Friday, September 14, 2012

Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?

Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
“Cái thòng lọng” mà Mỹ đang triển khai chính là hệ thống phòng thủ (lá chắn) tên lửa và mạng lưới radar sóng ngắn cực kỳ lợi hại tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á.

Dù Mỹ ra sức thuyết phục mục tiêu của họ là Triều Tiên nhưng ai cũng hiểu, Triều Tiên không đáng sợ đến mức họ phải “kỳ công” đến như vậy và mục tiêu chính vẫn là Trung Quốc.

“Giết gà bằng dao mổ trâu”
Tờ “Thái Dương Báo” (The Sun) của HongKong mới đây loan tin Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng quy mô của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á.

Theo đó, Mỹ sẽ bố trí tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á hệ thống radar sóng ngắn và khi hệ thống này hoàn thiện, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc với khả năng giám sát chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo nào được khai hỏa từ quốc gia này nhắm ra hướng Thái Bình Dương. Như vậy, Trung Quốc sẽ không còn một điểm đột phá nào để có thể đưa ra sự đe dọa đối với Mỹ.

Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
Chính phủ và quân đội Mỹ vẫn khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa này là để nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên

Tuy nhiên, trong hầu hết các công bố của mình, chính phủ và quân đội Mỹ vẫn khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa này là để nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên. Nhưng những phát ngôn này chỉ “có thể lừa được trẻ con” vì ai cũng hiểu dù Triều Tiên có kho tên lửa khá mạnh nhưng Mỹ vẫn không cần thiết phải đề phòng quá xa như thế.
Hơn nữa, mang cả một hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại vào bậc nhất thế giới trải dài trên khắp Đông và Đông Nam châu Á chỉ để “đề phòng Triều Tiên” quả thực là hành động “giết gà bằng dao mổ trâu”.

Giới phân tích quân sự thế giới thì chẳng mấy lạ lẫm với bài “giương Đông, kích Tây” này của Mỹ bởi nó giống hệt những gì họ đã làm ở châu Âu. Khi triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở Ba Lan và bị Nga phản đối kịch liệt, Mỹ khẳng định mục tiêu chính của họ là “đề phòng nguy cơ tên lửa của Iran”.
Đúng là Iran thì nguy hiểm không kém Triều Tiên nhưng lý giải rằng cả 2 hệ thống lá chắn tên lửa ấy chỉ nhằm vào 2 quốc gia này không khỏi khiến nhiều người buồn cười.

Shielders – một chuyên gia nghiên cứu về phòng thủ tên lửa của quốc hội Mỹ đã có lần “vô tình tiết lộ” rằng dù các ngôn từ mà chính phủ Mỹ đưa ra là nhằm vào Triều Tiên nhưng thực chất tấm lá chắn tên lửa này để nhằm đối phó với một “con voi lớn” bởi nước Mỹ cần phải canh chừng “con voi lớn” này thật chặt chẽ về lâu dài. Ở châu Á hiện nay, “con voi lớn” ấy là ai nếu không phải là Trung Quốc?

Một NATO “kiểu châu Á” sắp ra đời?
Hệ thống phòng thủ tên lửa không giống như như các loại vũ khí thông thường khác, một khi được bố trí hoàn tất tại các nước khác nhau nó sẽ liên kết các quốc gia này lại, hình thành một khối liên minh quân sự hữu cơ.


Trước đây, Mỹ bao vây Trung Quốc chủ yếu thông qua việc kết đồng minh với từng nước xung quanh “con voi lớn” nhưng giữa các đồng minh này không hề có sự liên kết về quân sự từ đó Trung Quốc dễ dàng dùng chiêu “chia rẽ” để lợi dụng thoát ra.


Nhưng với hệ thống lá chắn tên lửa này của Mỹ, các quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á sẽ trở thành một tấm lưới vô cùng chắc chắn khiến Trung Quốc khó có thể tìm được đường thoát.

Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
Nhưng thực tế là để kiềm chế những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc

Theo Infonet
_Không chỉ sử dụng lá chắn tên lửa, Mỹ cũng tăng cường nhiều biện pháp khác nhằm “nhất thể hóa” quân sự. Mới đây, Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mà theo đó, kể từ năm 2013 Nhật Bản sẽ cử các quan chức của lực lượng phòng vệ quốc gia tới thường trú tại Bộ quốc phòng Mỹ.

Sự thường trú này có ý nghĩa gì?
Đó là khi “có biến”, Mỹ hoàn toàn có thể điều động quân đội Nhật Bản giống như điều động chính quân đội của mình.

Sự nhất thể hóa này khiến cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật trở nên gắn bó hơn bao giờ hết.


Ngoài ra, theo tiết lộ của quân đội Mỹ, sắp tới một thiếu tướng của Australia sẽ được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh lục quân Thái Bình Dương của Mỹ.

Rõ ràng, đây là một sự bổ nhiệm rất không bình thường vì đưa một viên tướng người nước ngoài vào một chức vụ cao như thế trong quân đội Mỹ không khỏi khiến người ta phải đặt dấu hỏi chấm.
Phải chăng Mỹ đang trong lộ trình “nâng cấp mối quan hệ đồng minh” với Australia để tiến tới nhất thể hóa với quân đội nước này?

Tờ Thái Dương Báo kết luận, ý đồ “đưa sợi dây thòng lọng để sẵn sàng siết chặt cổ Trung Quốc” của Mỹ đã bộc lộ khá rõ bởi trên thực tế nó đã hiển hiện, có chăng chỉ là đang trong tình trạng “có miếng nhưng chưa có tiếng”.

Khi các công tác chuẩn bị đã hoàn tất, mối liên minh Mỹ – Australia – Nhật – Hàn – Đông Nam Á sẽ trở thành một tổ chức quân sự rất mạnh với nhiệm vụ quan trọng nhất là đối phó với Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ hóa giải nước cờ này của Mỹ như thế nào?

Minh Tân

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link