Sunday, August 26, 2012

QUÂN CẢNG SUBIC VÀ TÀU HẢI QUÂN MỸ


 

QUÂN CẢNG SUBIC VÀ TÀU HẢI QUÂN MỸ

tka23 post

   Thứ hai 25-6, đúng hẹn chiếc tàu ngầm USS Louisville tiến vào vịnh Subic. Một tàu kéo của cảng vụ Subic ra dẫn đường vào. Một số thủy thủ chiếc USS Louisville lên boong tàu chào nước chủ nhà.

 

Một góc vịnh Subic năm 1990 - Ảnh: d.r.sanner

Chiếc USS Louisville không phải là một tàu bình thường , trái lại đã nổi tiếng trong chiến dịch Bão tố sa mạc năm 1991 tấn công Iraq với vinh dự là tàu ngầm hải quân Mỹ đầu tiên phóng hoả tiển Tomahawk trong chiến tranh. Để tham gia chiến dịch này, chiếc USS Louisville đã lặn một hơi 14.000 dặm, từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương rồi vô biển Đỏ để đến trưa 19-1-1991 được lệnh khai hỏa mở màn cho chiến dịch Bão tố sa mạc.

Ngang dọc tây Thái Bình Dương

Tàu ngầm được “sinh ra” với đặc tính  là thoắt ẩn thoắt hiện, đến không biết, đi không hay… khác với các tàu nổi như tàu khu trục, hkmh, thậm chí tàu tuần duyên nhỏ bé, càng súng ống tua tủa “xù lông nhím” càng diễu võ dương oai. Còn tàu ngầm thì càng lẳng lặng càng tốt.

 

Cuối tháng 10 năm ngoái, chiếc USS Louisville về lại  ụ “nhà” của nó là Trân Châu cảng sau một chuyến công tác dài sáu tháng. Đến đầu tháng 2, nó được bố trí từ phân đội 3 tàu ngầm tấn công (Comsubron 3) sang phân đội 7 tàu ngầm tấn công (Comsubron 7), sau khi phân đội 3 gốc của nó bị giải thể và chia làm đôi, ba chiếc nhập vào phân đội 1 (Comsubron 1), hai chiếc còn lại, trong đó có chiếc USS Louisville, nhập vào phân đội 7. Đến ngày 7-2 năm nay, nó được lệnh rời Trân Châu cảng lên đường cho một chuyến công tác trong khu vực tây Thái Bình Dương.

Thành ra từ đầu tháng 2 tới giờ, nó cứ lặn hụp từ Trân Châu cảng đến biển Đông, thỉnh thoảng trồi lên thở khí trời hoặc ghé bến cho thủy thủ “xả hơi” đôi chút. Đầu tháng 4, chính xác là hôm 3-4,


nó mò vô vịnh Sepangar của Malaysia ghé đó vài ngày. Rồi lại trở đầu ngược đến đảo Guam, đến 11-5 thì cập bến Apra. Sau đó, quay đầu lại khu vực Đông Nam Á và cuối tháng 6 lò mò vào cảng Subic của Philippines.

Giở lịch đếm, hóa ra thủy thủ đoàn có quân số trên lý thuyết là 129 người, cũng đã hành trình suốt bốn tháng nay, chưa về đến “nhà” ở Trân Châu cảng.

Thứ hai 25-6, USS Louisville cập bến cảng Subic thật an bình giữa lúc mà theo báo chí mô tả là “Trung Quốc và Philippines đang đôi co với nhau”. Vịnh Subic mấy hôm đầu tuần rồi hoàn toàn yên tĩnh. Cơn bão Dindo vẫn chưa áp sát Philippines, phải đến đêm thứ tư mới có những  báo động đầu tiên trên Đài truyền hình GMA. Đêm đến sóng vỗ nhẹ trên vịnh Subic, làm nhấp nhô mấy chiếc tàu hàng thả neo lơ lửng giữa con vịnh được chắn gió bởi một cù lao như vịnh Cam Ranh.

Về phía bãi Baloy Long Beach, một dải đá ngầm nhỏ xíu nổi lên không xa bờ bao nhiêu. Người Phi xây trên đó một nhà giàn bằng bêtông, biến dải đá ngầm thành dải đá nổi, có chỗ trú chân, mưa gió. Âu cũng là một cách giải quyết bài toán cư ngụ  trên các dải đá ngầm lớn nhỏ. Sáng ra thấy một chiếc ghe ba thân (trimaran) nhỏ cập bờ từ lúc nào trong đêm.

Tối hôm trước, trong nhà hàng ven bãi biển của một resort khuất trong một góc biển, từ đường lộ vào phải qua một “con hẻm”, giông giống các resort ở Phú Quốc, hai cô ca sĩ Phi mới lớn hát hò trong tiếng đàn đệm của một tay keyboards.

Đàn hát nhạc Mỹ là mốt  của các ca sĩ và ban nhạc Phi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong cảnh thanh bình đó, mấy ai ngờ rằng đang lù lù một tàu ngầm hạt nhân cách đó không xa.

Cảng tự do Subic

Từ khi hải Mỹ rút khỏi căn cứ Subic vào cuối năm 1992, người Phi đã biến toàn thể căn cứ khổng lồ suốt thế kỷ 20 này của hải quân Mỹ thành một khu vực cảng tự do ăn nên làm ra. Đây là một thách đố vô cùng to lớn đối với thị trưởng


Richard Gordon cùng 8.000 cư dân thành phố Olongapo bên cạnh. Khó khăn   là làm sao gìn giữ các cơ sở vật chất trị giá đến 8 tỉ USD do quân đội Mỹ để lại, đừng để bị “hôi của”, tháo gỡ hủy hoại!

Làm gì để “kiếm cơm” cho một cảng ngày nào còn sống nhờ cung cấp dịch vụ tiếp liệu các loại, kể cả dịch vụ R&R (xả xú páp) cho lính Mỹ, không những sống nhờ mà còn sống dư dả khi  mà trung bình mỗi tháng có đến 98 tàu cập bến (năm 1964), sang năm 1967 lên đến 215 chiếc/tháng, bất cứ ngày nào cũng cùng lúc có đến 30 tàu đậu trong cảng? Kỷ lục của cảng Subic là vào tháng 10-1968 với 47 tàu trung  bình  trong cảng mỗi ngày!

Thị trưởng Richard Gordon đã biến quân cảng đóng cửa này thành một đặc khu kinh tế  với những công ty trong hàng ngũ “blue chip” hái ra tiền như Công ty Coastal Petroleum hoặc Tập đoàn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Fed Ex… Fed Ex đã “bơm” vào đây 3 tỉ USD tạo 70.000 chỗ làm mới trong vòng bốn năm đầu tiên, biến sân bay quân sự cũ của cảng Subic thành tổng trạm trung chuyển hàng hóa toàn cõi châu Á - Thái Bình Dương của Fed Ex trong gần 10 năm trời ròng rã!

Đặc khu kinh tế mới Subic thành công đến nỗi chỉ bốn năm sau khi người Mỹ cuốn cờ ra đi đã có đủ thực lực kinh tế, tài chính đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC lần 4 vào hôm 24-11-1996, đúng bốn năm tính từ ngày chiến hạm USS Belleau Wood, chiến hạm cuối cùng của hải quân Mỹ rời cảng này hôm 24-11-1992!

 

Bí quyết thành công của Subic? Để làm chủ “di sản” cơ sở vật chất hải quân Mỹ để lại, cần phải có một lực lượng nhân sự tương ứng. Điều đó không quá khó khi mà Philippines, do từng là thuộc địa Mỹ, nên đã được trang bị một hệ thống giáo dục cả trung học và đại học theo kiểu Mỹ, tự chủ đại học từ khi được thành lập, học sinh, sinh viên sử dụng quen tiếng Anh…, được xem là  nhất Đông Nam Á trong thập niên 1960, 1970, 1980… trước khi bị Singapore rượt đuổi kịp và qua mặt.

Người Phi đã tích lũy kinh nghiệm làm kinh tế tiếp liệu trong những năm chiến tranh Việt Nam, với những con số “kỷ lục” như đón tiếp 4.224.503 lượt khách Mỹ ghé nghỉ năm 1967, 15.000 công nhân Phi làm việc trong các công xưởng hải quân Mỹ đã quen với tác phong công nghiệp và làm việc ở trình độ cao(sửa chữa, đại tu tàu chiến hạm đội 7).

  Tháng 8-1967, 

 

hkmh USS Forrestal bị thảm họa cháy nổ cả trăm người chết đã được kéo về đây sửa chữa. Không chỉ sửa chữa tàu chiến, Subic còn là căn cứ sửa chữa, bảo trì cho toàn thể 400 máy bay các loại của các hkmh thuộc hạm đội 7. Để đảm đương công việc này, trung bình  mỗi ngày ở đây phải thay thế hai động cơ phản lực cho máy bay , một công việc mà khó có một xưởng sửa chữa máy bay nào khác trên thế giới có được!

Đó là lý do mà hạm đội 7 nay quyết liệt tìm cách quay trở lại Subic trong kế hoạch “tái cân bằng lực lượng” của Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta.

Chiếc tàu ngầm này thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Los Angeles, tổng cộng gồm 62 chiếc, được Tập đoàn General Dynamics Corporation đóng trong thời gian từ năm 1972-1996. Lớp Los Angeles là lớp tàu ngầm hạt nhân ra đời thứ nhì, sau lớp Sturgeon. Hai mươi chiếc “cổ lỗ sĩ” nhất đã được cho “giải ngũ”, còn lại 42 chiếc đang hoạt động.

Chiếc USS Louisville là chiếc thứ 37 thuộc lớp này, được hạ thủy tháng 12-1985, trang bị tháng 11 năm sau. Con tàu dài 109,73m này được trang bị một lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G , hai turbine 35.000 mã lực, một máy dự phòng 325 mã lực, có tốc độ khá khiêm tốn khi nổi, chỉ 15 hải lý/giờ, song một khi lặn xuống nước có thể lặn sâu đến 200m, sẽ tăng tốc hơn gấp đôi, có thể lên đến 32 hải lý/ giờ. Bởi thế nó mới được xem  là tàu ngầm tấn công nhanh.

TỔNG HỢP 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link