Sunday, September 2, 2012

NGUYEN THI CO MAY :Paris của du khách và Paris đất ngàn năm của biểu tình chánh trị






 



Paris của
du khách














và Paris đất
ngàn năm của biểu tình chánh trị



______________________________________________________________________________



Nguyễn thị Cỏ May



 



Nhớ lại vài lời trong bài hát được dân Nam Kỳ sửa lại để mô tả
người bộ đội Hà Nội ngày giải phóng Miền Nam:



"... Ngày đầu từ Bắc vô Nam,



Vai mang AK, tay dắt con cầy...."



Paris của du khách



 



Pháp vẫn là nước đứng đầu ở Âu Châu có số du khách ngoại quốc thăm viếng.
Người ta tính cứ mỗi 1 giây, có 2,6 du khách ngoại quốc tới Pháp, vị chi hằng
năm, số du khách tới Pháp khoảng 80 triệu người. Như năm 2009, có 74,2 du khách
tới Pháp trong đó có 53 triệu tới với lý do cá nhơn và 10,4 triệu với lý do nghề
nghiệp. Năm nay 2012, Cơ quan du lịch ước tính Pháp sẽ thu được 45 tỷ Euros từ
du khách. Trong lúc đó, số du khách tới từ các nước Âu Châu năm nay giảm từ 7%
tới 17%, Ba Tàu, 4%, Nhựt Bổn 3%.



Pháp hấp dẫn du khách thế giới vì 37 di tích lịch sử được Unesco bảo trợ và
vì Paris nổi tiếng là một Thủ đô đẹp nhứt thế giới.



Mùa Hè năm nay, có 28 triệu du khách ghé qua Paris nhờ đồng Euro hạ giá và
nhờ Thế vận hội ở Anh khai diễn vào đầu tháng Bảy. Phần đông họ đến từ các nước
Đông Âu và các nước đang phát triển. Riêng Ba Tàu có 900,000 người tới Pháp du
lịch, tăng 22%, mỗi người tiêu xài trung bình 53 Euros /ngày, cao hơn du khách
Mỹ 2,5 lần - chắc nói người Mỹ chánh gốc chớ không phải người Mỹ gốc Việt ta -
trong lúc đó, du khách xứ dầu hỏa Qatar tới Paris, mỗi người tiêu xài mỗi ngày
1900 Euros. Hè năm nay, các cửa hàng lớn bắt buộc phải mở cửa đón du khách vào
mua sắm.



Thế mà Pháp bị du khách chê



 



Thật vậy, theo điều tra của một nhà tổ chức du lịch do hãng Skyscanner thực
hiện, phổ biến trên Forbes, thì Pháp là một nước bị 19,29% du khách cho là
không hấp dẫn, kế đến là Nga 16,56%, Anh 10,43%, Đức 9,93%, Tàu 3,15%, Ý
2,24%... (Theo e-marrakech, 2/4/2012)



Nhưng Ông Andrew, ký giả Mỹ của tập chí Forbes muốn binh vực cho Pháp, viết
"Tôi luôn luôn nhận thấy người dân Paris đối đãi với nhau cũng không
"nồng nàn" lắm chớ không riêng gì đối xử với người ngoại quốc. Ngoài
Paris hay ngay cả tại Paris, người dân Pháp có thể tỏ ra đầy thiện cảm như người
ở những nơi khác".



Tập chí Time bày tỏ quan điểm "Vì bị mang tiếng ít nhiều thiếu khả ái
nên người ta không ngạc nhiên mấy khi thấy Pháp dẫn đầu các nước bị du khách
ngoại quốc chê". Tạp chí Mỹ viết thêm "Người Pháp dưới cái nhìn của
dân các nước láng giềng là những người có tánh sóng sượn và cọc lóc".



Một nhơn viên quan trọng của Hãng Skyscanner chuyên điều tra dư luận trong
giới du khách nhận xét "Không có gì đáng ngạc nhiên khi Pháp bị du khách
ngoại quốc chê là thiếu khả ái. Điều đó dường như là một thành kiến khá phổ biến
của du khách ngoại quốc dành sẵn cho Pháp, mặc dầu không phải là chính
xác".



Nhưng người Pháp bảo thủ thì cho rằng kết quả thăm dò trên không có giá trị
khách quan vì nó được thực hiện trên một mẫu quá nhỏ, chỉ hỏi ý kiến có 1200
người mà lại là người Anh, nơi Hãng Điều tra dư luận Skyscanner đặt trụ sở. Đó
cũng là điều cho thấy nước Anh, về mặt thiếu thiện cảm đối với du khách ngoại
quốc, đứng ngay sau lưng Pháp mà thôi.



Trái lại, khi Pháp làm du khách, theo kết quả thăm dò dư luận du khách thực
hiện năm 2009, với 40,000 khách sạn được hỏi, thì du khách người Pháp là
"thê thảm" nhứt thế giới vì tánh "keo kiết" không giống ai
và "không nói được gãy gọn tiếng nói địa phương". Về mặt du lịch ra
ngoại quốc, du khách Pháp đành chịu cầm cờ đỏ.



Phải chăng vì vậy mà phần lớn dân Pháp ít đi ra khỏi xứ, kể cả những nước
láng giềng. Có không ít người Pháp ở tỉnh, cho tới tuổi năm, sáu mươi, mà vẫn
chưa lên tới Paris và chưa từng rờ tháp Eiffel một lần. Hìện nay, dân Pháp đang
thất nghiệp đông (= 10% lao động), Québec sẵn sàng đón nhận thanh niên học xong
ở Pháp qua làm việc, nhưng chẳng có mấy cô cậu dân Pháp thiệt đi. Chỉ có dân
Pháp gốc Phi châu hay các nước Âu châu khác học xong ở Pháp rồi đi qua Anh hay
Canada lập nghiệp.



Paris vẫn là đất biểu tình hấp dẫn



 



Dân Pháp không đi ra nước ngoài nhiều nhưng dân cả thế giới đổ xô tới Pháp
và Paris ăn chơi mua xắm, tổ chức tranh đấu cho nhơn quyền cho xứ mình. Dân Tây
Tạng, Tân Cương, Tàu chống Bắc Kinh, Á-rập hồi giáo, Pháp-luân-công,... đều đua
nhau xuất hiện ở Công trường Nhơn quyền trước Tháp Eiffel để đánh động dư luận.
Nhứt là vào mùa Hè đông du khách.



Thứ bảy tuần rồi, nhiều phụ nữ của Phong trào Nữ quyền Ukraine kéo nhau trở
lại Paris, trước Công trường Nhơn quyền gần Tháp Eiffel, biểu tình chống luật hồi
giáo cưõng bách phụ nữ phủ khăn kín mặt. Cách biểu tình mới của Phong trào là người
biểu tình phụ nữ đều để ngực trần 100% và chỉ mặc chiếc quần xì-líp mà thôi.
Công trường Nhơn quyền là nơi du khách cả thế giới có mặt đông đảo thường
xuyên. Vào mùa hè, du khách đông hơn.



Cách biểu tình mới này đã thật sự thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người.
Phải nói người biểu tình số ít nhưng thành công to lại lớn vô cùng.



Trước đây, ngày đầu tháng 7/2012, nhiều phụ nữ tranh đấu của Phong trào Nữ
quyền kéo nhau tới trước sân vận động thành phố Kiev ở Biélorussie, cởi bỏ áo,
đưa ngực trần 100% trước công chúng để biểu tình phản đối Tổng thống Alexandre Loukachenko
sẽ tới tham dự trận chung kết giải túc cầu Âu Châu. Trong một thông cáo phổ biến,
Phong trào Phụ nữ tố cáo Liên Đoàn Túc cầu Âu Châu thiếu lương tâm đạo đức đã
chấp nhận nhà lãnh đạo Cộng hòa Biélorussie tham dự trận chung kết trong lúc đó
Ông Alexandre Loukachenko bị Chánh quyền Mỹ lên án là "người độc tài cuối
cùng của Âu Châu".



Phong trào Nữ quyền có 300 nữ chiến sĩ ở Biélorussie nhưng được dư luận biết
tới vì những lần tranh đấu ở Ukraine và ở nhiều thủ đô khác của Âu Châu nhằm tố
cáo những vi phạm những quyền tự do, nạn mãi dâm, du lịch sex,...



Cũng những người phụ nữ của Phong trào Nữ quyền đó tới Paris, trước Tháp
Eiffel, phơi ngực trần 100% biểu tình chống Hồi giáo cực đoan. Các bà kêu gọi
phụ nữ Hồi giáo hãy tranh đấu quyết liệt chống lại luật hồi giáo Charia chủ
trương tước đoạt hết những quyền tự do căn bản để biến người phụ nữ hoàn toàn
phụ thuộc vào đàn ông. Các bà còn đòi hỏi cho người phụ nữ hồi giáo cả quyền được
thoát y 100%. Chính các bà để ngực trần biểu dương quyền tự do thật sự của người
phụ nữ về thân thể của chính mình.



Các bà biểu tình dàn dựng rất hay. Đi tới Công trường Nhơn quyền trước Tháp
Eiffel, các bà đều mặc áo choàng đen. Khi đứng vào hàng ngũ biểu tình, đồng loạt
các bà cởi bỏ áo choàng để phơi bày thân thể mỹ miều, ngực trần 100% với quần
xì-líp mà thôi, với khẩu hiệu "No Charia", "Hồi giáo cực đoan
hãy dẹp đi" . Nghề riêng của các bà trong Phong trào Phụ nữ là khiêu
khích. Và các bà đã thành công thu hút đặc biệt sự chú ý có phần thích thú của
du khách tấp nập ở khu Tháp Eiffel vào mùa Hè. Ai cũng thấy những đòi hỏi của
các bà là thấm thía "Quyền tự do cho Phụ nữ", tố cáo "nạn mãi
dâm", phản đối "sự nghèo đói hành hạ người phụ nữ",...



Chống nạn mãi dâm mà phụ nữ là nạn nhơn, các bà biểu tình, với ngực trần,
kéo tới trước nhà của Ông Dominique Strauss-Kahn, Cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, người sáng giá bực nhứt của Đảng Xã Hội suýt có thể đã làm Tổng thống
nước Pháp, ở Place des Voges, Paris IV, biểu tình chống ông DSK trong những vụ
mãi dâm mà ông liên hệ như thủ phạm. Ông DSK ở yên trong nhà trong lúc các bà
biểu tình ở ngay trước cửa. Các bà biểu tình mang theo chổi, nùi giẻ, xô đựng
nước, ngụ ý nhắc lại thân phận người nữ bồi phòng ở Nữu ước là nạn nhơn của Ông
DSK. Các bà đổ nước ra trước cửa nhà ông DSK và lau chùi vừa lớn tiếng kêu ông
DSK "Ông muốn ngủ với chúng tôi tối nay không?". Các bà trương biểu
ngữ trước cửa sổ nhà ông DSK "Cái nhục không thể rửa sạch được". Và
ngước lên phía cửa sổ, các bà biểu tình gọi lớn "Nếu mày là người đàn ông,
mày hãy xuống đây". Cuộc biểu tình kéo dài cả giờ. Cảnh sát tới và ghi lý
lịch những người biểu tình.



Ngực trần thừa thắng xông lên



 



Cuối năm rồi, có năm bà của Phong trào Nữ quyền tới trước Công trường Saint
Pierre ở Vatican thực hiện mục tiêu biểu tình thoát y theo chương trình biểu
tình hàng loạt của Phong trào. Bốn người bị cảnh sát phát hiện kịp nên đã ngăn
chặn được. Có một người mặc quần Jean, áo cánh đen, tức bên trong không mặc
sú-chen, qua mắt được cảnh sát, tiến tới được trước Công trường Thánh Pierre,
thoát y đúng vào lúc có đông người hành hương và Giáo hoàng Benoit XVI đang làm
lễ chủ nhựt (6/11/2011). Với ngực trần, bà trương ngay biểu ngữ "Freedom
for Women" với logo của Phong trào.



Cảnh sát của Vatican lập tức can thiệp, kéo lết người phụ nữ đi chỗ khác.



Ngày 27 tháng 7 vừa qua, Phong trào Nữ quyền Ukraine biểu tình chống lại ảnh
hưởng của Nga ở Ukraine. Môt phụ nữ của Phong trào để ngực trần lao mình vào
ông Giáo hoàng của Chính thống giáo nga Krill lúc ông bước xuống phi cơ tại phi
trường Kiev. Người phụ nữ này chỉ mặc chiếc quần Jean với khẩu hiệu "Kill
Krill" (Giết Krill) viết bằng chữ đen trên lưng trần của mình, vừa chạy tới
ông Giáo hoàng của Chính thống giáo. Bà liền bị cảnh sát bắt giữ và sẽ đem ra
xét xử sớm về tội "du đảng" phá hoại an ninh trật tự.



Phong trào Nữ quyền Ukraine tranh đấu cho Dân chủ và nữ quyền, họ lên án
ông Giáo hoàng muốn tăng cường ảnh hưởng của Nga ở Ukraine, một nước thuộc khối
Liên-xô cũ nay đã hoàn toàn độc lập và dân chủ. Phong trào đồng thời phản đối
TT Poutine bắt giữ trái phép những phụ nữ biểu tình chống Poutine ở Mạc-tư-khoa.



Phong trào theo dõi hoạt động của ông Giáo hoàng Chính thống giáo khi tới
Dinh Tổng thống, họ trương biểu ngữ "Hãy đi khỏi đây những người Mạc-tư-khoa
chiếm đóng hay Đi chỗ khác, ông Giáo hoàng thực dân".



Theo phát ngôn nhơn của Giáo hoàng Chính thống giáo thì những sự việc này
không thể làm hoen ố Giáo hội Krill và Giáo hoàng, mà chỉ nói lên sự khủng hoảng
tinh thần trầm trọng của từng lớp xã hội.



Trong lúc đó, nhiều nhơn vật tiếng tâm trên thế giới đều lên tiếng tỏ bày sự
nhiệt tình ủng hộ Phong trào nữ quyền và những hành động tranh đấu của họ. Tổ
chức Ân xá Quốc tế lên tiếng ủng hộ và can thiệp những trường hợp bắt giam và
lên án sự can thiệp thô bạo của cảnh sát.



Nay, tay dẫn con cầy tới Paris



 



Paris, Quận 13, là xứ Tàu trên sông Seine. Có Tàu ở làm ăn là có đủ thứ.
Người Việt chung sống ở đó bằng nghề nhà hàng ăn, nổi bật là tiệm Phở, nhưng
cũng chỉ trong phạm vi khiêm nhường trước sức phát triển mạnh của Tàu. Họ cố cầm
cự tới đâu hay tới đó. Cũng như ở ngay tại Việt Nam vậy.



Hôm tối ngày 18 tháng 8, nhà hàng Palace ở đây bị Cảnh sát Pháp tới kiểm
soát vấn đề vệ sinh cửa hàng và cả thực phẩm. Thật ra, Cảnh sát xưa nay thường
để ý tới vấn đề này đối với tiệm Tàu nhiều hơn. Vì nằm chung trong khu vực nên
Cảnh sát không phân biệt. Khi kiểm tra, Cảnh sát thấy cửa hàng không hội đủ điều
kiện vệ sinh như có nhiều con dán và có cả chuột nữa. Cảnh sát ra lệnh cửa hàng
phải đóng cửa ngay. Chủ nhơn xin cho bán hết buổi tối rồi đóng cửa.



Cửa hàng nay bị niêm phong, chưa biết bao giờ sẽ được mở cửa lại.



Bên cạnh đó, một tiệm phở của chủ người Việt Nam bị kiểm soát vệ sinh. Cảnh
sát thấy gói thịt sống trong tủ lạnh, lấy làm lạ vì họ không nhận ra được đó là
thịt gì. Chủ nhà hàng trình đó là thịt heo, loại heo đặc biệt được nhập cảng từ
Hà Nội. Cảnh sát ngạc nhiên vì thịt heo có bán tại đây và thịt ở đây được kiểm
soát về măt vệ sinh rất kỹ. Tại sao lại phải nhập cảng từ Hà Nội?



Trong lúc Cảnh sát chưa được chủ nhà hàng trả lời thỏa đáng thì có hai nữ
tiếp viên hàng không Việt Nam Airlines bước vào, tay xách hai túi thịt, trao
cho chủ nhà hàng. Một việc làm bình thường theo mối quan hệ giữa hai bên nên
hai nữ tiếp viên quen thuộc không hề để ý tiệm đang bị Cảnh sát kiểm soát vệ
sinh. Cảnh sát mở gói thịt ra và hỏi thịt gì, từ đâu đem tới



- Thưa, thịt cầy, từ thủ đô Hà nội mang sang.



Ba Tàu đi tới đâu là có vấn đề của Ba Tàu. Việt cộng đi tới đâu là có vấn đề
của Việt cộng. Cả hai có cái giống nhau là cùng phe xã hội chủ nghĩa nên cùng vận
dụng biện chứng Pháp nhằm đạt cho được mục tiêu, không cần quan tâm tới sự vi
phạm luật Pháp hay đạo đức xã hội của nơi mình sanh sống.



Không biết dân Pháp ở Paris khi biết Hà Nội gởi thịt chó qua bán tại Paris
sẽ phản ứng như thế nào?



Chờ xem.



Nguyễn thị Cỏ May



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-14/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link