Làm ân không xong phải bỏ thôi ĐỪNG BAO GIỜ TRÃC HOA KỲ HÃ
TRÁCH CHĨNH MÌNH
NGÀY NẦY, NĂM 1975.
Tiểu Tử
Năm nay tôi 85 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam … “
Tiểu Tử
Năm nay tôi 85 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam … “
Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không
hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch
tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương
một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn
sống mà trở về…
Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút
gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi
giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra
ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn
của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…
* * *
…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng
dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để
cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có
giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn
tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm
trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình
hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn
xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…
Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái
cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng
Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng
dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ
tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng
cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào
sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !
Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn
Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân.
Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại
lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: ” Tôi sẽ đến
ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! “. Tôi quen ông nầy – tên W, thường được
gọi là ” Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút
đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông !
Mạnh hả ?)
Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá.
Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo
dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để
tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh
yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !
Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi
radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự
nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được !
Thôi ! Chúng tôi về ! “. Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi
nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa
phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là
ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng ” Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …
Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy
mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình,
nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì ” họ ” dán… đầy
đường cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình ” khắn khít
“, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt,
vì biết mười mươi rằng ” thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !
Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của
ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: ” Chánh quyền Mỹ từ chối ! “. Sau đó,
tôi đánh điện qua Singapore , cũng chỉ bằng một câu: ” Không có hộ tống “. Họ
trả lời ngay: ” OK ! Good Luck ! ” ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng,
trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !
Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng
không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như
cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài
ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: ” Sao về vậy anh ? “. Tôi không nói
được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những
gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc
như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm
xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! “
Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment