Syrie sẵn sàng hợp tác với tân đặc sứ Liên
Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi.
- Nhữ Đình Hùng -
>
>
> Tình hình của Syrie vẫn "dậm chạn tại chỗ",chánh quyền Damas vẫn liên tục mở các cuộc tấn công vào những nơi có quân nổi dậy lấn chiếm,tình hình biên giới bắc Syrie và Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng,không phải giữa Syrie và Thỏ nhưng là giữa dân Syrie gốc Kurde với Thổ và giữa dân Syrie gốc Kurde với quân nổi dậy, quân nổi dậy có thể đến mua bán trong vùng dân Syrie gốc Kurde nhưng không được phép mang theo vũ khí.
>
>
Dân Kurde ( xanh lá
cây) sống trên lãnh thổ của 4 quốc gia : Syrie, Thổ, Irak và Iran.
> Tình trạng phân chia nầy là do các quốc gia Tây Phương (Anh, Pháp) chủ xướng
> khi phân chia Đế quốc Ottoman ( 1299- 1923)
>
> Tình trạng phân chia nầy là do các quốc gia Tây Phương (Anh, Pháp) chủ xướng
> khi phân chia Đế quốc Ottoman ( 1299- 1923)
>
>
>
> Trong lúc đó các quốc gia tây phương (nhất là Mỹ,Pháp,Anh) nhất định đòi Bachar al Assad phải ra đi vì phạm các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.Cùng lúc,LHQ cũng lên án chánh quyền Damas về các tội ác đó, cũng cáo buộc quân nổi dậy phạm các tội ác chiến tranh nhưng ở một mức độ thấp hơn. Một bài phỏng vấn một cư dân ở Alep do tuần báo Nouvel Observateur thực hiện cho biết dân chúng ở Alep không đi theo những người nổi dậy,quân nổi dậy ở Alep đến từ vùng đồng quê,ở những nơi khác và cả người ngoại quốc,dân cư ở Alep mong chánh quyền Damas tái lập lại trật tự.Người được phỏng vấn là một người theo việc dân chủ hoá Syrie và chống Assad.
>
> Tại Pháp,bên cạnh những hô hào giúp đỡ quân nổi dậy như ngoại trưởng Laurent Fabius đánh giá ông Assad 'không xứng đáng sống trên quả đất' ,rằng ông này là 'đao phủ của nhân dân Syrie' và kêu gọi ông này ra đi, như Bernard Henry Lévy,như Bernard Kouchner , cũng có người chống lại việc can thiệp của Pháp ở Syrie như Jean Pierre Chevènement. Pháp cũng nghĩ đến việc thực hiện một vùng cấm bay ở Syrie nhưng có những ý kiến nói rằng Syrie không phải là Libye!
>
> Cho đến nay tây phương cáo buộc Trung Hoa và Nga - nhất là Nga - đã gây ra những trở ngại cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syrie vì đã ba lần phủ quyết các quyết nghị của LHQ về Syrie.Các phân tích gia tây phương nói rằng Nga và Trung Hoa không muốn bị 'bó tay" như trong trường hợp Libye. Điều ghi nhớ là trong cuộc chiến Libye,ông Poutine vẫn còn làm thủ tướng nhưng với việc giải quyết khủng hoảng Syrie,ông Poutine hiện đang là tổng thống.
>
> Bảo rằng Trung Hoa, Nga và Syrie không có thiện chí trong việc giải quyết khủng hoảng ở Syrie, điều này e rằng không khách quan. Nga,Trung Hoa và Syrie đều chấp nhận chương trình sáu điểm của Koffi Annan nhưng phe đối lập không chấp nhận nói chuyện với chánh quyền Damas, nhất định đòi Bachar al Assad phải 'cút xéo' và chỉ trích ông Koffi Annan, kế hoạch sáu điểm của ông Koffi Annan cũng không được tây phương, Qatar,Arabie Saoudite và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Cuối cùng, ông Koffi Annan bỏ cuộc, không tái nhiệm khi mãn hạn vào ngày 31.08. LHQ đã đề cử ông Lakhdar Brahimi thay thế ông Koffi Annan.
>
> Việc đề cử ông Lakhdar Brahimi để thay thế ông Koffi Annan đã được chánh giới Bắc Kinh, Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn, Mạc tư Khoa chào đón việc bổ nhiệm ông Lakhdar Brahimi, nghĩ rằng ông này là một nhà ngoại giao có uy tín,có khả năng làm chấm dứt các cuộc bạo động ở Syrie. Tuy nhiên giới truyền thông tây phương coi ông Brahimi như một người can đảm phi thường khi nhận nhiệm vụ này,một nhiệm vụ được coi là không thể thực hiện!
> Sergueï Lavrov
> Trong ngày thứ sáu 24.08.2012, ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov tuyên bố Nga mong muốn thấy một cuộc đối thoại chánh trị được mở ra giữa chánh quyền Syrie và đối lập và ủng hộ việc giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng. Theo thông cáo bộ ngoại giao Nga, trong một cuộc nói chuyện bằng điện thoại với ông Lakhdar Brahimi, đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn ả-rập, ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố "Nga kêu gọi những người Syrie ngưng tức khắc các việc thù nghịch ở Syrie và khởi sự nhanh chóng một cuộc thảo luận chánh trị,đòi hỏi các phe của Syrie tôn trọng một 'lộ trình thư' căn cứ trên kế hoạch hoà bình của Koffi Annan, trên thoả hiệp Genève của nhóm hành động vì Syrie ký kết ngày 30.06.2012 cũng như các quyết nghị của HĐBA LHQ.Về phiá ông Brahimi, ông cho biết ý định sẵn sàng làm việc với mọi phe ở Syrie và với mọi quốc gia có thể hành xử một ảnh hưởng ở Syrie và tạo dễ dàng cho việc đối thoại giữa nội bộ Syrie.Nga sẽ hỗ trợ các nổ lực của vị tân đặc phái viên và sẽ làm việc chặt chẽ với ông này để giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng".
> Fayçal Meqdad
> Về phiá Syrie,thứ trưởng ngoại giao Fayçal Meqdad cho biết hôm chủ nhật là Syrie sẽ hợp tác với ông Lakhdar Brahimi nhằm thực hiện một cuộc đối thoại quốc gia mau chóng nhất. "Chúng tôi đã thông báo cho LHQ về vị thế chúng tôi trong việc hợp tác với ông Brahimi và chúng tôi nôn nóng được thấy những ý tưởng ông ta sẽ đề nghị để giải quyết vấn đề tại đây.Hẳn là chúng tôi sẽ hợp tác với ông Brahimi như là chúng tôi đã hợp tác với các quan sát viên ả rập và quốc tế" theo như tuyên bố của ông Meqdad trong cuộc tiếp xúc với tướng Babacar Gaye,trưởng phái bộ quan sát của LHQ mà nhiệm vụ chấm dứt vào ngày chủ nhật.
>
> « Chúng tôi sẽ không nói là ông Brahimi sẽ phải làm gì trước khi ông ta đến,đây là một chuyên gia quốc tế, nhưng tôi nghĩ một sự hiểu thấu tốt về tiến hoá của khủng hoảng ở ngoài các áp lực quốc tế là một điều then chốt. Tôi nghĩ là ông Brahimi sẽ có thể tung ra một cuộc đối thoại quốc gia nhanh chóng nhất bởi vì sẽ không có người thắng ở Syrie như là tây phương đánh cá."
> Ông Meqdad đã nhìn sự can thiệp nước ngoài như là nguyên cớ gây ra khủng hoảng ở Syrie, đã kêu gọi ông Brahimi giữ một vai trò tích cực đối với các phe không muốn có một giải quyết về khủng hoảng ở Syrie đặc biệt là những ai tài trợ và vũ trang cho quân khủng bố,bọn cực đoan và salafiste!
> Phó TT Syrie Chareh
> Trong ngày thứ ba 28.08, phó tổng thống Farouk al-Chareh đã đưa ra lời tuyên bố lượng định giải pháp cho Syrie phải đi qua việc "ngưng bạo động từ mọi phiá nhằm giúp mở ra một cuộc đối thoại quốc gia"..."Sự từ chối hỗ trợ của một số nước về nỗ lực của Iran để giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie dưới cớ Iran là một phần của vấn đề là một sai lầm về chánh trị vì đã loại Hoa Kỳ ra khỏi nỗ lực hoà bình để giải quyết tranh chấp Do Thái và Ả Rập".Những tuyên bố của phó tổng thống Farouk al-Chareh được báo al-Watan đăng tải,sau cuộc phỏng vấn ông al-Chareh dành cho báo này. Đây là lần đầu tiên ông Farouk al Chareh xuất hiện kể từ gần một tháng qua, sau tin đồn ông đào thoát hoặc thất bại trong việc đào thoát. Thực sự thì một người bà con của ông Chareh đã đào thoát sang Jordanie nhưng phe thân nổi dậy đã lợi dụng để tung tin 'Chareh đã đào thoát' và sau đó chữa thẹn bằng cách 'ông Chreh đã thất bại trong mưu toan đào thoát"!.
> Walid Mouallem
> Lời tuyên bố của ông al-Chareh được đưa ra khi ngoại trưởng Walid Mouallem nói rằng sẽ không có một cuộc thương thuyết nào khi đất nước chưa loại hết quân phản loạn và tổng thống Bachar al Assad nói rằng Syrie sẽ chiến-thắng bằng mọi giá chống lại âm mưu nước ngoài chống lại đất nước ông.
>
> Xuyên qua phản ứng của Nga,Syrie, người ta có thể nghĩ hai nước này đặt nhiều tin tưởng vào ông Lakhdar Brahimi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie,một cuộc khủng hoảng kéo dài đã gần một năm rưỡi và đã làm hàng chục ngàn người chết. Nhưng Lakhdar Brahimi là ai?
>
> Lakhdar Brahimi,người thay thế Koffi Annan, là một nhà ngoại giao của Algérie có nhiều kinh nghiệm (Nhưng ông Koffi Annan cũng là một người có một kinh nghiệm chánh trị đáng kể,từng là tổng thư ký LHQ). Không phải là một sự ngẫu nhiên mà các quốc gia tây phương,ả rập và cả Trung Hoa nữa, đã chào đón việc bổ nhiệm ông Lakhdar Brahimi vào chức vụ đặc phái viên của LHQ và của Liên đoàn ả-rập. Ông được biết tới như một nhà ngoại giao đã thành công trong nhiều sứ mạng quốc tế khó khăn trong các việc giải quyết khủng hoảng giữa những quốc gia hay trong vùng bao gồm Đông Bắc Phi Châu như trường hợp giải quyết tranh chấp giữa Ethiopie và Erythrée.Theo Alexandre Tkatchenko, người điều khiển trung tâm nghiên cứu Bắc Phi và "Sừng Phi Châu" gồm các quốc gia(Somalie, Djibouti, lÉthiopie et Érythrée), Brahimi là một người có kinh nghiệm trung gian hoà giải.
>
> Trước khi ông Lakhdar Brahimi chính thức bắt tay vào việc, các quốc gia có liên hệ đến cuộc khủng hoảng Syrie dự đoán về vị thế của ông. Điều này đòi hỏi duyệt xét lại những bình luận, tuyên bố của ông kể từ khi có cuộc khủng hoảng Syrie. Trong La Dépêche Diplomatique của Burkina Faso, Jean Pierre BEJOT đã trích dẫn các tuyên bố,phát biểu của Brahimi trên báo chí. Điều này cho thấy Lakhdar Brahimi đã có "cái nhìn ả-rập về cuộc khủng hoảng của 'thế giới ả-rập'".
> Lakhdar Brahimi
> Lakhdar Brahimi sinh ngày 01.01.1934 năm nay 78 tuổi. Ông là người cùng thời với các nhà lãnh đạo của các nước ả rập như Moubarak (Ai Cập,1928),Ban Ali (Tunisie 1936),Boutefika (Algérie,1937),Kadhafi (Libye,1942).Trước các biến cố ở những nước này,ông đã nhận định là có vấn đề nghiêm trọng trong việc thay đổi thế hệ."Chúng ta hình như thấy quá khó để chuyền tay.Những người thuộc thế hệ tôi đã đạt tới những trọng trách cao khi còn rất trẻ. Chúng ta đã ở chánh quyền quá lâu.Người ta hết chịu nổi,người ta nói đôi khi một cách lễ độ với chúng ta tránh ra.Và một đôi khi,một cách kém lễ độ:cút xéo".
>
> Sinh quán ở Tablat,Dông Nam Alger,Lakhdar Brahimi đã gia nhập hàng ngũ những người quốc gia nước Algérie khi còn trẻ, khi còn là sinh viên luật ở Alger và Sciences-Po ở Paris.Là sáng lập viên của tổng-đoàn sinh viên hồi giáo người nước Algérie (UGEMA),đại diện cho mặt trận giải phóng Algérie ở Đông Nam Á,ông đã gia nhập vào ngành ngoại giao ngay khi Algérie thu hồi độc lập.Ông đã nắm giữ các chức vụ:
>
> *1961-1963:Tổng thư ký bộ ngoại-giao
> *1963-1970:Đại sứ ở Caire 'Ai Cập),đại diện thường trực tại liên đoàn các quốc gia ả rập.
> *1971 1979:đại sứ tại Londres
> *1982-1984: cố vấn ngoại giao cho nguyên thủ quốc gia.
> *1984-1991:phó tổng thư ký liên đoàn ả rập
> *1991-1993:Tổng Trưởng ngoại giao.
> *1993 :làm việc cho LHQ dưới thời tổng thư ký Boutos Boutros Ghali với tính cách đại diện đặc biệt của TTK/LHQ.
>
> Từ năm 1989,ông đã là đặc phái viên của ủy ban ba thành phần thuộc liên đoàn ả rập để giải quyết khủng hoảng Liban,ông là người đã đưa ra Thoả hiệp Taëf nhằm chấm dứt 17 năm nội chiến ở Liban.Từ đó,ông hiện diện trong các giải quyết tranh chấp ở Nam Phi, Haïti, Nigéria, Cameroun, Burundi, Soudan, Afghanistan, Irak.
> *2000 :ông Brahi soạn thảo phúc trình mang tên ông về chiến dịch duy trì hoà bình của LHQ;
> *2005 :rút lui khỏi chánh trường quốc tế
> *2007 : được ông Ban Ki Moon triệu dụng sau cuộc khùng nố 11.12.2007 nhưng ông đặt căn cứ tại Paris,phần chánh làm việc cho nhóm Global Elders do Nelson Mandela triệu tập năm 2007,có mục tiêu dùng đối thoại như dụng cụ để giải quyết khủng hoảng.
> *17.08.2012:được đề cử làm trung gian quốc tế,thay thế cho Koffi Annan,để giải quyết khủng hoảng Syrie.Ông không có ảo tưởng về nhiệm vụ được giao phó:"Nhiều người nói rằng phải tránh cuộc nội chiến,tôi tin rằng chúng ta đã ở trong đó từ lâu nay ".Ông phải giải quyết cùng lúc ba luồng tư tưởng của trường phái can thiệp dưới danh nghĩa nhân đạo, trường phái trông chờ gồm các quốc gia tây phương đã đề cập đến cuộc nội chiến và tàn sát dân chúng nhưng biết việc cần tránh phạm hai lần cùng một lỗi lầm, và trường phái của chủ quyền quốc gia từ chối việc can thiệp nước ngoài vào nội bộ một quốc gia.
>
> Nhận định về trường hợp Syrie,ông Brahi đã cho biết ngay từ cuối năm 2011 rằng Syrie là một trường hợp đặc biệt vì các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc sống chung với nhau và sự việc diễn ra khá tốt đẹp. Al Assad và các người thân cận đã thành công trong việc làm các cộng đồng khiếp sợ, đó chính là lý do khiến các phong trào nổi dậy không đạt tới mức độ cần thiết. Đã có một số đề kháng chống lại sự nổi dậy của quần chúng chống Assad nhưng điều này không có nghĩa họ theo chế độ. Giới trưởng giả ở Damas và Alep sợ nội chiến và hỗn loạn.Và có vấn đề của những cộng đồng thiên-chúa giáo, druze và alouite. Nhóm alouite có nhiều quyền hành và đặc lợi, họ sợ mất, những người khác có sự hoà bình và yên ổn..cuối cùng,hình như họ đã thuyết phục được một số người rằng sẽ phải sống trong địa ngục nếu thay đổi chế độ. Theo Brahimi,sự lật đổ của chế độ Syrie sẽ làm thay đổi các dữ kiện ở Trung Đông, đối phó với thế giới ả rập sẽ là sự trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Sự thay đổi ở Syrie là điều không thể tránh, nhưng phải có tổ chức, một sự thay đổi nghiêm trọng,nền tảng chứ không phải lớp son phấn bên ngoài.
>
> Nhận định về cuộc cách mạng mùa xuân ả rập,Brahimi đã đưa ra nhận định đó là những cuộc cách mạng không có những nhà cách mạng, không chương trình cũng không lãnh đạo.Ông đã nói một cách thẳng thừng "Nếu bạn có một chương trình,bạn sẽ tạo ra những tranh luận và bất đồng, nếu bạn có một nhà lãnh đạo, bạn không thể biết chắc ông ta sẽ được toàn thể đồng ý, nếu bạn không có một lãnh đạo, bạn sẽ là mồi ngon cho bọn thời cơ muốn chiếm lấy phong trào của bạn". Những kinh nghiệm về mùa xuân ả rập liệu sẽ giúp ông Brahimi có đươc một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syrie?
>
>
Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/28.08.2012
>
>
> Nguồn:La voix de la russie,RIA Novosti,Quotidien du peuple,La Dépêche Diplomatique/Burkina Faso,các báo và tạp chí Pháp..
>
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment