Friday, July 27, 2012

LM. Phan Văn Lợi nhận định về chính sách ngăn chặn biểu tình của CSVN

 

Xin phổ biến  Youtube CTM:

 

LM. Phan Văn Lợi nhận định về chính sách ngăn chặn biểu tình của CSVN

 

do Nguyễn Vũ thực hiện

 

http://youtu.be/-edDmCs9yD8

 

N.Huy

-----

Linh mục Phan Văn Lợi: "Không một chính quyền nào trên thế giới mà lại dại dột ngăn chặn người dân đi biểu tình chống ngoại xâm.

 

Bởi vì khi người dân bày tỏ thái độ chống ngoại xâm, đó là một đàng họ biểu lộ lòng yêu nước, một đàng họ hỗ trợ nhà cầm quyền.

 

Và nhà cầm quyền có thể dựa vào đó để tăng thêm thêm sức mạnh để đương đầu với  những kẻ ngoại thù. Chỉ riêng nhà cầm quyền CSVN vốn là những kẻ mà trong thực chất đã trở thành những thái thú của Tàu..."

 

120725 Chính sách ngăn chặn biểu tình - Nhận đị...

By radiochantroimoi1 video

1.      

Watch

Điều gì sẽ xảy ra khi nước mất ?? Canhco

by Huong Hoa Lai on Friday, July 27, 2012 at 8:41am ·

Điều gì sẽ xảy ra khi nước mất?

Sun, 07/22/2012 - 08:28 — canhco

 

Một người bạn gọi điện thoại nửa đùa nửa thật hỏi tôi: “tàu đổ bộ Trung Quốc vào tới Trường Sa rồi, có chuẩn bị gì chưa?”  

 

Tôi hỏi lại “chuẩn bị gì?”  “Ôi giời, thì chạy hay làm gì đấy trước khi nước mất chứ chuẩn bị gì?”

 

 Tôi hỏi “thế còn bên đó”, ngưng một lát …“vượt biên!”

 

 

 

Chuyện đùa lúc nửa đêm làm tôi mất ngủ cả nửa đêm còn lại.

 

Câu hỏi của bạn làm tôi trăn trở.

 

Những ngày cuối cùng của năm 1975 vẫn còn lảng vảng đâu đó trong đầu tôi. Tiếng súng nổ, tiếng người la khóc trên con đường ngang trước cửa nhà đã làm cả gia đình bấn loạn.

 

Tôi ôm lấy đứa con lúc ấy vừa thôi nôi ngồi yên trên giường không biết làm gì. Mọi suy nghĩ như đặc lại trong đầu.

 

Tôi bó gối chờ đợi những gì sẽ xảy ra cho cả nhà. May mắn là nhà tôi không ai bị giết cũng không ai bị bắt bớ tù đày vì cả nhà đều là giáo viên. Cuộc đổi đời tuy vậy vẫn vất vả và nhìn đâu cũng thấy tai ương rình rập.

 

“Tàu đổ bộ Trung Quốc vào tới Trường Sa rồi..” là biến cố cuối của một chuỗi sự kiện mà Trung Quốc gây ra trong thời gian gần đây.

 

 Đối với tôi nó giống như những ngày cuối cùng của Ban Mê Thuột khi từng đoàn người rách rưới, máu me chạy nạn về Nha Trang. “Tàu đổ bộ” đối với tôi có cái âm vang ám ảnh của một cuộc chiến tranh và giặc đã tới trước cửa nhà.

 

Tôi tự nhắc lại câu hỏi, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì mình làm gì?

 

Không phải là người hiểu biết về quân sự nhưng thử tưởng tượng xem Trung Quốc có chịu để Việt Nam yên trong bờ để bộ đội có cơ hội bắn tên lửa, điều động không quân tấn công lại các đơn vị của họ trên các vùng biển mà họ mang quân vào Việt Nam hay không?

 

Kinh nghiệm cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam sẽ giúp họ tấn công toàn bộ các khu vực cao điểm biên giới phía Bắc và đồng thời tình báo các trọng điểm Tây nguyên sẽ hướng dẫn đội quân thứ ba tiến vào xương sống của Việt Nam như ngày xưa bộ đội tiến công chiếm lĩnh Ban Mê Thuột.

 

Bao nhiêu ngày thì mất nước?

 

12 ngày. Như 12 ngày đêm đế quốc Mỹ oanh kích Hà Nội. Nhưng 12 ngày đêm thuở xưa dân chúng và bộ đội dù có đau đớn, tổn thất đến đâu rồi cũng giữ vững được bờ cõi, nhưng lần này thì nước mất nhà tan là chắc chắn bởi giặc ngoài thì ít mà thù trong thì nhiều.

 

Sau 12 ngày tàn khốc, Việt Nam sẽ là một Hiroshima thứ hai. Lần này thì kịch bản khác với Hiroshima vì cuộc chiến tranh này của Trung Quốc gây ra mang tên xâm lược. Sau 12 ngày đêm ấy có thể Mỹ sẽ lên tiếng đòi Trung Quốc rút lui và rồi sau vài tháng đôi co, cuối cùng thì chúng rút lui thật. 

 

Tuy nhiên sau khi rút lui, Việt Nam chính thức trở thành một huyện của Trung Quốc với các đặc thù mà Tân Cương và Tây Tạng đang có.

 

Bộ sậu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay gì gì ...đều biến mất.

 

Một thể chế khác thành hình với những khuôn mặt cũ và vị trí mới. Chủ tịch khu tự trị Hà Nội sẽ là Nguyễn Thế Thảo. Chủ tịch khu tự trị hai của Sài Gòn sẽ là Nguyễn Văn Đua.

 

 Các tỉnh thành khác sẽ được phân bổ các thái thú mà trước đây từng ủng hộ chính sách hòa hoãn với Trung Quốc. Phần thưởng này chia đều cho ba miền và cho phép những thành phần này có sức mạnh tuyệt đối, nhiều hơn khi chưa mất nước.

 

Bức tranh cả nước ảm đạm ra sao thì không cần tưởng tượng cũng biết. Những phiên chợ không hàng hóa, những nhà trường không học sinh, nhà thờ chùa chiền đóng cửa, bệnh viện không thuốc men...hình ảnh của những ngày sau 30 tháng Tư lập lại nhưng bi thảm hơn. Cả nước tiếp tục cầm cuốc ra đồng và bài ca lao động hợp tác xã lại cất lên trên các loa phường khắp nước.

 

Kịch bản này không thề khác hơn nếu Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam.

 

Kịch bản này cũng sẽ rất giống cuộc vượt biên vĩ đại của cả dân tộc. Tuy nhiên lần này người vượt biên sẽ không gặp thảm cảnh và sự bắt bớ như sau năm 1975. Ngoại trừ chọn con đường đi bộ sang Campuchia thay vì làm thuyền nhân khi dùng đường biển.

 

Hun Sen sẽ ra lệnh bắt giữ không sót người Việt nào vượt biên sang đất nước của y. Bài học của hơn 20 người Tân Cương bị y trả về Trung Quốc cho thấy Hun Sen không từ thủ đoạn nào miễn là kiếm được tiền và lòng tin của mẫu quốc.

 

Với y khi không còn dựa được vào Việt Nam thì thái độ nào cũng được y chấp nhận kể cả bán đứng Việt Nam như bài học ASEAN vừa rồi.

 

Vậy ai là người có khả năng vượt biên trong những ngày đầu tiên?

 

Xin thưa: Các đại gia, tham ô gia, cán bộ gia, đại biểu quốc hội và các trí thức trước nay chưa bao giờ mở miệng chống Trung Quốc hay những bất công thối nát trong lòng chế độ.

 

Sự ra đi của họ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Với các đại gia thì lý do quá rõ, họ không thể bị Trung Quốc cho đi cải tạo vì giàu và sau khi cải tạo thì tài sản vào tay đám quan lại mới.

 

 Tài sản ở nước ngoài của các đại gia này có thề khiến cho họ tiếp tục sống trọn cuộc đời vương giả nơi xứ người vậy thì dại gì không vượt biên?

 

Mà có thể phương tiện vượt biên của bọn người này sẽ là phi cơ các loại, kể cả phi cơ riêng.

 

 Thế là Việt Nam lại có hình thức vượt biên mới: thay vì ô đi ghe, ô đi bộ bây giờ là ô đi phi!

 

Tham ô gia và cán bộ gia là cách gọi bọn ăn bẩn bao gồn cả những phần tử trong và ngoài đảng. Bọn này tiền đẩy túi, đất bao la, gia tài chìm nổi khó kể xiết. Những gia đình này sẽ âm thầm mua tàu vượt biên còn số phận của họ ra sao khi tới các nước tự do sẽ không ai đoán ra được.

 

Các đại biểu Quốc hội số lớn nằm trong tham ô gia và cán bộ gia rồi nhưng số còn lại tuy không là gia nhưng lại sợ nhân dân trả thù nên phải ra đi. Trả thù vì chính những người này khi nhận chức vụ đại biểu Quốc hội nhưng lại làm đại biểu cho nhà nước tức cho những kẻ quyền bính hại dân, đã hèn nhát im lặng không thực hiện điều mà người dân giao phó. Vượt biên là cách tốt nhất để thế giới quên những gì mà họ đã làm.

 

Tình trạng này không khác chi các dân biểu nghị sĩ thời xưa khi Quân đội Nhân dân tiến vào Sài Gòn.

 

Nhưng tại sao trí thức lại vượt biên?

 

Không phải vì họ yêu nước đâu, họ sợ chế độ mới không trọng dụng họ. Khi nước sắp mất, nhà sắp tan họ vẫn dửng dưng đóng cửa làm thinh coi như họ không phải là người Việt Nam.

 

Thay vì đóng góp tiếng nói cho chính quyền mở mắt ra, họ lại a dua bằng cách im lặng. Họ cương quyết không chịu mất ghế trong hệ thống mặc dù họ không làm gì cả nhưng vẫn được lãnh lương và được người dân gọi là tiến sĩ này giáo sư nọ.

 

Họ là những mảnh bằng biết đi, biết hưởng thụ nhưng hoàn toàn không biết gì đến vận mệnh đất nước.  Họ vượt biên với hy vọng ở trên xứ người không ai truy vấn các hành vi hèn nhát của họ và tiếp tục ăn học để kiếm mảnh bằng mới lập lại vòng quay mới và lần này họ tự do không phải lo sợ về hai từ “yêu nước”.

 

Còn chúng tôi, nhưng người không có khả năng vượt biên, không có khả năng chạy trốn thì sao?

 

Muốn biết lắm nên tôi vào google đánh hai từ: Tân Cương, Tây Tạng. Lập tức hàng triệu thông tin cho thấy người dân hai mảnh đất này vẫn tiếp tục chống Trung Quốc bằng máu xương của họ, những người bị bách hại bởi đám người Hán hung tàn.

Tôi chợt nghĩ đến một kịch bản khác mà rùng mình: Nếu Trung Quốc muốn tiêu diệt Việt Nam bằng hình thức Pol Pot như tại Campuchia thì sao?

 

Nghĩ sơ qua thôi cũng đủ thấy muốn chết trước! 

 

 

Võ Khí Kinh Tế

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa,

RFA Ngày 120725

Những Sợi Thòng Lọng Bọc Nhung  

 

* AFP photo - Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chụp hôm 29/6/2012, ảnh minh họa *

 

 

 

Tại Thượng đỉnh vừa qua của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN, các nước đã không đạt được thống nhất để có một bản thông cáo chung. Đây là lần đầu tiên mà sự kiện như vậy xảy ra từ khi tổ chức này được thành lập 45 năm về trước.

 

Giới quan sát quốc tế nói đến một lý do của tình trạng này là sự ngần ngại của Cam Bốt là nước đăng cai tổ chức, do Chính quyền Trung Quốc dùng áp lực kinh tế để gây chia rẽ trong nội bộ của ASEAN. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những đòn bẩy kinh tế nhắm vào các mục tiêu ngoại giao.

 

Sức Ép từ Trung Quốc

 

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trung Quốc đã viện trợ cho Cam Bốt đến 10 tỷ Mỹ kim và năm ngoái thì đầu tư trực tiếp vào xứ này một kim ngạch cao gấp mười số đầu tư của Hoa Kỳ. Giới quan sát quốc tế cho rằng đấy là đòn bẩy kinh tế đã khiến Cam Bốt gây trở ngại cho việc 10 quốc gia Đông Nam Á thống nhất được quan điểm về cách ứng xử ở ngoài Đông Hải trước sự bành trướng của Trung Quốc. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ tìm hiểu về loại áp lực đó.

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là trong quan hệ giữa các nước với nhau, kinh tế có giữ một vai trò quan trọng và có thể chi phối khía cạnh ngoại giao hay an ninh. Nhưng nếu các nước dân chủ phải tôn trọng quy luật thị trường và chỉ dùng viện trợ làm phương tiện tác động tích cực về mặt ngoại giao thì các nước độc tài lại có thể dùng đòn bẩy kinh tế để gây áp lực tiêu cực hầu đạt mục tiêu của họ.

 

Trung Quốc là một nước độc tài đã nhiều lần dùng sức ép đó với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây là lãnh đạo các nước phải ý thức được sự kiện này hầu tránh được hoàn cảnh bất lợi là để Trung Quốc tròng được cái dây thòng lọng kinh tế vào cuống họng mình.

 

- Một cách rộng lớn, người ta có thấy Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Tự do Mậu dịch với hiệp hội ASEAN từ 10 năm trước là năm 2002 cũng tại thủ đô Phnom Penh. Hiệp định mở ra một khu vực tự do thương mại với thuế quan rất thấp giữa 11 nước với nhau kể từ đầu năm 2010.

 

 Nhưng bên trong thì họ tiến hành chiến lược tôi gọi là "bẻ đũa từng chiếc" để tranh thủ từng nước riêng khiến Hiệp hội ASEAN khó có một quan điểm hay đối sách thống nhất với Bắc Kinh.

 

Vũ Hoàng: Như vậy, chúng ta có thể khởi đi từ sợi dây thòng lọng này của Trung Quốc và trước tiên là chuyện Cam Bốt như người ta đã có thể thấy hôm 12 vừa qua.

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về lịch sử thì ta đều biết hoàn cảnh cầm quyền của đương kim Thủ tướng Cam Bốt, ông Hun Sen, một người lãnh đạo lâu nhất của các nước Đông Nam Á kể từ 25 năm nay. Hoàn cảnh cầm quyền lúc đó của ông ta là do sự yểm trợ của lãnh đạo Hà Nội.

 

- Nhưng sự tình có thay đổi kể từ Tháng Bảy năm 1997 là khi Hun Sen tiến hành đảo chính để lật đổ đồng thủ tướng thời ấy là Norodom Ranariddh khiến ông này phải lưu vong qua Thái Lan.

 

Khi theo dõi tình hình kinh tế xứ này thì mình cũng thấy ra là ngay sau đó, giới đầu tư Đài Loan bị đẩy ra ngoài và Trung Quốc tiến sâu vào mặt trận kinh tế để có ảnh hưởng mạnh về chính trị.

 

Khi ấy, xứ Cam Bốt hết còn quan hệ khắng khít với Việt Nam như trước mà nhiều người ít để ý.

 

- Cũng vì không để ý nên ít người thấy Bắc Kinh viện trợ khá nhiều cho chính quyền Phnom Penh khiến Cam Bốt có lập trường hết còn thống nhất với các nước trong Ủy ban Mekong ở dưới hạ nguồn của con sông.

 

 Dự án viện trợ hai triệu Mỹ kim để xây dựng Dinh Hòa Bình ở Phnom Penh, là nơi có Thượng đỉnh ASEAN vừa qua, đã khởi sự từ thời ấy rồi.

 

- Tình hình cũng đã có xoay chuyển tương tự ở tại Lào, khi mà lãnh đạo xứ này có lập trường ngày càng khác biệt với Hà Nội. Một thí dụ nóng hổi là đập thủy điện Xayaburi được Lào thực hiện để bán điện cho Thái và gây mâu thuẫn quan điểm với Cam Bốt và Việt Nam. Nghĩa là các nước có quyền lợi sinh tử với sông Mekong do Trung Quốc kiểm soát trên thượng nguồn đã hết thống nhất về nhận thức và ý chí sinh tồn với nhau.

 


Trung Quốc là một nước độc tài đã nhiều lần dùng sức ép đó với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây là lãnh đạo các nước phải ý thức được sự kiện này hầu tránh được cái dây thòng lọng kinh tế vào cuống họng mình.

Nguyễn-Xuân Nghĩa

 

- Một thí dụ đầy ý nghĩa là việc các nước muốn tổ chức sinh hoạt chào mừng hiệp định hợp tác Tiểu vùng Mekong vào Tháng Tư năm 1995 bằng một con thuyền di chuyển từ Thái Lan qua Việt Nam. Thế rồi con thuyền này mắc cạn vì trên thượng nguồn Trung Quốc đã ngăn nước để đưa vào đập Mạn Loan của họ ở Vân Nam!

 

 Chuyện nước nôi trên thượng nguồn là một vấn đề sinh tử cho cả tỷ người Á châu ở dưới hạ nguồn, từ Ấn Độ qua Việt Nam mà có thể là chúng ta sẽ đề cập tới trong một kỳ khác.

 

Không chỉ các nước ĐNÁ  

 

000_Hkg7578969-250.jpg

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa (T) nói chuyện với Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong (P) trong một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao nước ngoài tại Phnom Penh vào ngày 19 tháng 7 năm 2012. AFP photo   


Vũ Hoàng: Như ông trình bầy thì những sự việc ngày nay có mầm mống sâu xa từ hơn chục năm trước mà dư luận không mấy để ý?

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có lẽ như vậy nên dư luận chẳng để ý là đầu Tháng Bảy năm 1996, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội Tám thì Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc khi đó đã qua tham dự với một phái đoàn hùng hậu của 150 doanh gia Trung Quốc, tất nhiên là cán bộ của hệ thống kinh tế nhà nước. Họ đi khắp nơi để gọi là phát triển dự án đầu tư mà thực sự là tung tiền ảnh hưởng tới cơ cấu đảng ngay từ cấp cơ sở ở dưới với kết quả đang thấy ngày nay.

 

- Tôi e là Việt Nam đã thực tế rơi vào quỹ đạo Trung Quốc kể từ đó sau khi tái lập bang giao với Bắc Kinh và coi ý thức hệ cộng sản là tư tưởng chỉ đạo cho quan hệ giữa hai nước. Sợi dây thòng lọng được lồng từ đó rồi và ngày càng siết chặt hơn do tánh tham của các đảng viên khiến kinh tế Việt Nam ngày nay lệ thuộc quá nặng vào Trung Quốc.

 

Vũ Hoàng: Đấy là những gì xảy ra tại các quốc gia lân bang với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, như Việt, Miên, Lào, Thái và Miến Điện. Hình như là chuyện ấy cũng xảy ra với các nước ở xa hơn, thí dụ điển hình là Philippines. Có phải như vậy không?

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta không nên quên là vào năm 2004. Bắc Kinh đề nghị các nước có tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo ngoài khơi Đông Hải là hãy tạm gác mâu thuẫn qua một bên để cùng nhau hợp tác thăm dò tài nguyên năng lượng nằm ở dưới. Chính quyền của bà Gloria Macapagal-Aroyo đã đồng ý khiến Hà Nội cũng ngả theo mà rốt cuộc việc hợp tác chẳng đi tới đâu, cho tới quyết định gần đây của Bắc Kinh là nâng cấp hành chính cho thành phố Tam Sa và đòi mở ra chín lô thăm dò dầu khí ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.

 

- Một thí dụ gần đây hơn là chuyện trái chuối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines. Tháng Năm vừa rồi, tranh chấp bùng nổ giữa hai nước về Bãi cạn Scarborough nằm gần Vịnh Subic của Phi khi ngư phủ Philippines bắt giữ ngư phủ Trung Quốc hoặc người Trung Quốc thủ vai ngư phủ và xâm phạm vào vùng chủ quyền của Phi.

 

- Giữa khung cảnh căng thẳng ấy, hôm mùng chín Tháng Năm, Bắc Kinh bỗng tri hô rằng chuối của Philippines thiếu tiêu chuẩn vệ sinh nên phải chịu chế độ cách ly. Philippines xuất khẩu chuối nhiều nhất là qua Nhật, năm ngoái thu về 75 triệu đô la, kế tiếp là qua Trung Quốc, một thị trường có sức tăng trưởng rất nhanh. Khi quyết định tạm ngưng nhập khẩu chuối - tức là sẽ để cho hư thối - Bắc Kinh gây áp lực về nhiều mặt cho Chính quyền Manila. Thứ nhất là mất một nguồn thu về ngoại tệ, thứ nhì là gây khó khăn cho hai chục vạn nông dân trồng chuối khiến họ phàn nàn chính quyền. Nó cũng tương tự như động thái của Trung Quốc khi ảnh hưởng vào các doanh gia người Phi gốc Hoa dưới chính quyền khá tham nhũng của Tổng thống Macapagal-Arroyo.

 

Vũ Hoàng: Hình như Trung Quốc không chỉ gây áp lực kinh tế với các nước Đông Nam Á mà còn sử dụng đòn bẩy đó với nhiều nước khác, thưa ông có phải như vậy không?

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng vậy và thí dụ nổi bật là với cả Nhật Bản vào năm kia.

 

- Tháng Chín năm 2010, Bắc Kinh quyết định ngưng xuất khẩu các kim loại cần thiết cho công nghiệp mà người ta gọi là "đất hiếm" chỉ vì tuần duyên Nhật Bản đã bắt giữ một ngư thuyền Trung Quốc gần đảo Senkaku mà Trung Quốc nhận là của mình với tên gọi là Điếu Ngư Đài. Lý do chính thức là vì họ cạn nguồn đất hiếm và phải tính lại giá bán cho cao hơn mặc dù họ vẫn xuất khẩu qua nhiều xứ khác, kể cả Hong Kong và Singapore. Lý do thực tế vẫn là để gây sức ép với Nhật Bản và sau này với cả Hoa Kỳ và Âu Châu.

 

- Với Âu Châu, ta cũng không quên rằng năm 2010 đó, Ủy ban Nobel ở xứ Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, một nhà báo bất đồng chính kiến và đang bị cầm tù. Mặc dù Ủy ban Nobel là cơ chế hoàn toàn độc lập, Bắc Kinh vẫn gây áp lực với Chính quyền Na Uy bằng cách ngưng thương thuyết hiệp định tự do mậu dịch và hạn chế nhập khẩu cá hồi cũng vì lý do vệ sinh khiến số xuất khẩu của Na Uy bị sụt mất 60% trong năm sau dù số tiêu thụ của thị trường Trung Quốc đã tăng 30%.

 

- Nói chung, các nước độc tài và thiếu dân chủ thường hay dùng đòn bẩy kinh tế để gây sức ép chính trị. Một trường hợp tương tự là khi Liên bang Nga đơn phương quyết định ngưng cung cấp khí đốt cho Cộng hoà Ukraine hôm mùng một Tháng Giêng năm 2009. Quyết định này gây khó cho Chính quyền Ukraine và giúp cho phe thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovich trở lại cầm quyền. Quyết định này cũng gây phân hóa cho Âu Châu vì các nước, nhất là Đức, phải nhập khí đốt của Nga chuyển vận qua lãnh thổ Ukraine. Chính là các nước Âu Châu đã vì quyền lợi của mình mà gây thêm sức ép cho Ukraine.

 

Ứng xử ra sao?

 

image.jpg

Người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22-07-2012. AFP photo   

 

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, trong chương trình phát thanh cách đây hai tuần, ông có nói đến một "liên minh của sự sợ hãi" giữa các nước độc tài như Trung Quốc hay Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin. Qua những gì ông vừa trình bày thì các nước đó đâu có sợ hãi mà vẫn dám lấy quyết định táo tợn và đi ngược với quy luật trao đổi kinh tế tự do. Ông nghĩ sao về chuyện này?

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có vấn đề đầu tiên là đạo đức, dù sao vẫn là giá trị phổ cập mà đa số các nước trên thế giới đều muốn tôn trọng. Khi dùng sức ép kinh tế một cách ngang ngược như vậy thì các nước độc tài càng phơi bày bộ mặt thật và đấy là một điều thật ra vẫn bất lợi về ngoại giao. Thí dụ nóng hổi là lập trường của Nga và Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về nạn Syria tàn sát người dân.

 

- Chuyện thứ hai là đòn bẩy kinh tế đó thường chỉ công hiệu với các nước yếu thế và thiếu thống nhất với nhau. Nhưng nếu áp dụng mãi thì nó lại gây tác dụng ngược là khiến các nước nạn nhân càng dễ đoàn kết với nhau. Tôi xin được nêu một thí dụ là Sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng Mekong do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đề xướng năm 2009.

 

- Ai cũng có thể nghĩ rằng đấy là một phản đòn của Mỹ trước sự khuynh đảo của Trung Quốc. Nhưng nếu xét cho kỹ thì mình thấy rằng một xứ dân chủ có thể dùng biện pháp tích cực là viện trợ để thuyết phục các nước khác cùng chia sẻ một chủ trương ngoại giao có lợi chung. Nó khác hẳn lề thói ngang ngược của Bắc Kinh. Chính là điều ấy mới khiến lãnh đạo nhiều nước liên hệ phải xét lại quan điểm về lợi ích khi hợp tác với Bắc Kinh, một điển hình là sự chuyển hóa của Miến Điện qua chế độ dân chủ hơn mà thế giới đang chứng kiến.

 

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, trước hoàn cảnh đó thì các nước đang làm ăn với Trung Quốc nên hành xử như thế nào?

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta thấy tại các nước dân chủ có quyền tự do báo chí thì dư luận thường xuyên nêu vấn đề về quy cách ứng xử đáng chê trách của Trung Quốc. Một thí dụ là chương trình phát thanh này của chúng ta. Một thí dụ khác là khi dư luận được biết, họ có thể tự huy động thành sức mạnh gây áp lực với chính quyền và các doanh nghiệp có tính chất đồng lõa với Bắc Kinh. Ta không nên đánh giá thấp phản ứng này của quần chúng.

 

- Tại các nước thiếu dân chủ và không có tự do báo chí thì chính quyền thật sự đã bị Trung Quốc vận dụng để thực hiện những điều có hại cho quyền lợi quốc gia vì chẳng hạn như khi Bắc Kinh bẻ đũa từng chiếc thì chính mình đã bị bẻ gãy và sự thiếu đoàn kết đa phương càng khiến quốc gia bị lệ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Khi người dân Việt Nam biểu tình chống lại thái độ ngang ngược của Trung Quốc mà lại bị chính quyền Hà Nội cấm đoán thì lãnh đạo Việt Nam cho thấy quyền lợi của họ nằm ở đâu!

 

 

Tại các nước thiếu dân chủ và không có tự do báo chí thì chính quyền thật sự đã bị Trung Quốc vận dụng để thực hiện những điều có hại cho quyền lợi quốc gia ... 

Nguyễn-Xuân Nghĩa

 

- Tôi lại xin kết thúc bằng một ngụ ngôn trong cuốn Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Có ông phú hộ đó sợ bị trộm nên bao nhiêu của quý đều chất vào một cái rương, bên ngoài có khóa và đóng đai cho chặt. Khi kẻ trộm lẻn vào thì chỉ ôm lấy cái rương là lấy được hết và trên đường đào tẩu, hắn còn cám ơn cái khóa là không bị bung. Chính quyền độc tài đã khóa chặt người dân và trao cả cơ đồ cho ngoại bang. Vì vậy, muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia trước sức ép của ngoại bang thì người ta phải có dân chủ. Chính là nền dân chủ đã giúp Philippines có một chính quyền độc lập và tự tin hơn trước sức ép của Trung Quốc. Cũng vậy, ta sẽ thấy sự chuyển hóa tốt đẹp hơn cho xứ Miến Điện tiếp giáp với Trung Quốc nếu nền dân chủ sẽ được thực thi.

 

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Posted by Nguyễn Xuân Nghĩa at 9:27 PM No comments:   

 

Tuesday, July 24, 2012

Nghịch Lý Kinh Tế Trung Quốc

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa

 

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

 

Và trận đánh Mỹ-Hoa không tiếng nổ

 

 * Vã mồ hôi lạnh *

 

 

 

Trung Quốc có sản lượng kinh tế đứng hạng nhì thế giới, nhưng trong khoảng 200 quốc gia của địa cầu thì lợi tức đồng niên một người dân của họ chỉ ở cỡ trung bình, ngang hàng Namibia, Jamaica hay Macedonia. Dân nghèo nước mạnh?

 

Trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của danh mục Forbes 2012, Trung Quốc có 73 công ty, còn nhiều hơn Nhật Bản (68), mà hầu hết là các tập đoàn nhà nước. Trong 20 doanh nghiệp có mức lời cao nhất của danh mục, Trung Quốc có bốn đơn vị, toàn là ngân hàng - mà là ngân hàng của nhà nước, trong khi tư doanh Trung Quốc phá sản hàng loạt. Nước giàu dân mạt?

 

Trong ba năm mà kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm, từ 2009 đến 2011, tổng số tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc lên đến gần bốn ngàn tỷ Mỹ kim, 80% là trút vào các doanh nghiệp nhà nước. Cấp phát là một cách gọi về kế toán, trợ cấp là cách gọi về kinh tế, vì lãi suất tài trợ chỉ mấp mé số không. Nước chảy chỗ trũng?

 

Làm sao mà các ngân hàng của nhà nước - hiện kiểm soát 90% tài sản của hệ thống ngân hàng toàn quốc và tài trợ doanh nghiệp cũng của nhà nước với lãi suất cận âm nếu giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát - lại có mức lời cao như vậy?

 

Xin chào mừng sự kỳ diệu kinh tế của Trung Quốc!

 

Nhìn từ Hoa Kỳ trong một năm tranh cử, các dân biểu nghị sĩ rất nhịp nhàng than phiền Bắc Kinh can thiệp vào hệ thống hối đoái và duy trì hối suất quá thấp của đồng Nguyên để cạnh tranh bất chính. Và làm dân Mỹ thất nghiệp vì việc làm đã bị "xuất cảng" qua Tầu.

 

Lý luận chính trị đượm mùi kinh tế của sự mị dân!

 

Chỉ vì, trong 10 năm mà tỷ giá đồng Nguyên so với Mỹ kim được định quá thấp, từ 1991 đến năm 2000, thất nghiệp tại Hoa Kỳ có giảm liên tục: từ sáu, lên bảy rồi sụt tới 4%. Trong 10 năm sau đó, khi Bắc Kinh bị áp lực và phải nâng giá đồng bạc thì thất nghiệp tại Hoa Kỳ lại tăng vọt. Vì những nguyên nhân khác hơn là do hàng hóa quá rẻ của Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Mỹ. Hàng quá rẻ của Trung Quốc bán qua Mỹ khiến giới tiêu thụ dư tiền mua được nhiều thứ khác, kể cả hàng Mỹ, nghĩa là vẫn có lợi cho kinh tế Hoa Kỳ. Vua nước Sở mất cái cung, người nước Sở được lời?

 

Kết hợp sự kỳ diệu kinh tế của Trung Quốc với lý luận mị dân của chính khách Hoa Kỳ, người ta nên nhìn ra một thực tế đầy nghịch lý của kinh tế cũng là chính trị.

 

***

 

 

Lãnh đạo Trung Quốc không trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước ở nhà để tìm lợi thế ngoại thương, như bán hàng rẻ hơn "thực giá" vào các thị trường Âu-Mỹ. Lý do trợ cấp thuộc vào loại "có thực với vực được đạo": không trợ cấp thì cả triệu doanh nghiệp sẽ phá sản.

 

Mà hình thái trợ cấp không chỉ có lãi suất rẻ hay hối suất thấp.

 

"Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý" – cứ như người Hà Nội – nên nhà nước thống nhất giao cho doanh nghiệp nhà nước gần như miễn phí. Tư doanh cứ đứng chầu rìa, nếu cạnh tranh với quốc doanh thì còn bị xoá sổ. May lắm thì xin được một mẩu với rất nhiều hượt liệu để bôi trơn bộ máy. Nói về hoạt liệu "lubrifiant" hay nguyên nhiên vật liệu, thì doanh nghiệp nhà nước cũng được trợ giá. Được cung cấp với giá rẻ hơn thực giá của thị trường.

 

Cả hệ thống kinh tế nhà nước Trung Quốc là cơ chế trợ cấp, qua luật lệ và phí tổn của mọi nhập lượng – đất đai, vật liệu, tiện ích, tín dụng, v.v... – để các doanh nghiệp nhà nước từ lớn đến nhỏ, ở cấp trung ương tới địa phương và hương trấn không thể phá sản. Phá sản hay khánh tận là số phận của dân đen.

 

Trên đỉnh là các đại gia góp mặt trong danh mục Forbes.

 

Lãnh đạo các cơ sở huy hoàng này là đảng viên cao cấp, do ban Tổ chức Trung ương bố trí. Họ xào bài đổi ghế chủ tịch tổng giám đốc lấy ghế thứ trưởng hay trợ lý để cùng bảo vệ một chế độ kinh tế gần như độc quyền, chế độ tư bản nhà nước.

 

Trong khi ấy, các chính khách Hoa Kỳ chỉ nhìn vào một góc của nghịch lý đó, là lợi thế xuất cảng của Trung Quốc. Nếu nhìn theo thế công, có lẽ người ta nên tìm hiểu về lợi thế xuất cảng của Mỹ. Khi ấy lại thấy ra nhiều nghịch lý khác.

 

Người ta thường nghĩ Hoa Kỳ có ưu thế kỹ thuật nên bán máy bay cho Trung Quốc và chở về các mặt hàng tiêu thụ hạ đẳng, như áo quần giày dép linh tinh mà dân Mỹ chẳng thèm làm nữa vì ít lời. Sự thật thì Mỹ có bán hàng công nghệ điện tử cho Trung Quốc nhưng lại nhập từ xứ này loại hàng tương tự trị giá gần gấp bẩy. Và hai loại mũi nhọn xuất cảng của Hoa Kỳ vào Trung Quốc – trị giá cao nhất trong năm ngoái – là 1) hàng đồng nát và phế thải (11 tỷ rưỡi) và 2) đậu nành (10 tỷ rưỡi). Máy bay hay xe hơi của Mỹ chỉ chiếm tổng cộng là gần 12 tỷ đô la.

 

Xin ghi lại cho gọn: ba mũi nhọn xuất cảng của Trung Quốc vào Mỹ là máy điện toán, thiết bị thông tin và linh kiện điện tử, với trị giá tổng cộng còn lớn hơn tổng số xuất cảng của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.

 

Đằng sau nghịch lý này là dàn phòng thủ của Trung Quốc: quyền sở hữu trí tuệ hay tác quyền, "intellectual property rights".

 

 

***

 

 

Lãnh đạo Trung Quốc không bảo vệ tác quyền của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thực tế còn thi hành chế độ "đạo chích siêu cấp" - quốc hữu hóa thuật ăn cắp tác quyền của thiên hạ - và ráo riết thi hành các nghiệp vụ tình báo kỹ nghệ để thu hẹp khoảng cách lạc hậu với Hoa Kỳ về an ninh. Hoàn toàn hợp lý với chủ trương của họ là nhà nước phải ưu tiên lãnh đạo 18 ngành sản xuất chiến lược, trong đó có công nghệ điện tử, hàng không, thông tin, thiết bị sản xuất, và năng lượng.

 

Sau khi thủ rất kín như vậy, lãnh đạo Trung Quốc có thể tự tiện quyết định rằng một khu vực nào đó là "chiến lược" – nghĩa là ngoại quốc miễn được vào. Một khu vực vừa được đưa vào hàng rào phòng thủ chiến lược đó là công nghệ môi trường.

 

Những nghịch lý ấy trong quan hệ kinh tế Hoa-Mỹ (xin miễn gọi là Trung Mỹ!) thật ra xuất phát từ cả chục năm trước, khi Chính quyền Bill Clinton chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Từ đó, cơ chế quốc tế WTO giải quyết các tranh chấp song phương, trong đó có nạn trợ cấp, lũng đoạn hối đoái hay ăn cắp tác quyền. Nhưng giải pháp WTO không thể gỡ nổi dụng ý bảo vệ của Trung Quốc và chỉ dẫn đến những vụ kiện cáo kéo dài.

 

Thực tế thì cơ chế WTO đã bị tê liệt và Vòng đàm phán Doha khởi xướng từ Tháng 10 năm 2001 vẫn dậm chân tại chỗ. Cũng vì thế mà Hoa Kỳ phải tìm giải pháp đa phương khác.

 

Đó là các thỏa ước tự do ngoại thương cấp vùng với một số quốc gia thuộc hạng đối tác chiến lược. Trong hướng này, Hiệp ước Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái bình dương TPP do chính quyền George W. Bush đề nghị tham gia và Chính quyền Barack Obama quyết định xúc tiến sẽ có tác dụng thuyết phục cao hơn: chủ điểm hợp tác là việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Trung Quốc không nằm trong vòng đối tác chiến lược đó nếu vẫn duy trì chính sách cũ.

 

Cùng vành cung hợp tác về an ninh trong khu vực Đông hải, Hiệp ước TPP này là một vòng đai khác.

 

Chúng ta thấy rằng quốc gia nào cũng có chủ trương bảo vệ quyền lợi của mình và trong luồng giao dịch kinh tế thì đấy là chủ trương bảo hộ mậu dịch hay protectionism. Trung Quốc là một đại gia của thuật bảo hộ này để thực tế là bảo vệ chế độ. Nếu Hoa Kỳ chỉ theo đuổi hồ sơ hối đoái với những tố tụng định kỳ về trị giá đồng Nguyên thì vẫn chỉ là múa quyền ở vòng ngoài.

Cho nên trận đánh về tác quyền IPR và Hiệp ước Xuyên Thái bình dương TPP mới là chuyện thật, ở vòng trong, một trận đánh không gây tiếng nổ. Chúng ta nên theo dõi xem Quốc hội Mỹ xử trí ra sao về hồ sơ đó.

Posted by Nguyễn Xuân Nghĩa at 11:10 AM No comments: 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official -15/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link