Friday, August 31, 2012

Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam-Chết lâm sàng






THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG
CHÍN NĂM 2012



Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam-Chết
lâm sàng





 



Nguyễn-Xuân Nghĩa



 



Bài
viết này sẽ ngắn gọn tổng hợp một số dữ kiện về kinh tế, nhưng để nói về vụ
khủng hoảng chính trị tại Việt Nam.




Sau cả chục năm gần như mỗi ngày có mặt trên
trang nhất của thời sự quốc tế, vì một cuộc chiến có sự tham dự của Hoa Kỳ,
Việt Nam đã trôi vào lãng quên đến hai chục năm, từ 1975 đến 1995. Năm 1995 là
khi Hà Nội tái lập bang giao với Hoa Kỳ. Ðấy cũng là khi Việt Nam thật sự đổi
mới kinh tế sau những dọ dẫm và cố gắng nửa vời. Nhìn lại thì 10 năm đầu sau
chiến tranh là 10 năm lãng phí và khủng hoảng do sự hoang tưởng của ý thức hệ
nên lãnh đạo Hà Nội mới phải cải cách về kinh tế mà chưa biết thế nào là đúng
là sai. Hai chục năm sau thì mới khác, từ 1995.



 



Việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song
phương với Hoa Kỳ cuối năm 2001 rồi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO
năm 2007 đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục so với quá khứ của Việt
Nam. So với các quốc gia khác, đà tăng trưởng khoảng 7% một năm chỉ là sự
thường khi kinh tế chuyển hướng theo quy luật thị trường, hãy hỏi người dân
Ðông Á thì biết. Nhưng cũng từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu trôi vào giông bão.



Và tuần qua, nếu thời sự quốc tế lại nhắc đến
Việt Nam thì chẳng là về thành tích kinh tế mà vì một vụ khủng hoảng chính trị.
Ðó là việc bắt giữ một đại gia nhiều thế lực...



Năm 1995 là khi tổng sản lượng Việt Nam vượt qua
dấu mốc đáng nhớ là 20 tỷ Mỹ kim một năm, lên gấp đôi vào năm 2003, rồi gấp đôi
tức là 80 tỷ vào năm 2007, và đạt mức trăm tỷ vào năm 2009. Hiện nay, tổng sản
lượng xứ này ở gần 130 tỷ đô la, chia cho dân số là 90 triệu thì người dân thật
ra vẫn còn thuộc loại nghèo. Nhưng đà tăng vọt từ hai chục tỷ lên gấp sáu trong
khoảng thời gian từ 1995 đến nay là điều đáng mừng. Sau quá nhiều hoạn nạn vì
chiến tranh và cách mạng, người dân xứng đáng được hưởng một cuộc sống khác.



Khi hỏi các kinh tế gia, họ cho biết là từ 1996
đến năm 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 6.9% một năm, tức
là mỗi năm lại sản xuất thêm được một lượng sản vật bằng 6.9% của năm trước.
Qua giai đoạn 2001-2005 thì đà tăng trưởng còn lên tới 7.5% một năm với viện
trợ và đầu tư nước ngoài được ồ ạt trút vào trong sự hồ hởi chung. Ðấy cũng là
một đòn bẩy đã tạo nên sức bật huy hoàng này.



Nhưng ngẫm lại thì Việt Nam có hy vọng khởi phát
tương tự Ðài Loan hay Nam Hàn nửa thế kỷ về trước. Qua giai đoạn 2006-2010 thì
mức bột phát ấy đã khựng, còn khoảng 7.1% một năm và tới năm 2011 thì chỉ còn
5.9%. Tình hình năm nay sẽ là đáng ngại, chỉ ở khoảng 4.3-4.5% mà thôi.



Câu hỏi nhiều người muốn biết là vì sao Việt Nam
đã ôm viễn ảnh rồng cọp kinh tế rồi lại như kỳ nhông cắc ké? Câu trả lời đơn
giản là “kinh tế cũng là chính trị”.



Thật ra, lãnh đạo Việt Nam không phát minh ra cây
đũa thần kinh tế để thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản. Việt Nam chỉ áp
dụng chiến lược Ðông Á như Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn rồi Trung Quốc, là lấy
xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng.



Dù là một quốc gia có nhiều tài nguyên, ít ra là
hơn ba nước Ðông Á dẫn đầu nói trên, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập cảng nguyên
nhiên vật liệu, tái chế biến với một số trị giá gia tăng để bán ra ngoài. Như
vậy, nền kinh tế này chỉ làm gia công và nhập cảng vẫn là chủ yếu, thường
xuyên. Nhưng lại tăng vọt trong năm năm gọi là ngoạn mục nhất, từ 2006, nên
hàng năm vẫn bị nhập siêu, nhập nhiều hơn xuất, trung bình mỗi tháng một tỷ đô
la.



Muốn kinh tế tăng trưởng, người ta phải tiết kiệm
tiêu thụ mà dùng tài nguyên đó đầu tư cho sản xuất với hy vọng tạo thêm tài
nguyên của cải cho sau này. Việt Nam phải đầu tư rất nhiều để có mức tăng
trưởng ngoạn mục đã qua. Từ khoảng 35% tổng sản lượng trong các năm 1996-2000,
tỷ lệ đầu tư của Việt Nam đã vượt 43% trong các năm 2006-2010. Nếu nhớ lại
thành tích vừa trình bày ở trên, khi Việt Nam phải đầu tư nhiều nhất thì cũng
là lúc đà tăng trưởng giảm sút.



Nghĩa
là gắng sức đầu tư mà kém hiệu năng, tức là một vấn đề về chính sách.



Các sinh viên kinh tế nhập môn đều biết đến tỷ số
ICOR: phải đầu tư cỡ nào để gia tăng được một đơn vị sản xuất? Các nước Ðông Á
đầu tư ba phần thì ăn được một, Việt Nam phải mất gấp đôi, với tỷ số ICOR là 6.



Người ta
có thể tìm lý do châm chước là vụ tổng suy trầm kinh tế toàn cầu trong các năm
2008-2009. Nhưng lý do chính sách ở đây là tín dụng. So với năm 2000 thì lượng
tín dụng đã tăng gần 14 lần vào năm 2010 với kết quả là nâng gấp đôi sản lượng
trong 10 năm đó. Xin hãy nhớ đến tỷ số 14/2 như một cách tính nhẩm về sự phi lý
tại Việt Nam.



Thật ra, lý do chính sách ở đây chỉ là chính trị.



Vì đấy là lúc mà các đại gia ngân hàng tung
hoành. Họ có thể vay tiền mua đất, chơi stock và sát nhập công ty để bành
trướng thế lực như trong một bàn cờ Monopoly của trẻ nít. Nền kinh tế có năng
suất kém vì phải đầu tư nhiều, với hiệu năng quá thấp, lại sản sinh ra một
thành phần thiểu số cực kỳ giàu có, họ còn trơ trẽn phô trương sự giàu có này
như những tấm gương thành công! Thế hệ trẻ mà nhìn vào đó như mẫu mực thì xã
hội lâm nguy, là điều đã xảy ra. Sa đọa xã hội đã bùng nổ.



Ngày nay, mọi người đều thấy các “trung tâm sản
nhập” là tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu Vina, như Vinashin hay Vinalines. Sản
nhập vì thu vào một nhập lượng cực lớn để cho ra một suất lượng thấp hơn. Phần
sai biệt mà kế toán gọi là lỗ lã thì chảy vào trong túi một thiểu số. Ở vòng
ngoài là các đại gia có quan hệ với đảng viên cán bộ cao cấp để mở ra thị
trường “tư doanh nhập nhằng” và kiếm tiền vô tội vạ. Tư doanh nhập nhằng vì chỉ
là của tư nhân trên danh nghĩa, về thực chất thì đấy là mạng lưới kinh doanh
của lãnh đạo.



Việt
Nam đã định chế hóa sự tham ô qua chính sách quản lý quái gở đó.



Khi người dân công phẫn về nạn cướp đất của đám
cường hào ác bá và bất mãn về tình trạng tham nhũng tràn lan, lãnh đạo bắt đầu
nói đến chỉnh đảng và giải trừ tham nhũng. Với kết quả là hai hệ thống truy
lùng tham nhũng song hành - của đảng và của nhà nước, do viên thủ tướng vẫn đòi
lãnh đạo. Khi những người tham ô nhất nước mà cầm đầu việc diệt trừ tham nhũng
trong hàng ngũ bên kia thì người ta biết kết quả sẽ ra sao.



Việt
Nam đã đạt năng suất tham ô tới hạng siêu phàm nên đang lâm vào khủng hoảng
chính trị.



Chi
tiết hình sự hữu duyên là kẻ bị bắt có khi đang được bảo vệ để khỏi bị phe phái
của chính anh ta “tự tử”, hoặc lặng lẽ thủ tiêu để khỏi thành thật khai báo
nhiều quá!



Nhưng
còn đời sống kinh tế của người dân? Xin hãy nhìn lên núi nợ khó đòi và sẽ mất
của hệ thống ngân hàng. Nợ thối là bao nhiêu, bao giờ sẽ ụp xuống đầu, không ai
biết! Hoặc liếc qua chuyện doanh nghiệp phá sản, sống chết ra sao và bao nhiêu
còn ngáp ngáp, cũng chẳng ai biết!



Cuộc khảo sát hồi Tháng 6 vừa qua của tổng cục
thống kê có cho thấy một phần của sự quái đản ấy. Có 9,331 doanh nghiệp nhà nước,
tư nhân và có vốn nước ngoài được phỏng vấn về tình hình kinh doanh trong 15
tháng trước, tính đến trung tuần tháng 5 vừa qua. Kết quả là 8.4% trong số này
đã phá sản hay âm thầm đóng cửa. Bị thiệt hại nhất là tư doanh với tỷ lệ sập
tiệm là hơn 9%. Lý do nghiêm trọng nhất là bị lỗ vì kém năng suất, thiếu vốn
kinh doanh và không thể cạnh tranh nổi! Ðấy chỉ là một “dân số mẫu” của thống
kê.



Thực tế
thì trong 623 ngàn doanh nghiệp có khai báo vào cuối năm 2011, có hơn 200 ngàn
cơ sở đã tiêu vong. Còn lại, “chết lâm sàng” như người ta nói thì chẳng ai rõ
là có bao nhiêu. Phải chăng “chết lâm sàng” là... bệnh hay lây và đã lên tới
não bộ của đảng?





http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=154032&zoneid=97



 



 



 



XUONG DUONG



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link