Thursday, August 30, 2012

Hình ảnh cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719"

Hình ảnh cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719" năm 1971
Ảnh sưu tầm 40 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719"

Ðúng 7 giờ 00 phút sáng ngày 8 tháng 2, các chiến xa cùng quân Dù tùng thiết thuộc Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm vượt biên giới Lào-Việt trên đường số 9 gần Lao Bảo dưới sự yểm trợ của các trực thăng võ trang thuộc Sư Ðoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ, chính thức mở đầu cuộc hành quân Lam Sơn 719. Khoảng 8 giờ sáng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xác nhận trên đài phát thanh Saigon.

“…Ðây là một cuộc hành quân có giới hạn trong thời gian lẫn không gian, với mục tiêu duy nhất và rõ rệt là phá vỡ hệ thống tiếp vận và xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt trên phần đất Lào mà chúng đã chiếm đóng và xử dụng từ nhiều năm nay để tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Ngoài ra, Việt Nam Cộng Hòa không có một tham vọng đất đai nào tại Lào và không khi nào xen vào nội bộ chính trị của vương quốc Lào vì Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn tôn trọng nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của vương quốc Lào…”





Lệnh hành quân:



Bản đồ hành quân :



Giây phút chờ đợi trực thăng vận qua hạ Lào:



Các Binh sĩ VNCH tại Khe Sanh đang chờ để được trực thăng bốc vào đất Lào lúc mở màn cuộc hành quân Lam Sơn 719, ngày 8-2-1971



Đại tá Hồ Trung Hậu tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù, được thăng chuẩn tướng tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc với tấm bản đồ hành quân trên tay.


Binh sĩ Việt và các cố vấn Mỹ được di chuyển trên xe GMC trong chiến dịch Dewey Canyon II, theo kế hoạch của cuộc hành quân Lam Sơn 719, nhằm mở lại và nắm giữ Đường 9, tái chiếm đóng căn cứ Khe Sanh làm căn cứ tiếp vận tiền phương .





Xe tăng quân lực VNCH vừa qua khỏi làng Vei, Tấm nylon màu cam phủ trên đầu các xe tăng nhằm giúp các máy bay trên cao phân biệt rõ với xe tăng của VC.

Đoàn quân xa đang tiến vô đất Lào :







Quốc lộ 9 :



Một con đường phụ chạy song song QL9 vừa được lính công binh Hoa kỳ xây dựng nhằm phục vụ cuộc hành quân Lam Sơn 719 , trong ảnh cho thấy địa thế con đường nhò rất hiểm trở



Không ảnh đoàn xe của Lữ đoàn 1 thiết giáp đang trên đường QL 9 đến căn cứ Anpha





Đoạn đường mới mở gần căn cứ Bravo



Một bãi đáp dã chiến trực thăng :

Bãi đáp LoLo ,đặt theo tên nữ diễn viên nổi tiếng người Ý :



Bãi đáp Sophia :



Xác 1 xe tăng T-54 của VC bị bắn cháy bên vệ đường :



Dọn bãi : trái bom phát quang được cho nổ từ trên cao nhằm tránh tạo hố sâu trên mặt đất



Và 1 bãi đáp đã được dọn xong giữa rừng già hạ Lào:



Trung Tướng Hoàng xuân Lãm đến thăm các binh sĩ trước khi xuất kích :



Trung tướng Hòang Xuân Lãm, tu lệnh Quân Đòan 1, tổng chi huy cuộc hành quân Lam Sơn 719





1 binh sĩ ưu tư trước lúc đi vào vùng lửa đạn



Phút nghỉ ngơi gần căn cứ Anpha

Chuẩn bị cho trận đánh :






Công binh Mỹ giúp làm đường dã chiến


Con đường do Lực lượng Công binh vừa làm xong


Hành quân:






Xe bọc thép M113 được ngụy trang kỹ lưỡng trên đường hành quân








Lính công binh Mỹ đào Công sự chiến đấu xung quanh căn cứ Anpha








Thiết xa M113 mở đường theo sau là các xe truyền tin


Bảng cảnh báo giới hạn cho các quân nhân Mỹ, cách biên giới Lào Việt 100m. (Sau năm 1970 ,QH Mỹ không cho phép binh sĩ Mỹ tác chiến ngòai lãnh thổ VN theo đạo luật Cooper
Church Amendment, h ch ym tr phương tin và không quân cho quân đội VNCH hat động trên đất Lào)
Trận chiến nảy lửa với quân VC trên đất Lào








Ngày 10/02/1971, ngày thứ 3 của cuộc hành quân Lam Sơn 719, 4 phóng viên ảnh hàng đầu đã tử nạn trực thăng tại Lào do hỏa lực phòng không của quân Bắc Việt. Trực thăng chở họ đang bay trên chặng thứ hai từ Firebase Hotel đến bãi đáp LZ Ranger trong chuyến viếng thăm các tiền đồn của binh sĩ VNCH để tuờng thuật về cuộc hành quân Lam Sơn 719 thì bay lạc vào vùng do quân địch kiểm soát, và đã bị VC bắn hạ. Cùng tử nạn với 4 phóng viên nước ngòai là một phóng viên ảnh quân đội VNCH, 4 nhân viên phi hành đòan KQ VN và 2 đại tá tham mưu QĐ1, đã lên máy bay vào phút chót tại căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh)


Những tử sĩ đầu tiên , đang được trực thăng Huey vận chuyển về hậu cứ

Những bức ảnh này cũng là những ảnh sau cùng của phóng viên người anh Larry Burrows :


Chiếc UH1 bị trúng hỏa lực VC gần bãi đáp LOLO, phi hành đoàn thoát chết đang chờ cứu viện
Bãi đáp trực thăng gần Khe Sanh :


Hành quân mở màn chiến dịch đánh đường HCM trên đất Lào



Binh sĩ VNCH đang lục soát 1 hầm chứa đạn dược, quân trang và nhiên liệu của CSBV bỏ lại dọc theo tuyến đường mà chúng gọi là đường HCM .


Võ khí tịch thâu được trong 1 hầm ngầm VC:


Không ảnh đường mòn HCM trên đất Lào


Truy kích nhằm cắt đứt đường tiếp tế của CSBV


Lối vào 1 bongke ngầm của CSBV


Và chiếc tăng PT-76 Nga sô chế tạo bị VC bỏ lại :


Đợt trãi thảm của B-52 :


USAF dọn đường bằng bom Napalm lên đầu quân VC :
Nhận tiếp tế từ hậu cứ


Nã pháo vào nơi có quân BV trú đóng


Căn cứ pháo binh yểm trợ hỏa lực đóng quân trên đất Lào cách biên giới 9 km



Kiên cố và vững chắc
Một tên VC bị bắt giữ và số võ khí tịch thâu được trong hầm ngầm


Súng cao xạ của VC bỏ lại


Chuyển quân bằng trực thăng vận





2 lính Mỹ cạnh chiếc Cobra tại căn cứ Khe Sanh




Khe Sanh từ buồng lái chiếc C-130 xa xa là phi đạo dã chiến


Cận cảnh phi đạo
Một số tổn thất khí tài do hỏa lực VC :
Căn cứ LoLo thất thủ
Lính VC tấn công chiếm 1 cứ điểm :
Căn cứ Vandergrift của quân đội Mỹ, nơi các trực thăng bị hư hỏng nhẹ được mang về nhằm phục hồi và sửa chữa nếu có thể .
In to the Hell :
Một người lính bị thương được đồng đội đưa về phía sau
Chờ trực thăng đưa về căn cứ :
Khi căn cứ hỏa lực 31 bị thất thủ,pháo binh QL VNCH đã phải tập trung bắn thẳng vào đây để phá hủy căn cứ này.
Cuộc hành quân Lam Sơn là thiệt hại nặng nề nhất của QL VNCH trong chiến tranh với CSBV
Xe tăng M-41 của QLVNCH bị rơi vào tay quân CSBV
Nhiều binh sĩ VNCH bị thương và bị CSBV bắt tù binh
1 Xe tăng quân VC vừa bị trúng mìn, nhưng lính tùng thiết vẫn hung hãn tiến lên
Trận địa phòng không của quân BV
Đại tá Nguyễn Văn Thọ lữ đoàn trưởng LĐ3 ND và các sĩ quan bị bắt tại Hạ Lào đang được CSBV đưa ra trình diện trước báo chí - 1972
Nỗi buồn ở ... 2 chiến tuyến : ko có người chiến thắng chỉ có người Việt thua ?
Và niềm vui hiếm hoi
__________________
Gen DC Trí và Gen Lê N Khang
*Nguồn từ manhhai-Flickr .
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 thắng hay bại là tuỳ theo sự nhận định của từng cá nhân. Theo Nguyễn văn Thiệu và Nixon, thì quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã thắng. Tuy nhiên, cũng có người
nghĩ rằng đây là mưu sâu thâm độc của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt các sư đoàn tinh nhuệ của VNCH – nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh, trước khi giao dứt miền Nam cho Cộng sản Bắc Việt.

Vào năm trước đó, tháng 3/1970, Việt nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ đã thắng lớn qua cuộc hành quân Toàn Thắng 42 bên Cam Bốt. Với sự tham dự của nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, quân đoàn III và IV, thiết kỵ , và không lực Hoa Kỳ. Ta đã tịch thu được của CSBV nhiều vũ khí và quân dụng đủ để trang bị cho 54 tiểu đoàn địch trong 6 tháng.Và cũng đã hạ. sát được 11.300 quân địch, cùng bắt làm tù binh 2300 tên.

Cuộc tiến quân qua Lào khởi sự ngày 8/2/71 với sự tham dự của thành phần các lực lượng: sư đoàn dù, sư đoàn thuỷ quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh, liên đoàn 1 biệt động quân, và lữ đoàn 1 kỵ binh. Quân số khoảng 19.000 người.

Trong khi đó, Cộng sản Bắc Việt đã có tới hơn 60.000 người của các sư đoàn 2, 304, 308, 320, 324, hai trung đoàn độc lập 27 và 278, 8 trung đoàn pháo binh, ba tiểu đoàn thiết giáp với các chiến xa hiện đại T-54 của Liên sô, 6 trung đoàn phòng không, 8 tiểu đoàn đặc công, và các đơn vị hậu cần, vận tải.

Theo binh pháp, khi tấn công cần tỉ số 3 trến 1. Rõ rệt là lực lượng ta chỉ bằng 1/3 lực lương địch trong cuộc hành quân này ( Trong cao điểm của cuộc hành quân này, lực lượng quân ta có lúc lên đến hơn 30.000. Tuy nhiên con số này là tổng số quân tham dự ). Vào năm 1967, Hoa Kỳ đã soạn thảo một kế hoạch hành quân tương tự. Và họ cho rằng phải cần đến 60.000 quân.

Thêm nữa là quân ta lại tấn công vào một địa hình do đối phương làm chủ và đã quá quen thuộc với họ từ hồi kháng chiến chống Pháp.

Điều tệ hai khác nữa là kế hoạch hành quân này đã bị bại lộ từ sớm. Trong giai đoạn dự thảo, sự qua lại giữa các giới chức của Sàigòn, Hoa Kỳ, và hoàng thân Phouma của Lào, cùng với cuộc hành quân vượt biên đang tiếp diễn bên Cam Bốt đã không thể không làm cho Cộng sản Bắc Việt nghi ngờ

Bộ Tổng tham mưu của Việt Nam Cộng Hoà và MACV của Hoa Kỳ đồng ý sẽ giữ kín tin tức ít nhất cho đến 4/2/71. Nhưng đến ngày 25/1/71, nhiều sĩ quan cấp nhỏ ở quân đoàn 1 đã đựơc thông báo ngày giờ và kế hoạch hành quân.

Ngày 31/1/71, tờ báo New York Times đăng theo một nguồn tin về kế hoạch hành quân. Hai ngày sau, đài truyền hình CBS đề cập đến không những mục tiêu của cuộc hành quân mà còn đến cả quân số tham dự.

Và rồi trong tuần lễ đầu của cuộc hành quân, trực thăng chở các sĩ quan tham mưu của quân đoàn 1 bị bắn rơi ở Lào. Phóng đồ hành quân bị lọt vào tay quân CSBV. Kế hoạch hành quân phải mất một tuần sau mới thay đổi được.

Theo binh pháp, yếu tố bất ngờ rất là quan trọng. Nhưng nó đã không có trong cuộc hành quân này.

Tin tức tình báo mà quân ta và Hoa Kỳ dựa vào để soạn thảo kế hoạch cũng đã ít nhiều sai lạc. Tỷ dụ ta ước tính binh đoàn 70B của CSBV có 225 súng phòng không. Nhưng khi lâm trận, mới biết họ có đến 525 khấu.

Không ảnh cho thấy con đường số 9 lưu thông được. Và dự trù sẽ xử dụng lộ trình này để chuyên chở nước và sang đến cho các lực lượng hành quân. Khi lâm trận ,mới khám phá ra rằng con dường này đã bi không quân dội bom từ 1966, và hư hại nhiều. Rốt cục, phải dùng trực thăng. Do đó, nhiều quân xa và thiết giáp đã phải bị bỏ lại trên đường triệt thoái.

Ngoài ra, cũng có những lý do khác đã khiến cho cuộc hành quân không được hoàn tòan thành công. Tỷ dụ như vào thời điểm của cuộc hành quân Lam Sơn, lực lượng ta cũng đang mở cuộc hành quân Toản Thắng 1/71 với sự tham dự của 21.000 quân ở bên Cam Bốt. Cuộc hành quân Lam Sơn, do đó, đã không có được sự không yểm đúng mức của không lực Hoa Kỳ.

Trước sự thiệt hại nặng nề của các lực lượng tham chiến- trong đó có sư đoàn nhảy dù, Nguyễn văn Thiệu đã phải hạ lệnh triệt thoái khỏi Lào trước kỳ hạn.

Ưu điểm của lực lượng nhảy dù là trang bị nhẹ để tạo thành mũi xung kích. Thay vào đó, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, các đơn vị này lại bị xử dụng như những đơn vị bộ binh để phòng thủ các căn cứ hỏa lực. Hậu quả là các căn cứ này đã lần lượt bị thất thủ trước các đợt cường tập của CSBV có pháo binh và thiết giáp yểm trợ.

Bảng tổng kết thiệt hại đôi bên cho thấy Cộng sản Bắc Việt có 13.535 chết và 69 bị bắt làm tù binh.

VNCH: 1483 tử trận, 5.420 bị thương, và 691 mất tích.

Hoa Kỳ: 176 chết, 1.942 bị thương, và 42 mất tích.

( Trích từ các tài liệu. của các tác giả Nguyễn Kỳ Phong, Nguyễn Đức Phương, v…v…)
Sư Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam và Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link