Monday, July 23, 2012

Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx

Trung Quốc và Việt Nam làm gì với Marx

Đảng làm kinh tế: lãnh đạo Đảng và quan chức chứng khoán Trung Quốc tại lễ ra mắt tập đoàn ChiNext ở Thẩm Quyến

Trước đại hội năm 2012, Trung Quốc như đang tìm cách lý giải vấnđề lý luận rằng đảng cầm quyền còn là 'cộng sản' hay sẽ là một đảng Marxist,điều sẽ có tác động đến Việt Nam.

Cùng lúc, có các dấu hiệu việc gần lại và chia sẻ kinh nghiệm lý luận giữa hai nước cộng sản châu Á.

Theo báo chí Việt Nam 14/12, Hội thảo lý luận lần thứ năm của hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc tại Hạ Môn, Phúc Kiến đã đề cập tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và “thống nhất chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng”.

Họ cũng cho rằng cuộc khủng hoảng “chỉ ra sự phá sản tất yếu của chủ nghĩa tự do mới, đồng thời, tự hào về sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác.”

Các nhà lý luận hai nước cũng cam kết sẽ “không ngừng hoàn thiệnđường lối đổi mới của Việt Nam và đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin.”

Thực chất là gì?

Nhưng thực tế sinh hoạt chính trị của Trung Quốc lại được nhìn nhận khác với lăng kính Marxist-Leninist đó.

Nếu ai đó hô lên khẩu hiệu 'lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo' sẽ được bầu chọn ngay và Trung Quốc sẽ rơi vào cuộc đấu tranh giai cấp mới

Từ Khuông Địch

Một nhà báo Phương Tây, ông Daniel Gross vừa viết trên Newsweek 25/11 rằng trong cả 10 ngày đi thăm Trung Quốc gần đây, ông "đến một quốc gia cộng sản nhưng không gặp một người cộng sản nào cả."

Theo ông, đây không phải là một sự tình cờ mà vì lãnh đạo Trung Quốc đổi tư duy cộng sản để đạt mục tiêu dân tộc và cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho giới thượng lưu mới, sống bằng kinh tế tư bản.

Từ Khuông Địch, cựu bí thư Thượng Hải, đương kim Phó Chủ tịch Đại hội Hiệp thương của Quốc hội Trung Quốc nói thẳng với nhà báo Daniel Gross rằng đường lối của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa CS, chỉ còn "đóng vai trò đạo đứcở Trung Quốc, tựa như Thượng Đế với người Thiên Chúa Giáo Âu Mỹ".

Ông Từ Khuông Địch cũng nói tuy vậy, mô hình dân chủ với bầu cử tự do như Tây Phương là chưa thể áp dụng ở Trung Quốc vì dân số quá đông, sự khác biệt vùng miền, và nhất là thu nhập quá lớn.

Ông thẳng thắn nói nếu để bầu cử tự do, một ai đó hô lên khẩu hiệu 'lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo' sẽ được bầu chọn ngay và Trung Quốc sẽ rơi vào cuộcđấu tranh giai cấp mới (class warfare).

Ông giải thích rằng tình hình Trung Quốc hiện nay không cho phép mọi người cùng làm giàu nhưng sẽ phải có những người 'giàu trước'.

Chỉ có điều ông Từ không nói ra là ngày nay, tầng lớp có của nhờquyền lực chính trị đứng ở phía bên kia chiến tuyến, đối mặt với dân nghèo.

Nhu cầu tìm lối thoát cho hệ thống lý luận và để tạo một động lực cho cải tổchính trị, Trung Quốc đang tìm một cách giải quyết vừa phải.

Trần Thời Vinh, biên tập viên chuyên về Trung Quốc của BBC World Service xác nhận với BBC Tiếng Việt rằng 'giới lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm đến mô hìnhđảng cánh tả kiểu xã hội dân chủ (social democrat) ở châu Âu'.

Điều đặc biệt là dù tên đảng vẫn là cộng sản, các quan chức cao cấp Trung Quốc không muốn nhận là cộng sản khi đi công du nước ngoài mà chỉ muốn tỏ ra rằng họ đang bảo vệ dân tộc tính.

Daniel Gross cũng xác nhận rằng ngay tại quảng trường Thiên An Môn, khẩu hiệu cộng sản và chủ nghĩa Marx-Lenin đã không còn, mà chỉ có dòng chữ 'Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm".

Một nhà quan sát khác, ông Francesco Sisci trên báo Asia Times 11/2009 có bài cho rằng Trung Quốc muốn sửa đổi đường lối cộng sản.

Một mặt, họ làm vậy để thuyết phục Đài Loan rằng Trung Quốc cũngđang cải tổ chính trị để tiếp nhận đảo quốc có mô hình dân chủ đại nghị.

Francesco Sisci nói một đặc sứ của ông Hồ Cẩm Đào là ông Trịnh Tất Kiên, đã sang Đài Loan ngày 13/14 tháng 11 để bàn về sự khác biệt giữa hai mô hình chính trị.

Cùng thời gian, ông Tập Cận Bình, ủy viên Bộ Chính trị, người được nhiều nhà quan sát Trung Quốc coi là sẽ lên kế vị ông Hồ vào kỳ đại hội Đảng tới, đã có bài diễn văn quan trọng đặt ra mục tiêu nghiên cứu mô hình ‘đảng Marxist’, bỏcụm từ 'mô hình cộng sản Marxist-Leninist'.

Mục tiêu thứ nhì này, là để chứng tỏ cho quốc tế thấy Trung Quốc không chỉ cải tổ kinh tế mà đang cải cách cả hệ thống chính trị, bắt đầu bằng lý luận về đảng.

Từ một thời gian qua, giới lý luận chính trị Trung Quốc bị phân rẽ làm hai phái, một bên có xu hướng tìm lại những điểm chung với chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn (thuyết Tam Dân), một bên cổ vũ cho việc trở lại tư tưởng cánh tả để giải quyết mâu thuẫn xã hội do phân hóa giàu nghèo.

Tại Việt Nam, nhu cầu thực tiễn đã khiến đảng Cộng sản từ bỏ những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Marx-Lenin, nêu ra quan niệm “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.

Các chế độ sở hữu khác nhau, kể cả sở hữu tư nhân, đã được dần dần coi trọng, tuy rằng các tập đoàn nhà nước vẫn được ưu tiên đóng vai trò chủ đạo.

Gặt lúa ở Việt Nam

Vấn đề 'người cày có ruộng' từng nằm cao trong nghị trình đấu tranh cách mạng cộng sản

Ai đi theo ai?

Bên cạnh Việt Nam và Trung Quốc còn có mô hình ‘dân chủ chủquyền’ (sovereign democracy) ở Nga bị cho là sự tập quyền vào tay bộ máy công an, quân đội và đại gia kinh tế.

Tại vùng Đông Nam Á còn có mô hình các gia tộc (clan) tranh chấp quyền lực để kiểm soát kinh tế, chính trị và truyền thông như tại Philippines.

So sánh hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giới phân tích bên ngoài như Regina Abrami, Edmund Malesky và Yu Zheng cho rằng chưa thể xác định mô hình Việt Nam và Trung Quốc sẽ tụ lại giống nhau hay tách ra vì khác biệt (converge or diverge).

Họ cũng từng nói Trung Quốc có thể phải học theo cách tổ chức‘dân chủ trong đảng’ của Việt Nam.

Trước Đại hội X năm 2006, nhà nghiên cứu Singapore David Koh còn thử gọi cách bầu chọn tầng lớp cầm quyền trong Đảng ở Việt Nam là một dạng ‘bầu cử tự do’.

Nhưng vào thời điểm này giới quan sát cho rằng ‘đa nguyên nội bộ’ ở Việt Nam đang giảm đi, không gian dân sự cho trí thức và truyền thông cũng thu hẹp lại.

Vì thế, hiện nay có vẻ như Việt Nam không còn đi trước Trung Quốc nữa.

Điều đáng chú ý là ở trong nước, Trung Quốc không còn cổ vũ cho chủ nghĩa cộng sản nhưng lại dùng sợi dây ý thức hệ Marxism để kéo Việt Nam lại gần.

Về chính tư tưởng Marxsim tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang từng viết chủ nghĩa Marx-Lenin có số phận giống như Nho giáo trướcđây, đã trở thành quá khứ, và không có tương lai nào hết.

Tuy thế, ông Nguyễn Kiến Giang lại cho rằng một số ý tưởng về công bằng xã hội của chủ nghĩa Marx "vẫn còn có tác dụng để ngăn ngừa những hiện tượng phân hóa xã hội không bình thường, không lành mạnh trong thời kỳ chuyển biến xã hội-kinh tế hiện nay".

"Khi những người lao động lương thiện và những người có công với đất nước rơi vào cảnh nghèo khổ, may lắm là đủ ăn, còn cả một bọn ăn cướp hợp pháp và bất hợp pháp thì tha hồ xà xẻo của cải đất nước, trở thành những phần tử giàu có theo lối “hãnh tiến-lưu manh chính cống."

Cũng vì lý do đó giới trí thức thiên tả gồm một số Việt Kiều ở Âu Mỹ cũng muốn cổ vũ cho một đường lối tân tả phái.

Với đà này, không loại trừ sẽ có hai cách diễn giải Marx cạnh tranh nhau.

Một là của giới cầm quyền, nhấn mạnh đến tính 'tất yếu lịch sử'của quyền lực mà họ tin là dựa trên lý luận Marxist.

Bên kia là nhận thức của những người 'tân vô sản' đòi công bằng xã hội vì cảm thấy bị thua thiệt thời toàn cầu hóa.

Lenin giữa lòng Hà Nội: biểu tượng của thời kỳ hữu nghị sâu nặng với Liên Xô

BấmBấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link