Công an Hà Nội bắt giữ hai người vận chuyển 300 triệu tiền giả
Công an thành phố Hà Nội vừa bắt hai nghi can vận chuyển 300 triệu tiền giả là Hoàng Văn Cường, 31 tuổi và Bùi Văn Dụng, 32 tuổi, đều cùng ở Lộc Bình, Lạng Sơn.
|
Tiền Việt Nam mệnh giá 500 ngàn đồng thật (trên) và tiền giả (dưới). (Hình: HNM) |
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, chiều 24 tháng 7, tại khu vực nhà chờ của ga Hà Nội, công an bắt quả tang Cường và Dụng đang mang theo một bao tải dứa. Bên trong chiếc bao tải này chứa nhiều cọc tiền, loại mệnh giá 200,000 đồng và 500,000 đồng nghi là tiền giả.
“Ngay lập tức Cường và Dụng được đưa về trụ sở cơ quan công an. Tại đây, cả hai khai nhận số tiền trên đều là tiền giả. Qua kiểm đếm, tổng số tiền mà Cường và Dụng vận chuyển lên tới 300 triệu đồng.”
Theo cơ quan điều tra, Cường và Dụng cũng khai nhận, buôn bán tiền giả từ bên kia biên giới Trung Quốc về Việt Nam theo đường mòn, sau đó tập kết tại Lạng Sơn, trước khi tuồn sâu vào trong nước. Ðược biết, nguồn tiền giả trên do một người Trung Quốc tên Kiệt cung cấp cho Cường và Dụng. (KN)
TQ Trồng Cỏ Lạ Trên Đất VN Tác Hại Sẽ Như Ốc Bươu Vàng
Trung Quốc đang ra độc chiêu: trồng cỏ lạ trên lãnh thô VN để phá hoại lâu dài.
Báo Đaạ Đoàn kết hôm 25/7/2012 trong bản tin nhan đề “Cỏ lạ: Khác gì “ốc bươu vàng”?...” đã nêu lên chiến dịch moơi của TQ: nhà thầy Quảng Tây được gói thầu xây đường cao tốc ở Lào Cai đã trồng một loài cỏ lạ, và cỏ này có thể sẽ phá hoại môi trường VN.
Bản tin báo Đại Đoàn Kết ghi nhận rằng Công ty THHH xây dựng cầu đường Quảng Tây – gọi tắt là nhà thầu Quảng Tây -- đã “phủ trồng từ đầu năm dọc theo gói thầu A7 (dài 54km đoạn đi qua tỉnh Lào Cai). Loại cỏ có tên Bermuda Glass, Pigeon Pea, Jin He Huan. Đây là những loại cỏ có hạt, sức phát triển cực nhanh, xanh và đẹp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, loại cỏ có hạt (khác với cỏ rễ mọc lan) sẽ có sự khuếch tán trong không khí và rất có thể sẽ ảnh hưởng tới các vùng khác ngoài dự án.”
Đặc biệt, bản tin nói rằng nhà thầu Quảng Tây đã bị các viên chức VN yêu cầu ngưng trồng cỏ lại nhưng họ vẫn:
“...Tuy nhiên, "phớt lờ” mọi "chỉ thị”, các giống cỏ "lạ” đến nay vẫn tiếp tục được phủ xanh các mái taluy, phát triển cực nhanh theo toàn tuyến.”
Báo Đại Đoàn Kết nêu câu hỏi:
“Mức ảnh hưởng của giống cỏ hạt tới môi trường thực vật khác ra sao? Hiểm họa lâu dài (nếu có) đối với môi trường như thế nào? Phải chăng, do lợi ích kinh tế, do sự chạy đua về thời gian, nhà thầu Quảng Tây đã cố tình "vượt mặt” chủ đầu tư và đơn vị tư vấn để tiếp diễn "vở kịch” sự đã rồi. Hay câu chuyện còn có những nguyên nhân khác?”
Bản tin cũng nhắc về các thảm họa do người TQ gây ra tại VN, trong đó có:
“...Trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới, nhiều loài đang hiện diện tại Việt Nam và mối nguy lớn cho môi trường sinh thái. Trong số này, nhiều sinh vật đến nay vẫn phát triển dai dẳng mà chưa có cách nào diệt trừ được. Điển hình nhất là cây mai dương, bèo Nhật Bản, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại dừa, bọ phấn thuốc lá...”
Tàu cá Trung Quốc áp sát đảo Pag-asa của Philippines
Ảnh chụp từ trên cao đảo Pag-asa của Philippines (Reuters /Kyodo)
Thanh Phương
Nhật báo Philippines Daily Inquirer hôm nay 26/07/2012 loan tin là có khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất hai khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Pag-asa (mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ, hiện do Philippines chiếm đóng), một hành động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Các nguồn tin quân sự của Philippines cho biết là đội tàu cá Trung Quốc gồm ít nhất 20 chiếc tàu đã tiến đến khu vực cách đảo Pag-asa 9 km từ hôm thứ ba, 24/07 và dường như có sự hộ tống của hai khu trục hạm của hải quân Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Bộ tư lệnh miền Tây Philippines xác nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần đảo Pag-asa, nhưng không cung cấp chi tiết, mà chỉ nói là để bộ Ngoại giao xử lý vụ này. Một nguồn tin từ lực lượng hải quân miền Tây Philippines cho biết là bốn tàu hải quân và tàu của lực lượng tuần duyên đang tuần tra ở khu vực này, nhưng cũng không nói rõ là hải quân Philippines sẽ phản ứng như thế nào khi tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Philippines.
Đảo Pag-asa, rộng gần 33 héc ta, nằm cách Palawan 480 km về phía Tây Nam, là đảo lớn nhất trong số 5 đảo ở quần đảo Trường Sa mà Manila giành chủ quyền. Hải đảo này có một phi đạo mà quân đội Philippines thường sử dụng để vận chuyển quân lính và hàng tiếp vụ.
Theo một nguồn tin quân sự, quân đội Philippines tin rằng bãi đá Michief ( tức bãi Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995) hiện đang được Bắc Kinh sử dụng làm bàn đạp để lấn sâu thêm vào lãnh thổ Philippines.
Theo ông Eugenio Bito-onon, thị trưởng Pag-asa, các ngư dân Philippines gần đây đến bãi Mischief để trao đổi hàng hóa cho biết Trung Quốc đã nạo vét bãi đá có vẻ như để cho phép các tàu lớn tiến sâu hơn vào đây. Ông nói thêm là Trung Quốc cũng đang biến bãi Su Bi gần Pag-asa thành một « pháo đài » khác, với việc trong tháng 5 vừa qua, đã hoàn tất công trình xây dựng tòa nhà bốn tầng với hệ thống rađa.
Ai in tiền giả ,,Cũng là VC thế thôi.
ReplyDelete