Tranh đoạt quyền lực trên con thuyền kinh tế chơi vơi
Việt Long- lược dịch bài của AFP
2012-08-27
“Chưa bao giờ xã hội Việt Nam đối diện với nhiều chuyển biến đến thế, những chuyển biến làm yếu đi nền lãnh đạo của đảng Cộng sản và đe doạ toàn bộ chế độ chính trị”. Một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với AFP.
Công chúng mất niềm tin
“Một số người lãnh đạo Đảng mất kiên nhẫn. Họ cảm thấy nay là lúc phải hành động để loại trừ những mối đe doạ đó, hầu chiếm lại lòng tin của quần chúng” Vị đại biểu nói tiếp.
Việc bắt giam những “tỷ phú ngân hàng” hàng đầu tại Việt Nam phản ảnh cuộc tranh chấp quyền lực giữa những người Cộng Sản cai trị, mà đề tài là câu hỏi “làm cách nào giải quyết những vấn đề kinh tế ngày càng sâu nặng. Giới chuyên môn nêu nhận định trên.
Nguyễn Đức Kiên, doanh nhân của năm 2011- VNeconomy photo
Nhà tỷ phú thích khoa trương Nguyễn Đức Kiên có cổ phần trong nhiều cơ sở tài chính lớn nhất của Việt Nam và là người sáng lập Asia Commercial Bank hay ACB, Ngân hàng thương mại Cổ phần châu Á. Ông bị bắt giữ hôm thứ hai. Sau đó ba ngày nguyên tổng giám đốc ACB cũng theo chân ông Kiên vào chốn giam cầm.
Việc bắt giữ về những tội kinh tế không được nói rõ đã gây hoảng loạn cho thị trường, quét đi 5 tỉ đô la trị giá của thị trường chứng khoán, châm ngòi một trân “tháo chạy” khi các trương chủ ký thác ùn ùn kéo nhau vội vã rút hằng trăm triệu đô la ra khỏi ACB.
Bất hoà càng gia tăng
Tuy vây, “mối quan ngại to lớn hơn nằm ở nguy cơ bất ổn chính trị… Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên có thể mang ý nghĩa của sự bất hoà ngày càng gia tănggiữa những nhân ở thương từng và các phe phái chính trị” Một bài viết của công ty Stratfor, một công ty tư nhân chuyên điều tra tin tức mật về địa lý chính trị, kinh tế, xã hội khắp thế giới, đưa ra nhận định như trên.
Người mê bóng đá tên Kiên, nhà tài chính 48 tuổi mà người ta dễ nhận ra ngay với mái tóc bạc chải rối, được công chúng biết đến như người có mối quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của Thủ tướng, một nhà kinh doanh ngân hàng tốt nghiệp từ ngành giáo dục của Thuỵ Sĩ.
Từ thập niên 1990 khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền hành đã chuyển từ Đảng Cộng Sản sang Nhà nước – và từ khi lên vị trí đứng đầu chính phủ vào năm 2006, ông Dũng được coi là vị Thủ tướng nhiều quyền lực nhất từ xưa tới nay, Ông lại được đại hội Đảng bầu cho nhiệm kỳ 5 năm thứ nhì trong chức vụ này hồi năm ngoái.
Ông sử dụng quyền hành Thủ tướng, hăng hái thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế cao, trở thành “nhà vô địch” trong đường lối phát triển theo mô thức tập đoàn công nghiêp-kinh tế Hàn quốc, dựa trên những tập đoàn công ty quốc doanh để đẩy mạnh đà tăng trưởng.
“Nhà vô địch” có còn danh hiệu?
Trong thời gian đầu Việt Nam đã vọt lên mức tỉ lệ tăng trưởng trên 7%, nhanh chóng trở thành nơi được các nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng nhất, trong số đó có công ty ngân hàng toàn cầu khổng lồ Standard Chartered, chiếm 15% cổ phần ngân hàng thương mại châu Á ACB.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận trách nhiệm trước Quốc hội về vấn đề VINASHIN- ảnh nguyentandung.com
Trong một bài xã luận khá gay gắt hôm thứ năm (23 tháng 8, 2012), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang- một trong những đối thủ chính trị của ông Dũng – viết rằng “Việt Nam đang nằm dưới áp lực không phải không đáng kể vì những xí nghiệp Nhà nước đổ vỡ”
(Ông) Sang chỉ trích “sự xuống dốc về lý tưởng chính trị cùng sự suy đồi về tinh thần và lối sống” của các viên chức – một nhát quét nhắm vào những tý phú giàu sang như người lái xe Rolls Royce Nguyễn Đức Kiên – và ông Sang kêu gọi cải tổ kinh tế song song với biện pháp chống tham nhũng.
“Một hiệp tranh giành quyền lực chính trị đã khởi sự. Chiến trường mới nay là cải tổ kinh tế và sự liêm chính trong khu vực quốc doanh cùng với lĩnh vực ngân hàng, nhổ tận gốc nạn tham nhũng lan tràn vẫn luôn cố thủ vững chắc xưa nay.” Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer nói. “(Ông) Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nay đang lặp lại một điệp khúc cũ kỹ nhưng vẫn còn đúng mãi, rằng tham nhũng là một trong những mối đe doạ chính yếu đối với tính cách chính đáng của hệ thống độc đảng của Việt Nam”
Sự bất mãn của quần chúng trước nạn các viên chức tham nhũng đã nổ ra trong nhiều lần phản đối đi kèm với bạo lực, những việc đã diễn ra trong năm nay. Trường hợp một nông dân phải dùng vật nổ tự chế tạo để chống lại hành động cưỡng bách trục xuất của viên chức địa phương tham nhũng đã chiếm những trang đầu báo chí hồi tháng giêng.
Chuyên gia Thayer nêu lên ý nghĩa đáng lưu ý của một quyết định trước đây trong tháng này nhằm dỡ bỏ quyền kiểm soát của Thủ tướng chính phủ đối với Uỷ ban Chỉ đạo chống tham nhũng, chuyển giao quyền lại cho Đảng Cộng Sản.
Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang tại đào, người được cho là có Thủ tướng "chống lưng"- ảnh tinmoi.vn
(Ông) Dũng trước đó đã phải chịu áp lực vì những vụ tai tiếng tham những trong các công ty quốc doanh do chính ông nâng đỡ trên bước đường thăng tiến, và năm 2010 đã buộc lòng phải nhìn nhận trách nhiệm cá nhân về đại công ty công nghiệp đóng tàu Vinashin của Nhà nước.
Công luận tuy không trông đợi những biện pháp đối với (ông) Kiên sẽ buộc ông Dũng phải từ chức, nhưng sẽ còn thêm nhiều “đồng minh” của thủ tướng có thể đang trong tầm ngắm. Giới quan sát dự đoán điều này.
"Bầu" Kiên “có thể là mục tiêu giàu có và nổi bật nhất”, tính đến lúc này; nhưng ông ta không phải là người đầu tiên, cũng không là kẻ cuối cùng, theo giáo sư Carl Thayer của đại học New South Wales, Australia, nhận xét.
Trong một động thái mà giới chuyên gia cho là để tự vệ, Thủ tướng Dũng ca ngợi công an đã nỗ lực điều tra tham nhũng trong cuộc cải tổ ngân hàng, và kêu gọi trừng trị các thủ phạm “dù đó lá ai chăng nữa”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-power-struggle-over-an-ailing-economy-08272012202326.html
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment