dài từ năm 1299 đến 1922 (sau Thế Chiến thứ Nhất)
Qua đến thế kỷ 14, 15,
vẫn còn những cuộc Thập Tự Chinh chống lại Đế Quốc Ottoman.
Một chuyện đáng kể. Trận
đánh cuối cùng của cuộc cuộc Thập Tự Chinh lần thứ Hai năm 1122 -1124 là trận
Hattin. Đại quân Hồi Giáo của Hoàng đế Saladin vây khổn liên quân Âu Châu tại
thành Hattin. Ngay từ lúc đầu, Saladin đã muốn tránh đổ máu, nên cho nhiều điều
kiện rộng lượng để quân Thập Tự rời thành, trở về cố quốc. Nhưng quân thủ thành
không chịu, và đòi tàn sát hết 5000 người Muslims, cũng như hủy hoại các Đền
Thánh của Hồi Giáo trong thành. Saladin đã chấp thuận cho phép Thập Tự Quân và gia
đình một hạn kỳ 40 ngày để đóng tiền chuộc mạng. Sau khi chiếm thành, Saladin
đã tha tiền chuộc cho những gia đình không có khả năng tài chánh. Saladin
cũng cho phép những người Do Thái tiếp tục ở lại. Có lẽ đó là sự độ lượng hiếm
hoi của các Hoàng Đế Hồi, so với những lần tàn sát hết tất cả sinh linh trong
thành khi họ chiếm được. Ngày nay, chúng ta cũng nghe đến các cuộc tàn sát dã
man hàng loạt dân vô tội ở Serbia, Iraq, Syria gây nên bởi các lực lượng Hồi
Giáo.
Cuộc chiến giữa giáo
phái Sunni, Shia và Thiên Chúa Giáo tại Lebanon từ 1975 đến 1990 làm chết hơn
250 ngàn người. Kế đó là tại Sudan, giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo năm 1983
đến 2005 làm chết hai triệu người. Hiện nay, tại nhiều nước Phi Châu (Nigeria,
Kenya, Tunisia, Somalia…) cũng có chiến tranh giữa Hồi và Thiên Chúa Giáo với
các vụ tấn công, bắt cóc, bom tự sát, bom xe…
Người Islam cũng như
người Cộng Sản, coi những ai khác lý tưởng là kẻ thù, là ô uế, là phản động
phải bị tiêu diệt. Cũng như Cộng Sản chủ trương thế giới đại đồng, người Islam
chủ trương thiết lập một trật tự mới là Caliphate trên toàn cầu, xoá bỏ văn
minh Thiên Chúa Giáo và Tây Phương mà họ coi là vô đạo đức, trái ngược những
giáo huấn trong kinh Qur’an. Vì thế, cả Cộng Sản lẫn Islam đều rất hung bạo và
khát máu. Chúng giết người tàn nhẫn, không chừa phụ nữ và trẻ sơ sinh.
Trong cuốn truyện Chiếc
Cầu Trên Dòng Sông Drina, tác giả Ivo Andric đã có nhiều đoạn miêu tả cảnh quân
Hồi giết người Thiên Chúa dã man như đóng cọc dài từ hậu môn xuyên qua ruột,
lên tới miệng rồi dựng đứng cọc để cho nạn nhân phải chịu một cái chết từ từ
trong đau đớn cùng cực. Ngày nay, chúng ta cũng nghe nhiều đến các vụ quân ISIS
thảm sát hàng trăm tù binh, dân thường khác đạo. Chúng cắt cổ, đóng đinh trên
thập giá, hiếp các thiếu nữ xong thì mổ bụng, cắt đầu hay đóng cọc vào miệng. Khi
bắt được phi công Jordan, chúng nhốt vào cũi sắt và đốt sống anh ta. Chúng tung
các đoạn video lên Youtube để gây kinh hoàng cho mọi người.
Ông Hiếu: Thật ra thì trong các nhóm khủng bố ISIS, al
Qaeda, Taliban… cũng phức tạp lắm phải không, thưa ông?
Muốn hiểu thấu đáo tình
hình phức tạp giữa các nước Hồi Giáo, và giữa các phe phái trong đạo Islam, quý
vị phải có một bản đồ lớn của vùng Trung Đông, dùng bút màu để nối kết những
mối tương quan và dữ kiện, theo trình tự thời gian như thứ bản đồ trong các
phòng hành quân. Nếu không có bản đồ mà chỉ nghe nói thì rối rắm vô cùng.
Trước hết là xung đột
giữa các môn phái và tranh dành ảnh hưởng giữa các nước Ả Rập.
Khi Muhammad chết, những
môn đồ xung đột nhau chia làm 2 phái vì sự lựa chọn người kế vị (gọi là Kalifa,
Caliph) để làm Giáo Chủ Islam. Phái Sunni cho rằng Allah không chỉ định ai thay
thế, mà họ bầu chọn từ những môn đồ công chính. Trong khi đó, giáo phái Shia
tin rằng Muhammad đã chọn con rể Ali ibn Abi Talib làm Imam đầu tiên, và chỉ có
con cháu của Ali mới được nối nghiệp ông ta. Từ đó, nẩy sinh ra hai giáo phái chính
đối nghịch nhau, và sau đó, lại chia nhánh và thêm nhiều phái nhỏ khác mà tín
đồ không đáng kể. Người Islam hai phái này đánh giết nhau tàn bạo không kém so
với khi họ đối xử với người ngoại đạo.
Hai nước Saudi Arabia và
Iran là hai cường quốc, giàu có về dầu mỏ. Nước nào cũng muốn nắm vai trò lãnh
đạo khối Hồi Giáo. Cả hai đều có đại đa số dân Hồi thuộc phái Shia nên bị ISIS
(Sunni) coi là kẻ thù. Trong khi Saudi thì đồng minh với Mỹ, còn Iran thì thù
địch với Mỹ kể từ khi Ruhollah Khomeni đảo chánh vua Pahlavi để lập nên nước
Cộng Hoà Islam Iran năm 1979. Với quốc hiệu này, Iran đã tự xác định là một nhà
nước Islam với Ali Khamenei hiện nay là giáo chủ tối cao vừa là lãnh tụ tối
cao.
Trong khi đó thì có 93%
dân Islam ở Jordan là Sunni, 74% ở Syria cũng là Sunni. Nhưng Jordan lại tham chiến
trong Liên Minh với Hoa Kỳ để đánh ISIS, và đã tỏ ra rất tích cực, trong khi
Syria thì vừa bị tấn công bởi các phe kháng chiến (cũng Sunni) sau Cách
Mạng Mùa Xuân Ả Rập 2011, và khủng bố ISIS (cũng Sunni). Mỹ thì chủ
trương triệt hạ Tổng Thống Syria là Bashar al-Assad vì ông này dùng vũ khí hoá
học để giết dân lành Syria, vi phạm các công ước Quốc Tế. Kể từ khi Tổng Thống
Obama rút hết quân đội ra khỏi Iraq, quân ISIS đánh như chẻ tre, quân Iraq chạy
tháo thân, bỏ lại toàn bộ vũ khí tối tân do Mỹ trang bị. Lợi dụng tình thế,
Iran đưa quân giúp đánh ISIS, kéo cả Nga nhảy vào ăn có ở Syria mà mục đích là
yểm trợ cho Tổng Thống Assad. Turkey, tuy là thành viên khối NATO, là một
nước Hồi Giáo không Ả Rập, sát cạnh nước Syria, thì tuy ngoài mặt chống ISIS,
nhưng không chịu làm gì khi quân ISIS tấn công sát biên giới Syria-Turkey.
Nga tuy đưa quân đội và lập các căn cứ Không Quân ở Syria, nói là giúp
đánh ISIS, nhưng trong giai đoạn đầu đã nhắm vào kháng chiến quân do Hoa Kỳ yểm
trợ thay vì đánh ISIS. Chỉ sau khi bọn khủng bố gài bom làm rơi phi cơ chở
khách của Nga tại bán đảo Sinai, Nga mới lồng lộn lên và dội bom các cơ sở
ISIS.
Ai Cập (90% là Sunni) và
Libya (đa số là Sunni) thì sau khi Mubarak và Qaddafi bị lât đổ, để lại khoảng
trống chính trị, các nhóm Hồi Giáo cực đoan cũng nổi lên. Các nhóm khủng bố ở
Libya quy thuận ISIS và chiếm cứ một vùng ở Derna và Sirte. Khi loạn quân
Houthi thuộc phái Shia được Iran hỗ trợ, đánh chiếm thủ đô Sana của Yemen (65%
Sunni, 35% Shia), Ai Cập và các nước Hồi Giáo khác như United Arab
Emirate, Kuwait, Qatar, Bahrain, Jordan, Morocco, Sudan và Pakistan cùng liên
minh với Saudi Arabia để đánh loạn quân Houthi.
Sunni, Shia… đánh nhau
loạn xạ.Vì là cuộc chiến giữa các phe phái, các nước Turkey, Saudi Arabia cũng
tài trợ cho các nhóm khủng bố của phe mình. Quý vị đọc đến đây đã thấy nhức đầu
chưa?
Ông Hiếu: Xin ông nói sơ qua về các nhóm Hồi Giáo
khủng bố cực đoan và sự hình thành của ISIS.
Ông Phúc:
Hoa Kỳ từng giúp phiến
quân Hồi Giáo của Afghanistan để đánh quân chiếm đóng Liên Sô
1.- Tháng 4, 1978 Đảng
Dân Chủ Nhân Dân Afghanistan (Cộng Sản) cướp chính quyền. Nhóm chống Cộng
Mujahideen nổi lên với sự giúp đỡ của Pakistan. Nội bộ đảng DCND cũng chia phe
phái. Nội chiến bùng nổ. Liên Sô đem quân vào giúp Afghanistan. Hoa Kỳ và
Saudi Arabia cũng gửi vũ khí giúp Mujahideen và nhóm chiến binh Afghan Arab.
Năm 1989, Liên Sô rút quân. Najibulla từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và tuyên bố
thành lập Islamic State of Afghanistan. Chiến tranh giữa các phe phái lại
tiếp diễn. Năm 1994, tổ chức cực đoan Taliban ra đời chiếm đóng phần phía Nam của
Afghanistan. Từ 1996 Osama Bin Laden lập Al Qaeda chủ mưu trong biến cố 9
tháng 11, 2001 tại World Trade Center, New York. Quân đội Mỹ mở chiến dịch
Enduring Freedom lật đổ bọn Taliban và truy nã Bin Laden. Tháng 5, 2011, Bin
Laden bị toán Biệt Hải Seal Team 6 giết tại Pakistan.
2.- Tháng 8, 1990, Iraq
xâm lăng Kuwait và sáp nhận nước này vào Iraq. Hoa Kỳ can thiệp. Chiến tranh
vùng Vịnh lần thứ nhất. Tháng 3, 2003, Hoa Kỳ đại tấn công Iraq, lật đổ Saddam
Hussein, giải thể đảng Baath và quân đội Iraq gồm người đạo Hồi Sunni. Chính
phủ mới do đa số người giáo phái Shia đã không có những nỗ lực đoàn kết, đưa
đẩy những người lính và cảnh sát Sunni thành lập nhóm Jihadist. Năm 2004, Abu Musab
al-Zarqawi lập ra nhóm al Qaeda nhắm khủng bố dân Shia bằng bom tự sát, xe
bom… Trong năm 2004, có 26496 vụ tấn công khủng bố. Năm 2005, quân Mỹ bắt
được một thành viên al-Qaeda là Abu Bakl Baghadi giam giữ tại trại tù Bucca.
Trại tù lớn này luôn có khoảng 25 ngàn tù đủ loại từ hình sự cho đến thành viên
các tổ chức khủng bố, trong đó có 9 thành viên cao cấp al-Qaeda. Người ta coi
nhà tù Bucca như là nơi lý tưởng để tuyển mộ, huấn luyện cho khủng bố. Uy tín
của Baghadi lớn dần trong trại tù. Qua năm 2010, Iraq thả Baghadi, tên này trở
thành thủ lãnh của al-Qaeda ở Iraq và cầm đầu Islamic State of Iraq (ISI) khi
Abu Ayyub al-Marsi bị liên quân Mỹ-Iraq giết chết vào ngày 18-4-2010.
Cấp trên của Baghadi là
của al-Zawahiri (al-Qaeda, kế nghiệp Bin Laden). Năm 2011, Hoa Kỳ rút quân giao
trọng trách chiến đấu cho quân đội Iraq. 3.- Tháng 2, 2011, Cách Mạng Mùa Xuân
bùng nổ tại Tunisia, Egypt, Libya, nhưng bị chặn đứng tại Syria, do Tổng Thống
Assad áp dụng nhiều biện pháp thô bạo, trong đó có việc dùng vũ khí hoá học. Có
nhiều nhóm kháng chiến Syria trong đó có nhóm được Hoa Kỳ hỗ trợ, các nhóm khác
theo al-Qaeda.
4.- Vào tháng 4, 2013,
al-Baghadi tuyên bố thành lập Islamic State of Iraq ang Levant (ISIL hayISIS).
Al-Baghdadi tuyên bố rằng các nhóm Jihadists ở Syria cũng thuộc vào ISIL, nhưng
thủ lãnh nhóm al-Nusra là Abu Mohammad al-Julani không đồng ý, và khiếu nại lên
Ayman al-Zawahiri. Al-Zawahiri muốn ISIS giải tán, và Baghadi chỉ nên hoạt động
trong lãnh thổ Iraq thôi. Baghadi bất tuân lệnh, và thu nạp đến 80% thành viên
của nhóm Nusra vào ISIL. Sau đó, đã đánh bật nhóm Nusra khỏi thành phố Ar-Raqqah
của Syria. Từ đó, hai nhóm Nusra và ISIS trở thành đối địch. Qua tháng 2, 2014,
al-Qaeda cũng chấm dứt hợp tác với ISIS.
5.- Qua năm 2014, các
nhóm khủng bố khác ở Iraq cũng gia nhập vào ISIL. Từ đó, những vụ diệt chủng
làm chết hàng vạn người, xô đẩy hàng trăm ngàn người khác phải bỏ nhà cửa lánh
nạn. Bọn Boko Haram ở Nigeria cũng gia nhập ISIS.
6.- Ngoài ISIS đang bành
trướng, nhóm al-Qaeda cũng chưa chịu lép vế. Sau vụ tấn công tờ báo trào phúng
Charlie Abdo ở Paris, mới đây, bọn khủng bố al-Qaeda lại tấn công vào một khách
sạn sang trọng ở thủ đô nước Mali, giết 22 du khách Tây Phương. Al-Qaeda có ảnh
hưởng ở vùng Trung Á, Iraq, Pakistan, Syria, Somalia, Yemen và có khoảng 10 tổ
chức khủng bố là đồng minh.
Chữ Levant hay Syria
trong tên ISIL hay ISIS là lãnh thổ kéo dài từ Turkey qua Syria cho đến Egypt.
Nó bao trùm luôn cả lãnh thổ Palestin, Jordan và Lebanon. Từ đó, chúng ta
thấy tham vọng của bọn ISIS là muốn hình thành một nhà nước Islam theo chế độ
Caliphate trên một vùng rộng lnớ bao trùm nhiều quốc gia Hồi Giáo hiện nay.
Ông Hiếu: Chúng tôi có nghe Bộ Trưởng Kerry nói rằng sở dĩ
có loạn quân khủng bố Hồi là do sự nghèo khó, thất học và thất nghiệp. Nên ông
ta chủ trương tạo mọi cơ hội để giải quyết các tình trạng trên tại các nước Ả
Rập để chống lại khủng bố. Ông nhận xét thế nào?
John Kerry đã tuyên bố
vào tháng giêng 2014, và còn lập lại lần nữa tại Diễn Đàn Phát Triển Toàn Cầu
(Global Development Forum) vào tháng 9 cùng năm: “’Nguyên nhân của khủng bố là do sự nghèo
khó. Để cho giới trẻ không theo ISIS, chúng ta cần giúp đỡ cho họ các cơ hội
kinh tế”. “Jihadists không có kế
hoạch tạo công ăn việc làm hay tạo các cơ hội … mà người ta muốn có…Nhưng chúng
nhắm vào những người bị dằn vặt tự cho mình bị bỏ rơi.”
Thực tế: Thủ lĩnh của
al-Qaeda là Osama Bin Laden từng là tỷ phú ở Saudi. Có rất nhiều tài năng từ
giai cấp trung lưu (đa số gốc Arab, Islam) từ các quốc gia Tây Phương đã từ bỏ
cuộc sống sung túc để theo ISIS. Ví dụ: Ahmad Abousamra, dân Mỹ gốc Syria, gia
đình giàu có cư ngụ trong khu vực trưởng giả ở Stoughton, Massachussetts. Là
con một Bác Sĩ, học giỏi được nhiều khen thuởng, y có thừa cơ hội thăng tiến
trong xã hội Mỹ. Ahmad đã rời Mỹ để đến Syria gia nhập khnủg bố năm 2006,
y cùng Tarek Mhanna, một dược sĩ ở Boston, phụ trách truyền thông cho al
Qaeda. Samir Khan, công dân Mỹ gốc Pakistan ở Charlotte, North Carolina,
một trí thức trung lưu trẻ, đã theo al Qaeda năm 2009 và đảm nhiệm vai trò chủ
biên tạp chí Inspire của bọn khủng bố…
Binh thư Tôn Tử có câu:
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Nếu không nhận rõ kẻ thù là ai, nền
tảng của họ là gì? Họ suy nghĩ và hành động ra sao… thì có đánh cả chục năm
cũng không thắng được.
Trong chiến dịch tranh
cử năm 2012, ngay sau khi ISIS chiếm được thành phố Falluja của Iraq, Obama khi
trả lời một phóng viên về bọn khủng bố đã tuyên bố ví bọn ISIS như là một đội
banh hạng nhì mà dù có trang bị tối tân, cũng không làm cho chúng trở
mạnh hơn. (Yes, but, David, I think
the analogy we use around here sometimes, and I think is accurate, is if a JV
team puts on Lakers uniforms, that doesn’t make them Kobe Bryant. )
Từ những năm nay, bọn
ISIS từ con số không đã trở nên một thế lực khủng khiếp với vài chục ngàn chiến
binh trong đó có nhiều người từ các nước Tây Phương tham gia. Chúng đánh chiếm hết nhiều thành phố của
Iraq và Syria, bao trùm cả một vùng rộng lớn gần bằng một nửa lãnh thổ Iraq với
khoảng 10 triệu dân, có hoạt động quân sự bao trùm trên nhiều nước Trung Đông
và Phi Châu cũng như khủng bố trên toàn cầu. Thế mà Tổng Thống Obama vẫn cứ
tuyên bố rằng ISIS đã bị ngăn chặn (contained) và coi nhẹ so với nạn “hâm nóng
Địa Cầu” (Global Warming). Ông ta không hề có một chiến lược quân sự
để đối đầu, mà chỉ chắp vá bằng những biện pháp cấp thời và chẳng đi đến đâu.
Và sau cùng, để cho Nga và Iran nắm lấy vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống
ISIS. Các nước NATO đã từ lâu bất mãn và mất lòng tin vào Hoa Kỳ. Ngay sau khi khủng
bố tấn công vào toà soạn báo Charlie Hebdo ở Paris giết hết 20 người, rúng động
thế giới, các nguyên thủ các nước đều đến Paris để tham dự tuần hành, chia sẻ
nỗi đau của dân Pháp, thì trong đoàn lãnh tụ đó, thiếu vắng khuôn mặt của
Obama. Đến gần đây, cuộc tấn công vào rạp hát và vài nơi khác ở Paris, gây tử
vong cho 130 nạn nhân, Tổng Thống Hollande của Pháp bay đến Mỹ để cầu cứu,
Obama chỉ có những lời tuyên bố suông mà không thấy đưa ra biện pháp cụ thể
nào.
Mới đây, ứng cử viên Dân
Chủ là Bernie Sander cho rằng mối
nguy hiểm nhất mà nước Mỹ đang đối phó là nạn Global Warming (địa cầu
đang nóng dần). Điều này cũng trùng hợp với luận cứ của cựu phó Tổng Thống Al
Gore và TT Obama hiện nay. Như thế, theo họ, giải quyết nạn địa cầu bị nóng
lên, thì sẽ giải quyết được khủng bố Islam?
Cũng vì sự thiếu kiên
quyết, đánh giá sai về khủng bố của Tổng Thống Obama, đã có 3 vị Bộ trưởng Quốc
Phòng (Robert Gates, Leon Panetta, Chuck Hagel) và nhiều vị Tướng ở Tham Mưu
Liên Quân từ chức vì thấy Obama bướng bỉnh, không nghe theo các cố vấn.
Ông Hiếu: Vậy theo ông, ISIS là mối nguy số một,
còn những người Islam khác thì sao?
Ông Phúc:
Khủng bố Islam (ba tổ
chức lớn nhất ISIS, al-Qaeda, Taliban…) không chỉ nguy hiểm và đáng sợ vì những
hành vi dã man ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Chúng phát triển là nhờ một
ý thức hệ, niềm tin mù quáng về một tôn giáo mang đầy tính bạo động. Bọn thủ
lĩnh luôn cấy lòng căm thù đối với ngoại đạo mà chúng cho rằng đang muốn hủy
diệt Islam. Những tên jihadists mơ ước được tử vì đạo và sẵn sàng mang bom vào
người để chết. Chúng huấn luyện và sử dụng cả bọn trẻ em nhiều khi mới 4, 5
tuổi để trở thành những con thú hung hãn, gan dạ, và liều lĩnh. Về điểm này Islam
nguy hiểm hơn Cộng Sản vì Cộng Sản không mang tính cách tôn giáo nên mức ócuồng
tín của người theo CS cũng còn giới hạn. Ngày nay, bọn khủng bố có những chuyên
viên đến từ các nước Tây Phương, sử dụng tất cả những phương tiện tân tiến nhất
để tuyên truyền và tuyển mộ cũng như qua mặt các nước trong việc xâm nhập người
và vũ khí. Mối nguy nằm ngay cả trong lòng xã hội Âu Mỹ với số lượng người
Islam di dân ngày càng tăng, và bọn Imams luôn khích động trong các nhà thờ Hồi
Giáo.
Nói theo cách nói của
người Mỹ, ISIS và các nhóm khủng bố Islam là mối nguy rõ ràng trong hiện tại, Clear and Present Danger. Nhưng qua
các phần phân tích về lịch sử tranh chấp văn hoá Hồi và văn minh Tây Phương,
cũng như tranh chấp ảnh hưởng của các cường quốc và ngay trong lòng các quốc
gia Hồi Giáo, chúng ta thấy mối nguy này còn lâu dài vì người Islam hôm nay tuy
đứng về phe chống ISIS như Iran, vẫn coi Hoa Kỳ và Tây Phương là thù; người
Islam ngày nay là ôn hoà, ngày mai có thể trở thành cực đoan vì ngay
trong nội bộ của họ, phe Sunni vẫn là đa số, và luật Sharia, kinh Qur’an vẫn là
kim chỉ nam. Họ không hiếu hoà và độ lượng như bà Clinton đánh giá đâu. Khi
vượt biển Địa Trung Hải để tị nạn ở Italia, bọn Ả Rập Hồi đã giết chết những
người Ả Rập Thiên Chúa Giáo quăng xuống biển. Ở Đức, khi các nhóm Hồi tị nạn
đánh nhau tranh giành đồ cứu trợ, những nhân viên Đức đã phải thốt lên: “Đến bọn người cùng giống mà cũng không
hoà hợp được với nhau, thì làm sao họ hoà hợp được với dân Đức mà nền văn hoá
khác biệt rất xa?”
Do đó, Tây Phương phải
vừa có chính sách khôn khéo để giữ cân bằng quyền lực trong đối ngoại, vừa phải
có biện pháp trong đối nội để ngăn ngừa sự phát triển khủng bố ngay trong lòng
đất nước mình. Tôi xin hẹn kỳ sau sẽ nói về vấn đề Khủng Bố Trong Nước (Domestic Terrorism
vs. Home Grown Terrorism).
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment