MOT Y CHI CHONG CONG
MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG
Cảm nghĩ nhân Ngày Quốc Hận 30-4-2016
Posted on 29/04/2016 by minhhieu90
Nguyễn Quốc Đống,
TVBQGVN/ K.13
29-4-2016
Hàng năm, đồng bào người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, đều làm lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4 , biến cố đau thương nhất trong lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa.
29-4-2016
Hàng năm, đồng bào người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, đều làm lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4 , biến cố đau thương nhất trong lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa.
41 năm đã trôi qua,
nhưng hàng năm, khi Tháng Tư trở về, ngày 30-4 lại đến, thì những hình ảnh của
cuộc đổi đời bi thảm của người dân miền Nam, lại quay về với chúng ta.
Thời
gian tuy là liều thuốc nhiệm màu giúp chữa lành nhiều vết thương trong tâm hồn
con người, nhưng ngày nước mất nhà tan 30-4 chưa thể được xoá nhoà trong ký ức
của chúng ta, nhất là trong ký ức của những chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, những người lãnh trách nhiệm ” bảo quốc, an dân”, nhưng do hoàn cảnh trớ
trêu của lịch sử, đã không hoàn thành trách nhiệm của mình.
Vào ngày 30-4 lịch sử
này, trước hết, chúng ta tưởng niệm những chiến sĩ anh hùng của Quân đội VNCH,
đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam, giúp
nhân dân miền Nam được hưởng đời sống tự do, dân chủ , ấm no, hạnh phúc trong
21 năm. Chúng ta đặc biệt tưởng niệm 5 vị tướng của VNCH: thiếu tướng Phạm Văn
Phú, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, chuẩn tướng Trần Văn Hai, chuẩn tướng Lê
Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Lê Văn Hưng; là những vị tướng đã tuẫn tiết đền nợ nước,
khi miền Nam VN mất vào tay giặc cộng vào ngày 30-4-1975 .
Sự hy sinh của
5 vị tướng anh hùng, của đại tá Hồ Ngọc Cẩn, của trung tá CSQG Nguyễn Văn Long,
và của rất nhiều quân nhân các cấp vào ngày 30-4-1975, là những tấm gương hào
hùng, khiến chúng ta ngẩng cao đầu tự hào, và suốt 41 năm nay, vẫn giữ vững ý
chí trong cuộc chiến tranh Quốc- Cộng nhiều gian khổ tại quê hương thứ hai của
chúng ta.
Cũng vào ngày 30-4 hàng
năm, chúng ta dành thời gian tưởng nhớ đến những đồng bào của chúng ta, đã chết
thảm trên đường chạy giặc cộng vào các tháng 3 và 4, 1975, tại miền Nam; những
đồng bào, giống chúng ta là yêu tự do, dân chủ; nhưng kém may mắn hơn chúng ta,
vì họ không đến được bến bờ tự do, mà phải chết thảm trên đường vượt biên, vượt
biển, trong khi cố đào thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản tại quê nhà, vào
những năm sau 1975; và rất nhiều chiến hữu của chúng ta bị CS giết hại trong
các trại tù lao động khổ sai sau 1975 .
Đây cũng là dịp để chúng
ta nhắc đến các tội ác tày đình mà người cộng sản đã gây ra cho tổ quốc và dân
tộc Việt Nam. 41 năm là thời gian đủ dài để chúng ta nhìn lại những gì
người cộng sản hứa và những gì họ đã làm trên quê hương ta. Họ nói giành
“độc lập” cho nước nhà, nhưng bao năm qua đã dâng đất, bán biển đảo, và
tài nguyên quý giá của VN cho Tàu cộng.
Họ nói sẽ đem “tự do, hạnh phúc
“cho người dân, nhưng thực tế chưa bao giờ người dân Việt lai trầm luân, khốn
khổ như dưới thời cộng sản: biết bao thanh niên Việt phải đi làm lao nô, thiếu
nữ Việt phải bán thân nơi xứ người.
Nông dân bị mất đất, công nhân bị chủ
tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động, người dân bị giam tù vì đủ mọi lý do:
đi biểu tình biểu lộ lòng yêu nước chống Tàu, đi khiếu kiện đòi nhà đất, tranh
đấu đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Người cộng sản đã biến đât nước chúng
ta thành một địa ngục trần gian, khiến người dân một lần nữa lại chỉ muốn bỏ
nước ra đi. Đảng CSVN lộ nguyên hình là kẻ phản bội tổ quốc và dân tộc
Việt Nam.
Quốc hận 30-4 hàng năm
cũng là dịp giúp thế hệ trẻ tìm hiểu về lịch sử của cộng đồng mình, học lại
những bài học lịch sử khiến các em trưởng thành trong nhận thức, và đủ hành
trang tiếp nối thế hệ cha ông. Phần đông chúng ta đã sống đời lưu vong tỵ
nạn cộng sản nhiều chục năm, tai nhiều nơi trên thế giới tự do.
Nhiều
chiến hữu đã ra đi, hay không còn sinh hoạt duoc nữa vì tuổi già, sức yếu, bệnh
hoạn. Việc đào tạo một thế hệ hậu duệ kế thừa tại hải ngoại thật hết sức
cần thiết. Nếu thế hệ trẻ không còn thiết tha với sinh hoạt cộng đồng,
không quan tâm đến học tiếng Việt, học văn hoá Việt, không quan tâm đến các vấn
đề chính trị.. , hoài bão quang phục một quê hương Việt Nam tự do, dân chủ của
chúng ta thật khó mà thực hiện.
Vào ngày 30-4-1975, cuộc
chiến Việt Nam chấm dứt, tiếng súng im; nhưng hòa bình chưa hề có trên mảnh đất
quê hương bị chiến tranh tàn phá suốt 20 năm. Hòa bình không có được, vì,
nếu người dân miền Bắc bắt đầu được hưởng niềm vui đoàn tụ với gia đình, và
niềm vui có được bữa cơm no hơn, manh áo ấm hơn; thì người dân miền Nam bắt đầu
nếm những đòn thù độc ác từ ” bên thắng cuộc”: viên chức chính quyền VNCH, sĩ
quan quân đội VNCH phải lao động khổ sai cả chục năm trong các trại tù ” cải tạo”;
người dân bị đuổi đi các vùng đất hoang vu, khô cằn được gọi bằng mỹ từ ” kinh
tế mơi”; các đợt đổi tiền, đánh tư sản khiến người dân giàu cũng như nghèo gần
như tay trắng. Họ bắt buộc phải liều mạng trốn khỏi Việt Nam, dù quê
hương không còn tiếng súng. Đây không phải là nền ” hòa bình ” mà chúng
ta mơ ước!
30 tháng 4 cũng là biến
cố mở đầu cho cuộc ” thống nhất” nước nhà, dưới sự đạo diễn của Cộng sản Bắc
Việt. Các tổ chức như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chính phủ lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam, vì đã đóng xong vai trò bù nhìn của mình, nên bị CS
miền Bắc cho ra rìa. Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử, người công dân
VNCH không hề đồng ý với sự ” thống nhất ” này, nên việc thống nhất đất nước
năm 1976 là hoàn toàn vô nghĩa.
Nó khác hẳn sự thống nhất giữa hai nước
Tây Đức và Đông Đức vào năm 1990, khi người dân Đông Đức đồng ý sáp nhập quốc
gia của họ với Tây Đức; và người dân Tây Đức chấp thuận hỗ trợ đồng bào Đông
Đức xây dựng đời sống mới, dưới cùng chính thể dân chủ, tự do.
Tại Việt Nam,
sau 30-4-1975, chuyện gì đã diễn ra?
Chúng ta chứng kiến miền Bắc tiếp
thu mọi tài sản của miền Nam, biến miền Nam từ một quốc gia thịnh vượng trù phú
thành vùng đất kiệt quệ, đói nghèo. Hai miền Nam, Bắc được sáp nhập thành
một quốc gia ” thống nhất”, nhưng lòng người ly tán, nỗi oán hận không tan, thì
sự ” thống nhất ” này có nghĩa gì?
Ngày 30-4-1975, theo
lệnh của tổng thống Dương Văn Minh, quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải buông súng,
ngưng chiến đấu, nhưng ngày này không hề ghi dấu sự đầu hàng của VNCH. Một
số chiến sĩ VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu, và rồi họ đã chọn tự sát, để bảo toàn
danh dự của người lính. Thời gian sau, một số chiến sĩ vẫn tham gia các
tổ chức phục quốc; nhưng vì cô thế, đã thất bại, và nhiều người đã bỏ mạng tại
các nhà tù khắc nghiệt của CS.
Những chiến sĩ VNCH thoát khỏi Việt Nam, định
cư ở nước ngoài , qua vượt biên, vượt biển, hay nhờ các chương trình ra đi có
trật tự, sau thời gian khó khăn lúc đầu để ổn định cuộc sống mới, lại tiếp tục
cuộc tranh đấu cho lý tưởng dân chủ, tự do còn dở dang.
Cuộc tranh đấu
này được mở ra trên nhiều mặt trận: chính trị, văn hóa, văn nghệ, kinh tế, xã
hội…, và cũng vô cùng khốc liệt; khiến kẻ thù CSVN phải bày ra nhiều kế sách để
đối phó. CSVN đã phải lập ra một kế hoạch dài hạn để thu phục và khống
chế cộng đồng người Việt TNCS tại hải ngoại.
Đó là Nghị Quyết 36, ra đời
vào 26-3-2004, được hỗ trợ bằng một ngân sách dồi dào lên đến nhiều triệu đô
la. CSVN đã từng bỏ tiền tài trợ cho các đoàn văn công xâm nhập cộng đồng
hải ngoại (Đoàn văn nghệ Duyên Dáng Việt Nam tai Úc châu), mua chuộc giới
truyền thông hải ngoại làm tay sai tuyên truyền cho chúng.
Mới đây, cũng
trong tháng 4, 2016, chúng ta còn chứng kiến việc ra mắt của văn phòng đại diện
của đài truyền hình VTV của VC tại Los Angeles, California. CSVN đã công
khai đối đầu với chúng ta.
Ngày 30-4 mang ý nghĩa
vô cùng quan trọng, nó trở thành cái gai trong mắt người Cộng sản. Trong
khi tại quê nhà, vào ngày này, CSVN tổ chức rầm rộ các buổi lễ vinh danh Đảng
CSVN, ca tụng chiến thắng mùa xuân năm 1975, tung hô cuộc ” giải phóng
miền Nam “, thì đồng bào Việt TNCS tại hải ngoại vẫn tổ chức tưởng niệm cuộc
đổi đời bi thảm 30-4, lớn tiếng kết án CSVN la bọn xâm lược… Những lễ tưởng
niệm Quốc Hận 30-4 tại các cộng đồng Việt ở hải ngoại gây nhiều điều bất lợi
cho CSVN, trước mắt của quốc tế, cũng như trước mắt người Việt trong nước, nhất
là đối với giới trẻ, những người không biết gì về cuộc chiến tranh Việt Nam, và
tội ác diệt chủng của Đảng CS.
Nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều
nỗ lực đổi tên Ngày Quốc Hận tại hải ngoại, thí dụ: Ngày Tự Do cho Việt Nam,
Ngày Tranh Đấu cho Tự Do của Việt Nam, Ngày Tỵ Nạn, Ngày Thuyền Nhân, Ngày Nam
Việt Nam, Ngày Hành Trình Đến Tự Do… tất cả những tên mới này đều không lột tả
được đầy đủ ý nghĩa của biến cố 30- 4-1975 bằng 3 chữ ” Ngày Quốc Hận” .
3 chữ ” Ngày Quốc Hận” nói lên niềm uất hận của những người công dân VNCH mất
nước, mất thân nhân, mất đồng bào, mất tự do… Sử gia Trần Gia Phụng nhận xét
rất chính đáng ” Còn Cộng Sản thì còn Quốc Hận”, nên CSVN sẽ không bao giờ có
thể xóa nhòa được Ngày Quốc Hận trong tâm trí và trong trái tim của đồng bào
Việt TNCS tại hải ngoại.
Hiện nay, việc mất nước
Việt vào tay giặc Tàu không còn là một hiểm họa, mà đang từng bước trở thành
hiện thực, nên ngày 30-4, không chỉ là “Ngày Quốc Hận ” đối với người dân miền
Nam, mà đã trở thành “Ngày Quốc Hận” cho cả nước. Người dân Việt ý thức
được nước Việt đang bị những người ” lãnh đạo” VN ( thực chất chỉ là bọn
thái thú Tàu) , đem dâng cho giặc. Thảm hoạ môi sinh tại Vũng Áng vào
tháng 4 năm nay, khiến bờ biển nhiều tỉnh miền Trung tràn ngập xác cá chết vì
ngộ độc do chất thải cực độc xả ra từ nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh, là câu trả
lời rõ ràng nhất cho câu hỏi ” Ai đang bán nước Việt? Ai đang hại dân Việt?”
Phải chăng, niềm uất hận ” mất nước ” này của người dân Việt đã khởi đi từ ngày
30-4 , 41 năm về trước.
Tuy nhiên, chúng ta
không mất niềm tin vào tương lai của cộng đồng Mỹ gốc Việt, và tương lai của
quê hương Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng ta đã có những tấm gương sáng về
lòng yêu nước, sự dấn thân, và lòng can đảm của giới trẻ.
Việt Khang, một
nhạc sĩ trẻ sinh sau 1975, đã dám viết lên những dòng nhạc yêu nước ( bài hát
Việt Nam Tôi Đâu?) để thức tỉnh đồng bào hãy đoàn kết chống giặc Tàu xâm lăng,
rồi sau đó bị trừng phạt với bản án 4 năm tù giam. Nguyễn Viết Dũng, một
sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã dám đi biểu tình bảo vệ cây xanh trong
áo khoác quân đội VNCH; phải nhận bản án 15 tháng tù giam với tội danh
‘‘phá rối trật tự công cộng’’; ngày ra tù, vẫn ngang nhiên mặc áo
trắng thêu cờ VNCH, tay xâm chữ ‘‘Sát Cộng’’. Đặng Chí Hùng, sinh
ra và lớn lên trong cái nôi cộng sản, nhưng đã can đảm viết ra những sự thật mà
cộng sản luôn che giấu, rồi phải đào thoát khỏi quê nhà. Phạm Thanh Nghiên , một
blogger trẻ tuổi, từng bị tù 4 năm vì có hành động chống Tàu xâm lược, đã dám
tổ chức đám cưới tại Sài Gòn, vang dạy lời ca tranh đấu yêu nước, và sáng màu
cờ vàng ba sọc đỏ VNCH trên 2 tà áo dài của khách mời.
Thanh niên Lê
Nguyễn Huy Trần, lúc còn trong nước từng là một đội viên thiếu niên tiền phong
ngoan, và một đoàn viên thanh niên CS gương mẫu; sau khi đi du học ở nước
ngoài, có dịp tìm hiểu sự thật về Đảng, về Bác, đã thức tỉnh; và dốc tâm vào
việc giúp thanh niên Việt trong nước cũng thức tỉnh như anh, bằng các bài viết
rất chân thành.
Việt Nam Cộng Hòa vẫn
sống mãi trong trái tim chúng ta, mà đã bắt đầu sống trong tim những thanh niên
Việt Nam yêu nước tại quê nhà, những người có giấc mơ về một nước Việt Nam tự
do, dân chủ. Quốc Hận năm nay, vì thế đã đem lại cho chúng ta niềm tin và
những hy vọng mới.
Kết luận,
Quốc Hận 30-4 là dịp để người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại củng cố sự
đoàn kết, để giữ vững niềm tin vào chính nghĩa quốc gia, hầu giữ lửa cho cuộc
tranh đấu chung của người Việt yêu tự do, chống chế độ độc tài toàn trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta nguyện sẽ dấn thân nhiều hơn trong cuộc
tranh đấu gian khổ của toàn dân hiện nay nhằm giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhằm quang phục một Việt Nam tự do, dân chủ. Đây là con đường duy nhất để
giữ được nền độc lập cho tổ quốc Việt Nam, và đem lại hạnh phúc cho người dân
Việt.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment