Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’
Tin liên hệ
- Nỗ lực vận động gia tăng trước
cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR của VN
- Việt Nam tuyên án chung thân cựu nhân viên ngân
hàng lừa đảo
- Gần 40 học sinh Việt Nam bị
bệnh vì pháo 'lựu đạn' của TQ
- Trung Quốc đưa tàu ra Hoàng Sa
tuần tra thường xuyên
- TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc
tế thăm dò dầu khí tại Biển Đông
Hình ảnh/Video
Video
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân quyền
UPR của VN
Video
TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc tế thăm dò dầu khí tại Biển
Đông
CỠ CHỮ
28.01.2014
Người ta nói rằng một cỗ
xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường
hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì
nhiều khi là không ‘ăn
Lê Đăng Doanh
Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp
Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việt Nam năm Quý Tị đã vượt qua được đáy của đường cong của nền kinh tế, tức là năm 2013, đã tăng trưởng 5,42%, cao hơn năm 2012. Việt Nam cũng đã kiềm chế được lạm phát ở mức 6,02%, giữ được tỷ giá ổn định, tăng được xuất khẩu đến 15%, và tăng được dự trữ ngoại tệ lên khoảng 3 tháng nhập khẩu. Đấy là những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy vậy, nền kinh tế còn xa mới có thể nói là ‘lột xác’ bởi vì những mục tiêu về đổi mới mô hình tăng trưởng, về tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có việc tái cấu trúc ngân hàng thương mại và giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công và gần đây nhất là có nhiệm vụ là phải tái cấu trúc hệ thống ngân sách vì ngân sách năm 2013 gặp khó khăn khá là nghiêm trọng. Tất cả những việc ấy đang còn ở phía trước. Và năm Rắn sắp qua đi, nhưng chúng ta chưa làm được cái việc lột xác để có thể lớn mạnh lên.
VOA: ‘Kinh tế khó khăn’ dường như là câu cửa miệng của người dân khi năm cũ sắp qua đi. Theo quan sát của ông, người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết thì bao giờ cũng là hết sức sôi nổi và hào hứng. Người dân bây giờ đang đổ xô ra đường để đi mua sắm. Nhưng sức mua thì giảm sút rõ rệt. Có một sự tương phản rất rõ nét là các phố có hàng hóa bán hạ giá thì rất đông người còn các cửa hàng mà bán hàng cao cấp thì chỉ có người đến xem, chứ rất ít người mua.
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng trong năm 2013, số ô tô bán được ở Việt Nam tăng lên so với lại 2012 và sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Việt Nam cũng rõ nét hơn. Những người nghèo thì khó khăn trong việc sắm Tết, và điều đó thấy rất rõ. Bây giờ hoa đào, quất còn đứng đầy đường và tôi không chắc là đến 30 Tết người ta có thể mua hết.
Nhưng mà những người giàu thì sẵn sàng có thể bỏ ra hàng mấy chục triệu để mua một cây đào thế, để mua một cây mai, vân vân. Tất cả những cái đó nó tương phản một cách rất rõ rệt. Đấy là cái điều, theo tôi, rất đáng lo ngại.
VOA: Ông có đề cập tới chuyện Việt Nam cần phải cải cách thể chế trong năm Giáp Ngọ, vì sao lại như vậy, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là do nhà nước Việt Nam xây dựng ra và nhà nước Việt Nam sẽ định hình nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Nghị quyết Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 năm 2011 đã quyết định là phải đổi mới chính trị đi kèm theo đổi mới kinh tế, và đổi mới thể chế kinh tế thị trường như là một khâu đột phá bên cạnh khâu đột phá thứ hai là tạo ra một sự phát triển vượt bậc về kết cấu hạ tầng và đột phá thứ ba tức là có cải thiện rõ rệt về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Vấn đề cải cách thể chế năm 2013 chưa làm được bao nhiêu. Vậy thì đến năm 2014 là rất cấp bách. Muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế, phải thay đổi lại các luật lệ, và muốn để cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khoa học công nghệ, thì cũng phải cải cách các động lực mà hiện nay dẫn doanh nghiệp Việt Nam vào đầu cơ đất, vào việc khai thác khoáng sản và vào việc tàn phá môi trường.
Tất cả những điều đó phải có sự thay đổi về mặt thể chế. Nếu không có thì động lực đúng đắn không phát huy được, mà chế tài cũng không có thể ngăn cản được những hành động làm sai. Vì vậy người ta nói rằng một cỗ xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì nhiều khi là không ‘ăn’.
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việt Nam năm Quý Tị đã vượt qua được đáy của đường cong của nền kinh tế, tức là năm 2013, đã tăng trưởng 5,42%, cao hơn năm 2012. Việt Nam cũng đã kiềm chế được lạm phát ở mức 6,02%, giữ được tỷ giá ổn định, tăng được xuất khẩu đến 15%, và tăng được dự trữ ngoại tệ lên khoảng 3 tháng nhập khẩu. Đấy là những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy vậy, nền kinh tế còn xa mới có thể nói là ‘lột xác’ bởi vì những mục tiêu về đổi mới mô hình tăng trưởng, về tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có việc tái cấu trúc ngân hàng thương mại và giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công và gần đây nhất là có nhiệm vụ là phải tái cấu trúc hệ thống ngân sách vì ngân sách năm 2013 gặp khó khăn khá là nghiêm trọng. Tất cả những việc ấy đang còn ở phía trước. Và năm Rắn sắp qua đi, nhưng chúng ta chưa làm được cái việc lột xác để có thể lớn mạnh lên.
VOA: ‘Kinh tế khó khăn’ dường như là câu cửa miệng của người dân khi năm cũ sắp qua đi. Theo quan sát của ông, người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết thì bao giờ cũng là hết sức sôi nổi và hào hứng. Người dân bây giờ đang đổ xô ra đường để đi mua sắm. Nhưng sức mua thì giảm sút rõ rệt. Có một sự tương phản rất rõ nét là các phố có hàng hóa bán hạ giá thì rất đông người còn các cửa hàng mà bán hàng cao cấp thì chỉ có người đến xem, chứ rất ít người mua.
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng trong năm 2013, số ô tô bán được ở Việt Nam tăng lên so với lại 2012 và sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Việt Nam cũng rõ nét hơn. Những người nghèo thì khó khăn trong việc sắm Tết, và điều đó thấy rất rõ. Bây giờ hoa đào, quất còn đứng đầy đường và tôi không chắc là đến 30 Tết người ta có thể mua hết.
Nhưng mà những người giàu thì sẵn sàng có thể bỏ ra hàng mấy chục triệu để mua một cây đào thế, để mua một cây mai, vân vân. Tất cả những cái đó nó tương phản một cách rất rõ rệt. Đấy là cái điều, theo tôi, rất đáng lo ngại.
VOA: Ông có đề cập tới chuyện Việt Nam cần phải cải cách thể chế trong năm Giáp Ngọ, vì sao lại như vậy, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là do nhà nước Việt Nam xây dựng ra và nhà nước Việt Nam sẽ định hình nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Nghị quyết Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 năm 2011 đã quyết định là phải đổi mới chính trị đi kèm theo đổi mới kinh tế, và đổi mới thể chế kinh tế thị trường như là một khâu đột phá bên cạnh khâu đột phá thứ hai là tạo ra một sự phát triển vượt bậc về kết cấu hạ tầng và đột phá thứ ba tức là có cải thiện rõ rệt về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Vấn đề cải cách thể chế năm 2013 chưa làm được bao nhiêu. Vậy thì đến năm 2014 là rất cấp bách. Muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế, phải thay đổi lại các luật lệ, và muốn để cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khoa học công nghệ, thì cũng phải cải cách các động lực mà hiện nay dẫn doanh nghiệp Việt Nam vào đầu cơ đất, vào việc khai thác khoáng sản và vào việc tàn phá môi trường.
Tất cả những điều đó phải có sự thay đổi về mặt thể chế. Nếu không có thì động lực đúng đắn không phát huy được, mà chế tài cũng không có thể ngăn cản được những hành động làm sai. Vì vậy người ta nói rằng một cỗ xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì nhiều khi là không ‘ăn’.
Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát
Biểu tình tại Hà Nội ngày 19/01/2014 nhân kỷ niệm
40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Biểu ngữ nêu ba sự kiện :
19/01/1974 - Chiếm Hoàng Sa; 17/02/1979 - Tấn công biên giới phía bắc;
14/03/1988 - Chiếm một số đảo ở Trường Sa.
REUTERS/Kham
Bước leo thang mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào
Biển Đông. "Vùng cấm tàu cá" là bước tiếp theo trong chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh khởi sự từ năm 1974 khi xua
quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Theo giới phân tích, muốn chặn mưu đồ của Trung Quốc, Việt Nam phải có một chính sách Biển Đông rõ ràng,
công khai và dứt khoát để được hậu thuẫn của khu vực và quốc tế.
Ngay từ cuối năm 2013, giới chuyên gia quốc tế đã nhận định rằng Biển Đông đang dậy sóng trở lại vì các hành động hung hăng áp đặt chủ quyền của Trung Quốc. Thực tế đầu năm 2014 này đã
xác minh nhận các nhận xét đó, với một loạt động thái quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, bất chấp phản ứng của các láng giềng như Việt Nam hay
Philippines, cũng như của Mỹ và Nhật.
Đối với các nhà quan sát,
bước leo thang quan trọng mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định - được trình bày là của tỉnh Hải Nam, nhưng thực ra là của ê kíp Tập Cận Bình – thông qua
vào cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 01/2014.
Theo các quy định này, thì kể từ nay, tàu bè nước ngoài, nếu muốn vào hoạt động đánh cá hay
nghiên cứu thủy sản trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, đều phải xin phép trước, bằng không sẽ bị chặn bắt, công cụ bị tịch thu, chủ tàu bị phạt nặng.
Trung Quốc tung tàu tuần duyên và tàu hải quân xuống tuần tra và tập trận ở Biển Đông
Về hình thức thì luật lệ mới này không có gì
đáng nói, nhưng vấn đề then chốt là vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ lại bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, nằm bên trong đường lưỡi bò mơ hồ mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền kiểm soát, bất chấp các tuyên bố chủ quyền ngược lại của các láng giềng.
Và để cho thấy là họ thực sự là chủ nhân vùng Biển Đông, chính quyền Trung Quốc liên tiếp cho tàu lớn nhỏ xuống tuần tra tại vùng Biển Đông, cả tàu tuần duyên lẫn tàu quân sự, không chỉ ở vùng quần đảo Hoàng Sa gần Hải Nam mà cả tại khu vực Trường Sa. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tập trận thị uy trong vùng
Ví dụ mới nhất là chuyến tuần tra – và tập trận – tại Biển Đông từ ngày 20/01 đến ngày 25/01/2014 của một đội tàu bao gồm ba chiến hạm hiện đại của Hải quân Trung Quốc, do Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đích thân chỉ huy.
Các hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc dĩ nhiên đã bị nhiều nước phản đối, đặc biệt là Philippines và
Việt Nam, hai quốc gia thường xuyên bị Bắc Kinh đánh giá là
« kỳ đà cản mũi » đối với chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy nhiên nếu Philippines đã có những phản ứng dứt khoát, tức thời trước các động thái của Bắc Kinh, thì cách phản đối của Việt Nam lại chậm và thận trọng hơn. Phải hai ngày sau khi
có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam liên quan đến tàu cá nước ngoài, Việt Nam mới có phản ứng.
Ngày 10/01/2014, Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho rằng hành động của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông ». Phía Việt Nam do đó đã yêu
cầu Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái nói
trên ».
Hé mở cánh cửa cho kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng
Sa bị Trung Quốc chiếm đóng
Ngoài phản ứng ngoại giao nhắm thẳng vào Trung Quốc kể trên, giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện chính quyền Việt Nam hé mở cánh cửa cho việc kỷ niệm 40 năm trận đánh Hoàng Sa vào
năm 1974, khi Trung Quốc xua quân chiếm nốt phần quần đảo do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào lúc ấy kiểm soát.
Gọi là hé mở vì các sinh hoạt kỷ niệm đã bị hạn chế, thậm chí lễ kỷ niệm dự trù tại Đà Nẵng, nơi có huyện đảo Hoàng Sa, đã bị hủy vào giờ chót vì lý do « kỹ thuật ».
Bên cạnh đó, có tin là một số bài phân tích về sự kiện này cũng bị từ chối đăng, cho dù báo
chí đã được quyền công khai đề cập đến sự kiện này.
Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một quan sát viên kỳ
cựu về Trung Quốc và Biển Đông thuộc Đại học Maine Hoa Kỳ, phản ứng của Việt Nam trước các động thái mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông quá thận trọng, nếu không muốn nói là yếu ớt so với tầm mức nghiêm trọng của tình hình.
Trong một bài phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ RFI vào cuối năm ngoái, Giáo sư Long đã từng tỏ ý quan ngại về sự kiện Biển Đông bắt đầu dậy sóng trở lại sau một thời gian ngắn yên tĩnh, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Phải chứng tỏ rằng Việt Nam là nước tôn trọng luật quốc tế chứ không như Trung Quốc
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long,
hành động leo thang tranh chấp mà Bắc Kinh vừa thể hiện qua quyết định nhắm vào tàu cá nước ngoài đi vào Biển Đông nằm trong một chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm thôn tính cả vùng biển rộng lớn này, mà nước bị thiệt hại nhiều nhất chính là Việt Nam.
Để đối phó với âm mưu ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, các phương thức đấu tranh thận trọng hiện hữu sẽ không mang lại hiệu quả, mà Việt Nam cần phải dứt khoát hơn, minh bạch hóa và công khai
hóa chính sách Biển Đông của mình, chứng tỏ rõ ràng với thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia tôn trọng luật lệ quốc tế, trái với các hành vi phi
pháp của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long đã lấy làm tiếc rằng phía Việt Nam đã không khéo
tranh thủ dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung
Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa để tố cáo trước quốc tế ý đồ của Bắc Kinh sử dụng vùng lãnh thổ bị họ cưỡng chiếm làm địa bàn khai triển chiến lược khống chế toàn khu vực, nêu rõ là Hoàng Sa không đơn thuần là là một vấn đề song phương Việt Nam Trung Quốc, mà liên quan đến an ninh toàn khu vực và thế giới.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment