Wednesday, January 7, 2015

Hội nghị Trung ương 10 có gì mới?


Hội nghị Trung ương 10 có gì mới?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-01-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01062015-tw10-gm.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
051_XxjpbeE000097_20141227_TPPFN0A001.jpg
Ông Du Chính Thanh, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 26/12/2014.
AFP photo
Hội nghị Trung ương 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội nhằm quyết định một số vấn đề quan trọng cho Đại hội lần thứ 12 sẽ diễn ra vào năm tới. Sự kiện này có những gì đáng chú ý và có thể đáp ứng kỳ vọng phát triển và bảo vệ độc lập- chủ quyền của đất nước hay không?
Vẫn như cũ
Đối với những người quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam thì Hội nghị Trung ương 10 bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng và kéo dài trong một tuần lễ đến ngày 12 tháng giêng này cũng không có gì mới mẻ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói về điều này như sau:
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12. Chỉ có 2 vấn đề thế thôi.
Từ Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng có một số nhận định về Hội nghị Trung ương 10 đang diễn ra ở Hà Nội như sau:
Dư luận cũng nói đến việc họp chậm so với kế hoạch, và người ta cũng chú ý đến chuyến thăm của ông Du Chính Thanh- chủ tịch Ủy ban Chính Hiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và chắc chắn điều đó có liên quan đến việc bố trí nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó thật đáng buồn. Đại hội nào vấn đề nhân sự cũng phải thông qua Trung Quốc hết! Ít nhất nói một cách khiêm tốn là chịu ảnh hưởng rất nặng nề của phía Trung Quốc.
Đó là một chuyện và chuyện thứ hai theo như thông báo là đề cử nhân sự cho Đại hội 12. Kỳ này ngay trong Đảng, các ông cũng không dân chủ gì cả: giới thiệu từ trên xuống; ở cấp nào thì phải theo Ban Chấp hành cũ của cấp đó giới thiệu mới được chứ đâu có quyền tự ứng cử. Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì cũng như những kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây, phía Trung Quốc bao giờ cũng cử những quan chức của họ sang trước kỳ đại hội nhằm có những tác động có lợi cho họ, và lần này cũng thế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Chúng ta đều biết từ trước đến nay, cứ Việt Nam sắp có đại hội- Đại hội Đảng lần thứ 10, 11, 12 gì, đều có dồn dập các chuyến của cán bộ cao cấp, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sang, mục đích không khỏi là để thăm dò xem cơ cấu nhân sự như thế nào và ai sẽ là tổng bí thư. Tất nhiên họ không phải chỉ thăm dò xem xét mà họ cũng có cách của họ để gây sức ép phải bố trí tổng bí thư hợp với họ. Họ đều có mưu đồ ấy. Nhưng vấn đề này còn tùy Hội nghị Trung ương bỏ phiếu như thế nào.
Đấu đá nội bộ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho rằng lý do hội nghị lần này diễn ra chậm vì có sự thiếu nhất trí trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây cũng là điểm được chia sẻ bởi tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Đấu đá thì rất rõ rồi. Các ông ấy muốn giấu cũng không giấu được. Người ta đùa nói rằng lúc Cụ Hồ viết di chúc nói phải bảo vệ sự đoàn kết của Đảng như bảo vệ con ngươi (trong mắt); nhưng người ta thấy ‘con ngươi’ chẳng ngon lành gì cả. Tức cũng muốn che đậy sự mất đoàn kết nhưng không thể che đậy được nữa rồi; nhất là qua cái chết của một số người đặc biệt bệnh nặng của ông Nguyễn Bá Thanh kỳ này không che giấu được sự mâu thuẫn nội bộ một cách rất gay gắt.
Mong đợi
Trước một sự kiện chính trị như Hội nghị Trung ương 10 sẽ ra những quyết định quan trọng về nhân sự điều hành đảng và đất nước trong thời gian tới, dư luận tại Việt Nam cũng đã có những đồn đoán. Tuy nhiên theo tiến sỹ Hà Sĩ Phu đây là vấn đề phức tạp khó lường nhưng ông không mấy tin tưởng vì theo ông thì ai đi chăng nữa cũng sẽ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm của họ. Tiến sỹ Hà Sĩ Phu có ý kiến:
Từ  nay cho đến Đại hội diễn biến còn rất phức tạp. Chính các vị ấy trong nội bộ cũng chưa có thể dám chắc khả năng nào cả. Huống chi mình là người ngoài chỉ có nghe thông tin gián tiếp thôi, làm sao có thể có những nhận định chắc chắn gì được vì còn tùy theo tương quan ‘các vị đấu đá nhau’, bên nào thắng gần đến cuối cùng mới rõ ra được. Chỉ có điều hy vọng sẽ có một lực lượng ‘vì dân, vì nước’ thay đổi quĩ đạo; nhưng khả năng đó rất ít, rất ít! Trước hết vì quyền lợi của họ đã gắn chặt với thể chế này rồi.
Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Dù họ đứng nhóm này hay nhóm khác cũng chỉ để bảo vệ nhóm của họ mà thôi; chứ tôi nghĩ trong hệ thống cộng sản mà có một người vì dân, vì nước thật sự thì ít lắm. Người tử tế có chăng là đảng viên ở dưới, không có quyền chức gì thì còn có tấm lòng; chứ lên đến cấp cao quyền lợi rất lớn rồi thì chả có người nào tử tế cả. Tôi nói thật với ông như thế. Đó là về phía nội bộ, chứ còn điều to lớn hơn nữa là bị sự khống chế bởi phía Trung Quốc.
Ví dụ như có một nhân vật nào đó mà có ích lợi cho dân cho nước thì Trung Quốc họ sẽ diệt ngay, không ‘mọc’ lên được. Do có áp lực rất lớn từ bên ngoài như thế nên theo tôi khả năng còn ‘tốt’ cho dân tộc ít lắm; không dám nói không có nhưng khả năng đó, xác suất ít.
Một điểm được thông báo là trong kỳ hội nghị trung ương 10 sẽ có việc lấy phiếu tín nhiệm các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí Thư. Việc làm này cũng không được mấy tin tưởng như quốc hội từng làm. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Đây đúng là điểm mới nhưng còn chờ xem bởi vì nói thế nhưng rồi có công bố không và bỏ phiếu tín nhiệm những ai thì điều đó còn giữ bí mật, chưa biết như thế nào.
Hướng đi
Đối với những người quan tâm đến tình hình đất nước như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì cần phải có những thay đổi cần thiết và triệt để chứ không thể cứ nói suông và làm theo cách như  bấy lâu nay.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có ý kiến như sau:
Chính phủ có tuyên bố đẩy mạnh phát triển kinh tế, không biết kết quả như thế nào. Nhưng từ trước đến nay do sai lầm cho nên mới tụt hậu như bây giờ.Tình hình kinh tế và mọi mặt của đất nước sa sút như bây giờ là do sai lầm từ trước cho đến nay.
Tình hình đất nước Việt Nam hiện nay được nhìn nhận là ‘vô vàn khó khăn’ trong tất cả mọi lĩnh vực, người dân trông chờ vào khả năng lèo lái của những người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên theo nhận định của những vị quan tâm đến tình hình đất nước mà quí thính giả vừa nghe thì khó có thể lạc quan vào lúc này.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


Thực chất của Hội nghị Trung ương 10?

BBC
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc hôm 5/1 với chủ đề nhân sự đang đặt ra nhiều câu hỏi trong dư luận.

Dự kiến kéo dài cả tuần, khoảng 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng gặp nhau để bàn các chủ đề quan trọng về nhân sự, tổng kết đường lối, phương hướng cho Đại hội Đảng lần thứ 12.

BBC có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu sống ở Úc chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam.

Carl Thayer: Trước hết có thể nhận xét Hội nghị Trung ương 10 đã bị trì hoãn quá lâu. Trong suốt cả năm 2014 chỉ có mỗi một hội nghị trung ương 9 diễn ra vào tháng Năm. Hội nghị này lẽ ra có thể đã được nhóm vào tháng Tám khẩn trương để đối phó với khủng hoảng Giàn khoan HD-981. Sau đó nó được định lại ngày vào tháng Mười, tháng Mười Hai và nay thì vào tháng Giêng.


Ngay từ kỳ hội nghị lần thứ 9 hồi tháng Năm đã có các tiểu ban làm việc về vấn đề nhân sự. Nhưng hội nghị này cũng là cơ hội cuối để đảng tiếp tục hoạch định kế hoạch kinh tế - xã hội chiến lược tổng thể, cân nhắc việc điều chỉnh vị trí của Đảng, điều lệ Đảng và bầu cử, xác định xem cơ cấu quyền lực tới đây sẽ lớn nhỏ như thế nào, kể cả với cơ cấu, số ghế Bộ Chính trị...Do đó đây là là một hội nghị trung ương rất quan trọng.

BBC: Ông nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trụ lại? Đã có những nguồn gợi ý rằng ông ấy cũng quan tâm tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng.

Tất cả những gì tôi có thể nói được là trong quá khứ, với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này.

Nhưng rõ ràng tính số lượng với những ủy viên sắp nghỉ hưu, chỉ tính những người đã ngồi trọn nhiệm kỳ, mà không tính tới hai ủy viên mới trong Bộ Chính trị, thì đây là một vấn đề với Việt Nam. Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới. Do đó hiện có những đồn đoán và phải nói là vẫn còn sớm để nói lên điều gì.

Họ có kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, sẽ được sử dụng để đề bạt những người làm việc tốt hoặc để loại bỏ nhân sự. Và trong quá khứ đã có hành động trong nội bộ được cho là để hạ bệ Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông và do đó sự ủng hộ trong Trung ương Đảng cho ông ấy khá cao. Trước đây, đã có những tấn công mạnh mẽ, nhưng ông Dũng đã thoát ra được khá là ngoạn mục.

Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.

Tôi nghĩ bây giờ vẫn còn quá sớm và chúng ta phải chờ các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng để mà đo đếm.

BBC: Ông nghĩ là ông Nguyễn Phú Trọng đã có được một ứng cử viên nào đó ở trong ống tay áo của ông ấy để có thể kế vị? Tương tự, các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng có tự chọn ra ai chưa để thay thế vị trí của họ?

Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.

Hết đồn đoán này đến đồn đoán khác. Có nguồn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội) là ứng viên được ưa thích của ông ấy. Do đó ông Nghị đã được cử sang Washington trong vụ Khủng hoảng Giàn khoan 981, trước khi Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được cử đi. Phải xem điều này có đúng không.

Tôi thì phải nói ngay là tôi không thấy ông Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp tục chức Tổng Bí thư. Điều ông ấy có thể làm bây giờ chỉ là cố gắng tác động, ảnh hưởng. Nhưng thành tích trong quá khứ của ông ấy không được tốt. Ông ấy đã từng đề cử hai nhân vật quan trọng vào Bộ Chính trị năm ngoái, nhưng không ai trong đó được thăng tiến vào đó. Trung ương Đảng đã không quyết việc đó. Thành tích bổ nhiệm nhân sự của ông ấy đã không được hiệu quả.

Với cặp được cho là cạnh tranh giữa các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, hai người ở miền Nam, nếu họ tiếp tục cạnh tranh và thù địch để một người trụ lại trong khi người kia bị hạ bệ, thì có thể cả hai sẽ phải cùng rời ghế quyền lực. Bởi vì ở Việt Nam, quyền lực luôn có khuynh hướng tập trung, mà không có sự quá khích, và Đảng luôn muốn điều tiết quyền lực ấy, nhất là để chọn ra giới lãnh đạo.

Do đó, một lần nữa, gác những đồn đoán lại, đối với tôi điều quan trọng là liệu Đảng có cho biết công khai bỏ phiếu tín nhiệm sẽ xảy ra như thế nào, được tiến hành ra sao, liệu có được công bằng cho tất cả không, đối với các vị tri lãnh đạo chóp bu thế nào? Ở trong những kỳ lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông Trương Tấn Sang có kết quả khá cao, nhưng năm 2014, ông Thủ tướng đã phục hồi được sau lần có kết quả khá thấp của đợt phiếu tín nhiệm diễn ra năm trước đó.

BBC: Về phần mình, ông Nguyễn Tấn Dũng có chuẩn bị cho mình một ứng cử viên nào để thay thế ông ấy hay là không?

Tôi sẽ không đưa ra lời trả lời có hay không như thế, vì như thế mọi việc coi như đã xong rồi còn gì. Riêng với ghế Thủ tướng thì có vẻ như là ông ấy sẽ không tiếp tục ngồi lại đó. Nhiều nhà phân tích, trong đó có cả tôi, cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân tích xem ai sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp.

Cũng có một số gợi ý rằng trong số các cấp Phó của ông Dũng, sẽ có thể có ứng cử viên ngồi vào ghế đó. Một lần nữa, ta nhớ rằng hội nghị trung ương 10 lẽ ra phải diễn ra sớm hơn thay vì liên tục bị trì hoãn lâu như vậy. Lẽ ra nó phải được nhóm vào cuối năm ngoái, nhưng rồi lại không. Mặc dù hai hội nghị trung ương một năm phải là tối thiểu, trong 10-15 năm qua, người ta thấy cũng khá thường xuyên diễn ra tới ba hội nghị một năm. Nhưng năm ngoái, Đảng chỉ tổ chức được mỗi một hội nghị và điều đó thực là bất thường. Và điều đấy cho thấy ở trong Đảng đang có một số vấn đề gì đó và việc chậm trễ lịch trình cũng gợi ý rằng, hiện nay còn quá sớm để đưa ra một đánh giá, dự đoán.
Thông tin về cuộc họp của Đảng ít được công bố ra ngoài

BBC: Có vẻ Trung Quốc có quy hoạch cụ thể rõ rệt về việc chuyển giao lãnh đạo từ mấy năm trước Đại hội Đảng, còn ở Việt Nam không làm được như vậy?

Đúng thế, chỉ nói riêng quy mô của Bộ Chính trị, số lượng ủy viên phải nghỉ hưu đã tới con số 50%, đây là một tỷ lệ phần trăm rất cao về những người phải về nghỉ. Trong quá khứ, những người được phép ngồi vào năm vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư đều phải là những ủy viên đã ngồi ít nhất 5 năm toàn thời gian trong Bộ Chính trị. Và ngay cả nếu Bộ Chính trị có mở rộng nhiều hơn, thì Việt Nam vẫn gặp rủi ro mà tôi so sánh như khi người ta ngồi vào ghế trong một trò chơi tìm ghế trước khi ‘tắt nhạc’. Đó là ở phương Tây, người ta luôn có nhiều người hơn số ghế, và khi bản nhạc tắt đi, những người không tìm được ghế thì phải ra ngoài. Còn ở Việt Nam thì trò chơi lại là người ta đặt 5 người sẵn cho 5 cái ghế. Và khi nhạc dừng, tất cả đều phải ngồi xuống.

Cho nên trong kỳ Đại hội lần trước, ông Trương Tấn Sang được người ta bảo là: “Chào ông, ông phải ngồi xuống ghế Chủ tịch Nước, vì tất cả các ghế kia đều đã có người ngồi.” Hội nghị này, hay bất cứ sự kiện nào diễn ra sau cùng, nếu không thay đổi lối chơi thì vẫn thế, trừ phi có ai đó “vắng mặt” thôi. Nhưng mọi thứ vẫn còn quá sớm để nhận định.

BBC: Gần đây có một trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa ra nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng, chủ yếu xoay quanh hai ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc. Trang này cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mâu thuẫn lớn với ông Thanh. Theo ông ai đứng sau trang web này, mục đích của nó là gì?

Tôi không biết ai đứng sau trang này. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều ra khỏi Đà Nẵng và đứng đầu Ban Nội chính Trung ương Đảng để chống tham nhũng và ông báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư của Đảng. Động thái của ông Tổng Bí thư để tiến hành điều tra, thanh tra khoảng hai chục vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, làm sai lớn, và đặt ông Thanh vào hướng đối diện với ông Thủ tướng Chính phủ, ông hỗ trợ cho ông Trọng và mạng lưới của ông ấy… Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được hiệu quả.

Ông Thanh là một nhân vật rất được biết tới ở Đà Nẵng, ông ấy đã có những thử nghiệm về dân chủ ở Đà Nẵng, ông trực tiếp chỉ đạo việc bầu cử các quan chức địa phương v.v…

Tôi nghĩ trang “Chân dung Quyền lực” có thể ít nhiều bộc lộ nội tình và tình trạng sức khỏe của nền chính trị Việt Nam. Với ông, Nguyễn Bá Thanh, người ta đã thiết kế nhiều cách thức để lần trước ông không thể vào được Bộ Chính trị, còn ông Nguyễn Xuân Phúc đương nhiên là một người gần hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.



Thiên Thanh bị bắt, Bá Thanh bị bệnh

Lê Trọng Hiệp

Tin Nguyễn Bá Thanh thầm lặng đi Mỹ chữa bệnh “rối lọan hồng cầu” đã khiến dư luận Việt Nam rộ lên những tin đồn, đồn rằng ông bị nhiễm phóng xạ, thậm chí còn đồn rằng ông đã qua đời ngày 29/08/2014.
Nguyễn Bá Thanh, 61 tuổi, là Chủ tịch đầu tiên của Đà Nẵng sau khi tỉnh này tách rời khỏi Quảng Nam vào năm 1996 và đến năm 2003 giữ chức Bí thư Thành ủy. Cuối năm 2012, sau khi thua to trước phe “nhóm lợi ích” của Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị trung ương 6, “phe đảng” quyết định thành lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế, Nguyễn Bá Thanh được giao nắm phần Nội chính. Tuy nhiên sau đó, trong Hội nghị trung ương 7, “phe Đảng” đã thất bại không đưa được Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị.
Dẫu sao thì hiện Nguyễn Bá Thanh – với nhiều huyền thọai do báo chí thuộc vây cánh và cá tính ngang tàng Quảng Nam -- vẫn là con bài sáng giá của phe Đảng và sẽ là một “ngôi sao” trong đại hội đảng 12 sắp tới. Đây có thể là điều mà nhiều giới tại Việt Nam mong đợi nhưng cũng khiến phe “nhóm lợi ích” tìm mọi cách để ngăn trở.
Đó là lý do sâu xa sau hai hiện tuợng “Thiên Thanh bị bắt” và “Bá Thanh bị bệnh” mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.

Mạnh khỏe để... hy sinh
Thói thường, lãnh tụ đảng nào cũng không chịu về hưu sớm mà nằng nặc ở lại để “hy sinh”, để “cống hiến”. Nhưng muốn vậy thì ngòai phe phái mạnh, che giấu những tỳ vết thật kín, điều kiện quan trọng là phải có sức khỏe: muốn hy sinh, muốn cống hiến thì cũng phải khỏe mới có thể làm được. Do đó, để đánh nhau, dìm nhau, các phe phái trong đảng rất chú ý đến yếu tố sức khỏe này.
Để tiến hành đại hội đảng toàn quốc thì các tổ chức gồm “Tiểu ban Nhân sự”, “Ban Tổ chức Trung ương” và Hội đồng kiểm tra trung ương sẽ tiến hành kết luận tình hình sức khỏe của các nhân vật thuộc diện “quy họach” vào Trung ương đảng và Bộ chính trị.
Lịch sử đại hội ĐCSVN cho thấy đây là một bãi chiến trường phức tạp, bởi lẽ nếu không công kích vào lý lịch, đời tư hay năng lực của đối thủ, hoặc do các yếu tố này chưa đủ “ép phê”, các phe phái sẽ nhắm vào sức khỏe. Dĩ nhiên, thừa hiểu được đòn này, các ủy viên sắp nuôi mộng làm vua hay tiếp tục làm vua sẽ chăm chăm che giấu hồ sơ bệnh lý của mình.
Trong cuốn Bên thắng cuộc nhà báo Huy Đức đã đưa ra nhiều thông tin thú vị về trò đấu đá và giấu bệnh này. Vì giấu bệnh, không chịu đi khám, không chịu chữa bệnh công khai, chỉ lén lút chữa bằng thuốc nam để chờ qua đại hội, nhiều lãnh tụ đảng đã chết bất đắc ký tử.
Trong Đại hội VIII vào năm 1996, chỉ vì giấu bệnh chờ làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Lê Mai đã chết đột ngột và Nguyễn Đình Tứ thì đột tử trước khi nhận chức ủy viên bộ chính trị. Ông Lê Xuân Tùng (Bí thư thành ủy Hà Nội 1996 – 2000) đã bị tai biến mạch máu não, một chân gần bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đường nặng và chết giữa lúc đang làm Bộ trưởng công an vào năm 2004.
Tình trạng giấu bệnh hoặc không chịu nhận mình mắc bệnh của giới lãnh đạo cộng sản rất nhiều.
Viện trưởng Viện Mác Lê-nin kiêm Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn nuôi mộng làm tổng bí thư, cố bám vai trò Trưởng Ban Văn kiện của Đại hội với niềm hy vọng nắm chức cho đến khi não bị di căn, chết bất đắc kỳ tử vào năm 1998. Huy Đức trích lời Hà Đăng, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện: “Trong nhiều cuộc họp, cả trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy anh (Đào Duy Tùng) có những lúc lim dim, chừng như lơ đãng… Sau Hội nghị Trung ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện chúng tôi họp lại trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của Trung ương, sửa chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay mặt Tổ trình bày nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày xong, anh đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừa nói”. Tháng 5-1996 Tùng xuống Hải Phòng chỉ đạo đại hội Thành ủy để củng cố vây cánh, giữa lúc phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó bị bất tỉnh cho đến khi chết.
Đại tướng bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê thì giấu bệnh ung thư hạch để chờ làm chủ tịch nước qua lời Nguyễn Văn An (chủ tịch quốc hội): “Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không có ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mười nói: Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”.
Và đây là lời của Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương: “Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến năn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông: nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm hạch. [...] Tôi và bác sỹ Nguyễn Thế Khánh cùng ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên Bộ Chính trị”.
Huy Đức thuật:
‘Theo ông Nguyễn Văn An: “Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể kéo dài cuộc sống không quá một năm, họp Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án”. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: “Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”. Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: “Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận được quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ “lỡ cơ hội” trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán. Ngày 16-1-1998, Tướng Đoàn Khuê chết.”’

Chúng nó phá... Nguyễn Bá Thanh
Tin tức về việc Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh cũng có dấu hiệu “chúng nó phá” như lời của Đòan Khuê.
Chúng nó ở đây hẳn nhiên là đồng chí X. Sau hội nghị trung ương 6 vào năm 1012, Nguyễn Bá Thanh đã cho triệu tập tòan bộ đảng viên tại Đà Nẵng để nghe mình chửi Nguyễn Tấn Dũng, tòan bộ đã bị người khác bí mật ghi hình và tung lên mạng youtube.
Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh một cách thầm lặng và ai đã tung tin này ra?
Theo xác minh của chính con Nguyễn Bá Thanh, trước khi đi Thanh có xin phép và được Bộ chính trị chấp thuận, đương nhiên nhân vật nào đó trong Bộ chính trị đã xì ra tin đồn này, thậm chí đồn một cách ác hiểm là “máu bị nhiễm phóng xạ”.
Mà bất kể bệnh gì, chỉ cần biết là bệnh nặng phải đi tới Mỹ chữa trị, dù mạnh khỏe như lực sĩ Olympich thì Nguyễn Bá Thanh rất dễ bị xếp vào diện “có vấn đề về sức khỏe”.
Mặt khác, việc Nguyễn Bá thanh đi chữa bệnh lại xảy ra cùng lúc với một tin chấn động là vụ ban giám đốc Tập đòan Thiên Thanh bị bắt vào cuối tháng Bảy ngay tại Đà Nẵng, đất của Nguyễn Bá Thanh.
Tin tức chỉ cho biết Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh vào giữa tháng Tám, nghĩa là thủ tục khám, chẩn bệnh và xin phép Bộ Chính trị phải tiến hành trước đó nhiều tuần, từ tháng Bảy.
Có thể hình dung ra vẻ mặt mãn nguyện của đồng chí X khi tung ra mũi tên diệt hai mục đích của đồng chí X. Nguyễn Bá Thanh bịnh nặng, nền y khoa Việt Nam bó tay, muốn sống thì phải chạy qua Mỹ chữa. Nguyễn Bá Thanh đang bệnh, cái thân mình lo chưa xong, hơi sức đâu cứu lấy đám đàn em và đám lâu la của mình. Vừa đánh vào thế lực kinh tài của Thanh, vừa bôi đen vào lý lịch “chống tham nhũng” trong sáng của Thanh, phe đồng chí X có thể làm sức khỏe của Thanh tồi tệ hơn.

Nhiễm phóng xạ
Từ thời “đổi mới” đến nay địa chỉ chữa bệnh ưa chuộng của giới lãnh đạo cộng sản là Singapore hay Pháp nhưng riêng Nguyễn Bá Thanh thì đến Mỹ, đặc biệt là Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore – HK). Gọi là đặc biệt vì đây là cơ sở y khoa hàng đầu của Mỹ về các bệnh do nhiễm phóng xạ gây ra.
Tin cho biết Nguyễn Bá Thanh bị nhiễm xạ, còn thì vũ khí phóng xạ này ở đâu ra?
Báo chí Việt Nam thỉnh thỏang lại đề cập đến “Chuyên án 027Z” của Công an Hà Nội, trong đó 39 sĩ quan và lính công an đã bị dần chết mòn do phơi nhiễm nguồn phóng xạ, sau khi họ thu được cục chì bọc chất Uranium nghèo của đường dây buôn chất phóng xạ, cung cấp thứ vũ khí chết người cho những kẻ ám sát mà không dùng súng.
Vụ này bắt đầu từ tháng Sáu năm 1995 khi Công an Kinh tế thuộc Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhận được nguồn tin về một người đến bến xe rao bán một khối phóng xạ nặng 4.6kg. Lúc đó ở miền Bắc rộ lên tình trạng buôn bán chất phóng xạ, thủy ngân đỏ, sừng tê giác, đá đỏ sang Trung Quốc: nếu đưa sang Trung Quốc khối phóng xạ sẽ có giá 150 nghìn USD, còn bán ở Việt Nam thì giá là 30 nghìn USD. Kẻ rao bán này là Lê Danh Đ. ở Yên Phong, Bắc Ninh, còn chủ nhân cục phóng xạ là Nguyễn Anh Hùng, sinh năm 1936, ngụ tại Hà Nội.
Trước đó Cảnh sát Kinh tế Quân Hai Bà Trưng đã khám phá 2 vụ buôn chất phóng xạ nhưng khi kiểm tra thì là đồ giả và lần này thì bắt được khối thật, sau khi vay mượn 30,000 Mỹ kim để mua. “Chuyên án” kết thúc vào khỏang 10 giờ tối ngày 3/7/1995 khi Hùng cùng hai đàn em bị tóm cổ, tịch thu tang vật đưa về trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng.
Điều không ai ngờ là khối phóng xạ đó bị rò rỉ, khiến tòan bộ 39 cán bộ làm việc tại đây bị nhiễm phóng xạ và sau đó chết dần chết mòn. Lý do là do vợ của Nguyễn Anh Hùng thấy khối phóng xạ tưởng là cục sắt nên mang ra kê để chẻ củi. Cục phóng xạ bị chém phạt mất một góc của lớp vỏ chì bên ngoài và toàn bộ quanh khu vực nhà Hùng bị nhiễm xạ.
Tịch thu vào ngày Chủ Nhật, cục phóng xạ được niêm phong và cất trong tủ. Đến sáng hôm sau cả phòng tập hợp để “họp giao ban” mà không biết cả phòng đã bị nhiễm phóng xạ rất nặng.
Đến ngày thứ 3 thì chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử mới được mời và mới vừa bước vào cổng, chiếc máy đo phóng xạ đã báo động rất to. Các chuyên gia mang cục xạ về thẩm tra sau khi nằm trong cơ quan của Đội CSKT hơn 40 tiếng đồng hồ.
Ba ngày sau, sĩ quan công an Nguyễn Hồng Tuyến, người ôm khối phóng xạ ngồi sau xe máy mang về trụ sở là người phát bệnh đầu tiên. Cả người viên sĩ quan này bắt đầu nổi mề đay, người đỏ ửng như con tôm luộc và khi đi thử máu thì bác sỹ xét nhiệm cho biết là “rối loạn hồng cầu”, máu có vấn đề.
Lúc này cả đội mới phát hỏang và chạy đi khám bệnh. Vài tháng sau Công an Hà Nội tổ chức cho tòan bộ Công an quận Hai Bà Trưng đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe, phần lớn đều có vấn đề về máu. Tòan bộ số công an này được bác sỹ khuyên không nên có con vì sẽ để lại di chứng và tòan bộ đều bị chứng này chứng nọ của ung thư: não, máu, phổi, đại tràng... và từ đó Bộ Công an đã tổ chức cho những nạn nhân này được đi “điều dưỡng” mỗi năm một tháng ở Nha Trang.
Như đã nói ở trên, đầu tiên thì tòan bộ các nhân viên ĐCSKT tại đây đều bị chẩn đóan là rối lọan hồng cầu”, cũng là chứng bệnh của Nguyễn Bá Thanh trong tin đồn mà ai đó ở Bộ Chính trị cố tình xì ra!
                                                                            Dự án Chi Lăng

Thiên Thanh và Bá Thanh
Như đã nói ở trên, ngày 29.7.2014 Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ tòan bộ ban lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh, gồm chủ tịch Phạm Công Danh (cũng từng là Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam), cựu tổng giám đốc Phan Thành Mai và thành viên Hội đồng quản trị phụ trách tài chính Mai Hữu Khương. Bộ công an cũng ra lệnh phong tỏa hàng loạt dự án của tập đoàn này tại miền Trung.
Đây là là tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đã đầu tư vào ba dự án có tại Đà Nẵng.
Một trong ba dự án đó là thương xá trị giá 750 triệu Mỹ kim trên nền của Sân vận động Chi Lăng, nằm giữa trung tâm Đà Nẵng. Khu đất này rộng khoảng 5,5 ha, giáp bốn con đường chính của thành phố là Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Chi Lăng.
Tập đòan này đã mua sân vận động trên vào tháng 8-2010 và gây nên nhiều dư luận và tranh cãi.
Đầu tiên là thủ tục bán. Đây là “khu đất vàng” và việc bán đất này diễn ra một cách thầm lặng, không thông qua thủ tục đấu giá.
Kế đến là giá bán: giá chuyển nhượng lại rất thấp, thấp hơn cả giá đất tối thiểu theo khung giá của địa phương.
Báo Tuổi Trẻ ngày 6.6.2011 nhận định rằng việc này “không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn làm méo mó môi trường đầu tư”. Cụ thể, giá đất giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Ðó là chưa kể đến cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá nhiều tỉ đồng phải đập bỏ.
Tuy nhiên báo Tuổi Trẻ chỉ có vài bài phê phán sau đó phải im luôn, còn báo Thanh Niên thì đăng nhiều bài bênh vực cho Thiên Thanh và chính quyền Đà Nẵng.
Điều này thật dễ hiểu. Năm 2010 Nguyễn Bá Thanh vẫn còn là ông trùm quyền lực của Đà Nẵng và hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên thường là cái loa phát ngôn dạo nên huyền thọai Nguyễn Bá Thanh. Gần nhất, người đứng ra giải độc tin đồn Nguyễn Bá Thanh nhiễm phóng và là Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên!

Thay lời kết
Nhớ lại rằng cách đây hơn một năm, tháng Ba năm 2013 Thanh tra Chính phủ đã chính thức “công khai” kết luận thanh tra vào hôm thứ Ba 5.3.2013: “lãnh đạo thành phố Đà Nẵng” có dấu hiệu “cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật thu lợi số tiền lớn, gây thất thu ngân sách nhà nước”. Số tiền “thất thoát” này là 3,400 tỷ đồng, tức trên trên 150 triệu Úc kim.
Bây giờ, hai vụ “Thiên Thanh bị bắt” và “Bá Thanh bị bệnh” xảy ra cùng một lúc cho thấy màn đấu đá tiền đại hội đã bắt đầu và phe nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa chứng tỏ được cơ mưu vượt trội so với phe đảng của Nguyễn Phú Trọng.

Nội dung bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link