Monday, January 5, 2015

Chiếc lưỡi liềm rỉ sét

From: <doanbngo@aol.com>
Date: 2014-12-18 19:17 GMT-08:00
Subject: Fwd: [] Chiếc lưỡi liềm rỉ sét - Huy Phương.
To:



 

Chiếc lưỡi liềm rỉ sét

Huy Phương.


E-mailPrint
“Ông lão dắt trâu đi bừa

Là con ông lão ngày xưa đi cày.”

(Trần Ngọc Thụ)


  1.  
  2. Biểu tượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, được các tay tổ Cộng Sản Karl Marx, Engels bày ra trong thời Cách Mạng Nga năm 1917 để thu hút tầng lớp dân cày và công nhân
  3.  
  4.  
  5. .
  6. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
  7. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
  8.  
  9.  
  10. Tại Việt Nam, người nông dân Việt Nam tự ngàn xưa đã phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nghe lời dụ dỗ của Hồ Chí Minh, coi như đảng của giai cấp mình, “bỏ trâu cày theo tiếng loa vang” như lời giục giã của nhạc sĩ Cộng Sản Nguyễn Hữu Ba, một người đã được miền Nam trọng dụng dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Sau này tên văn công Tôn Thất Lập cũng đã ăn cắp ý này mà viết: “Hát cho anh nông dân bỏ cày theo tiếng loa vang!”
  11. Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nhỏ, nghèo của miền Trung, người giàu có năm mười mẫu ruộng, phần lớn nông dân là tiểu nông có khi chỉ có năm bảy sào đất, nhưng làm thuê, gặt mướn cũng no đủ sống qua ngày. Tuy chân lấm tay bùn, mỗi năm nông dân cũng có những ngày lễ Tết, hội Hè vui chơi, trong nhà quanh năm có thể thiếu gạo, nhưng cũng khoai sắn, ngô đậu đầy bồ.
  12. Hẳn chúng ta còn nhớ đến tội ác “cải cách ruộng đất” ở vùng “giải phóng” Bắc Việt, cũng không quên chế độ hợp tác xã tại cả hai miền, khi nông dân bị “tình nguyện” giao trâu bò và các nông cụ chủ yếu như cày bừa, máy bơm nước cho hợp tác xã, để trở thành những người làm thuê cho đảng. Nông dân trở thành nô lệ được chấm công lao động, năm nào cũng thiếu điểm, đói ăn, phải vay mượn, và còng lưng nuôi “trâu đỏ,” (1) chủ nhiệm và ban quản trị của đoàn, đảng, lúc nhúc như bầy sâu bọ, ngồi mát ăn bát vàng trên mồ hôi, nước mắt của nông dân, “mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe.”
  13. Khi không còn tư hữu, “cha chung không ai khóc,” ai cũng làm lấy lệ thì sản xuất phải trì trệ, mà trong tình trạng ấy, Nguyễn Văn Tý, người nhạc sĩ những ngày đầu lãng mạn, viết nên “Dư Âm,” đã vì cơm áo, tem phiếu còn can đảm ca tụng sản xuất miền Bắc cường điệu với “Bài Ca Năm Tấn.”
  14. Sau khi thống nhất, đặt cả nước dưới ách cai trị của mình, Cộng Sản đã ca tụng “liên minh công-nông tiên tiến, đưa đất nước ta vững bước vào thiên niên kỷ thứ ba trong sự lãnh đạo tài tình của đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,” nhưng mô tả về chân dung người nông dân hiện nay, ông Lê Quốc Cường, chủ tịch Hội Nông Dân, cũng phải thú nhận, “Nông dân Việt Nam vẫn đứng đầu với năm cái nhất đó là: đông nhất, nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi từ đổi mới ít nhất.”
  15. Theo Vụ Trưởng Vụ Kinh Tế Trần Hữu Hiệp thì, “Nói chung, thu nhập nông dân hiện rất thấp trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá trong khi nông dân bán lúa bị hạ giá. Mà một phần cũng tại “ông hiệp hội” cứ ép giá khiến nông dân phải bán lúa rẻ, nên chịu khổ. Nông dân giờ ở đâu cũng đều khổ hết! Đời nào cũng khổ.” Ngày nay mức thu nhập của một nông dân ra sao? “Lợi nhuận của nông dân (nếu có) chia cho số nhân khẩu trong hộ còn thấp hơn mức thu nhập $1/người/ngày!”
  16. Theo Ngân Hàng Thế Giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là $1,910; Lào $1,645; Cambodia $1,007; Miến Điện $900. Nếu theo ông Trần Hữu Hiệp thì bình quân thu nhập mỗi nông dân Việt Nam, mỗi năm chỉ có $365.
  17. Như vậy, dưới thời Cộng Sản, số phận nông dân càng bi thảm hơn: “Vẫn không thoát khỏi bi kịch khốn khổ, buồn đau bởi nghèo đói và đủ thứ đè nén, lừa gạt,” như một “điềm báo” cho thân phận dân oan Đoàn Văn Vươn.” (TS. Nguyễn Lân Dũng, Dân Trí)
  18. Nông dân ở Đơn Dương, Lâm Đồng, mang cà chua vừa hái đổ ra đường vì không có người mua. Ở Quảng Ngãi rau cải rẻ như bèo, nông dân phá đổ cho bò ăn hay cào đốt làm phân. Trong khi tình trạng này xảy ra nhiều nơi với đủ loại rau trái, thì Việt Nam, mỗi năm, chi khoảng $350 triệu để nhập cảng rau trái, $400 triệu để nhập cảng thủy sản của Trung Quốc. Trong khi gạo của nông dân Việt Nam bị ép giá, và xuất cảng ra ngoại quốc thì trong 11 tháng qua của năm 2014, Việt Nam đã bỏ ra $800 triệu để nhập cảng gạo của Trung Quốc!
  19. Từ khi chế độ Cộng Sản rêu rao đổi mới với các dự án công nghiệp của nước ngoài, chính quyền tiếp tay với bọn “đục nước béo cò” dụ dỗ ép giá nông dân bán đất hay dùng bạo lực côn đồ cưỡng chế cướp đất nông dân “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền,” biến nông dân thành những người dân oan “ăn bờ ngủ bụi.” Thực tế hiện nay, cái khổ lớn nhất của nông dân là họ bị mất đất đai.
  20. Những nông dân có đất bán cho giới công nghiệp ngoại quốc, phút chốc trở thành đại gia, từ chân dính phèn trở thành những tay ăn chơi, đốt tiền trong chốc lát rồi trở lại phận đi làm thuê gặt mướn.
  21. Có bao nhiêu nông dân bỏ thôn quê, ruộng vườn để lên thành phố làm thân ở đợ, bán cơ bắp, làm thuê từng ngày vì không có khả năng tài chánh để đi ra nước ngoài làm “lao động xuất khẩu.” Từ đất Bắc bao nhiêu nông dân đã bỏ vào Nam để “bỏ liềm cầm búa” hay chạy xe ôm, làm bảo vệ, không buồn nhìn lại kiếp nông dân. Con cái nông dân những miền lúa “nhất Đồng Nai, nhì hai huyện…” nổi tiếng một thời, bây giờ mơ ước đi lấy chồng ngoại, hay đi vào con đường “ngu-nghèo” cho đỡ tấm thân, không còn hãnh diện với hình ảnh cô thôn nữ chất phác, đầu đội khăn rằn, ôm bó lúa, cầm lưỡi liềm ngày trước.
  22. Chị Hồ Thị Út Em, gia đình ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, không có đất ruộng, chồng đi làm thuê nuôi năm người gồm bố mẹ già, vợ và hai con trai. Chị làm nghề đi lượm ve chai, vì sơ suất không để ý đến con nên bé mới uống nhầm chai axít như báo chí trong nước vừa loan tin.
  23. Đất nước ta, từ ngàn xưa, nông dân vẫn được coi là thành phần chất phác, đạo đức vì xa đô thị, văn minh, nhưng khốn khổ thay, dưới chế độ này, một con số thống kê kinh hoàng trong nước đưa ra là trong số hơn 185,000 người nghiện ma túy tám tháng đầu năm 2014, số người nghiện là nông dân chiếm tỉ lệ 49.57%. Nạn bán dâm ngày nay không còn ở các khu đèn đỏ thành phố mà lan xuống nông thôn, trong những bờ kinh, con rạch, trong những chiếc lều, võng, có mặt khắp nơi ở quán xá ven đường.
  24. Có bao giờ chúng ta tưởng tượng ra cái xã hội nhầy nhụa, khốn cùng ngày nay ở nông thôn có nạn “đĩ đồng,” những cô gái nghèo bán thân, lê la qua những cánh đồng trong mùa gặt, để bán dâm cho nhóm thợ gặt. Đời sống của nông dân ngày nay ra sao, xin hãy đọc chỉ một chuyện “Cánh Đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, một cuốn sách nổi tiếng. Trong khi chưa đọc Nguyễn Ngọc Tư thì cũng nên xem qua một bản văn của Tỉnh Ủy Cà Mâu (Cộng Sản) lên án nhà văn này: “’Cánh Đồng Bất Tận’ miêu tả cái xấu của xã hội nông thôn, để ám chỉ con người, bần cùng túng quẫn, không lối thoát, mà cuộc sống quá cùng cực, bí lối, chỉ biết đi làm gái, đổi thân xác lấy cuộc sống.” (từ trang 158 đến 161, từ trang 168 đến 190 và 203)
  25. Vấn đề là cái xấu đó quả có thật. Hình ảnh chiếc lưỡi liềm đỏ của liên minh công nông trên lá cờ Cộng Sản hiện nay ở Việt Nam, chỉ là một loại bánh vẽ như hầu hết loại bánh vẽ đã đưa dân tộc chúng ta đến chỗ khốn cùng.

 © Diễn Đàn Người Dân ViệtNam



__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link