Việt
Nam : Giáo hội bảo vệ các nạn nhân ô nhiễm Formosa
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói chuyện với các ngư dân biểu tình
bên ngoài trụ sở tòa án Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 26/09/2016REUTERS
Nhật báo công giáo La Croix hôm nay 09/01/2017 cho biết, giám mục
và hàng giáo phẩm ở giáo phận Vinh từ sáu tháng qua đã sát cánh với các ngư dân
và những người kinh doanh nhà hàng khách sạn ở Kỳ Anh. Họ không thể tiếp tục
công việc lâu nay từ khi nhà máy thép Formosa Đài Loan gây ra thảm họa sinh
thái.
Đặc phái viên của tờ báo tại Vinh mô tả một bức tường dài 10 kilomet, phía trên là hàng rào kẽm
gai, điểm xuyết bằng những tháp canh, che khuất mọi tầm nhìn vào Formosa Ha
Tinh Steel Corporation. Đó là một phức hợp
luyện kim rộng mênh mông, do tập đoàn Đài Loan Formosa xây dựng từ năm 2009 dọc
theo bờ biển của huyện Kỳ Anh. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai thở dài : «
Không ai được phép vào ». Ông là chánh xứ Đông Yên, giáo xứ Kỳ Anh
mới, nơi cư ngụ của 5.000
gia đình ngư dân bị Formosa cưỡng chế đất.
Cha Phêrô Lai là một trong những người đầu tiên được các ngư dân
trong giáo xứ báo động về tình trạng ô nhiễm biển hôm 06/04/2016, khi các lò
luyện thép của Formosa chạy thử lần đầu tiên. Những ngày sau đó, hàng trăm ngàn
con cá đã bị chết, không chỉ trên biển hay trên các bãi biển, mà cả tại các hồ
nuôi cá vốn rất nhiều ở miền Trung Việt Nam. Cha Lai nói : «
Chúng tôi không biết chất hóa học nào đã được đổ ngoài biển, chỉ biết rằng
người thợ lặn được điều ra để kiểm tra ống xả thải từ Formosa ra biển đã bị tử
vong ngay lập tức ».
Từ ngày 6/4, chính phủ Việt Nam không hề cho phép lấy mẫu hay phân
tích hóa học, nên dân chúng chỉ có thể đưa ra những giả thiết nhằm lý giải thảm
họa đại quy mô này. Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh ghi
nhận : « Có lẽ là kim loại nặng và phénol, những chất này
không thể được xả thẳng ra biển như thế ».
Bản thân đức giám mục Nguyễn Thái Hợp biết được về thảm họa này
hôm 20/4, nhờ một bài viết can đảm trên Facebook, nay đã bị xóa. Vị giám mục kể
lại : « Tôi đã đến hiện trường ít lâu sau khi các linh mục
vùng này xác nhận sự kiện ». Hôm 27/4, lá thư đầu tiên của Ủy ban
Công lý và Hòa bình của giáo phận Vinh đã được công bố, yêu cầu thành lập một
ủy ban gồm các chuyên gia quốc tế và cho tạm ngưng hoạt động nhà máy thép, đồng
thời cấm bán các loại hải sản nhiễm độc.
Ngày 13/5, trong lá thư ngỏ thứ hai, đức giám mục Phaolô Hợp, đồng
thời là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam,
nhận định có khoảng «
hai triệu người » bị mất nguồn thu nhập – đến nay đã chín tháng
trôi qua : ngư dân, người bán tôm cá, người sản xuất muối, chủ các hồ nuôi cá,
chủ nhà hàng, khách sạn…Ngài ghi nhận :
« May thay, một số gia đình có con cái ở Sai Gòn hay ở nước ngoài gởi tiền về
giúp ». Bản thân giám mục Nguyễn Thái Hợp đã tài trợ cho các thanh
thiếu niên trong giáo phận mà gia đình không còn thu nhập nào.
Hậu quả cũng bi thảm đối với môi trường. Cha Phaolô Hợp nhấn mạnh
: « Cần phải mất nhiều thập niên nữa, hệ sinh thái mới có
thể phục hồi được ». Nhiễm độc kim loại nặng mang lại những hệ quả
độc hại cho sức khỏe con người, vì những chất độc chết người này tập trung vào
hệ thực vật và động vật biển.
Theo đức giám mục Phaolô Hợp và linh mục Phêrô Lai, «
khoảng hai chục » người dân ở Kỳ Anh đã tử vong, sau khi ăn tôm cá
đánh bắt được trong vùng, nhưng không thể cung cấp được con số cụ thể. Ngài cho
biết : « Không thể tham khảo được bệnh án của những người đã
chết trong năm tỉnh liên quan, đồng thời việc xét nghiệm máu những người này
cũng bị cấm ».
Hồi tháng Năm, cha Phêrô Trần Văn Khuê, quản nhiệm giáo họ Phan
Thôn và là cha tuyên úy tại các bệnh viện ở Vinh, đã được khẩn cấp mời đến để
làm phép xức dầu thánh cho « một người đàn ông bị chứng khó
tiêu, người nổi đầy mụn nhọt. Trước đó một hôm, bệnh nhân đã ăn một con tôm hùm
lưới được ở gần Kỳ Anh. Người này sau đó đã tử vong ». Cha Phêrô
Khuê càng bị sốc vì sự kiện này hơn do «
chính quyền và các cơ
quan truyền thông nói dối, lặp đi lặp lại là không còn nguy hiểm, người dân lại
có thể tiêu thụ hải sản ».
Trước sự thụ động của chính quyền, giáo phận Vinh đã mời một ủy
ban của Quốc hội Đài Loan sang Việt Nam. Tháng Tám, họ đã đến được tận Kỳ Anh
và gặp gỡ các linh mục. Qua lời mời của đoàn dân biểu này, một linh mục ở Vinh vào
đầu tháng 12 đã ra điều trần trước Quốc hội Đài Loan, nói rõ tình hình.
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp giải thích : «
Chính quyền Đài Bắc tích cực giúp đỡ chúng tôi, vì tổng thống đương nhiệm rất quan
tâm đến hình ảnh Đài Loan trên trường quốc tế, và Formosa đã từng gây ra các vụ
ô nhiễm trong quá khứ ».
Kiến nghị buộc Formosa phải giải trình
Giáo phận Vinh còn đấu tranh trên mặt trận pháp lý, để mỗi người
thất nghiệp bất đắc dĩ được bồi thường. Chính phủ bắt đầu phát tiền cho các ngư
dân đang gặp khó khăn, nhưng không thể làm hài lòng cả hai triệu người. Về phía
giáo phận đã thành lập một ủy ban trợ giúp các nạn nhân đối với những trường
hợp cấp thiết nhất. Từ ngày 1 tháng Giêng, mỗi linh mục thuộc giáo phận Vinh
bắt đầu cho chuyền tay một bản kiến nghị. Một khi thu thập được 150.000 chữ ký
của người Việt, Quốc hội Đài Loan có thể triệu tập các lãnh đạo Formosa và buộc
họ phải giải trình.
__._,_.___
Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi
Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-01-09
2017-01-09
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ban giám đốc tập
đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do
cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.
Tai họa Formosa,
phân nửa sự thật và sự suy đồi
00:00/00:00
Môi trường và chính trị
Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy
luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá
chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong
tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân
mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi
đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.
Thế nhưng vụ Formosa không được Bộ tài nguyên và môi trường xếp
vào một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm
2016.
Trong 10 sự kiện nổi bật mà Bộ tài nguyên môi trường công bố, có
phân nửa là các nghị quyết, hay chỉ thị của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét về danh sách 10 sự kiện này:
“Tôi chỉ nhớ loáng thoáng tôi đọc cách đây vài ngày, không còn nhớ
rõ, mà nó chả đáng là những sự kiện, trong đó có chuyện triển khai nghị quyết
đảng chi đó, chỉ là những chuyện vớ vẩn chẳng phải là một sự kiện.”
Rất nhiều người được chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng không thể
chối cãi rằng thảm họa Formosa là một sự kiện cực kỳ lớn, thậm chí mang tầm vóc
quốc tế, xuyên biên giới.
Tuy nhiên một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam là kỹ
sư Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng:
“Nó (vụ Formosa) không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một câu chuyện
chính trị nữa, cho nên tôi cũng không rành lắm. Đâu phải vấn đề gì dân đồng ý
mà họ đồng ý đâu.”
Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng
vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như
thế hết sức là bi kịch.
-Ông Nguyễn Khắc Mai
-Ông Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vụ Formosa không chỉ đơn giản là
một tai nạn do doanh nghiệp gây ra mà nó còn liên quan đến hàng loạt quan chức
Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty này, từ ông cựu Thủ tướng, cựu
Bộ trưởng cho đến viên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vì thế theo ông Huỳnh Ngọc
Chênh:
“Qua những chuyện
như vậy thì thấy rằng họ không đưa sự kiện Formosa vào trong 10 sự kiện là họ
có ý đồ, muốn bưng bít không cho người dân nhớ đến chuyện này.”
Lên tiếng giải thích với công luận Việt Nam tại sao vụ Formosa
không được đưa vào làm một trong những sự kiện quan trọng của ngành tài nguyên môi
trường, một quan chức Việt Nam của Bộ Tài nguyên và môi trường nói rằng
chỉ ghi nhận những sự kiện mang tính tích cực mà thôi.
Một cựu viên chức từng phụ trách ngành dân vận của đảng cộng sản
Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai nói với chúng tôi rằng việc đưa tin tức theo kiểu
chỉ loan báo những điều tốt đẹp vẫn còn trong não trạng quan chức Việt Nam.
“Đó là cái bệnh, cái tật bệnh của chủ nghĩa Mác Lê Nin, phải nói thẳng
như vậy. Bởi vì thực chất người ta coi dân không ra gì. Không đếm xỉa gì đến
nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh
đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch.”
Ông Nguyễn Khắc Mai còn so sánh chế độ của đảng cộng sản ngày nay
còn kém hơn các triều đại phong kiến trước kia, khi vua quan đứng ra nhận lỗi
lầm hoặc tổ chức tưởng nhớ những người dân thiệt mạng khi những vụ thiên tai
địch họa xảy ra.
Thông tin có lợi và thông tin có hại
Từ trái qua: Bộ
trưởng Bộ nguồn tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin
và truyền thông Trương Minh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp
ngày 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo
Nhận định về việc loan truyền tin tức về những vụ tiêu cực tại
Việt Nam trong những năm vừa qua nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là do ảnh hưởng
của mạng lưới thông tin điện tử nên những người cầm quyền tại Việt Nam cũng cho
phép một sự thông tin tự do hơn:
“Càng ngày nhà nước cũng mạnh dạn công khai thông tin, kể cả những
thông tin tiêu cực, không bưng bít một cách tuyệt đối như ngày xưa. Nhưng việc
công khai nó ra cũng chưa đến đâu cả, vẫn tùy theo thông tin, có lợi hay không
có lợi cho đảng, cho nhà cầm quyền.”
Liên quan đến tại họa môi trường Formosa, ông Nguyễn Huỳnh Thuật
cho rằng có lẽ chính quyền sợ rằng nếu xếp vụ này vào một trong 10 sự kiện nổi
bật nhất trong ngành môi trường trong năm 2016, nhà nước sợ rằng dân chúng sẽ
vin vào đó tiếp tục đòi hỏi việc đền bù cho mình, hay là sẽ tiếp tục kéo theo
những cuộc phản kháng.
Cách nhìn nhận vấn đề như vậy của nhà nước Việt Nam bị ông Nguyễn
Khắc Mai cho là rất kém, lợi bất cập hại:
“Ngu xuẩn thì mới làm như vậy, chứ nếu mà khôn ra thì biết an ủi dân,
để từ đó người ta có thể quên đi, người ta tha thứ cho. Còn làm như thế này
tưởng để người ta quên đi, nhưng thật ra lại nhấn vào, khoét sâu vào nổi đau
của dân tộc.”
Một nửa sự thật
Theo kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng phản kháng thành công
việc xây dựng hai nhà máy thủy điện có nguy cơ gây hại môi trường trên sông Đồng
Nai, thì cái cách nhìn nhận vấn đề hiện nay của chính quyền là cái cách chỉ đưa
ra được phân nửa sự thật. Ông nói tiếp:
“Vấn đề là sự thật cần được nhìn nhận, nhìn nhận được rồi thì mình
sẽ có cách để chuyển hóa, để cho nó tốt hơn. Không dám nhìn nhận sự thật thì nó
rất là khó. Mà trong bối cảnh này thì sự thật chưa được nhìn nhận, cũng như
nhiều sự thật trước kia không được nhìn nhận.”
Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người
từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường sau vụ Formosa, một lần nữa nhấn
mạnh tầm vóc thảm họa Vũng Áng Formosa:
Tập thể những nhà lãnh đạo phải can đảm nhìn vào sự thật.
-Ông Nguyễn Huỳnh Thuật
-Ông Nguyễn Huỳnh Thuật
“Đó là một sự kiện
vô cùng lớn, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, làm cho bao nhiêu ngư
dân điêu đứng, làm cho cả một nền kinh tế biển và du lịch ở cả dãy đất miền
Trung bị thiệt hại nặng nề. Mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa tìm ra lối ra
để sinh sống. Cho nên đó là một sự kiện rất lớn.”
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ông lo rằng những diễn biến sau khi
xảy ra thảm họa, cái cách nhà cầm quyền giải quyết sự việc là một điều nguy hiểm
rất nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay:
“Tôi sợ đây là một
vấn đề mà tôi cho là sự suy đồi văn hóa, một văn hóa chính trị đang suy đồi, và
đấy là nỗi bất hạnh của dân thôi.”
Ông Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang thực hiện thành công khu du
lịch sinh thái Rừng Gọi tại vùng Nam Cát Tiên, lại có cái nhìn lạc quan hơn, mặc
dù ông vẫn cho rằng có nhiều câu chuyện về môi trường tại Việt Nam không kết
thúc có hậu như chuyện ông và đồng nghiệp phản đối các dự án thủy điện trên
sông Đồng Nai. Theo ông thì để giải quyết những vấn đề đó cần một sự can đảm
của tập thể những nhà cầm quyền, dám nhìn thẳng vào sự thật.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment