PHÁ SẢN
KINH TẾ VN LÀM NỔ TANH BÀNH CSVN
---------------------------
PHÁ SẢN KINH TẾ VIỆT NAM
LÀM NỔ TANH BÀNH
ĐẢNG & CƠ CHẾ CSVN
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 25.08.2012
Thời Mao Trạch Đông, người ta nói là đảng
viên Cộng sản đỡ THAM NHŨNG hơn thời nay. Nói như vậy là sai vì lòng THAM NHŨNG
của các đảng viên có quyền độc tài lúc nào cũng vậy, nhưng chỉ vì thời Mao Trạch
Đông, Trung quốc quá nghèo khổ lại không có tiền nước ngoài chảy vào, nên đảng
viên chẳng có mẹ gì mà THAM NHŨNG, trong khi đó ngày nay, Trung quốc có dân làm
ăn giầu lên và dòng vốn nước ngoài chảy vào, thì đảng viên tha hồ vơ vét THAM
NHŨNG.
Thời đầu bịp bợm của Cách Mạng Cộng sản, người vào đảng còn mang chút Ý thức hệ
Xã Hội Chủ nghĩa, nhưng ngày nay,Ý thức hệ ấy đã chết và được thay thế bằng
Lòng tham TIỀN BẠC. Những người từ nhiều năm leo lên quyền lực lãnh đạo trong đảng
thì vội vàng vơ vét TIỀN BẠC càng mau, càng nhiều càng hay. Những người trước
khi vào đảng, mang trong bụng lòng ham THAM NHUNG vơ vét tiền bạc, nên mới ký
giấy nhập đảng. Như vậy, «Ý thức hệ« của toàn đảng viên lúc này là THAM
NHŨNG.
Tình hình Kinh tế VN hiện nay đang đi đến phá sản trầm trọng. Chúng tôi gọi
Kinh tế VN như chiếc xe cũ kỹ đang đi xuống giốc, không thể cản lại được. Dân
chúng chỉ cần tiếp tay đẩy hẳn nó xuống hố và chôn vùi nó đi. Thực vậy, con đường
duy nhất CỨU NƯỚC là DÂN NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế & đảng CSVN để Dân nắm lấy vận
mạng Quốc gia mà xây dựng, phát triển. Khi Kinh tế VN phá sản, đảng CSVN trở về
thời Mao Trạch Động, chẳng còn gì để vơ vét TIỀN BẠC như ý định vào đảng, thì đảng
và Cơ chế CSVN cắn xé nhau, dành giật từng đồng xu với nhau và nổ tung tóe ra
tanh bành.
PHÁ SẢN KINH TẾ VIỆT NAM LÀM NỔ TANH BÀNH ĐẢNG
& CƠ CHẾ CSVN là như vậy.
NGUYỄN PHÚC LIÊN
SANG/DŨNG & DÂN:ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẨY CSVN
BỆNH HOẠN XUỐNG HỐ
--------------------------------
ĐÃ ĐẾN LÚC
DÂN TỘC VN NỔI DẬY
ĐẨY CSVN BỆNH
HOẠN XUỐNG HỐ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.06.2011. Cập nhật 24.08.2012
Cập nhật
24.08.2012
Đầu tháng
6/2012, trước tình trạng tụt giốc Kinh tế trầm trọng mà mọi cải cách Nhà Nước
đưa ra đều chỉ là thoa dầu cù là bên ngoài trong khi ấy việc tụt giốc Kinh tế
mang căn nguyên bệnh tật từ nội tạng thuộc Cơ chế CSVN:
=>
Khi Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì THAM NHŨNG phát sinh và lan
tràn;
=>
Những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước được bơm vốn, dù không cần hoặc đòi được bơm
vốn để biển thủ tiền chùa. Những Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn, một đàng bất
tài trong sản xuất kinh tế, nhưng lại có biệt tài đút lót vây cánh quyền thế
để LÃNG PHÍ và cất giấu của chung thành của riêng.
=>
Tất cả những đục khoét Kinh tế đều được quyền lực Chính trị bao che để chia
phần
Một nền Kinh
tế mang những căn nguyên bệnh tật nội tạng như vậy thì không thể nào không bị
tụt giốc thê thảm. Đầu tháng 6/2012, chúng tôi viết bài phân tích này và kêu
gọi Dân chúng hãy tiếp sức đẩy chiếc xe Cơ chế CSVN mục nát xuống hố để chôn
vùi đi cho rồi.
Phản ứng của
Trương Tấn Sang hay Bộ Chính trị ngày nay không phải chỉ nguyên là sự
ghen tương nội bộ hay cá nhân, mà còn là phản ứng cuống cuồng lấy một thỏi gỗ
hay hòn đá nhỏ mong cản lại bánh của một chiếc xe mục nát đang xuốc giốc.
Cơ chế CSVN
hiện hành đang bệnh hoạn trầm trọng. ĐÃ ĐẾN LÚC DÂN TỘC VN NỔI DẬY ĐẨY CSVN BỆNH
HOẠN XUỐNG HỐ.
Nguyễn Phúc
Liên
Cơ chế CSVN chủ trương Độc tài Chính trị
nắm Độc quyền Kinh tế. Đảng không thể không ý thức Chính trị độc tài của mình
lỗi thời vì trào lưu Thế giới đang đứng lên tẩy sạch độc tài. Về mặt Kinh tế,
tình trạng tụt dốc đi đến phá sản đang diễn ra mà không thể cứu vãn được. Cái
Cơ chế ấy bệnh hoạn đang đi trên con đường dốc xuống hố với tốc độ mỗi ngày mỗi
tăng. Con đường NỔI DẬY của dân chúng làm Cách Mạng không cần phải đối chọi với
kẻ bệnh hoạn đang tự tụt dốc, mà là tiếp sức làm tăng nhanh tốc độ đẩy kẻ bệnh
hoạn xuống hố cho mau.
Đây không phải là bài viết tuyên truyền
một ngưỡng vọng cho việc sụp đổ Cơ chế CSVN hiện hành, mà là một bài quan sát
thực tế cho phép khẳng định với xác tín rằng Cơ chế CSVN hiện hành đang tụt dốc
xuống hố với hai tốc độ để vỡ tan tành. Tốc độ thứ nhất là chính cái Cơ chế
CSVN lỗi thời, mục nát tự mình đang đi xuống dốc. Tốc độ thứ hai là quần
chúng chịu đựng không nổi cái Cơ chế bóc lột ấy nên nổi dậy đẩy nó xuống dốc
cho mau. Cơ chế xuống hố và vỡ tan tành, không thể vá víu như vá váy đụp gọi
là Cải cách mà phải dứt khoát chôn vùi nó đi để xây dựng Thể chế mới cho phát
triển lành mạnh và bền vững đời sống Xã hội và Kinh tế Việt Nam.
Chúng tôi trình bầy những điểm sau đây:
I.
Mở đầu: Hình ảnh chiếc xe mục nát đi xuống dốc
II. Chính Cơ
chế CSVN tự phá sản đang tụt xuống dốc với TỐC ĐỘ THỨ NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH
mỗi ngày mỗi tăng
III. Phong trào quần
chúng Quốc nội đẩy mau Cơ chế CSVN xuống hố với TỐC ĐỘ THỨ HAI CỦA CÁCH MẠNG
tiếp sức
IV. Đóng góp
của người Việt Hải ngoại:
*
Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN và
*
Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu
I.
Mở đầu:
Hình ảnh
chiếc xe mục nát đi xuống dốc
Khi chiếu xe đã mục nát, thì thay bộ phận
này, bộ phận khác lại hỏng. Mikhail GORBATCHEV nhìn Kinh tế phá sản xuống dốc
của Liên xô thời của Ong và đưa ra Perestroika quá muộn để hy vọng cứu vớt,
nhưng dân chúng nổi dậy tiếp sức đẩy chiếc xe mục nát xuống hố vỡ tan tành.
Ngày nay, nhìn Cơ chế Trung quốc, Bà Hilary CLINTON dám khẳng định nó sẽ đi
xuống hố tan rã.
1.
Chiếc xe mục nát Việt Nam
Hãy hình dung một chiếc xe cũ kỹ đang đi
đến một cái hố để rơi xuống vỡ nát tan tành. Chiếc xe còn ì ạch chạy, nhưng
trên con đường dốc dẫn đến hố mà hai bố thắng của xe đã mòn. Người dân đi đường
thấy chiếc xe vướng lối, cản mũi kỳ đà, thậm chí làm thiệt hại cố gắng làm ăn
kiếm sống của mọi người, nên hùa nhau đẩy quách nó xuống hố cho mau.
Cơ chế CSVN chủ trương Độc tài Chính trị
nắm Độc quyền Kinh tế. Đó là cái nguồn chính yếu tạo Tham nhũng Lãng phí làm
phá sản Kinh tế VN hiện nay và gây Bất công xã hội để quần chúng thù hận mà nổi
dậy.
Cơ chế ấy giống như chiếc xe ọp ẹp trên
con đường dốc dẫn đến cái hố làm tan vỡ mà đảng CSVN đang tìm đủ mọi biện
pháp chống đỡ, nhưng bánh xe đã mòn bố thắng mà Nguyễn Tấn Dũng đang phải
dùng gỗ đá can bánh chống cự để nó đừng rơi nhanh xuống hố vỡ tan tành.
CSVN có thể sơn phết lại chiếc xe nhằm
đánh lừa dân chúng, nhưng ngày nay, tình trạng Lạm phát lên quá cao, vật giá
tăng phi mã động chạm đến chính dạ dầy dân chúng khiến đại đa số dân nghèo
không còn tin vào nước sơn bề ngoài nữa, mà nhìn thẳng vào nội dung chiếc xe
để thấy sự ọp ẹp của nó.
Chính chiếc xe, với sức nặng trên còn đường
dốc với bố thắng đã mòn, sẽ tự nó đi xuống hố bằng chính TỐC ĐỘ TỤT DỐC CỦA
MÌNH. Lạm phát tăng, vật giá nhẩy vọt, đó là lúc bố thắng không còn cản nổi
chiếc xe trên đường dốc. Tài xế Nguyễn Tấn Dũng tìm đủ mọi thứ đá, gỗ nhằm
can bánh xe để nó không rơi xuống dốc nhanh. Những biện pháp khống chế Lạm
pháp không có hiệu lực đối với cái Cơ chế đã làm cho nền Kinh tế đầy nợ nần
và thiếu cạnh tranh. Chúng tôi đã viết ba bài liền để cho thấy rằng giải pháp
duy nhất là phải DỨT BỎ Cơ chế CSVN hiện hành để đường đi khỏi có những cản
trở việc phát triển Kinh tế mà toàn dân đang mong muốn. Dù CSVN tìm đủ mọi
cách, như đá, gỗ làm can cản bánh, thì chiếc xe tự nó vẫn lao xuống hố với tốc
độ mỗi ngày mỗi nhanh của mình.
Dù có dùng tất cả những phương tiện Truyền
thông nhà nước để bịp bợm giống như ca tụng nước sơn bề ngoài, nhưng sự phá sản
của Kinh tế đụng đến dạ dầy dân chúng, thì dân chúng không thể tin vào nước
sơn bề ngoài nữa mà nhìn thẳng vào lý do bể nát của chiếc xe: Tham nhũng Lãng
phí tàn phá Kinh tế, tạo Bất công xã hội làm quần chúng khổ cực. Dân chúng đã
và đang nổi dậy, thêm vào tốc độ thứ nhất tự chính Cơ chế CSVN một TỐC ĐỘ
CÁCH MẠNG CỦA QUẦN CHÚNG tiếp sức để đẩy nhanh chiếc xe Cơ chế xuống vực thẳm
vỡ tan tành.
Thực vậy, Phong trào DÂN OAN, CÔNG NHÂN đã và đang tăng cường xuống đường,
đình công, làm cuộc ĐẤU TRANH KINH TẾ (Lutte Economique) và Phong trào Giáo
dân Cầu Nguyện đòi Công lý làm cuộc ĐẤU TRANH XÃ HỘI (Lutte Sociale). Cả hai
Phong trào mỗi ngày mỗi lớn mạnh dồn sức đẩy chiếc xe Cơ chế CSVN đã bị mọt mối
Tham nhũng Lãnh phí ăn ruỗng. Hai Phong trào đẩy chiếc xe xuống hố với tốc độ
Cách Mạng vậy.
2.
Hai khẳng định xưa và nay về
việc sụp đổ
của Cơ chế Cộng sản
Chúng tôi muốn lấy những dự
đoán của Ong Mikhail GORBATCHEV và Bà Hilary CLINTON nói về sự sụp đổ của những
Cơ chế mục nát.
Cách đây hơn 20 năm, Mikhail
GORBATCHEV nhìn trước tình trạng phá sản của Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sẽ đi
đến hố phá sản, nên đã muốn níu nó lại bằng một số Cải cách Perestroika. Những
Cải cách này phải đi theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế thì mới cứu vãn được chiếc
xe Kinh tế đang trên đường tụt dốc. Trong bài Diễn văn ngày 25.06.1987,
nghĩa là gần ngày tan rã Khối Liên xô, Ong đã đưa ra 5 điểm chính của
Perestroika:
1)
Nhà Nước phải cho những chủ xí nghiệp khả năng định giá hàng bán và trả lương
thợ theo với hiệu quả làm việc.
2)
Phải cho những Địa phương một quyền tự quản trị chứ không nhất thiết Trung
ương hoàn toàn chỉ huy.
3)
Cải cách theo hướng tản quyền về định giá, về tiền tệ và về tín dụng
4)
Áp dụng những phương pháp khoa học trực tiếp vào sản xuất để cải thiện phẩm
chất hàng hóa
5)
Lấy quản trị theo tiêu chuẩn Kinh tế thay cho quản trị đặt nặng vào Hành
chánh (Trích và dịch
theo cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV, Biographie Intime, par David KINGS, Editions
Michel Lafon 1988, trang 229)
Perestroika là những biện
pháp Cải cách tìm gỗ đá cản chiếc xe đã hư nát trên đường xuống dốc. Nhưng những
gỗ đá đó không cản nổi. Tự chiếc xe vẫn tụt mỗi ngày một nhanh xuống hố. Ong
GORBATCHEV đã hô hào quá muộn, lúc chiếc xe đã mục nát quá nhiều.
Năm 1989, dân chúng quá đói
nghèo vì Kinh tế phá sản, đứng lên tiếp sức đẩy thêm chiếc xe để nó xuống dốc
mau hơn. Khối Liên xô tan vỡ bởi tự nó đi xuống hố bằng tốc độ riêng của nó
tăng cấp số. Dân chúng chung sức cùng đẩy chiếc xe xuống hố cho mau. Tốc độc
đi xuống hố của chiếc xe đến từ hai nguồn: TỰ CHIẾC XE và TỪ DÂN CHÚNG ĐẨY.
Ngày nay, năm 2011, Bà
Hilary CLINTON cũng nhìn thấy Cộng sản Trung quốc đang đi đến phá sản. Trả lời
Phỏng vấn của Jeffrey GOLDBERG, Ngoại trưởng Hilary CLINTON nói về viễn tượng
sụp đổ của Trung quốc như một Định mệnh:
“Chế độ của Trung Quốc chắc
chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô
ích như những gã hề”
Câu nói này áp dụng cho Cơ
chế CSVN lại càng đúng hơn.
II.
Chính Cơ chế CSVN tự phá sản đang tụt xuống dốc
với TỐC ĐỘ
THỨ NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH
mỗi ngày mỗi
tăng
Chúng tôi đã viết rất nhiều
và từ mấy năm nay, với cái nhìn lý thuyết cũng như với những nhận xét thực tiễn,
về sự đổ vỡ của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Thế giới Cộng sản và của loại
Kinh tế VN Nhà Nước chủ đạo theo định hướng “Xã Hội Chủ Nghĩa“. Những đổ vỡ
thất bại Kinh tế này, một mặt, bị Cộng sản bịt miệng Truyền thông để dân
chúng không biết tới; một mặt, Cộng sản sử dụng Truyền thông độc quyền của họ
để bốc thơm nước sơn bên ngoài.
Nhưng ngày nay, hậu quả của
phá sản Kinh tế động chạm đến Dạ dầy dân chúng, nhất là đại đa số dân nghèo
khiến quần chúng khám phá ra chính sự đổ vỡ bất chính của Cơ chế nhà nước.
Vì đã viết nhiều, nên trong
bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cái hậu quả hiện hành, đó là tình trạng Lạm
phát, vật giá tăng vọt. Chúng tôi cũng xin chú thích ngay rằng CSVN luôn
tránh trách nhiệm Lạm phát bằng đổ lỗi cho tình trạng Khủng hoảng Tài
chánh/Kinh tế Thế giới. Nhưng thực chất Lạm phát đặc biệt cao tới 23% là (i)
do thiếu hiệu năng sản xuất của những Tập đòn Kinh tế quốc doanh; (ii) do Nhà
Nước thiếu hụt Ngân sách và Dự trữ ngoại tệ, nên phá gia đồng bạc VN nhằm ăn
cướp Tiết kiệm của dân chúng (Chúng tôi mới viết một bài về hậu quả giữ Lãi
suất cao nhằm thâu tóm Tiết kiệm của Dân chúng). Cho dù Nhà nước đang
tuyên truyền rằng Lạm phát đã giảm, nhưng tình trạng giảm đôi chút Lạm phát
có thể là do sự bắt đầu của Lốc xoáy Giảm giá (Spirale déflationniste) tàn
phá tàn hại Kinh tế hơn nữa trong những ngày tháng tới.
1.
Lạm phát là gì
mà Nhà Nước
không bưng bít được ?
Trong Chế độ Bản vị tương
đương giữa Hàng hóa/Dịch vụ và đồng Tiền, Lạm phát hiện ra khi so sánh một Lượng
Tiền nhất định đối với tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ ở hai thời điểm khác
nhau. Nếu cùng một Lượng Tiền mà tương đương Hàng hoá hay Dịch vụ ít đi, người
ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng. Cũng vậy, nếu cùng một Lượng Hàng hóa
hay Dịch vụ mà phải dùng một Lượng Tiền cao hơn mới mua được, người ta gọi là
Lạm phát hay vật giá tăng.
Tỉ dụ trong tháng 12.2010, để
có mộ tô phở gà, phải có lượng tiền là 2’000 Đồng VN. Ở thời điểm đầu tháng
4.2011 này, muốn có một tô phở gà giống hệt, phải cần lượng tiền là 2’500 Đồng
VN. Lạm phát là (500/2000) x 100 = 25% hay vật giá tô phở tăng 25%. Nếu một
người chỉ có lượng tiền cố định 2’000 Đồng VN. Tháng 2.2010, người đó ăn được
một tô phở gà cho no bụng. Đầu tháng 4.2011, người đó cũng chỉ có 2’000 Đồng
VN, họ chỉ ăn được 2/3 tô phở và bụng đói. Đây cũng là Lạm phát, vật giá
tăng, nhưng là do tương đương hàng hóa kém đi.
Như vậy Lạm phát đụng đến Dạ
dầy dân chúng mà Nhà nước dù xảo trá đến đâu cũng không thể che đậy được. Câu
“Dấu đầu hở đuôi “ nói về con chó chẳng hạn. Con chó quay cái Đầu về phía trước
để dấu cái Đầu của mình, nhưng lại để hở cái Đuôi với lỗ trôn thối hoắc về
phía sau không thể dấu được.
2.
Đâu là những lý do chính yếu
gây Lạm phát
?
Lạm phát, vật giá tăng vọt ở
Việt Nam không phải là do hoàn cảnh nhất thời rồi qua đi, nhưng nó bắt nguồn
từ chính Cơ chế Kinh tế mang tính cách triền miên. CSVN luôn luôn tìm những
lý do nhất thời mang tính cách chung của Thế giới để che dấu những lý do triền
miên bắt nguồn từ Cơ chế của mình. Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm độc
quyền Kinh tế để Tham nhũng Lãng phí phá sản Kinh tế.
Thực vậy, vào những năm
2008, Lạm phát tại Việt Nam nhẩy vọt. Thời ấy, Nhà Nước tránh né những Lý do
Lạm phát nội tại mà chỉ tìm đổ lỗi cho những lý do ngoại tại thuộc cuộc Khủng
hoảng Tài chánh/Kinh tế chung của Thế giới. Khi đã cố ý tránh né lý do như vậy
nhằm giữ danh dự cho Cơ chế, thì những biện pháp chữa trị “ngoài da“, thoa chỗ
này, thì bùng chỗ kia.
Ngày nay Lạm phát lại tăng
lên gấp bội. Một điều phải lưu ý là Lạm phát tại Việt Nam luôn luôn cao hơn
nhiều đối với các quốc gia trong vùng , dù những quốc gia này và Việt Nam
cũng sống trong tình trạng chung của Lạm phát.
Theo phân tích của Bản Báo Cáo của
Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì
"Từ góc độ lịch sử, Việt
Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”
Chính việc Lạm phát tại Việt Nam “cao hơn các nước láng giềng” và mang tính
cách “lịch sử” khiến CSVN không thể chối cãi về cái nguồn chính yếu gây Lạm
phát, vật giá tăng vọt là do Cơ chế của mình.
3.
Cái Cơ chế CSVN hiện hành
tạo ra Lạm
phát như thế nào ?
Theo định nghĩa về Lạm phát
mà chúng tôi vừa trình bầy ở đoạn trên đây, thì đó là sự so sánh tương đương
Hàng hóa/Dịch vụ và lượng Tiền ở hai thời điểm khác nhau. Nói về Hàng
hóa, Dịch vụ, đó là phạm vi của những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Nói về lượng
Tiền tệ lưu hành, đó việc Nhà nước độc tài nắm giữ Tiền tệ để phá giá và cung
cấp vốn “chùa“ cho những Tập đoàn Kinh tế của đảng. Việc thổi phồng lượng vốn
lưu hành còn được tăng cường bằng hệ thống Ngân Hàng Thương mại được ô dù Nhà
nước che chở.
a.
Những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước là thủ phạm của Lạm phát
Những Tập đoàn Kinh tế Nhà
nước chuyên lo Tham nhũng Lãng phí mà không lo tăng hiệu năng sản xuất, đó là
nguyên cớ chính của phá sản Kinh tế và tạo Lạm phát có tính cách “lịch sử” và
“cao hơn các nước láng giềng”.
Trong bài Phỏng vấn do Ký giả
Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết
án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những
Tập đoàn này:
“Hiện nay tình trạng chi
tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng
và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng
khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có
cam kết”.
Kém hiệu năng có nghĩa là
phía Lượng Hàng hóa/Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật
giá tăng, ngay cả trong trường hợp Lượng Tiền lưu hành không thay đổi.
Cái hiệu năng thuần túy Kinh
tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ
không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là
Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi
các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên
cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế,
thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở
Thị trường cạnh tranh.
Vì vậy, để có thể có được
Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành
thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản
trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể
chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào
việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:
*
Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa/dịch
vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh
tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng
hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết
xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)
*
Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước
ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.
*
Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua
thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập
đoàn nhằm có những dịp mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi
có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho
nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.
Những lý do thiếu hiệu năng
trong quản trị chi tiêu không những làm tăng Lạm phát, mà còn đang dẫn nền
Kinh tế quốc doanh đến phá sản như tình trạng hiện nay.
b.
Nhà Nước độc tài nắm Tiền tệ để phá giá
và thổi phồng
lượng Tiền làm tăng Lạm phát
Nhà Nước dễ dãi và dồn Tiền
quá nhiều vào lưu hành qua những Tập đoàn quốc doanh khiến lượng vốn lưu hành
tăng lên gấp bội. Việc tăng này, theo Công thức của FISCHER, tất nhiên làm
tăng Lạm phát về phía Tiền bạc.
Cũng trong bài Phỏng vấn do
Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thẳng thắn xác nhận cái lỗi của
Nhà Nước :
«Đương nhiên lạm phát trước
hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với
các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng,
cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam
cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm
cung tiền và cung tín dụng. »
Trong Bản Phúc Trình của
Ngân Hàng Thế Giới đầu năm 2011, bản Phúc trình phê bình Đầu tư của Nhà Nước
quá lớn cho những Tập đoàn quốc doanh mà hiệu quả lại rất yếu kém :
«Đầu tư Công: Số lượng và hiệu
quả đầu tư công có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả đầu tư chung của nền
kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư công đến từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), tín dụng và các nguồn khác, trong đó, hai nguồn đầu tiên chiếm tới
3/4 tổng số đầu tư công. Biểu đồ dưới đây cho thấy đầu tư công không ngừng
gia tăng, chỉ giảm vào năm 2008 nhằm khống chế lạm phát bộc phát mạnh. Do khối
lượng đầu tư công chiếm tới 49% trên tổng số đầu tư giai đoạn 1995-2008 và hệ
số ICOR của khu vực công cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung của nền kinh tế, hiệu
quả đầu tư của khu vực công đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến NLCT của nền kinh tế
Việt Nam (NLCT p.40). »
Về phương diện thổi phồng số
vốn cho vào Lưu hành khiến Lạm phát tăng vọt, chúng tôi muốn chú thích đến
hai lãnh vực rất nguy hiểm cho nền Kinh tế :
*
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, dưới quyền độc tài Chính trị ra lệnh, đã phá giá
đồng Tiền VN nhiều lần. Chính việc phá giá này trực tiếp giảm giá trị Tiền tệ
và tất nhiên trực tiếp gây Lạm phát.
Về phương diện Nhà Nước độc
tài ra lệnh cho phá giá Tiền tệ để xẩy ra Lạm phát phi mã, chúng tôi luôn
luôn trích lời của Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính
quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
”... dans les pays en
développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre
les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes.
L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par
les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les
hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les
rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)
(... tại những nước đang
phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực
chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một
cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính
trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công
ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
Mới đây, Ngân Hàng Nhà Nước
Việt Nam thông báo về những loại Tiền giả tràn vào Việt Nam. Việc thông báo
này có thể là Nhà Nước mào đầu trước để biện minh sau này cho dân chúng về một
quyết định «đổi Tiền« để ăn cướp nữa. Theo tin tư nhân mà chúng tôi nhận
được, thì việc «đổi Tiền« sẽ xẩy ra vào tháng 9/2011 tới này.
c.
Hệ thống Ngân Hàng Thương mại làm tăng Lạm phát
bằng phát
hành Tiền khả thể (Monnaie virtuelle)
Tiền Giấy công khai (Billet
de Banque officiel) do Ngân Hàng Trung ương trách nhiệm phát hành. Nhưng khi
một Ngân Hàng Thương mại giữ Cash Deposit tới mức 20% chẳng hạn, thì Ngân
Hàng này có thể phát hành những Phương tiện thanh toán tới mức 100%, rồi tìm
Chiết khấu, sau đó lại Phát hành tiếp. Tiến trình Phát hành này để các Công
ty sử dụng tất nhiên thổi phồng lên Lượng Tiền lưu hành. Đó là nguồn quan trọng
của tình trạng Lạm phát phi mã và tạo ra Khủng hoảng Tài chánh.
Chúng ta có những tỉ dụ cụ
thể như hệ thống Ngân Hàng cho vay lỏng lẻo và thổi phồng Tín dụng. Đó là tỉ
dụ hệ thống Ngân Hàng tại Á châu thời Khủng hoảng Tài chánh năm 1997 mà Bà
Francoise NICOLAS đã phân thích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi phải can thiệp đã
buộc những Quốc gia nhận hỗ trợ phải cải tổ lại hệ thống Ngân Ngân cho xít
xao. Một tỉ dụ gần đây nhất, đó là tỉ dụ của hệ thống Ngân Hàng Mỹ đã phát
hành và cho ra những Subprime Mortgage Credits tạo Khủng hoảng Tài chánh năm
2008.
Tiền khả thể (Monnaie
virtuelle) là Tín dụng thuộc về tương lai. Những Letters of Credit, Bank
Guarantees, Standby Letters of Credit, Promissory Notes… là những Phương tiện
thanh trả như Tiền, nhưng chưa hiện thực. Giá trị của nó còn nằm trong khả thể,
nghĩa là thuộc về hoạt động Kinh tế, Thương mại tương lai để cho những Giấy
Ngân Hàng ấy có giá trị hiện thực. Nhưng tương lai là bấp bênh.
Nhiều Ngân Hàng còn sử dụng
ngay những Leased Bank Guarantees, chỉ cần thuê một Bank Guarantee với Tiền
thuê 15-20% của Face Value để làm Collateral mà đi vay vốn.
Tất cả những Giấy tờ Ngân
Hàng này tạo nên một Bank Documents Market mà người ta có thể mua bán, cho
thuê với nhau. Chúng ta ở một Thị trường của Tiền khả thể làm phồng lên Lượng
Tiền lưu hành khiến Lạm phát tăng vọt.
Chính Nhà Nước đã phải xác nhận rằng nhiều những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước đã
không chú trọng đến việc sản xuất Hàng hóa và Dịch vụ, mà đi hoạt động Ngân
Hàng và Tài chánh, mua bán ở Thị trường Chứng khoán để thu tiền cho mau. Hoạt
động về nghiệp vụ Ngân Hàng, Tài chánh và Chứng khóa của những Tập đoàn này
(con cháu hay người của đảng) đã được ô dù Nhà Nước che chở.
Tình trạng bại hoại của Kinh
tế mà chúng tôi ví như chiếc xe ọp ẹp đang đi đường dốc xuống hố không những
chỉ để lộ tỏ tường cho dân chúng thấy Lạm phát, vật giá tăng vọt, như chúng
tôi phân tích dài trên đây về những lý do, mà dân chúng, từ vụ Vinashin, đang
nhìn thấy những nợ nần của những Tập đoàn quốc doanh khiến nước ngoài hạ thấp
hẳn tin tưởng vào Kinh tế VN để cho Tín dụng.
III. Phong
trào quần chúng đã và đang NỔI DẬY
đẩy mau Cơ
chế CSVN xuống hố
với TỐC ĐỘ
THỨ HAI CỦA CÁCH MẠNG tiếp sức
Liền sau những cuộc Cách Mạng
Hoa Lài tại Bắc Phi và Trung Đông, những nhà đấu tranh nghĩ đến, ao ước và đã
kêu gọi một cuộc NỔI DẬY tại Quê Hương Việt Nam.
Đã từ mấy năm nay, chúng tôi
xác tín rằng việc NỔI DẬY phải đến từ Khối người nghèo Dân Oan và Công nhân bị
bóc lột. Không còn mang tính cách thúc đẩy và ngưỡng vọng một cuộc NỔI DẬY,
mà đây là một sự xác nhận hai Phong trào ĐÃ và ĐANG phát triển công cuộc nổi
dậy làm Cách Mạng. Tình hình Xã hội và nhất là Kinh tế của Quê Hương trở
thành một động lực thúc đẩy hai Phong trào ấy phải đi tới cùng như một sự đòi
buộc trách nhiệm cứu nước.
Không phải do chúng ta thúc
đẩy, cổ động để hai Phong trào này sẽ đứng lên đấu tranh. Hai Phong trào này
đã tự đứng lên cách đây 4 năm và 2 năm rồi. Đó là Phong trào DÂN OAN Tiền
Giang khởi đầu kéo về Sài Gòn cách đây 4 năm.
Như vậy Phong trào ĐÃ tự động
NỔI DẬY cùng nhằm chống lại những BẤT CÔNG do CSVN áp đặt lên họ. Khối người
nghèo Dân Oan và Công nhân đứng lên chống BẤT CÔNG trong lãnh vực Kinh tế.
Nói Đấu tranh Kinh tế có vẻ
lớn lao, nhưng cụ thể đó là Đấu tranh cho quyền DẠ DẦY, chống lại những ai đến
cướp miếng cơm của họ một cách bất công. Một Bà Mẹ chỉ có mấy sào ruộng, lo lắng
trồng ngô khoai sinh sống và nuôi con. Nếu CSVN bầy ra hết Dự án này đến Dự
án khác để mà kiếm cớ tham nhũng và tước đoạt mấy sào ruộng làm mặt bằng cho
Dự án, thì Bà Mẹ kia vì đói ăn phải đứng lên đấu tranh chống lại việc bị mất
ruộng một cách bất công. Đây là lãnh vực đấu tranh cho quyền sống thân xác tối
thiểu mà mọi sinh vật, thậm chí cả cỏ cây, có quyền và phải tranh đấu để sống
còn. CSVN không được quyền ngụy biện điều 88 về Chính trị để đàn áp, bỏ
tù những người đấu tranh cho quyền sinh sống tối thiểu nuôi thân xác.
Người Công nhân có sức lao động
làm TƯ HỮU tuyệt đối. Họ chỉ cho thuê sức lao động và không ai có quyền mua sức
lao động để muốn làm gì thì làm. Chỉ có ở Thời kỳ Nô lệ, người ta mới nói đến
mua sức lao động. Ở thời Đế quốc La-mã, người ta đi mua Nô lệ va mua hẳn sức
Lao động. Thời nay, người ta nói là đi thuê Nhân công, thuê Thợ chứ không ai
nói là đi mua Nhân công, mua Thợ. Khi người Công nhân cho thuê sức lao động,
thì họ có quyền mặc cả giá cho thuê. CSVN đã tịch thu sức lao động của Công
nhân và bán cho những Công ty nước ngoài muốn làm gì thì làm. Người Công nhân
bị bắt ép Dạ Dầy mà phải câm họng.
Phong trào này đã NỔI DẬY và
ngày nay vẫn tiếp tục đấu tranh. Trong tuần vừa rồi, một số Dân Oan đã biểu
tình trước Tòa Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Việc NỔI DẬY của đồng bào HMONG và Thượng
cũng mang lý do họ phải chịu bất công về lãnh vực kiếm sống nữa.
Lực lượng dân nghèo sẵn có. Tỉnh
Thanh Hóa có 240'000 người dân đang lâm vào cảnh đói. Họ là những người không
còn sợ đàn áp, chết chóc.
Lực lượng dân nghèo đấu
tranh cho quyền DẠ DẦY này gặp phải tình trạng tụt dốc Kinh tế, Lạm phát phi
mã khiến họ phải đói, họ càng không sợ đàn áp và chết chóc, sẽ đứng lên dành
lấy miếng ăn nơi những tên đại gia tham nhũng CSVN, từ Trung ương tới địa
phương. Viễn tượng NỔI DẬY không phải là ước mơ Cách Mạng mà là một thực tế
đòi buộc phải làm khi mà Kinh tế xuống dốc và Vật giá leo thang.
IV. Đóng
góp của người Việt Hải ngoại:
*
Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN và
*
Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu
Vấn đề dứt bỏ Cơ chế CSVN là
của người Việt Nam và trên Quê Hương Việt Nam. Định rõ vấn đề như vậy, chúng
ta mới thấy ai giữ trách nhiệm chính giải quyết vấn đề.
Trước hết, những Chính quyền
nước ngoài không phải là trách nhiệm của họ. Chúng ta cũng không thể nại ra
những giá trị nhân bản phổ quát như Tự do, Dân chủ hay Nhân quyền mà đòi họ
phải can thiệp để mang những giá trị ấy đến tặng Dân Việt Nam.
Chỉ có những người Việt Nam
nới trách nhiệm TRỰC TIẾP hay GIÁN TIẾP giải quyết những vấn đề của mình. Thực
vậy, không ai thương mình bằng chính mình thương mình. Cơ chế CSVN không những
chỉ tước đoạt những giá trị nhân bản phổ quát như Tự do, Dân chủ, Nhân quyền,
mà còn cướp bóc những phương tiện sinh sống cụ thể về thân xác đối với 85 triệu
dân sống trên Quê Hương, thì tất nhiên 85 triệu dân Quốc nội có trách nhiệm
TRỰC TIẾP phải đấu tranh để tự cứu lấy mình, để dành lại những giá trị nhân bản
phổ quát như Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, nhất là lấy lại những phương tiện
sinh sống cụ thể để chính thân xác mình khỏi chết đói.
Những người Việt Hải ngoại,
vì liên đới tình cảm cùng nòi giống, cùng Lịch sử, cùng Văn hóa, cùng tiếng
nói, cùng một giải đất do Ông Cha để lại, nên cảm thấy trách nhiệm GIÁN TIẾP
đấu tranh. Dân Quốc nội TRỰC TIẾP chịu những hậu quả cướp bóc bất công của Cơ
chế CSVN, nên họ có trách nhiệm TRỰC TIẾP đấu tranh vậy.
Trên tinh thần trách nhiệm
GIÁN TIẾP, người Việt Hải ngoại giữ vai trò yểm trợ cho cuộc đấu tranh TRỰC
TIẾP và CHÍNH YẾU của đồng bào Quốc nội.
Ở Hải ngoại,
chúng ta có thể làm được gì ?
Có người nói rằng chúng ta
liên lạc vận động các Chính quyền nước ngoài như Mỹ, Pháp, Úc… hay các
Tổ chức Quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Hội Nhân quyền Quốc tế…, nhờ họ can thiệp
và áp lực lên CSVN để cái ngụy quyền này nới rộng nhỏ giọt cho chút Tự do,
Dân chủ, Nhân quyền. Nhưng những Chính quyền nước ngoài hay những Tổ chức Quốc
tế dễ nói nguyên tắc cho chúng ta hài lòng mà thâm tâm họ vẫn đòi hỏi là
chính chúng ta phải đấu tranh cho chính mình. Ngay trong trường hợp họ cùng đấu
tranh tích cực, họ cũng tính toán quyền lợi riêng cho họ. Tỉ dụ Hoa kỳ có phản
đối CSVN vi phạm Nhân quyền, họ cũng tính toán quyền lợi cho nước Mỹ trong việc
quyết định bênh đỡ Dân chúng Việt Nam hay bắt tay với CSVN độc tài để, qua một
Chính quyền độc tài, Hoa kỳ dễ sử dụng Dân chúng và tất nhiên không quên yếu
tố Trung quốc quan thầy cho CSVN đồng thời cũng là đối tác Kinh tế quan trọng
cho chính Hoa kỳ. Tỉ dụ nữa và sốt dẻo nhất, đó là quyết định của G8 mới họp
hôm qua tại Pháp. Mỹ cũng như một số lớn các nước Liên Âu như Ái Nhĩ Lan, Bồ
Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha… đang mang nợ như chúa chồm, dân chúng xuống đường
phản đối việc thắt lưng buộc bụng vì nợ công. Nhưng cuộc Họp G8 đã mau chóng
quyết định giúp các nước Cách Mạng Bắc Phi và Trung Đông số tiền USD.21
tỉ. Quyết định đẹp, đầy lòng từ thiện, nhưng có thể ẩn chứa trong đó việc
tính toán dành giựt dầu lửa trong tương lai. Xin lưu ý : đụng đến Tiền bạc,
thì « Có đi có lại, mới toại lòng nhau !«
Những vận động kêu gọi can
thiệp của những nước ngoài hay của những Tổ chức quốc tế trở thành phức tạp
và đôi khi còn nguy hiểm, thậm chí còn gây hại, cho cuộc đấu tranh của dân
chúng Việt Nam. Chính vì vậy mà chúng tôi chỉ muốn đề nghị sự yểm trợ cụ thể
và cấp bách nhất từ chính khối người Việt Hải ngoại, chứ không từ những lời hứa
ngoại giao đầy phức tạp của những nước ngoài hay của những Tổ chức quốc tế.
Những yểm trợ CỤ THỂ và CẤP BÁCH này liên hệ chặt chẽ với tình hình tụt dốc
xuống hố của Cơ chế CSVN và với Phong trào quần chúng nghèo khổ đang nổi dậy
tiếp tay đẩy CSVN xuống hố cho mau. Theo chúng tôi, những yểm trợ ấy gồm hai
việc : Người Việt Hải ngoại (1) Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN
và (2) Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu.
CSVN đang cạn kiệt Ngoại tệ
và đang tìm đủ mọi cách để cướp giựt Ngoại tệ từ đồng bào Quốc nội. Cơ
chế CSVN sẽ xuống hố tan vỡ, nhưng chúng ta không thể để những kẻ cướp ấy ra
nước ngoài sống với tiền bạc mà chúng đã cướp giựt và cất dấu sẵn tại ngoại
quốc. Truy tìm Tài sản cất dấu để đưa về cho dân chúng đang phải nghèo khổ tại
Quê Hương.
1.
Cấm vận Tài chánh
đối với Kinh
tế Mafia CSVN
Đã bao chục năm trường, mỗi
năm Hải ngọai chúng ta đã chuyển về Việt Nam cho Gia đình mỗi năm trung bình
USD.8 tỉ. CSVN không biết ơn mà vẫn luôn luôn coi chúng ta là thù địch, vẫn
tàn nhẫn bóc lột đàn áp Dân chúng hay những người trong chính Gia đình của
chúng ta. Đây là dịp mà chúng ta phải dặn bảo nhau, mở Phong trào Hải ngọai CẤM
VẬN NGỌAI TỆ đối với đám nhóm đảng Mafia CSVN tàn bạo, cướp bóc :
=>
Tạm ngưng du lịch Việt Nam
=>
Giảm gửi ngọai tệ về Việt Nam khi không cần thiết
=>
Nếu vì cần thiết mà gửi ngọai tệ về cho Gia đình, thì dặn Gia đình đừng bán
Ngọai tệ cho CSVN để lấy đồng nội tệ sẽ bị phá giá nhiều lần nữa.
2.
Truy tìm Tài sản cướp bóc
chuyển ra nước
ngoài cất dấu.
Hoạt động về lãnh vực này của
những Kiều bào các nước Bắc Phi cho chúng ta cái gương yểm trợ từ Hải ngoại
cho Dân Quốc nội của họ đang phải nghèo khổ và hy sinh thân xác mình NỔI DẬY
đấu tranh. Những quốc gia mà BEN ALI, MOUBARAK, KADHAFI… đã cất dấu Tiền bạc
tại đây, đã hợp tác mau mắn bằng khóa chặt những Tài sản cất dấu để hoàn trả
lại cho Dân bản xứ.
Dân Việt tại Quốc nội đang
tiếp tay đẩy Cơ chế CSVN xuống hố, thì người Việt Hải ngoại cũng phải song
hành Truy tìm những Tài sản cất dấu của những lãnh đạo CSVN để nhờ nước ngoài
khóa giữ lại nhằm chuyển về Quốc nội.
Chúng ta có một lực lượng
hùng hậu gần 4 triệu người Việt sống ở 70 Quốc gia trên Thế giới này để Truy
tìm Tài sản tội phạm CSVN cất dấu ở nước ngoài. Đây là việc làm rất quan trọng
vì những lý do sau đây :
=>
Dân quốc nội tiếp tay đẩy nhanh Cơ chế CSVN đang tụt dốc xuống hố. Không thể
để những Lãnh đạo Cơ chế ấy chạy ra nước ngoài yên lành sống sung sướng với
những kho Tiền cướp bóc được và cất dấu, trong khi đó người Dân nghèo Quốc nội
cần những món Tiền ấy để làm vốn phát triển Quốc gia và cho chính họ.
=>
Nếu người Việt Hải ngoại còn tha thiết đóng góp vào việc phát triển Quê
Hương, thay vì chúng ta đóng góp bằng vốn riêng của mình, thì hãy Truy tìm
Tài sản của CSVN đã bao chục năm trường cướp bóc và tích lũy cất dấu ở ngoại
quốc để chuyển về Quê Hương.
Người Việt tỵ nạn Hải ngoại
hãy nhớ lại năm 1975. CSVN tràn vào Miền Nam, cướp từng con búp bế chuyển về
Miền Bắc. Rồi phải ra đi, vượt rừng vượt biển bỏ gia tài tại Quê Hương
để CSVN hưởng, vác thân khố rách áo ôm ra nước ngoài, làm lụng vất vả để sống.
Nhớ lại cảnh mình ra đi và vất vả tìm sống ở nước ngoài, chẳng lẽ chúng ta để
một Nguyễn Tấn Dũng… mò sang Mỹ tỵ nạn với gia đìnnh xui gia để tiêu xài tiền
bạc tích lũy bất chính hay sao ? Truy tìm Tài sản tội phạm CSVN cất dấu ở nước
ngoài không phải chỉ là một nhiệm vụ đối với Quê Hương, mà còn là một mối hận
mà mỗi người Việt vượt biên bỏ Quê Hương ra đi luôn luôn cảm thấy sống lại
trong lòng mình.
Để KẾT LUẬN bài này, xin nhắc lại hình ảnh
chiếc xe ọp ẹp trên con đường dốc dẫn đến cái hố tan vỡ :
« Hãy hình
dung một chiếc xe cũ kỹ đang đi đến một cái hố để rơi xuống vỡ nát tan tành.
Chiếc xe còn ì ạch chạy, nhưng trên con đường dốc dẫn đến hố mà hai bố thắng
của xe đã mòn. Người dân đi đường thấy chiếc xe vướng lối, cản mũi kỳ đà, thậm
chí làm thiệt hại cố gắng làm ăn kiếm sống của mọi người, nên hùa nhau đẩy
quách nó xuống hố cho mau. »
Chiếc xe ấy chính là cái Cơ
chế CSVN hiện hành. Tự nó đang tuột xuống dốc mà không thể cứu vãn. Đó là TỐC
ĐỘ THỨ NHẤT đẩy xe xuống hố tự hủy diệt.
Quần chúng phải chịu Bất
công về Kinh tế cũng như về Xã hội do cái Cơ chế ấy, nên NỔI DẬY đẩy chiếc
xe, với TỐC ĐỘ THỨ HAI, cho mau xuống hố để Đất Nước và Xã Hội được phát triển
lành mạnh và bền vững trong CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,
Kinh tế
Geneva, 02.06.2011. Cập nhật
24.08.2012
The New York Times - Nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng kinh tế đang dâng cao ở
Việt Nam
Thomas Fuller/The New York Times (Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN
chuyển ngữ) - Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về
ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai
họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí
mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất
nước 91 triệu dân này... Đất nước đang bị những người bên trong nhà nước
thao túng để kiếm tiền... Những gì cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra
khỏi việc quản lý của các công ty này"...
*
HỒ CHÍ MINH - Các đội xây dựng lên thật cao
trên tầng thượng của một cao ốc thượng hạng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
để nhìn xuống khu Dân cư thành phố bên dưới. Ngày nay, tất cả những gì còn
lại từ các dự án bị bỏ rơi là những đống gạch mốc meo, thanh thép rỉ sét và
một nhóm nhỏ các nhân viên bảo vệ, những người đã chuyển đổi sân xi măng
thành một bãi đậu cho xe máy.
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường
bất động sản từng một thời bùng nổ đang sụp đổ. Hàng trăm khu vực xây dựng bị
bỏ rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền kinh tế ốm yếu.
Tuyên bố trong phòng khách tiết trang hoàng
lộng lẫy của một tòa nhà thuộc địa Pháp, một viên chức cao cấp của Đảng Cộng
sản Việt Nam, so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với sự sụp đổ của thị
trường cách đây 15 năm từng san bằng nhiều nền kinh tế ở châu Á.
"Tôi có thể nói rằng đây là tình trạng
tương tự như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997", Hứa Ngọc Thuận,
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan điều hành hàng
đầu của thành phố nói như thế. "Các nhà đầu tư bất động sản đã đẩy giá
lên quá cao. Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử dụng."
Các khó khăn kinh tế của Việt Nam trông có vẻ
ít nghiêm trọng hơn so với những năm tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm
1997 - mặc dù tương đối xanh xao tiều tụy, nền kinh tế vẫn đang phát triển,
với tốc độ khoảng 4% - nhưng danh sách các khó khăn của đất nước vẫn tiếp tục
tăng lên.
Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong những
doanh nhân giàu có của Việt Nam trong tuần này, đưa đến mức sụt giảm 4,8%
trong chỉ số thị trường chứng khoán của nước này, mức suy giảm nặng nề nhất
trong vòng bốn năm qua. Những cáo buộc chống lại ông Kiên còn mơ hồ. Các
phương tiện truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh
doanh bất hợp pháp.
Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về
ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai
họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí
mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất
nước 91 triệu dân này.
Các nhà đầu tư hoài nghi về việc quản lý kinh
tế của chính phủ và đặt nghi vấn về độ tin cậy của các số liệu thống kê. Ngân
hàng trung ương của quốc gia này cho biết các khách hàng vay đã ngừng không
trả được 1/10 các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng, nhưng tổ chức Fitch
Ratings cho biết tỷ lệ của các khoản nợ xấu này có thể cao hơn nhiều.
Nếu cuộc khủng hoảng năm 1997 thường được đổ
lỗi cho loại "chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt", các vấn nạn của
Việt Nam có thể được mô tả như một loại chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt kết
hợp với một chủ nghĩa cộng sản méo mó. Các công ty quốc doanh những bạn bè và
đồng hội đồng thuyền trong hệ thống Đảng Cộng sản.
"Đất nước đang bị những người bên trong
nhà nước thao túng để kiếm tiền", ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho biết.
"Những gì cần phải làm là đưa Đảng Cộng
sản ra khỏi việc quản lý của các công ty này", ông nói.
"Tôi không hề thấy điều ấy được bàn đến".
Giống như các bong bóng bất động sản ở những
nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam đã lợi dụng dòng tín dụng
chảy tự do để xây dựng các tòa nhà với hy vọng bật ra lợi nhuận. Một sự khác
biệt quan trọng là một số các nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt Nam chính
là các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ kết nối với giới thượng tầng trong
Đảng Cộng sản và khả năng truy cập đến tiền bạc dễ dãi. Những công ty này
hiện đang phải vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc như trong trường hợp
của Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn lớn của chính phủ, đang phải ve vãn
tán tỉnh với khả năng không trả được nợ nữa.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ồn ào với năng
lực của mình, vây quanh bởi khách du lịch và bị phiền nhiễu bởi nạn ùn tắc
giao thông - tất cả là các dấu hiệu của sức sống kinh tế thành phố. Nhưng đó
chỉ là mặt nạ che đậy những triệu chứng của các tai họa kinh tế trên cả nước:
Những người trẻ ngày càng khó tìm được việc làm, gần 20% các công ty nhỏ và
vừa đã biến mất khỏi thi trường trong năm qua, và các dự án cơ sở hạ tầng,
thành phố trực thuộc Trung ương đang bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế nổi tiếng và là
cựu viên chức hàng đầu tại một tổ chức nghiên cứu của chính phủ cho biết, ông
đã từng lo lắng về thời gian tính của các khó khăn, đang đến ngay khi nền
kinh tế toàn cầu bị sa lầy vì nợ nần và châu Âu phải vật lộn với các tình thế
tiến thoái lưỡng nan tồn tại của đồng euro.
"Vấn nạn ở Việt Nam là một loại dung dịch
pha trộn cực kỳ độc hại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, tình trạng trì trệ
trong nền kinh tế Mỹ cộng với một tình huống rất nghiêm trọng của nền kinh tế
trong nước", ông Doanh nói. "Đó là một hỗn hợp rất nguy hiểm."
Khu vực tư nhân đang giúp cho nền kinh tế
chuyển động - Việt Nam là một nước xuất khẩu quan trọng về quần áo và giày
dép sang Hoa Kỳ - nhưng dòng tiền nước ngoài đã chậm lại. Các cam kết của
giới đầu tư nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, chỉ bằng một phần
tư trong cùng thời kỳ ba năm trước đây.
Hậu quả các khó khăn kinh tế của Việt Nam lan
xa. Các khoản thu thuế của các chính phủ thành phố trực thuộc Trung ương bị
thu hẹp lại trên khắp đất nước bởi vì các khoản phí chuyển nhượng tài sảnvốn
là phần lớn thu nhập của họ. Tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Hồ Chí
Minh, hiện dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, một năm sau so với kế hoạch,
theo ông Thuận viên chức cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi từng phát
triển mạnh trong thập kỷ qua, các quan chức đã buộc phải hủy bỏ dự án phát
triển ở vùng ngoại ô của thành phố. Trần Văn Sơn, phó giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư Đà Nẵng, cho biết ông "rất lo lắng" rằng thành phố sẽ phải
thu hẹp hơn nữa bởi vì thuế doanh thu tụt giảm nhiều hơn so với dự kiến.
Những người trẻ tuổi đang tìm việc những làm
tốt ở xa hơn. Ở ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Duy Hưởng, người con trai 21 tuổi
của một nông dân, suốt những tháng đầu năm, đã phải tìm kiếm trong vô vọng
cho một công việc trong các cửa hàng sửa chữa máy tính.
"Mỗi nơi tôi đến, họ đều nói rằng họ đang
tìm những người kỹ thuật thật giỏi", Hưởng nói. "Họ không lấy người
học việc".
Như nhiều thanh niên Việt Nam khác, Hưởng sống
trên biên giới giữa công nghệ thông tin và nền kinh tế nhà nông. anh đã làm
việc bán thời gian tại một cửa hàng in ảnh, dùng các phần mềm để sửa chữa
hình và loại bỏ những nhược điểm, nhưng thu nhập chính của gia đình anh vẫn
phải nhờ vào việc trồng trọt và thu hoạch lúa bằng tay. Qua quá trình tìm
việc toàn thời gian, gần đây anh bắt đầu tham dự các khóa học lập trình phần
mềm tại Reach, một tổ chức phi lợi nhuận do Plan International, một tổ chức
từ thiện Anh Quốc sáng lập.
Những khó khăn mà giới trẻ phải đối mặt không
giống với quy mô của cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở Tây Ban Nha và Hy Lạp,
nhưng tìm được một công ăn việc làm không còn dễ dàng như một vài năm trước
đây nữa.
"Hiện nay, các công ty có nhiều sự lựa
chọn", Nguyễn Thị Vân Trang, người giúp điều hành các chương trình đào
tạo nói "Họ không phải nhận những đứa trẻ trên hè phố nữa".
Chính phủ đã chiến đấu với các khó khăn của
đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô cổ điển: thắt chặt nguồn cung tiền để
chặn nạn lạm phát hai con số và sau đó cắt giảm lãi suất trong năm nay để
tiếp sinh lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn rất thận
trọng, một phần vì số lượng ngày càng gia tăng của các khách hàng không có
khả năng trả nợ. Việc cung cấp tín dụng trong nền kinh tế đang thu hẹp lại và
mức tiêu dùng xẹp xuống, thí dụ như các siêu thị đã báo cáo doanh số bán hàng
của họ giảm 20 đến 30%.
Ông Doanh, nhà kinh tế gia cho biết, Việt Nam
cần phải làm nhiều hơn là việc chỉ tiêm thêm tiền vào với lãi suất thấp hơn.
Những công ty Quốc Doanh vĩ đại kém hiệu quả
như Vinashin, vốn từng bành trước hung bạo vào các loại doanh nghiệp mà họ
không đủ điều kiện để hoạt động, cần phải được tháo dỡ, tư nhân hóa hoặc thu
nhỏ lại, ông Doanh nói.
"Bây giờ là thời điểm tốt cho sự hủy hoại
có tính sáng tạo", đề cập đến khái niệm các công ty bền vững đang bị
thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn.
Tương tự như ở Hoa Kỳ, cuộc phục hồi sức khỏe
kinh tế của Việt Nam bập bềnh một phần trên sự hồi sinh của thị trường bất động
sản.
Quá nhiều thặng dư trong mức cung của các văn
phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà mức thuê trong các khu phố từng được
ưa thích nhất vốn chỉ còn được bằng một nửa của ba năm trước đây, ông Nguyễn
Duy Lâm, Giám đốc Pacific Real, một công xây dựng và bất động sản cho biết.
Với hy vọng thu hút được nhiều khách mua nước
ngoài, các quan chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã đệ trình một đề nghị chính
thức với chính phủ trung ương để mở ra các thị trường bất động sản cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo ông Thuận, quan chức Đảng Cộng sản cho
biết.
Tuy nhiên, các nhà đại lý bất động sản như ông
Lâm cho biết rằng hiện nay hoạt động mua bán đã bị đóng băng.
"Hiện giờ, ai cũng muốn bán ra, nhưng
ngay cả hạ giá cũng không thể bán được", ông Lâm cho biết trong một cuộc
phỏng vấn trên sân thượng của một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh.
"Chẳng có khách hàng gì cả."
Ông Lâm đang trông cậy vào triển vọng lâu dài
của thành phố. Nhưng khi ông tuyên bố như thế, một hình ảnh tương phản của
Việt Nam đang xuất hiện. Trong khi những đường nét đen tối của tòa nhà chọc
trời chưa xây xong vẫn hiện ra lờ mờ trên cao, một công trình xây dựng khác
đã làm phấn chấn chiều hướng: Vào một buổi tối chủ nhật, thắp sáng bởi các
bóng đèn pha, một cần cẩu lại vung vẩy xuôi ngược khi các công nhân dựng lên
một tòa nhà khác để ohủ thêm vào đường chân trời của thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: The New York Times
Sent: Wednesday, August 22, 2012 11:13 PM
Subject: BBC:CHU TICH SANG NEU QUYET TAM CHINH DON..
Chủ tịch Sang nêu
quyết tâm chỉnh đốn:Chu tich nuoc CSVN va thu tuong Nguyen Tan Dung dang
dau da noi bo, tranh gianh quyen luc, triet ha vay canh cua nhau...
Cập
nhật: 21:45 GMT - thứ tư, 22 tháng 8, 2012
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết quan trọng trước dịp Quốc
khánh
Chủ
tịch Trương Tấn Sang vừa có bài sáng 23/8 nêu định hướng chỉnh đốn
bộ máy sau khi các vụ bắt nghi phạm cao cấp trong ngành ngân hàng ở
Việt Nam khiến dư luận chú ý đặc biệt đến công tác 'chống tham
nhũng' của Đảng Cộng sản.
Phát
biểu trước dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, ông Trương Tấn
Sang nói đến các 'áp lực gay gắt' và 'khó khăn khốc liệt', thậm
chí không kém thời Kháng chiến, của nhiệm vụ chỉnh đốn, tìm giải
pháp cơ bản cho nhiều vấn đề của Việt Nam hiện nay.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Như
thời Kháng chiến
Nhắc
lại truyền thống cách mạng của đảng cầm quyền, nêu cao tinh thần
của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông Trường Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính
trị, người mới lên làm Chủ tịch nước tháng 7/2011, đã xác tín lại
con đường Đổi Mới của Việt Nam mấy chục năm qua.
Nhưng
ông cũng nhanh chóng đi vào các vấn đề mà ông gọi là các 'đòn
khốc liệt' nền kinh tế thị trường giáng vào đời sống xã hội.
Không
hề nhắc đến Chính phủ hay các bộ ngành có trách nhiệm về nhiều
vụ việc gây bức xúc dư luận hiện nay nhưng ông Trương Tấn Sang, ở vị
trí nguyên thủ quốc gia, nêu rõ tên những vụ đó:
"Mới
đây thôi, những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên,
Vụ Bản - Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về
đất đai. Hoặc, những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,"
Ngoài
ra, theo ông, là "những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân, đòi
hỏi phải chỉnh đốn".
Như
để vận động dư luận, Chủ tịch Sang nói các thách thức kinh tế đang
tạo ra sức ép mạnh đối với toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam
và làm người dân nghèo đi:
"Ngân
sách Nhà nước thì còn rất eo hẹp, nợ công tăng lên, hàng loạt doanh nghiệp
phá sản, hàng hóa tồn đọng nhiều, lạm phát đang ăn vào thu nhập của phần đông
người lao động... Đó thực sự là những áp lực không nhỏ, không chỉ với bộ máy
Đảng, Nhà nước mà với toàn xã hội."
Khác
với nhiều phát biểu của quan chức cao cấp khác thường đổ lỗi cho
yếu tố khách quan, ví dụ như suy thoái toàn cầu hay khủng hoảng
tài chính ở châu Âu, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng các yếu tố
tiêu cực mang tính nội bộ Việt Nam, có màu sắc nhóm lợi ích và
phá bỏ là không dễ:
"Công
việc đòi hỏi chúng ta phải điềm tĩnh, tỉnh táo, kiên trì tìm giải pháp giải
quyết căn cơ, không chỉ nhất thời"
"Có
những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó
khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài
toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách
nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và
kìm giữ cái kia."
Bài
phát biểu thuộc loại dài và tổng thể nhất từ trước tới nay của
ông Trương Tấng Sang được đưa ra sau vụ Tổng cục Cảnh sát bắt ông
Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, chiều 20/8 để điều tra về cáo buộc
'Kinh doanh trái phép', theo điều 159 Bộ Luật Hình sự.
Vụ
bắt ông Nguyễn Đức Kiên, theo sau bằng tin hôm 22/8, Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải,
Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, làm nổ ra hàng loạt bình luận về một chiến
dịch có chỉ đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và được Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang ủng hộ, đánh vào đường dây "thao
túng, lũng đoạn hệ thống ngân hàng" ở Việt Nam.
Vụ
bắt giữ Bầu Kiên gây chao đảo trên thị trường chứng khoán, làm sụt
giá cổ phiếu của một số ngân hàng như ACB và Eximbank.
Trong
tình hình này, những người chủ trương quyết tâm đánh vào các nhóm
lợi ích thuộc ngành huyết mạch của kinh tế Việt Nam phải suy tính
có tiếp tục nghị trình đó hay không nếu thị trường phản ứng quá
xấu.
Sống
còn của Đảng
Bài
phát biểu của ông Sang có thể là tín hiệu rằng ông các lãnh đạo
đồng thuận với ông đang muốn dư luận thấy rõ là họ kiên quyết trong
chiến dịch này.
Trước
ông Sang, Tướng Lê Khả Phiêu đã từng nêu quyết tâm chống các nhóm
lợi ích nhưng không thành
Tuy
thế, các ý kiến trong và ngoài nước vẫn tiếp tục đánh giá vụ
Bầu Kiên theo hai cách.
Một
cho rằng đây chỉ thuần tuý là một cuộc đấu đá nội bộ, nhằm vào
những người thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một
cách khác tin rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương
Tấn Sang thực sự muốn phá bỏ các nhóm lợi ích đang có nguy cơ
lũng đoạn kinh tế, đưa tới bất ổn và nguy hiểm cho chính sự cầm
quyền của Đảng.
Các
phát biểu trước đây của ông Sang cho thấy ông không chỉ coi việc
chống tham nhũng hay minh bạch tài sản là chuyện mang tính cá nhân,
hay luân lý theo kiểu 'đạo đức cách mạng' bị suy thoái.
Trong
bài trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ hôm 25/6/2012, Chủ tịch Sang nói:
"Việc
kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức là
chuyện đại sự."
Nâng
cấp vấn đề lên thành chính trị, ông nói tham nhũng không chỉ còn
là chuyện nhà đất, mà có các tuyến tinh vi như "rửa tiền thông
qua kênh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng thương mại", và cho rằng
"các biện pháp kiểm soát như đã áp dụng còn hạn chế".
Ông
Sang khi đó cũng nói về nghị quyết mới của Đảng Cộng sản,
"trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người
đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng".
Cho
tới khi đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thuộ̀c về
Chính phủ, và đến hôm 22/8 này, vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chủ trì.
"Dù
phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn
của Ðảng"
Đây
là cuộc họp trong lúc giao thời, khi Ban Nội chính của Ðảng còn chờ
được tái lập để nắm bộ máy phòng chống tham nhũng.
Trong
bài trả lời phỏng vấn hồi tháng 6, Chủ tịch Sang cũng nói về
chống tham nhũng là "dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng
phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai đất
nước".
Một
trong những vấn đề được nói đến nhiều ở Việt Nam thời gian qua, sau
khi hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh tế bị thua lỗ nặng, điển
hình như Vinashin và Vinalines là trách nhiệm thủ trưởng của người
đứng đầu các bộ́, và thủ tướng chính phủ.
Trong
một động thái gần đây nhất từ phía Đảng, báo Việt Nam trích lời
Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa nói "không thể để tồn tại mãi tình
trạng bổ nhiệm, đề bạt người yếu kém mà không ai chịu trách nhiệm".
Phát
biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc chiều 21/8, ông Rứa,
Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nói rằng người bổ nhiệm phải chịu trách
nhiệm về cán bộ yếu kém.
Sang
ngày 22/8, báo Việt Nam đưa tin về hội nghị đã trích lời một bộ
trưởng nói về trách nhiệm của thủ tướng.
Vụ
bắt Bầu Kiên đang tạo ra sóng gió chính trị ở Việt Nam
Ông
Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ đã nêu ra ví dụ rằng
"hiện Thủ tướng vừa là người quyết định bổ nhiệm vừa là người phê duyệt
hội đồng thành viên, điều lệ cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, và các
bộ chuyên ngành nhiều khi không nắm hết hoạt động của các đơn vị này vì họ
báo cáo thẳng lên Thủ tướng".
Trước
đó, hồi tháng 6, ông Sang cũng đã phát biểu:
"Trách
nhiệm của người bổ nhiệm trong trường hợp này là đánh giá sai con người...Ðương
nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách
nhiệm".
Tuy
thế, cũng còn khá sớm để biết các quyết tâm này có vượt qua được
hạn chế mang tính thể chế tại Việt Nam hay không khi va chạm với
hiện thực.
Có
vẻ như hiểu được tầm vóc của vấn đề, ông Sang, trong bài phát biểu
hôm nay đã viết "công việc đòi hỏi chúng ta phải điềm tĩnh, tỉnh táo,
kiên trì tìm giải pháp giải quyết căn cơ, không chỉ nhất thời".
Thêm về tin này
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment