http://xuongduong.blogspot.com
THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG
CHÍN NĂM 2012
Trung Quốc "bơm tiền" cho ngư
dân ra Biển Đông, Trường Sa
Thứ bảy 01/09/2012 07:40
(GDVN) - Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ
nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên
công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu.
Tờ The Straits Times xuất bản tại Singapore ngày
31/8 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp tiền trợ giúp các ngư dân nước
này kéo tàu ra đánh bắt (trái phép) trên Biển Đông, trong đó có khu vực quần
đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).
Nằm ở một góc phía đông của đảo Hải Nam, Đàm Môn
là một ngôi làng đánh cá với 32.000 người sinh sống. Gần một nửa cư dân
nơi này là những người thường xuyên đánh cá trên Biển Đông đang có tranh chấp
chủ quyền bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Ngư dân Trần Nghị Tân đã nhận được khoảng 400.000 nhân dân |
Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ
chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu.
Năm ngoái, ngư dân Trần Nghị Tân đã nhận được
khoảng 400.000 nhân dân tệ (63.000 USD) cho con thuyền 750 mã lực, trong khi
một ngư dân khác, Phó Minh Khang được khoảng 300.000 nhân dân tệ cho thuyền 600
mã lực.
Họ còn nhận được một khoản tiền bổ sung khoảng
5.000 nhân dân tệ mỗi khi thực hiện một chuyến đi đánh bắt cá (trái phép) trên
quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ đã đến thăm
làng chài Đàm Môn và kêu gọi họ tiếp tục đánh bắt cá (phi pháp - PV) tại khu
vực quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ tuyên bố cái gọi là "chủ quyền"
của Trung Quốc chống lại các nước khác, ông Trần Nghị Tân nói.
Gần 9000 tàu cá Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái |
Chuyên gia an ninh hàng hải Zhang Hongzhou đến
từ Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường S. Rajaratnam của Singapore cho hay trong
một bài báo gần đây, Trung Quốc đang khuyến khích ngư dân của mình mạo hiểm
khai thác (trái phép) các vùng nước xa xôi xung quanh quần đảo Trường Sa bởi
các vùng biển ven bờ đang bị cạn kiệt nguồn thủy sản.
"Các hoạt động này đã trở thành các yếu tố
gây căng thẳng hàng hải và các cuộc xung đột trong khu vực" - ông viết.
Đồng tình với quan điểm trên, nhà phân tích Ian
Storey đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tin rằng các
ưu đãi về tiền tệ có thể làm tăng căng thẳng. "Như chúng ta đã thấy trong
thời gian qua, điều đó sẽ dẫn đến các vụ bắt bớ và giam giữ, va chạm tàu
thuyền và thậm chí là nổ súng"- ông nói.
*
Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải
chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc
"theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc
giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam
luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp
luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt
có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.
Trong quá trình học tập,
công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo
khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có
dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc,
xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn.
Chân thành cảm ơn độc giả!
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ
VIẾT BÌNH LUẬN - BẤM
XEM TẤT CẢ BÌNH LUẬN HAY
Anh Vũ (Nguồn Jakarta Glob
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment