The New York Times - Nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng kinh tế
đang dâng cao ở Việt Nam
Thomas Fuller/The New
York Times (Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ) - Cách
thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan
trọng và trầm trọng hơn cho những tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân
giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
đang che phủ triển vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này... Đất nước
đang bị những người bên trong nhà nước thao túng để kiếm tiền... Những gì
cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra khỏi việc quản lý của các công ty
này"...
*
HỒ CHÍ MINH - Các
đội xây dựng lên thật cao trên tầng thượng của một cao ốc thượng hạng ở trung
tâm Thành phố Hồ Chí Minh để nhìn xuống khu Dân cư thành phố bên dưới. Ngày
nay, tất cả những gì còn lại từ các dự án bị bỏ rơi là những đống gạch mốc meo,
thanh thép rỉ sét và một nhóm nhỏ các nhân viên bảo vệ, những người đã chuyển
đổi sân xi măng thành một bãi đậu cho xe máy.
Tại các thành phố
lớn của Việt Nam, thị trường bất động sản từng một thời bùng nổ đang sụp đổ.
Hàng trăm khu vực xây dựng bị bỏ rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền
kinh tế ốm yếu.
Tuyên bố trong
phòng khách tiết trang hoàng lộng lẫy của một tòa nhà thuộc địa Pháp, một viên
chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh các vấn đề kinh tế của đất
nước với sự sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm từng san bằng nhiều nền kinh
tế ở châu Á.
"Tôi có thể
nói rằng đây là tình trạng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm
1997", Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
cơ quan điều hành hàng đầu của thành phố nói như thế. "Các nhà đầu tư bất
động sản đã đẩy giá lên quá cao. Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử
dụng."
Các khó khăn kinh
tế của Việt Nam trông có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với những năm tháng của cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997 - mặc dù tương đối xanh xao tiều tụy, nền kinh tế
vẫn đang phát triển, với tốc độ khoảng 4% - nhưng danh sách các khó khăn của
đất nước vẫn tiếp tục tăng lên.
Việc bắt giữ
Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu có của Việt Nam trong tuần
này, đưa đến mức sụt giảm 4,8% trong chỉ số thị trường chứng khoán của nước
này, mức suy giảm nặng nề nhất trong vòng bốn năm qua. Những cáo buộc chống lại
ông Kiên còn mơ hồ. Các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc
tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Cách thức xử lý
vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và
trầm trọng hơn cho những tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh
đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển
vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này.
Các nhà đầu tư
hoài nghi về việc quản lý kinh tế của chính phủ và đặt nghi vấn về độ tin cậy
của các số liệu thống kê. Ngân hàng trung ương của quốc gia này cho biết các
khách hàng vay đã ngừng không trả được 1/10 các khoản nợ trong hệ thống ngân
hàng, nhưng tổ chức Fitch Ratings cho biết tỷ lệ của các khoản nợ xấu này có
thể cao hơn nhiều.
Nếu cuộc khủng
hoảng năm 1997 thường được đổ lỗi cho loại "chủ nghĩa tư bản đồng đội chí
cốt", các vấn nạn của Việt Nam có thể được mô tả như một loại chủ nghĩa tư
bản đồng đội chí cốt kết hợp với một chủ nghĩa cộng sản méo mó. Các công ty
quốc doanh những bạn bè và đồng hội đồng thuyền trong hệ thống Đảng Cộng sản.
"Đất nước
đang bị những người bên trong nhà nước thao túng để kiếm tiền", ông Jonathan
Pincus, hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho
biết.
"Những gì
cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra khỏi việc quản lý của các công ty
này", ông nói. "Tôi không hề thấy điều ấy được bàn đến".
Giống như các
bong bóng bất động sản ở những nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt
Nam đã lợi dụng dòng tín dụng chảy tự do để xây dựng các tòa nhà với hy vọng
bật ra lợi nhuận. Một sự khác biệt quan trọng là một số các nhà đầu cơ bất động
sản lớn nhất Việt Nam chính là các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ kết nối
với giới thượng tầng trong Đảng Cộng sản và khả năng truy cập đến tiền bạc dễ
dãi. Những công ty này hiện đang phải vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc
như trong trường hợp của Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn lớn của chính phủ,
đang phải ve vãn tán tỉnh với khả năng không trả được nợ nữa.
Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn còn ồn ào với năng lực của mình, vây quanh bởi khách du lịch và bị
phiền nhiễu bởi nạn ùn tắc giao thông - tất cả là các dấu hiệu của sức sống
kinh tế thành phố. Nhưng đó chỉ là mặt nạ che đậy những triệu chứng của các tai
họa kinh tế trên cả nước: Những người trẻ ngày càng khó tìm được việc làm, gần
20% các công ty nhỏ và vừa đã biến mất khỏi thi trường trong năm qua, và các dự
án cơ sở hạ tầng, thành phố trực thuộc Trung ương đang bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Lê Đăng Doanh,
một nhà kinh tế nổi tiếng và là cựu viên chức hàng đầu tại một tổ chức nghiên
cứu của chính phủ cho biết, ông đã từng lo lắng về thời gian tính của các khó
khăn, đang đến ngay khi nền kinh tế toàn cầu bị sa lầy vì nợ nần và châu Âu
phải vật lộn với các tình thế tiến thoái lưỡng nan tồn tại của đồng euro.
"Vấn nạn ở
Việt Nam là một loại dung dịch pha trộn cực kỳ độc hại từ cuộc khủng hoảng nợ
châu Âu, tình trạng trì trệ trong nền kinh tế Mỹ cộng với một tình huống rất
nghiêm trọng của nền kinh tế trong nước", ông Doanh nói. "Đó là một
hỗn hợp rất nguy hiểm."
Khu vực tư nhân
đang giúp cho nền kinh tế chuyển động - Việt Nam là một nước xuất khẩu quan
trọng về quần áo và giày dép sang Hoa Kỳ - nhưng dòng tiền nước ngoài đã chậm
lại. Các cam kết của giới đầu tư nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay,
chỉ bằng một phần tư trong cùng thời kỳ ba năm trước đây.
Hậu quả các khó
khăn kinh tế của Việt Nam lan xa. Các khoản thu thuế của các chính phủ thành
phố trực thuộc Trung ương bị thu hẹp lại trên khắp đất nước bởi vì các khoản
phí chuyển nhượng tài sảnvốn là phần lớn thu nhập của họ. Tàu điện ngầm đầu
tiên của thành phố Hồ Chí Minh, hiện dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, một
năm sau so với kế hoạch, theo ông Thuận viên chức cao cấp của Thành phố Hồ Chí
Minh cho biết.
Tại trung tâm
thành phố Đà Nẵng, nơi từng phát triển mạnh trong thập kỷ qua, các quan chức đã
buộc phải hủy bỏ dự án phát triển ở vùng ngoại ô của thành phố. Trần Văn Sơn,
phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, cho biết ông "rất lo
lắng" rằng thành phố sẽ phải thu hẹp hơn nữa bởi vì thuế doanh thu tụt
giảm nhiều hơn so với dự kiến.
Những người trẻ
tuổi đang tìm việc những làm tốt ở xa hơn. Ở ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Duy
Hưởng, người con trai 21 tuổi của một nông dân, suốt những tháng đầu năm, đã
phải tìm kiếm trong vô vọng cho một công việc trong các cửa hàng sửa chữa máy
tính.
"Mỗi nơi tôi
đến, họ đều nói rằng họ đang tìm những người kỹ thuật thật giỏi", Hưởng
nói. "Họ không lấy người học việc".
Như nhiều thanh
niên Việt Nam khác, Hưởng sống trên biên giới giữa công nghệ thông tin và nền
kinh tế nhà nông. anh đã làm việc bán thời gian tại một cửa hàng in ảnh, dùng
các phần mềm để sửa chữa hình và loại bỏ những nhược điểm, nhưng thu nhập chính
của gia đình anh vẫn phải nhờ vào việc trồng trọt và thu hoạch lúa bằng tay.
Qua quá trình tìm việc toàn thời gian, gần đây anh bắt đầu tham dự các khóa học
lập trình phần mềm tại Reach, một tổ chức phi lợi nhuận do Plan International,
một tổ chức từ thiện Anh Quốc sáng lập.
Những khó khăn mà
giới trẻ phải đối mặt không giống với quy mô của cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở
Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng tìm được một công ăn việc làm không còn dễ dàng
như một vài năm trước đây nữa.
"Hiện nay,
các công ty có nhiều sự lựa chọn", Nguyễn Thị Vân Trang, người giúp điều
hành các chương trình đào tạo nói "Họ không phải nhận những đứa trẻ trên
hè phố nữa".
Chính phủ đã
chiến đấu với các khó khăn của đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô cổ điển:
thắt chặt nguồn cung tiền để chặn nạn lạm phát hai con số và sau đó cắt giảm
lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, các
ngân hàng vẫn còn rất thận trọng, một phần vì số lượng ngày càng gia tăng của
các khách hàng không có khả năng trả nợ. Việc cung cấp tín dụng trong nền kinh
tế đang thu hẹp lại và mức tiêu dùng xẹp xuống, thí dụ như các siêu thị đã báo
cáo doanh số bán hàng của họ giảm 20 đến 30%.
Ông Doanh, nhà
kinh tế gia cho biết, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn là việc chỉ tiêm thêm
tiền vào với lãi suất thấp hơn.
Những công ty
Quốc Doanh vĩ đại kém hiệu quả như Vinashin, vốn từng bành trước hung bạo vào
các loại doanh nghiệp mà họ không đủ điều kiện để hoạt động, cần phải được tháo
dỡ, tư nhân hóa hoặc thu nhỏ lại, ông Doanh nói.
"Bây giờ là
thời điểm tốt cho sự hủy hoại có tính sáng tạo", đề cập đến khái niệm các
công ty bền vững đang bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn.
Tương tự như ở
Hoa Kỳ, cuộc phục hồi sức khỏe kinh tế của Việt Nam bập bềnh một phần trên sự
hồi sinh của thị trường bất động sản.
Quá nhiều thặng
dư trong mức cung của các văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà mức thuê
trong các khu phố từng được ưa thích nhất vốn chỉ còn được bằng một nửa của ba
năm trước đây, ông Nguyễn Duy Lâm, Giám đốc Pacific Real, một công xây dựng và
bất động sản cho biết.
Với hy vọng thu
hút được nhiều khách mua nước ngoài, các quan chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã
đệ trình một đề nghị chính thức với chính phủ trung ương để mở ra các thị
trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo ông Thuận,
quan chức Đảng Cộng sản cho biết.
Tuy nhiên, các
nhà đại lý bất động sản như ông Lâm cho biết rằng hiện nay hoạt động mua bán đã
bị đóng băng.
"Hiện giờ,
ai cũng muốn bán ra, nhưng ngay cả hạ giá cũng không thể bán được", ông
Lâm cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên sân thượng của một khách sạn ở thành
phố Hồ Chí Minh. "Chẳng có khách hàng gì cả."
Ông Lâm đang
trông cậy vào triển vọng lâu dài của thành phố. Nhưng khi ông tuyên bố như thế,
một hình ảnh tương phản của Việt Nam đang xuất hiện. Trong khi những đường nét
đen tối của tòa nhà chọc trời chưa xây xong vẫn hiện ra lờ mờ trên cao, một
công trình xây dựng khác đã làm phấn chấn chiều hướng: Vào một buổi tối chủ
nhật, thắp sáng bởi các bóng đèn pha, một cần cẩu lại vung vẩy xuôi ngược khi
các công nhân dựng lên một tòa nhà khác để ohủ thêm vào đường chân trời của
thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: The New York Times
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment