Tuesday, April 4, 2017

in Tong Hop - 04.04.2017



Chúc mừng Luật sư Nguyễn Văn Đài đã được chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017.

04/04/2017 
Luật sư Nguyễn Văn Đài đã được chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức (Deutscher Richterbund).
Buổi lễ trao giải sẽ được diễn ra vào thứ tư ngày 05.04.2017 sắp tới đây trong Đại hội của tổ chức này tại thành phố Weimar miền Đông nước Đức. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam được chọn trao Giải Nhân Quyền này.
Trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền sắp tới sẽ có một đại diện của LS Nguyễn Văn Đài đến dự và thay mặt nhận giải thưởng.
Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức lập ra Giải Nhân Quyền này từ năm 1991 nhằm góp phần vào việc tăng cường và tôn trọng nhân quyền phổ cập và các quyền tự do cơ bản. Giải thưởng này, 3 năm 1 lần, được chọn trao cho một nhân vật trong giới thẩm phán, chánh án, công tố viên hoặc luật sư, mà có những đóng góp đặc biệt vào công cuộc bảo vệ và cổ xúy cho nhân quyền tại quốc gia của họ, bất chấp sự hiểm nguy đến tính mạng, sức khỏe, bị tù đày hoặc bị những thiệt thòi cá nhân nặng nề.
Nguyễn Văn Đài là người Việt Nam đầu tiên được chọn trao Giải Nhân Quyền này
FB Mai Thanh
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquocde/node/3205

Cuộc sống cơ cực của người lao động Việt Nam lưu vong ở các vùng núi Đài Loan

Tại một vùng núi cao hẻo lánh ở Đài Loan, nhóm phóng viên SBTN tại Đài Loan đã có dịp tiếp xúc với một số người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại đây. Họ vì những hoàn cảnh khác nhau mà phải ra nước ngoài làm việc, rồi phải bỏ trốn lên những vùng núi cao để tìm cách mưu sinh trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt.

Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, ngư dân sống nhờ sứa biển tiếp tục khổ sở

Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, ngư dân sống nhờ sứa biển tiếp tục khổ sở
(Ảnh: Dân Trí)

Theo bản tin đăng trên tờ Dân Trí, hàng trăm tấn sứa biển đã bị hư hỏng, bốc mùi hôi thối, làm cho hàng chục gia đình sống về nghề thu gom sứa biển ở huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh cả năm qua bị kiệt quệ.
Bản tin cho biết sứa bắt được từ năm ngoái đúng vào lúc vụ Formosa nổ ra. Thường sứa chỉ xử dụng được trong vòng 3 tháng, nhưng đến nay đã gần 1 năm kể từ lúc xãy ra thảm họa môi trường Formosa, nên các ngư dân không thể bán sứa ra thị trường.
Đến nay, hàng trăm tấn sứa này bắt đầu đã bị hỏng, bốc mùi hôi thối. Muốn tiêu hủy cũng rất khó khăn vì những gia đình kinh doanh này đang chờ các cấp chính quyền giải quyết.
Không chỉ các ngư dân buôn bán sứa lo lắng mà những khu nhà chung sống chung quanh những kho sứa này cũng khốn khổ vì mùi hôi thối.  Tại xã Thạch Kim của huyện Lộc Hà cũng đang xảy ra tình trạng tương tự
Cũng theo tờ Dân Trí, hiện nay sứa biển tồn kho ở Hà Tỉnh là hơn 830 tấn. Tuy nhiên sứa biển không nằm trong danh sách để thẩm định thiệt hại theo quyết định của 1880 của chính quyền cộng sản VN.
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà cho biết là họ đã biết rõ tình trạng đang xảy ra, nhưng xã không làm gì được, vì đây là chủ trương của tỉnh và trung ương. Xã không có thẩm quyền để giải quyết.
Việc đùn đẩy từ xã qua huyện, rồi đến trung ương, rồi từ trung ương xuống lại huyện và xã tiếp tục làm cho cuộc sống người dân khổ sở. Người dân Lộc Hà đã nhiều lần xuống đường biểu tình vì không còn đường sống. Mới đây nhất vào ngày 3 tháng 4, hơn 7000 người dân huyện Lộc Hà đã kéo đến trước Uỷ ban nhân dân huyện biểu tình đòi công lý.
Tường Thắng / SBTN

Lộc Hà: Thế lực bạo quyền không thể dập tắt được sức mạnh lòng dân

CTM Media tổng hợp


Hơn 5.000 người biểu tình vây chiếm UBND Lộc Hà
Image result for Hơn 5.000 người biểu tình vây chiếm UBND Lộc Hà
HÀ TĨNH (CTM Media) – Sau khi xảy ra vụ công an nổ súng hành hung những bạn FB trẻ đêm 2/4 hôm qua, hàng ngàn người dân huyện Lộc Hà sáng nay 3/4/2017, đã biến cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải ô nhiễm môi trường cộng thêm phản đối công an đánh người vô cớ và nổ sung bừa bãi.
Khoảng 5.000 người biểu tình đã tuần hành kéo đến trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tràn vào bên trong trong chiếm giữ trụ sở Ủy Ban. UBND huyện phải nghỉ làm việc, các lãnh đạo huyện né trốn người dân yêu cầu Chủ tịch UBND phải ra tiếp đón và làm việc với bà con. Chính quyền mang xe phá sóng đến cắt đứt mọi liên lạc của người biểu tình, đồng thời cho lực lượng an ninh tăng cường bao vậy bên ngoài, gây thêm căng thẳng.
Tuy vậy, một số Facebook trẻ làm truyền thông đã trực tiếp livestream cuộc biểu tình ngay khi khởi hành đến những diễn biến bên trong UBND huyện, tạo lợi thế cho người dân biểu tình vì khắp nơi có thể theo dõi trực tiếp diễn biến tại nơi biểu tình.
Theo tin tường thuật từ Nguyễn Thiện Nhân (VNTB), thì kế hoạch dự tính biểu tình vào ngày 3/4/2017 ban đầu của người dân 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim thuôc huyện Lộc Ha là để phản đối Formosa xả thải ô nhiễm môi trường, đẩy cuộc sống của người dân vào đường cùng và yêu cầu chi trả tiền đền bù cho dân, cũng như phản đối cán bộ lãnh đạo lừa dối dân.

Nhưng vào tối hôm trước, 2/4, khi một số bạn trẻ, trong đó có FB Bạch Hồng Quyền và FB Hoàng Đức Bình, làm truyền thông “lề dân”, còn gọi là “phóng viên vỉa hè”, trọ gần nhà thờ giáo xứ Trung Nghĩa thuộc xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, trong lúc uống nước ở quán One Coffee thì bỗng nhiên có những công an thường phục vào quán gây sự, anh Bình thấy vậy lấy xe máy bỏ về liền bị an ninh chặn lại. Khi anh Bình hỏi “Lý do gì mà anh chặn xe tôi?”, công an an ninh ngang ngược đáp một cách thô lỗ: “Tao thích thì tao chặn đấy, mày làm gì được tao?”, và còn thách dọa “Tao thách thằng nào quay, tao đập”. Trong lúc hai bên tranh cãi, anh Bình lên xe máy phóng đi, công an rút súng bắn chỉ thiên. Nghe tiếng sung, anh Bình chạy xe đến giáo xứ Trung Nghĩa kêu cứu. Những người chứng kiến xác định kẻ nổ súng tên Giáp, trưởng Công an xã Thạch Bằng.

Khi giáo dân kéo đến hỗ trợ, tranh cãi xảy ra giữa dân và phía công an thường phục, một người dân tên Tuấn bị chém đổ máu ở tay, người chém được xác định là người thân của Trưởng công an xã. Có 2 bạn bị công an dùng giày đánh, một người thương tích nhẹ ở đầu chảy máu. Tức giận vì bị công an gây sự đánh người vô cớ, hàng ngàn người kéo đến trước UBND xã Thạch Bằng ngay trong đêm để phản đối công an đánh người vô cớ và nổ sung bừa bãi. Sau đó tất cả ra về.
Ban đầu dự tính biểu tình liên quan thảm họa môi trường Formosa. Sau khi công an đánh dân, nổ súng đe dọa và một người dân bị chém thương tích, những người chuẩn bị biểu tình đã thay đổi mục đích, nói chính xác hơn là họ đã thêm một nội dung trong mục đích biểu tình, họ đi in băng ron, biểu ngữ trong đêm có nội dung phản đối công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân.
Sáng nay khoảng hơn 5.000 người dân ở 2 xã Thạch bằng và Thạch Kim đã xuống đường tuần hành đến UBND huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh trong sự bức xúc tột độ. Chưa bao giờ khẩu hiệu thẳng thừng, đanh thép và thể hiện sự bức xúc tột độ như lần biểu tình này. Những biểu ngữ dài được căng lên với những nội dung sau:
– Vì Formosa mà đẩy dân vào đường cùng
– Khạc tiền ra cho dân mau!
– Lẽ nào vì Formosa mà giết dân thật sao?
– Phản đối công an Lộc Hà đánh dân trọng thương!
– Phản đối công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân!
– Thằng lãnh đạo lừa dân mua cá chết đâu rồi?
Khi người biểu tình vào bên trong cánh cổng UBND, một số an ninh thường phục đứng trên lầu quay phim. Nhưng sau đó, nhiều người biểu tình đã lên được lầu 1 và lầu 2 của UBND căng biểu ngữ thì an ninh thường phục không còn đứng quay lộ liễu nữa.
Bà con dùng loa yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà phải ra đón tiếp và làm việc với dân, tuy nhiên ông Chủ tịch không xuất hiện Phía chính đề nghị đối thoại lần lượt với từng tốp người nhưng người dân không chấp nhận vì cho rằng đó là âm mưu xé lẻ, chia cắt họ.

Trong trạng thái tinh thần sôi sục, người dân lần lượt phát lên những yêu cầu như đã in trong biểu ngữ, kèm theo đó là lời hát bài “trả lại cho dân” vang lên giữa UBND huyện Lộc Hà. Họ như có vẻ không còn tin chính quyền, thay vào đó là sự áp lực để yêu cầu chính quyền trả lại cho họ quyền chính đáng của người dân.
Trong cuộc biểu tình này, có sự đồng hành của các Linh mục để nâng đỡ tinh thần cho giáo dân và sẵn sàng làm trung gian nếu chính quyền muốn hòa giải.

Có hàng trăm công an bủa vây bên ngoài, đầu giờ chiều vẫn còn những chiếc xe đặc chủng của CSCĐ chạy về hướng biểu tình. Tuy nhiên người biểu tình đã bắt được 2 kẻ của lực lượng công an mặc thường phục lén ném đá để gây rối nhằm lấy cớ đàn áp, những tên ném đá giấu tay này đã bị người dân tức giận đánh. Nhận thấy tinh thần giáo dân bất khuất và đầy quyết tâm, đích thân Chủ tịch tỉnh đã chủ động tìm đến các Linh mục thương lượng để yêu cầu bà con ra về, đồng thời phía quân đội cũng xuất hiện phối hợp với công an đến xin được đưa 2 tên an ninh ném đá bị đánh để đưa đi cấp cứu.

Linh mục quản xứ Nguyễn Công Bình đã viết thư tay yêu cầu giáo dân ra về, vì chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh có đến nhà nhờ và hứa “có gì tỉnh sẽ giải quyết sau”. Vâng lời linh mục quản xứ, đến khoảng 15h00 cuộc biểu tình kết thúc trong ôn hòa sau khi phía chính quyền hứa xem xét giải quyết.
 
JPEG - 35.2 kb
Ảnh: FB Thao Teresa

Đại Tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám Đốc Công An Nghệ An

Giám đốc Nguyễn Hữu Cầu “bị trọng thương”
hay Công an Nghệ An tạo hiện trường giả? (*)

(VNTB) – Cuộc xung đột giữa chính quyền với nhân dân và người Công giáo ở Việt Nam, nếu không còn lối thoát nào khác, sẽ tiến vào một chương đen tối và khôn lường biến cố.
***
Ngày lễ máu” – tuyên truyền đen
14 tháng Hai năm 2017, đúng vào “ngày lễ máu” khi có đến vài chục giáo dân bị công an Nghệ An dùng dùi cui và lựu đạn cay để đàn áp cuộc tuần hành khiếu kiện Formosa, của bà con, một trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo giáo dân ném đá trọng thương giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán.
Ngay sau đó, hàng loạt trang dư luận viên đã lấy lại tin này và còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”… Rốt cuộc, 21 người tuần hành đã bị công an Nghệ An bắt, rất nhiều người khác bị công an đánh đập đến thảm thương. Cuộc tuần hành tạm ngừng.
Rất nhiều giáo dân bị công an Nghệ An đánh đập dã man

Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh.
“Tuyên truyền đen” của chế độ, một lần nữa, đã đen đúa đến thế.
Cho đến nay, điều quái lạ là Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn không hề xuất hiện để công luận được chứng kiến ông bị “ném đá đến trọng thương” như thế nào.
Chỉ với một bằng chứng về “tuyên truyền đen” như trên, toàn bộ tuyên giáo của bộ máy công an và chính quyền Nghệ An về “âm mưu bạo loạn của giáo dân” đã đổ sông đổ biển.
Sau cuộc đàn áp dã man giáo dân, một số nhân chứng đã đứng ra tố cáo về nhiều nhân viên an ninh đã trà trộn vào đoàn tuần hành khiếu kiện và đã ném đá vào lực lượng sắc phục, tạo cớ cho lực lượng này xông vào trấn áp đoàn tuần hành.
Nhiều giáo dân khác cũng lên tiếng tố cáo về việc công an Nghệ An đã dựng hiện trường giả với một chiếc xe bị đá ném vỡ loác choác cùng hàng trăm cục đá lổn nhổn xung quanh.
Trong khi đó, lựu đạn cay và dùi cui để dẹp biểu tình là hai chi tiết hoàn toàn không được báo Nghệ An nhắc tới trong bản tin ngày 15/2. Còn giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn… biến mất.

Thẳng tay đối đầu
Gần một năm đã vụt qua từ ngày đầu tiên cá chết nổi trắng biển 4 tỉnh miền Trung. Nhưng cho tới nay thì đã rõ: thay vì đối thoại và làm tối thiểu vài động tác bồi thường thỏa đáng, chính quyền trung ương và địa phương đã thẳng tay đối đầu với dân, với nạn nhân môi trường.
Và với người Công giáo.
Từ trước tết nguyên đán 2017, nhiều bài viết trên mạng xã hội (chứ không phải trên báo nhà nước bị cấm khẩu) đã trần thuật chua chát về một cái tết lạnh lẽo và hết sức thiếu thốn của các gia đình ngư dân miền Trung. Kể từ ngày xảy ra hậu quả xả thải ra biển của Formosa, nhiều gia đình ngư dân đã phải ly hương vào Nam tìm kế sinh nhai. Những người còn lại ở quê hầu như đều rơi vào cảnh thất nghiệp.
Cũng đã rõ là không thể tin lời Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng của một chính phủ đang được xem là “kiến tạo – liêm chính – hành động”. Tháng Tám năm ngoái, ông Phúc hứa chắc như đỉnh đóng cột rằng đến tháng Chín năm 2017 sẽ bồi thường thỏa đáng và bồi thường hết cho dân. Nhưng sang tháng Chín vẫn chẳng thấy món bồi thường nào. Mãi đến tháng Mười Một, Mười Hai, các chính quyền địa phương mới bắt đầu bồi thường nhỏ giọt.
Nhưng làm thế nào để ngư dân sống sót với giá trị bồi thường chỉ đủ cho từ 3- 6 tháng? Sau đó họ biết làm gì với biển chết và lòng người cũng dần chết? Rõ là chính quyền trung ương và địa phương đã hoàn toàn không hề đoái hoài đến cái chết ấy, nếu không nói là ngược lại.
Sự ngược ngạo bắt đầu bằng việc chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bí mật thỏa thuận với Formosa khoản bồi thường 500 triệu USD mà chẳng nêu ra một cơ sở nào đủ thuyết phục. Sau cái chuyện đã rồi ấy mà tưởng như có thể khiến người dân thỏa mãn, đến lượt các chính quyền địa phương miền Trung lại tìm cách câu kéo tiền bồi thường, chưa kể những dấu hiệu về gạo “hỗ trợ” cho dân bị mốc xanh mà gà vịt còn không ăn được…
Bây giờ thì trái ngược với thái độ ban ơn mưa móc của giới quan chức chính phủ, con số 500 triệu USD mà Formosa “thỏa thuận ngầm” với chính phủ để bồi thường cho Việt Nam đã không thể khiến nguôi ngoai làm sóng phẫn nộ của người dân.
Sau cá chết là người chết. Bóng đen tử thần đang lảng vảng nơi vùng biển sẫm màu. Cái chết lại đang lừng lững xô tới hệt những con sóng thần bứt lên từ cơn động kinh khởi phát từ đáy sâu chế độ.

Một chương đen tối
Não trạng xem Công giáo như một loại “kẻ thù”, hoặc gần như thế, được tích tụ từ cuộc xung đột giữa Cộng sản và Công giáo hơn nửa thế kỷ trước, vẫn còn nặng nề trong đầu giới quan chức chính quyền và công an trị. Từ ngày vụ biểu tình chống Formosa nổ ra, nhiều lần giới dư luận viên của đảng lại tung ra những bài viết với những đoạn trích dẫn giống hệt văn phong báo cáo nội bộ với văn phong mạt sát người Công giáo và đánh giá Công giáo là mối họa khủng khiếp của chế độ.

Đã từ quá lâu, não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của nhiều quan chức công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.

Sau sáu chục năm tạm yên ả, mồi lửa Công giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế độ. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “công giáo – cộng sản” có nguy cơ tái hiện, tiếng la hét bạc lòng chới với của dân tình giữa hai làn đạn…
Những phản ứng chính đáng và mãnh liệt của giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên, Đông Yên ở Nghệ An đối với chính quyền mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của giới quan chức thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch.

“Ngày lễ máu” 14 tháng Hai năm nay. Súng đã nổ và máu đã đổ. Thay vì bồi thường thỏa đáng ngay từ đầu và đóng cửa nhà máy Formosa, quyền lực và lợi ích chính quyền đã được đặt lên trên tất cả
Ngư dân – giáo dân đã sắp đến đường cùng tuyệt diệt!
Cuộc xung đột giữa chính quyền với nhân dân và người Công giáo ở Việt Nam, nếu không còn lối thoát nào khác, sẽ tiến vào một chương đen tối và khôn lường biến cố.

Phạm Chí Dũng – Việt Nam Thời Báo – http://www.ijavn.org/2017/02/vntb-giam-oc-nguyen-huu-cau-bi-trong.html
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link