Chiến Tranh Thử Thách và Cơ Hội Để Lấy Lại Hòang
Sa.
Nguyễn Quang Duy
Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho
tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ
càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem
Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.
Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa anh
dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử thách và cơ
hội để chúng ta lấy lại Hòang Sa và có được tự do.
Vị Thế Chiến Lược
Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao thông quốc tế. Bờ biển Việt
Nam một phía, phía bên kia là Hòang Sa và Trường Sa, bao phủ biển Đông. Kiểm
sóat được hai quần đảo là kiểm sóat được biển Đông, và là kiểm sóat được tuyến
đường hàng hải quốc tế đang càng ngày càng trở nên quan trọng.
Chính vì thế, từ ngàn xưa ông bà chúng ta đã cho hải quân ra vào
canh giữ hai quần đảo chiến lược này. Đến thời kỳ Pháp Thuộc, người Pháp tiếp
tục kiểm sóat trục lộ giao thông này.
Ngày 7.9.1951, tại hội nghị San Francisco Hoa Kỳ trước sự hiện
diện của phái đoàn gồm 51 quốc gia tham dự, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần
Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận
chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia nhỏ đang chiến
tranh, vì vậy miền Nam phải phụ thuộc vào chiến lược của Hoa Kỳ. Năm 1972, họ
thay đổi chiến lược bắt tay với Tàu. Năm 1973, họ ký Hiệp Định Đình Chiến Ba
Lê, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam
cho Khối Cộng sản.
Trong thế nước nhỏ đang chiến tranh, khi quân Tàu xâm chiếm Hòang
Sa, các binh sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng chiến đấu nhằm xác định
chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19-1-1974, Bộ
Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm lược và
khẳng định chủ quyền trên quần đảo này: “… Các hành động quân sự của
Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và
một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên
tục theo đuổi,...”
Tuyên Cáo đưa ra nhận định:“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt
Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam
Á và toàn thế giới.” Nhận định này ngày nay đã trở thành sự thực.
Chiến Lược Biển của Trung Cộng
Ba thập niên vừa qua, Trung cộng áp dụng mô hình phát triển kinh
tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động rẻ, sản xuất các mặt
hàng giản đơn phục vụ xuất khẩu. Nền kinh tế từ đó bị lệ thuộc vào thị trường
xuất khẩu hàng hóa sang Âu Mỹ và nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ khắp nơi
trên thế giới.
Hải trình xuyên qua Biển Đông trở thành con đường xuất nhập chủ
yếu. Ước tính có trên 80 phần trăm số hàng hóa xuất nhập đều đi qua tuyến đường
này. Chính vì thế họ càng ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm đóng biển Đông.
Năm 1988 và 1989, khi Liên Sô sửa sọan rời khỏi Đông Dương, họ đã
tấn công và chiếm đóng một số nơi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Năm 1995, khi Hoa Kỳ rút khỏi những căn cứ tại Phi Luật Tân, Trung
cộng bắt đầu sử dụng quân sự tranh chấp bãi cạn Scarborough phía Tây Bắc nước
này.
Tháng 11-2003, Hồ Cẩm Đào lên tiếng cảnh cáo mưu đồ của những
cường quốc nhằm kiểm soát và phong tỏa quyền đi lại của tàu bè Trung cộng qua
lại eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông. Hồ tuyên bố chủ quyền và
“lợi ích cốt lõi” Trung cộng tại Biển Đông, và đưa ra bản đồ có hình chữ U xác
định biên giới bao gồm tới 80 phần trăm Biển Đông. Gần 2000 cây số bờ biển Việt
Nam bị nó che phủ và chữ U kéo dài xuống tận Nam Dương, Mã Lai..
Với lập luận: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với
các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài
phán với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của nó”, họ tự cho phép
quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên Biển Đông, quyền kiểm soát và khai thác tài
nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi thủy sản, dầu, khí và khoáng sản ở trên hoặc nằm
dưới đáy biển.
Họ tuyên bố có “toàn quyền” trên các quần đảo Hòang Sa và Trường
Sa, và thành lập Thành phố Tam Sa làm trung tâm kiểm sóat biển Đông. Họ tự đóng
tiềm thủy đỉnh nguyên tử, tầu đổ quân, xây dựng hàng không mẫu hạm, thử nghiệm
phản lực cơ tàng hình, cũng như cho xây dựng phi trường quân sự trên quần đảo
Hòang Sa và Trường Sa.
Từng bước Trung cộng biến khu vực Biển Đông thành một khu vực do
họ chiếm đóng. Họ cắt dây cáp và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí trên thềm
lục địa Việt Nam. Ngày 22/7/2011, trong khi chiến hạm ISN Airavat của Ấn Độ
đang trên đường vào cảng Hải Phòng chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý
(83km) thì bị cảnh cáo là “vi phạm hải phận Trung Quốc”.
Họ cho Tàu chiến xâm phạm hải phận các quốc gia trong vùng. Họ cấm
ngư dân đánh cá, bắn vào tàu đánh cá và bắt bớ ngư phủ Phi Luật Tân và Việt
Nam. Và đặc biệt họ cho sử dụng hằng chục ngàn các đòan tàu đánh cá dàn trải
khắp biển Đông như một cách tuyên bố chủ quyền.
Sửa Sọan Chiến Tranh
Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11-2012 Tập Cận Bình cho tăng
cường quốc phòng sửa sọan đương đầu với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh. Hội nghị
Trung ương tháng 11-2013 quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập
Cận Bình làm chủ tịch. Hội Đồng này bao gồm tất cả các lực lượng vũ trang và
tuyên truyền nhằm tham mưu cho đảng Cộng sản sửa sọan chiến tranh.
Một số nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng Trung cộng đang thiết lập
một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp sẵn sàng đáp ứng khi có chiến tranh. Họ
xây dựng các kho vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, tầu đổ bộ, ưu tiên cho
chiến tranh di động tổng hợp và tác chiến tấn công trên biển và trên không.
Ngày 23-11-2013, Trung cộng ra thông báo thiết lập một vùng nhận
dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư. Khu vực này thuộc Nhật Bản. Thông báo này ngay lập tức đã bị
Nhật bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Phi Luật Tân lên tiếng phản đối.
Cùng lúc Trung cộng đơn phương quy định tàu cá và tàu khảo
sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý đều phải
xin phép. Khu vực này bao gồm Hòang Sa và Trường sa với diện tích lên đến 2
triệu cây số vuông, với nhiều tuyến đường hàng hải, với nguồn hải sản nuôi
sống hằng triệu cư dân và một nguồn trữ lượng dầu khí vô cùng to lớn.
Đây là một thách thức cho tòan thế giới vì quy định này đã vi phạm
quyền tự do và luật quốc tế về biển. Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật bản và
Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối quy định này. Cũng cần nhắc Phi Luật Tân đã chính
thức thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung cộng bằng cách kiện ra
tòa án quốc tế.
Hôm nay 16-01-2014, Trung cộng xác nhận đã cho bay thử thành công thiết
bị mang hỏa tiễn siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ
thống phòng thủ hiện thời. Như vậy họ là quốc gia thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ đã thử
nghiệm thành công lọai vũ khí siêu tốc. Trên lý thuyết lọai vũ khí này nếu được
mang ra sử dụng có thể chỉ mất 45 phút bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.
Đồng thời, Hải Quân Trung cộng không chỉ giới hạn tầm họat động
trong vòng Biển Đông, càng ngày họ càng gia tăng xuất hiện tại Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương. Cách hành xử thô bạo và bành trướng cả quân sự lẫn khu vực
chiếm đóng của Trung cộng đang gây quan tâm đến an ninh và nền hòa bình thế
giới.
Chiến Lược Biển của Hoa Kỳ.
Từ thời lập quốc Hoa Kỳ vẫn chủ trương tự do thương mãi và tự do
hàng hải. Để bảo vệ quyền lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng hàng hải, Hoa kỳ cho xây
dựng một lực lượng Hải Quân mạnh nhất thế giới về cả lượng lẫn phẩm.
Khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ hơn khả năng Hải Quân của tất cả các
quốc gia Âu Châu cộng lại và vượt xa khả năng của Hải Quân Trung cộng. Hải quân
Hoa kỳ không chỉ có khả năng chiến đấu trên biển còn khả năng và nhiều kinh
nghiệm tấn công từ biển vào lục địa.
Hoa Kỳ có tất cả 11 Hạm Đội với hàng không mẫu hạm. Đệ Tam và Đệ
Thất Hạm Đội họat động trong khu vực Thái Bình Dương. Đệ Thất Hạm Đội còn được
gọi là Hạm Đội Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng
gia tăng vi phạm lợi ích quân sự, kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ tại biển
Đông.
Chiến Lược Quay Lại Á Châu
Tháng 2/2009, trong chuyến công du châu Á Ngọai trưởng Hoa Kỳ
Hillary Clinton nhấn mạnh lợi ích Hoa Kỳ đối với tự do hàng hải và đến việc mọi
quốc gia cần tôn trọng luật biển quốc tế. Bà cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng
hợp tác với các quốc gia Đông Nam Châu Á để thuyết phục Trung cộng theo đường
lối đa phương và hòa bình trong tranh chấp tại Biển Đông. Như thế các quốc gia
trong vùng sẽ tạo được tiếng nói chung đối thọai trong hòa bình với Trung cộng.
Ngày 24-10-2010 tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực Đông Nam Châu Á ở Hà
Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái xác định quyền lợi Hoa Kỳ tại Biển Đông,
phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung cộng và cho biết Hoa Kỳ đã chuẩn bị thúc
đẩy các đàm phán đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền các quần
đảo tại Biển Đông.
Ngày 22-7-2011, tại Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu
gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ
quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và
một số quốc gia Đông Nam Châu Á phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về
Luật Biển năm 1982. Bà còn cho biết giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa
bình là phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Trong nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Obama, đóng góp lớn nhất Ngọai
trưởng Hillary Clinton là chiến lược quay lại Á Châu. Một chiến lược bao gồm cả
kinh tế, giáo dục, ngọai giao, chính trị và quân sự.
Sang đến nhiệm kỳ 2, mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn
trong việc thông qua ngân sách quốc gia, nhưng chiến lược quay lại Á Châu của
Ngọai Trưởng Hillary Clinton đã được lưỡng đảng Hoa Kỳ đồng thuận thông qua.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cho điều quân khỏi A Phú Hãn và Iraq, dành ưu
tiên cho các họat động quân sự tại Biển Đông. Họ khuyến khích các quốc gia
trong vùng gia nhập Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TTP) xây dựng một khu vực
kinh tế tự do bao trùm khu vực Thái Bình Dương. Họ cho tăng cường ngọai giao và
viện trợ. Và đặc biệt khuyến khích các quốc gia giải quyết các tranh chấp bằng
phương cách hòa bình như đàm phán đa phương, qua các diễn đàn quốc tế hay đưa
ra tòa án quốc tế phân xử.
Chiến lược của Hoa Kỳ đã và đang bị thách thức bởi các hành động
leo thang bạo lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh, các hành động dễ dàng dẫn đến
chiến tranh.
Bắc Kinh Tứ Bề Thọ Địch
Giao Thương Quốc Tế càng phát triển thì tuyến đường hàng hải qua
Biển Đông càng trở nên quan trọng cho việc phát triển kinh tế của các quốc gia
có bờ biển dọc theo biển Đông. Ngọai trừ Việt Nam và Bắc Hàn, các quốc gia khác
đều là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia luôn sát cánh với Hoa Kỳ
trong mọi cuộc chiến và đều có những cam kết quân sự với Hoa Kỳ. Việc Trung
cộng gia tăng quân sự trực tiếp đe dọa và gây hấn các quốc gia này chính là
trực tiếp đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ.
Quan sát phương cách hành xử hiếu chiến của Trung cộng, thế giới
đang nhận ra Trung cộng là mối đe dọa cho nền hòa bình biển Đông và Thế giới.
Nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách gia tăng khả năng quân sự hay tìm cách
liên kết với Hoa Kỳ vừa để bảo vệ chính mình, vừa để cô lập Trung cộng.
Trung Hoa không phải là một quốc gia thuần nhất. Nó bao gồm nhiều
lãnh thổ đang bị chiếm đóng, người dân các quốc gia Tây Tạng, Tân Cương, Mông
Cổ… đang đứng lên giành lại độc lập. Người dân các sắc tộc khác cũng đang đứng
lên đòi hỏi một thể chế tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Nhìn chung nhà cầm
quyền Bắc Kinh đang tứ bề thọ địch.
Khi nhà cầm quyền Bắc Kinh gặp khó khăn thay vì tìm các giải pháp
ôn hòa giải quyết, họ lại trở nên hung tợn hơn, trở nên hiếu chiến hơn và dễ
dàng trở thành kẻ khai chiến.
Chiến Tranh! Chiến Tranh! Chiến Tranh!
Khi các giải pháp chính trị, giải pháp ngọai giao bất thành thì
giải pháp quân sự ắt sẽ xẩy ra.
Trong một cuộc họp báo ngày 9-1-2014, Phát ngôn Viên Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki cho biết: "Việc đưa ra các
hạn chế đối với hoạt động ngư nghiệp của các quốc gia khác tại các
khu vực tranh chấp của Biển Đông là hành động khiêu khích và có khả
năng nguy hiểm. … tất cả các bên liên quan cần tránh có các hành động
đơn phương có thể làm gia tăng căng thằng và cản trở khả năng giải
quyết các khác biệt thông qua con đường ngoại giao hay bằng các biện
pháp hòa bình khác".
Tính hiếu chiến của Trung cộng đã tăng thêm mức độ nghiêm trọng: khiêu
chiến. Giữa tháng 12-2013 một tàu chiến Trung cộng đã tách khỏi nhóm tàu hộ
tống hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Chiếc tàu này cố tình tiến thẳng đến đâm vào
tuần dương hạm Hoa Kỳ USS Cowpens (CG-63). Buộc tuần dương hạm Hoa Kỳ phải bẻ
lái chuyển hướng nhằm tránh va chạm dễ dàng dẫn đến chiến tranh. Hành động này
đã bị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho là: “nguy cơ đụng độ
hoàn toàn có thể xẩy ra trong vùng Thái Bình Dương.”
Khi Trung cộng loan báo nới rộng khu vực phòng không trong vùng
lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden
tuyên bố: “Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ
ràng rằng chúng tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên
bố khu phòng không sẽ không mảy may ảnh hưởng đến các hoạt động của chúng tôi.
Chúng tôi cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Cộng sẽ không có
hành động có thể làm tăng căng thẳng và làm nguy cơ căng thẳng leo thang.”
Trong phiên điều trần về biển Đông hôm thứ ba 14-1-2014, các
nghị sỹ và dân biểu đã chính thức lên tiếng Hoa Kỳ nhất định không
để yên nếu Trung Cộng sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để
đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.
Trên là các dấu hiệu gần và rõ nhất chiến tranh sớm muộn sẽ xảy
ra. Chiến tranh sẽ không trực tiếp xẩy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh sẽ
giúp Hoa Kỳ xây dựng lại uy tín và giữ vững danh hiệu cường quốc số 1 thế giới.
Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ bán vũ khí cho các quốc gia trong vùng. Chiến tranh
sẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đòan kết quên đi những khó khăn, những bất đồng nội
trị. Nhà cầm quyền Bắc Kinh là chủ nợ của Hoa Kỳ, các khỏan nợ này sẽ được khấu
trừ vào khỏan bồi hòan chiến phí tương lai.
Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản khác. Mới hôm qua thứ Tư
15-1-2014, phát ngôn viên Bắc Hàn cảnh cáo bất kỳ cuộc tập trận quân sự Hoa Kỳ
và Nam Hàn có thể sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân gây thiên tai và thảm họa
ngoài sức tưởng tượng.
Như vậy chiến tranh trong vùng cũng sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ xóa bỏ
các thể chế cộng sản cuối cùng. Đây chính là điều quan trọng nhất để Hoa Kỳ
thực hiện chiến lược tòan cầu mà họ luôn đeo đuổi: mang tự do dân chủ đến cho
mọi người trên khắp thế giới.
Nhìn chung vì lợi ích ngắn hạn và dài hạn Hoa Kỳ sẽ không gây
chiến, nhưng sẽ chủ động trong chiến tranh. Thái độ nhường nhịn của Hoa Kỳ hiện
này là để được chính danh và được sự ủng hộ của các cường quốc Tây phương.
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.”
Trở lại Việt Nam, ngày 17/12/2013 vừa qua, báo chí trong nước loan
tin ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, khi về nước tham dự Hội
nghị Ngọai Giao, đã tuyên bố: “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.”
Một tuyên bố đã nói lên thực trạng Việt Nam.
Gần đây, Hà Nội có 1 số phản ứng với Trung cộng là vì nguồn dầu
thô hằng năm mang về hằng chục tỷ Mỹ Kim đã bị Trung cộng ngăn chận khai thác.
Thiếu ngọai tệ thâu được từ dầu thô là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ máy“Đảng”,
bộ máy nhà nước, bộ máy công an,…
Trên thực tế đảng Cộng sản Việt Nam luôn lệ thuộc vào tư tưởng,
vào chính trị, vào kinh tế Trung cộng, bởi thế họ khó có thể thay lòng đổi dạ.
Chả thế bà con ta mới có câu :”theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”.
Thật vậy, họ đã công khai cho phép quân đội, công an Tầu lập đồn
xây lũy khắp nơi, ngày 20-12-2013, Đài Á Châu Tự Do phải lên tiếng báo động: “…ngay
trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng,
các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc
lên dày đặc.”
Mặc cho Trung cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông,
ảnh hưởng đến đời sống của hằng triệu người sống ven biển. Mặc cho hải quân Tầu
bắn giết, bắt bớ ngư dân Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ lên tiếng cho có,
chưa bao giờ có phản ứng để bảo vệ ngư dân. Họ đã để mất nhiều cơ hội Quốc tế hoá
Biển Đông và tình trạng Việt Nam mất Biển Đông càng ngày trở nên trầm trọng
hơn.
Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản và vẫn là một mối đe doạ cho
nền hoà bình thế giới. Các tài liệu công khai và chính thức của đảng Cộng sản
Việt Nam luôn một cách vu vơ coi các quốc gia cổ vũ tự do là các thế lực thù
địch và ngược lại Trung cộng là nước đồng chí anh em.
Khi chưa có một Hiến Pháp Tự Do, một Quốc Hội Độc Lập, chưa có tự
do bầu cử, chưa có người cầm quyền chính danh, thì Trung cộng vẫn đứng trong
hậu trường thu xếp lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực
thi chiến lược bành trướng và bá quyền cho Trung Cộng.
Trong tình hình hiện nay nếu chiến tranh xẩy đến đảng Cộng sản sẽ
đứng về phía Trung cộng. Họ không đứng về phía Hoa Kỳ, Đồng Minh và
dân tộc Việt, vì nếu thế họ sẽ phải thực tâm tôn trọng nhân quyền, thực thi dân
chủ và trao trả các quyền tự quyết cho dân tộc. Một chính phủ muốn được sự ủng
hộ và trở thành Đồng Minh với Hoa Kỳ thì chính phủ đó cần chính danh qua các
cuộc bầu cử tự do.
Ngược lại, đại đa số dân Việt đang vận động để Việt Nam thoát khỏi
kiếp chư hầu Trung cộng. Giới luật gia trí thức vận động quốc tế hóa Biển Đông.
Giới báo chí mang thông tin, tạo quan tâm đến quần chúng đồng bào. Giới quân
đội đòi chuyên môn hóa, hiện đại hoá quân đội, để giữ nước, để bảo vệ ngư dân
không bị quân đội Trung cộng áp bức. Giới trí thức, sinh viên thanh niên, xuống
đường đòi trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Phong Trào đấu tranh giữ nước đã liên kết với Phong Trào đấu tranh
chính trị đòi tự do dân chủ. Nếu có chiến tranh chính nghĩa dân tộc sẽ là vũ
khí sắc bén nhất cho những người đấu tranh vận động tòan dân đứng lên vừa giữ
nước, vừa giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh sẽ kết thúc. Lực lượng Đồng Minh sẽ chiếm Hòang Sa và
Trường Sa. Và theo luật quốc tế sẽ trao trả cho chính phủ tự do đại diện cho
tòan dân.
Không ai muốn chiến tranh. Nhưng rõ ràng chiến tranh vừa là một
thách thức vừa là một cơ hội để Việt Nam giành lại lãnh thổ đã bị hai đảng Cộng
sản Việt Tàu sử dụng quân sự chiếm đóng.
Thách thức của các lực lượng đấu tranh dân chủ là làm sao chúng ta
có thể thực hiện được cả hai mục tiêu trong điều kiện và tình hình chuyển biến
của đất nước và quốc tế.
Muốn thực hiện được cả hai mục tiêu chúng ta phải chủ động liên
kết hành động. Năm 2014 là năm của hành động.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/1/2014
Thư của một “cháu ngoan” bỏ đảng
Kính thưa Bác,
Cháu tin Bác đã “đi gặp cụ Mác cụ Lê” đúng ngày
linh tháng linh, mùng 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa nay là Công Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hồn Bác rất linh thiêng,
“cầu gì được nấy”, nên dịp cuối năm, cháu có “meo” (email) này trước là để chúc
t...ử Bác, sau là xin Bác một điều ước.
Ấy chết, xin lỗi Bác, cháu chút nữa quên mất tự
giới thiệu với Bác. Thực ra cháu cũng ngần ngừ có nên làm điều này không, khi
Bác là “kết tinh của hồn thiêng sông núi, là tổng hợp của tinh hoa dân tộc tuổi
văn hiến tới bốn nghìn năm”; dù Bác đang nằm trong hòm kiếng dày cộm, dưới đáy
lăng kiên cố xây kiểu lăng ông nội Lê Nin bên Liên Xô, và cái lỗ tai hay lỗ mũi
Bác nghe thiên hạ xì xầm đã thúi rửa, rụng rơi do thuốc ướp dỏm hay bị ăn bớt
gì đó, Bác đã biết tỏng cháu là đứa mô rồi.
“Thằng ni, tau lạ chi cấy mặt mi nựa”. (Bác vẫn
nói tiếng Nghệ, tao lạ gì cái mặt mày nữa).
Dạ, Bác hẳn còn nhớ như in những đêm gió rét căm
căm bọn nhi đồng cháu ngoan của Bác chỉ có cái áo cụt tay bằng vải thô trắng
không ra trắng, bỏ trong cái quần đùi xanh màu nhợt nhạt, cổ vấn cái khăn quàng
đỏ, vừa nhảy vừa hát “Ai yêu Bác Hồ..., Dân Liên Xô trên cánh đồng hoa, Mặt
trời Đông, Kết Đoàn”, trên sân khấu dựng ngoài đồng được nhìn thấy Bác đi thăm
Liên Xô vĩ đại, Trung Quốc vĩ đại trên màn ảnh mà khoái củ tỉ, hồ hởi tin tương
Việt Nam ta sẽ sớm muộn gì cũng biến thành “cánh đồng hoa” và dân ta cũng mặc
sức vui hát như dân Liên Xô...
Ngày đó, cháu yêu Bác yêu Đảng vô cùng vô tận.
Yêu hơn cả Đức Chúa Trời. Này nha: Bọn cháu được cán bộ tập trung vào phòng,
bảo, “các em cầu xin Chúa của các em bánh kẹo đi”. Chờ hoài chẳng thấy, cán bộ
bảo, “bây giờ các em hô to xin Bác và Đảng bánh kẹo đi”. Bon cháu chưa dứt lời
đã có cô cán bộ mang một rỗ kẹo lạc vào đặt trên bàn.
Thế là, giữa “hai người ấy”, bọn cháu đã “chọn”
Bác là cái chắc rồi! Từ ngày đó, mỗi lần đi học, đi sinh hoạt, cháu xiết mạnh
hơn, một cách hí hửng, cái gút khăn quàng đỏ nơi cổ cháu,.
...Nhưng mà, thưa Bác, chẳng bao lâu sau, cháu
thấy, giữa “hai người ấy” bọn cháu chọn lầm. Đức Chúa Trời không cho bánh kẹo
nơi phòng họp lúc đó, nhưng cháu chưa thấy Ông ấy lừa ai khi nào cả, nhưng bọn
cháu thấy Bác và Đảng lường gạt hơi “bị” nhiều (cháu dùng thêm chữ “bị” ở đây
cho hợp với “phong cách” chữ nghĩa cách mạng thời hiện đại). Cháu kể Bác nghe
chơi vài chuyện “lừa”(chứ kể nhiều thì làm sao Bác tai đâu mà nghe cho nổi).
Chuyện xảy ra nơi huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, cách huyện Nam Đàn, Nghệ An của
Bác có bao xa; Đức Thọ lại là nơi Bác chẳng lạ gì đã sản sinh ra “đồng chí”
Trần Phú, Tổng Bí đầu tiên của Đảng đó Bác. Huyện Đức Thọ có ông Hương Khoa
đóng góp cho Kháng Chiến được “biểu dương” bằng kiệu rước và vè tung hô mà cháu
còn nhớ mang máng, “Ai về nhắn với khu Ba, Ở đây ghế danh dự, ông Hương Khoa
chiếm rồi”, nhưng chẳng bao lâu sau khi kháng chiến thành công, ông Hương khoa
bị kết tội... “cường hào phản động”. Chuyện dân Đức Thọ xưa nay sống hiền hòa
với nhau, bổng có đám cán bộ mặt mày lạ hoắc từ đâu kéo đến “phát động phong
trào quần chúng” khiến dân làng quay ra dựng chuyện, vu khống, đấu tố những
người xưa nay mình nhờ vả chạy vạy để qua được cơn đói do lũ lụt, mất mùa...
Bọn nhi đồng cháu đang hơi “bị” hoang mang thì
nghe người lớn xầm xì, ”Con chồn đã để lộ cái đuôi”, nhưng chẳng hiểu gì. Sau
này lớn lên “có trí khôn”, cháu thấy lòi cả cái mặt chồn, đó Bác.
Cháu viết “lòi cái mặt chồn”, vì sau khi giết
hằng triệu sinh linh Nam Bắc, “đốt cháy Trường Sơn” để “đánh cho Mỹ cút Ngụy
nhào”, thì nay các đồng chí từ Chủ Tịch Nước đến Thủ Tướng cứ liên tục bị gậy
sang Mỹ ăn xin, lại còn xả giọng điệu nham nhở, “Việt Nam chúng tôi có nhiều
gái đẹp, mời các ngài sang buôn bán làm ăn” (CTN Nguyễn Minh Triết tại
New York), hay “xin ngài Bill Gates vốn giàu lòng nhân đạo sang Việt
Nam làm từ thiện giúp chúng tôi” (TT. Phan Van Khải tại Hãng MicroSoft).
Còn ngài Tổng Bí Thư mà thiên hạ đoan chắc là con rơi của Bác trong hang Pắc
Bó, thì cứ dời thụt hết cột mốc biên giới này đến cột mốc biên giới khác để
dâng đất, dâng biển, đảo cho nước anh em Trương Cuốc. Con cái của các đồng chí
“khai quốc công thần” như anh hùng Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp thì phải cho
con đi du học Mỹ cho bằng được, hay ít ra cũng phải du học ở các nước Tư Bản.
Còn “văn hóa đồi trụy của Ngụy”, thì nay cả nước oang oang “nhạc Vàng” tan
hoang nhạc Đảng. Cách làm ăn bây giờ thì khỏi chê, cán bộ, đảng viên còn chơi
kiểu tư bản hơn cả tư bản ngụy lúc trước, chẳng hạn bọn tư bản ngụy nó chỉ bắt
học trò trường tư đóng tiền học, bây giờ học trò trường nhà nước cũng phải đóng
tiền, chẳng những tiền học, mà còn đóng đủ thứ, tiền xây dựng trường, tiền bồi
dưỡng cô thầy, tiền học thêm, tiền quà cáp ngày nhà giáo, tết nhất, lễ lạc...
Cái tên Nước ta, hồi Bác sinh tiền thì hai chữ
Việt Nam đứng trước chữ “Dân Chủ Cộng Hòa”. Nay sau khi “cách mạng thu giang
sơn về một mối”, tức Đất Nước “sạch bóng quân thù”, thì lù lù chữ “Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa” dài loòng thoòng, to tổ chảng đứng trước, để hai chữ Việt Nam
lẻo đẽo làm cái đuôi theo sau. Hay là nước Việt Nam ta đã chui lọt tỏn được vào
cái Thế Giới Đại Đồng, để được xếp chung và ngang hàng với những con- à quên-
nước tương cận, như CHXHCN Azerbaidjan, CHXHCN Uzbekistan, CHXHCN Tadjikistan,
CHXHCN Kazakhstan, CHXHCN Moldavia, CHXHCN Latvia, chxhcn Estonia, CHXHCN
Litva, CHXHCN Kirgizia, CHXHCN Turkmenia... như lời “khẩu khí” mà nhiều người
cho là quá hỗn hào láo xược của Bác dưới chân tượng Đức Trần Hưng Đạo ngày nào, “Bác
anh hùng tôi cũng anh hùng... Bác đưa trăm họ qua nô lệ, Tôi dẫn năm châu đến
Đại Đồng...”
Nhưng mà Bác ơi Thế Giới Đại Đồng mà Bác đem máu
thịt Việt Nam đi xây đã bị chính dân Liên Xô úm bà là hô biến trong nháy mắt;
tượng ông nội Lênin đã bị dân Liên Xô tròng xích sắt lôi cổ xuống, kéo đi quăng
nơi bãi rác rồi; những nước Công Hòa xã Hội Chủ Nghĩa kia đã ai về nhà nấy từ
gần hai chục năm nay rồi, mà nay vẫn còn cái CHXHCN ám vào Việt Nam chẳng giống
ai...
Thưa Bác, Tết Nhất đến nơi, Bác phải bận rôn
(người ta kéo) lên xuống cho thiên hạ kẻ tò mò tham quan, người ngây thơ,
phường giả đò, đến chúc t...ử Bác. Cháu ngoan (một thời) của Bác đây không dám
“meo” cho Bác dài dòng. Như đã thưa với Bác từ đầu, chỉ xin Bác một điều:
Xin Bác hiển linh
Ngóc đầu giữa Ba Đình
Phán một câu:
“Các đồng chí ơi
Bác cháu ta không gì hơn
cúi đầu nhận tội
Dẹp ngay đi
Chủ Nghĩa Xã Hội
Vì Bác Cháu ta
Cả Nước Xuống Hố
Nó là đêm tối
Ôi đêm tối, lỗi Bác mang về
Trùm bao tang thương
Lên đầu Dân Việt”
Bác cháu ta
Một, hai, ba
Ngậm vành tạ tội”
Hẹn Bác “Meo” Xuân năm sau
(Vì cháu còn rất nhiều điều ước mà chỉ có chính
miệng Bác thét toáng lên, thừa nhận sai trái, tỏ lòng ăn năn, may ra thiên hạ
mới chịu mở mắt, há mồm để thấy mà thống hối...)
Cháu Ngoan (một thời) của Bác, Cu Tèo.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment