Saturday, October 27, 2012

[Đặng V Nhâm] Khác biệt giữa VÔ DANH, tác giả tập thơ VÔ ĐỀ và NGUYỄN CHÍ THIỆN

Buu Nguyen <
Quý đồng hương cũng biết ai là người bảo lãnh Hoàng Minh Chính qua mỹ chữa bệnh; khi qua Mỹ ở nhà ai ?
ở cái nhà chuyên môn gói bánh tét lậu và Nguyễn Chí Ác ở đâu ? cũng là bè lũ côn đồ tên tội đồ Bùi Tín tàn sát dân mình vào năm mậu thân .... ! !

From: Dan Vo <


Sent: Sat, October 27, 2012 8:53:16 AM
Subject: [ChinhNghiaViet] Fw: [Thaoluan9] FYI: [Đặng V Nhâm] Khác biệt giữa VÔ DANH, tác giả tập thơ VÔ ĐỀ và NGUYỄN CHÍ THIỆN

Những nhà văn, nhà thơ, những ai đã lỡ ăn trái cấm bênh vực cho tên ma cô chủ động điếm Ba Mâu Nguyễn chí Ác thì hãy tĩnh ngộ để lương tâm khỏi cắn rứt.
Sự THẬT muôn đời vẫn là Sự THẬT.
--- On Sat, 10/27/12, Ho Cong Tam <

From: Ho
Subject: [ Khác biệt giữa VÔ DANH, tác giả tập thơ VÔ ĐỀ và NGUYỄN CHÍ THIỆN
To:

Date: Saturday, October 27, 2012, 5:23 AM
---------- Forwarded message ----------
From: Nham Dang <

Date: 2012/10/27
KHÁC BIỆT NỔI CỘM GIỮA THI SĨ VÔ DANH VÀ NG. CHÍ THIỆN:
- VÔ DANH:gia cảnh nghèo xác xơ, chỈ có cha mẹ già ốm yếu!
- NG. CHÍ THIỆN: cha mẹ có tài sản, và anh, chỊ nay hãy còn sống!
· ĐẶNG VĂN NHÂM
SỰ THẬT KHÔNG HAI. CHÂN LÝ BẤT NHỊ !
Bài trước tôi đã nêu lên một số nghi vấn trong vụ Ng. Chí Thiện soán đoạt thi phẩm ” VÔ ĐÊ”của tác giả ” VÔ DANH”.
Tất cả những câu hỏi ấy, Ng. Chí Thiện (khi còn sống ở Mỹ từ 1995 đến tháng 10.2012) và Phan Nhật Nam, Trần Phong Vũ, Ng. Ngọc Bích với nhóm các cha cố đồng bọn âm mưu đều không một ai trả lời được câu nào nghe cho lọt lỗ tai.
Tất cả đều chỉ cãi chày cãi cối, xoay quanh trục ”Thiện Thật /Thiện Giả” và nêu thêm ra một số ” nhân chứng mới” , kèm thêm một vài ”sự thật ”mới. Bằng chứng điển hình gần đây nhất là ” sự thật của vợ chồng nhà Lê Phan ở Luân Đôn”!
Theo dõi nghi án thi phẩm ” Vô Đề” của thi sĩ ”Vô Danh” đã bị soán đọat từ đầu, tôi và một số văn hữu gặp nhau trên các diễn đàn liên mạng đã nhận ra nhiều quờ quạng, lủng củng, rối loạn trong đám ”chứng nhân” với những ”sự thật” (sic!) loạn xà ngầu mà mấy người ấy đã đua nhau phô trương trước công luận.
Vì lòng háo thắng bồng bột của những người trong đám nhân chứng ấy, ai cũng đều muốn cái ”sự thật” do mình kể ra là siêu hơn, đúng hơn những kẻ đồng bọn khác, nên đã gây hậu quả ” Boomerang” khiến mức độ khả tín trong dư luận dành cho Ng. Chí Thiện càng lúc càng tụt dần xuống đến số âm rất sâu mà không biết!
Nhân đây, tôi muốn nhắc cho các nhân chứng của Ng. Chí Thiện biết rằng: chuyện kể mỗi người nắm trong tay một mảnh vụn của ” sự thật” vẫn không phải là sự thật khả tín trong quần chúng.
Chẳng khác nào triết lý ” sự thật” của người Nhật đã nêu ra trong bộ phim ” Lã Sinh Môn” (Rashinmon) rất nổi tiếng sau đệ nhị thế chiến, từng chiếu ở VN, khi tôi còn trẻ.
Tóm lại, khi muốn biện hộ cho kẻ đạo thi Ng. Chí Thiện, các chứng nhân và thân hữu của đương sự nên nhớ thật kỹ nguyên tắc sơ đẳng sau đây: Sự thật không hai. Chân lý bất nhị!
Trong khi đó, ngược lại, phe nhóm chống đối hành động soán đạt thi phẩm Vô Đề của Ng. Chí Thiện- dĩ nhiên có cả tôi !- đều đồng thanh kháng biện. Từ đầu đến cuối, chúng tôi một mực nhất định cho rằng Ng. Chí Thiện chỉ là kẻ soán đoạt tác phẩm của thi sĩ Vô Danh.
Nhóm người cầm bút có lương tâm này đều không một ai từng quen biết trước Ng. Chí Thiện,thậm chí cả chưa biết mặt, nếu không có hình, nên vấn đề móc ngoặc, hay ân oán giang hồ đều không có chỗ đứng trong nội vụ.
Tất cả chúng tôi chỉ trang bị tinh thần bằng câu danh ngôn :” Điều mà tôi biết rõ hơn hết là tôi không biết gì cả!” của Socrate vị đại hiền triết Hy Lạp.
Vì chúng tôi đã tự nhận là không biết gì cả, nên trước nhiều nghi vấn sờ sờ cùng với quá nhiều ” sự thật” manh mún, lủng củng do phe nhóm Ng. Chí Thiện tự ý bày đặt ra trên các liên mạng truyền thông, khiến chúng tôi không khỏi sinh lòng ngờ vực, bất đắc dĩ phải dấn thân sâu thêm vào con đường dò tìm sự thật!
Sự nghi ngờ mà tôi nói đây vốn hoàn toàn tự nhiên đối với loài người, nên rất chính đáng, trong sáng và hữu ích trên mọi bình diện, từ luân lý, đạo đức đến nhân văn và tiến bộ khoa học…
Trong trường hợp này, thay vì Ng. Chí Thiện phải đích thân đứng ra công khai chững chạc tự biện minh cho mình, giải đáp trực tiếp và nghiêm chỉnh mọi nghi vấn; nhưng không ngờ, ngược lại, Ng. Chí Thiện cố tình xuỵt đám tay chân thủ hạ túa lên chửi bới, vu khống, chụp mũ bừa bãi bất cứ ai đứng trên lập trường “ tìm hiểu sự thật đầy mờ ám “ của Ng. Chí Thiện.
Do sự kiện nghịch lý này mà sau khi Ng. Chí Thiện đã chết vấn đề “ cái quan định luận “ vẫn còn cần phải được nghiêm túc đặt ra trước công luận thời hiện đại, đồng thời khắc sâu thêm cho đậm nét hơn nữa trong lịch sử văn học VN, để cho các thế hệ mai sau có sẵn cơ sở tiếp tục kiểm chứng và suy luận thêm rốt ráo.
Bây giờ chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thi phẩm Vô Đề với tác giả Vô Danh hiển nhiên không thể nào tránh khỏi việc phải nêu danh Ng. Chí Thiện.
Như thế không có nghĩa chúng tôi hẹp bụng với người đã chết. Vì, như mọi người đều biết, hiện nay nhóm tay chân, thủ hạ và nhân chứng bu quanh Ng. Chí Thiện hãy còn sống rải rác khắp nơi.
Phần đông những người này đều đã phô trương, khoe khoang trước quần chúng rằng họ từng quen biết rất sâu xa và vô cùng thân cận với Ng. Chí Thiện từ khi hắn còn ở tù trong nước cho tới khi ra hải ngoại, rồi đến tận những giây phút cuối cùng bây giờ là lúc lâm chung của Thiện.
Vậy, hơn ai hết, những người này, xin nêu đích danh một số tên tuổi như: TS Toàn Phong Ng. Xuân Vinh, Bùi Tín, Ng. Thư Hiên, Phan Nhật Nam, Trần Phong Vũ, LS Trần Thanh Hiệp, TS Lê Mộng Nguyên, Ng. Ngọc Bích , Trương Anh Thụy và vợ chồng nhà Lê Phan (Luân Đôn) v.v… hãy vì bổn phận - đúng hơn là nghĩa vụ đối với “ thần tượng” (sic!) - mà tiếp tục phản biện, bảo hộ cho danh dự của Ng. Chí Thiện.
Danh dự của Ng. Chí Thiện được vẹn toàn tất nhiên trong đó cũng có luôn phần danh dự của họ.Ngược lại, vết nhục nhơ nuốc này sẽ bám chết trong tâm họ cho đến ngày họ nhắm mắt cũng không sao gột rửa được.
Bởi thế, khi viết loạt bài này, lúc nào tôi cũng mong ước được nghe những lời chỉ giáo vàng ngọc của các bậc trí thức, khoa bảng, tài cao học rộng có tên nêu trên đó, để cho nghi án đạo thi của Ng. Chí Thiện thêm sáng tỏ, đồng thời giúp cho vong linh của Ng. Chí Thiện được thảnh thơi siêu thoát, không cần phải cậy nhờ đến bàn tay tiếp dẫn vong linh người sắp chết về cõi Thiên Đàng đầy hoang tưởng của đạo Thiên Chúa!
· GHI CHÚ THÊM của ĐVN: Vấn đề tiếp dẫn vong linh của Ng. Chí Thiện đến với Thiên Chúa lúc hấp hối, tôi sẽ có một bài riêng dành cho những con chiên cuồng tín , đần độn kiểu Trần Phong Vũ và các cha cố quê mùa dốt nát đã lạm dụng chiếc áo chùng thâm làm điều phi pháp, phản giáo lý, phản tâm linh thiên nhiên…Mong bạn đọc nhớ đón xem …
CHIẾU THEO THI TẬP “VÔ ĐỀ” GIA CẢNH CỦA THI SĨ “VÔ DANH” HOÀN TOÀN KHÁC HẲN VỚI NG. CHÍ THIỆN.TẠI SAO???
Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê thêm một nghi vấn lớn lao, rất quan trọng khác và hoàn toàn mới mẻ ,mà trong nhiều năm qua chưa một ai từng nêu lên trước công luận – kể luôn cả tôi!- Đó là sự khác biệt hết sức rõ rệt về thân thế và gia cảnh kể trong thi phẩm Vô Đề của tác giả Vô Danh so với thực trạng gia đình của Ng. Chí Thiện.
Như nhiều người đã biết và nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã phổ biến rộng rãi trong nhiều năm qua, thì Ng. Chí Thiện sinh ra trong một gia đình trung lưu, đủ ăn đủ mặc. Cha mẹ Ng. Chí Thiện đã sở hữu một ngôi nhà có giá trị ở Phố Lò Đúc ở Hà Nội, sau phải bán đi để lấy tiền trả bệnh viện phí chữa bệnh lao cho Thiện trong nhà thương chuyên khoa Việt -Tiệp ở Hải Phòng. (Mà vẫn đéo khỏi!).
Từ sự kiện này, ai cũng phải hiểu thêm, ngoài ngôi nhà ở Phố Lò Đúc, Hà Nội, tất nhiên bố mẹ Thiện còn phải có một ngôi nhà khác dành để cư ngụ hằng ngày ở Hải Phòng hay Hà Nội.
Trong khi đó, ngược lại, tác giả Vô Danh kể chuyện gia đình ông rất nghèo túng, chỉ có một căn gác nhỏ hẹp.
Cha mẹ ông già yếu, bịnh hoạn, chỉ sống bằng đồng lương hưu trí còm cõi của bố!
· [ 1- xem dẫn chứng bên dưới].
Mặt khác, trong thi phẩm Vô Đề, tác giả Vô Danh đã dành nhiều bài viết về gia cảnh của mình với tấm lòng hiếu thảo vô biên .Trong đó, từ đầu đến cuối, ta chỉ thấy ông luôn luôn sót sa nhắc đến cha mẹ già của ông đã phải kéo lê cuộc sống héo hắt, rất cô đơn, sầu thảm mà thôi.
Trong toàn tập thơ ấy, ta không hề tìm thấy một câu nào hay một lời nhỏ bé, ngắn ngủi nào của tác giả nói đến một người anh hay người chị nào.
Trong khi đó, hoàn toàn ngược lại, Ng. Chí Thiện còn có ít nhất một người anh ruột tên Nguyễn Công Giân,trước ngày 30.4.75 đã sống ở Sài Gòn.
Sau đó, Ng Công Giân đã chạy qua Hoa Kỳ tị nạn và hiện vẫn còn đang sống ở vùng Virginia, Mỹ. Ngoài ra, Ng. Chí Thiện còn có thêm một người chị gái tên Ng. Thị Hảo, từ đầu đến cuối vẫn sống phong lưu, yên ổn với Bác vả đảng ở VN!
· [ 2- xem dẫn chứng bên dưới].
Để chứng minh những điều tôi mới nói trên đây hoàn toàn có cơ sở và đúng tới 100 % sự thật, xin mời quí bạn đọc thêm những vần thơ sau đây của thi sĩ Vô Danh:
* .- DẪN CHỨNG 1: NHỮNG VẦN THƠ CHỨNG MINH CẢNH SỐNG NGHÈO KHỔ ĐẾN CÙNG CỰC CỦA TÁC GIẢ “VÔ DANH “ VỚI CHA MẸ ĐÃ GIÀ YẾU TRONG CĂN GÁC NHỎ. TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ CĂN NHÀ NÀO ĐÁNG GIÁ Ở PHỐ LÒ ĐÚC ĐỂ BÁN LẤY TIỀN CHỮA BỊNH LAO NHƯ NG. CHÍ THIỆN ĐÃ KỂ !!! [GHI CHÚ : Theo lời của Nguyễn Chí Thiện kể nguyên văn: “Bố mẹ chỉ có cái nhà ở phố Lò Đúc phải bán đi (vào năm 1956) chữa bệnh “hết mẹ” nó cả tiền” (sic!)].
-…Con chót mơ về căn gác nhỏ
Bên thầy bên mẹ sống yêu thương!...
Con vẫn mơ về căn gác nhỏ,
Bên thầy bên mẹ bữa cơm rau!
(Trích bài: Biết đến bao giờ. 1966)
**
-…Ôi người mẹ nặng tình yêu dấu,
Ôi người cha hiểu thấu lòng con!
Còn hay mất?
Ngày con đầy bụi đất trở về căn gác
Lá rụng xào xạc canh khuya
Bóng cha già gầy guộc đứng kia…
( Trích bài: Có người mẹ. 1969)
**
-…Nhắm mắt là con nhìn thấy ngay
Mẹ mắt mờ run bước cạnh thầy
Căn gác âm thầm ngao ngán quá
Hai bóng già nua tối lại ngày
Mơ về căn gác yêu thương ấy
Tan nát lòng con lắm, mẹ thầy
Đau ốm, hao gầy, đôi mắt lóa
Đêm ngày trông đợi đứa con xa…
(Trích bài : Nhắm mắt là con. 1968).
**
Tác giả kể cảnh nhà ông nghèo khổ, túng cùng, đến nỗi người mẹ, cả đời, chỉ có độc một chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu, mà bà chỉ dám khoác lên mình trong giây lát vào một vài dịp lễ bái nghiêm trọng mà thôi. Những câu thơ ai oán, não nùng ấy nguyên văn như sau:
- Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc mầu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái…
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đẫm ướt biết bao hàng nước lệ!
(trích: Mẹ Tôi. 1963)
**
Đói nghèo, ốm yếu
Mười năm trời vẫn còn đây chiếc điếu
Những ngày sái rỗng
Ngồi không, nuốt khói buồn tênh
Chiếc giường tre nan gẫy cập kềnh…
Chiếc bàn mộc mọt sâu gậm hỏng…
Giấy ố, mực mờ, dán nhấm…
(Trích: Tôi lại về đây. 1966)
*- DẪN CHỨNG 2: NHỮNG VẦN THƠ CHỨNG MINH TÁC GIẢ “ VÔ DANH” CHỈ VỎN VẸN CÓ CHA MẸ GIÀ SỐNG CÔ ĐƠN, HIU QUẠNH. TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ANH HAY CHỊ NÀO HẾT!
- …Bóng mẹ già cầu nguyện đau thương
Bóng ngưới cha thui thủi bên đường
Lê thân ốm trên phố phường u ám…
(Trích: Nếu còn trời…1961)
**
Cha mẹ ơi đừng giận đứa con hư
Hãy coi nó như là đã chết
Tình thương xót không bao giờ hết
Của mẹ cha làm tan nát lòng con
Dù cuộc đời đau khổ chất thành non
Còn cha mẹ, con còn phải sống
Vì con biết con là lẽ sống
Là niềm vui, là tất cả của mẹ cha
Biết bao nhiêu tội lỗi những ngày qua
Con đã mắc khiến cha buồn, mẹ khổ !
Con đã biết đời con tan đổ
Không thể làm gì báo đáp mẹ cha
Dù cho năm tháng phôi pha
Mối hận ấy con xóa nhòa sao nổi!
(Trích: Ngày xuân tới. 1961)
**
…Mẹ cha ở chốn chân trời
Thương con chắc hẳn lệ rơi đã nhiều
Tuổi già sống được bao nhiêu
Mả đau khổ tới xế chiều chưa thôi
Đời con, con đã liệu rồi
Sống hay thác cũng thế thôi, khác gì!
Chỉ thương cha mẹ một khi
Con nằm dưới đất lấy chi khuây sầu
Ốm đau hai bóng bạc đầu
Sờm hôm thủi thủi, canh thâu nghẹn ngào…
(Trích:Đêm nay.1962)
**
THƯ NHÀ
Đã lâu rồi, không nhận được thơ con
Mẹ thầy mong tin con quá
Thầy kể qua cho con rõ cảnh nhà
Mẹ bây giờ hai mắt như lòa
Hôm sớm trong nhà quanh quẩn
Thầy gần như lẩn thẩn
Bước đi đờ đẫn run chân
Viết phong thư phải nghĩ đến dăm lần
Mong con về đỡ đần chăm sóc
Nghĩ tới con, mẹ thầy lại khóc
Không biết con còn ở nơi trại cũ
Hay là đã chuyển đi đâu?
Mẹ vẫn nguyện cầu
Cho con được bình yên, không ốm yếu
Nhận được thư này con liệu
Viết về, thầy mẹ đợi tin con
Ôi, xưa cũng chỉ vì con còn trẻ dại
Suy nghĩ sai lầm, kêu ca khổ ải
Con phải thực lòng hối cải
Đảng mới khoan hồng tha tội cho con
Có thể mẹ thầy mới mong thấy mặt con
Trước lúc không còn sống nữa!
Chỉ tha thiết khuyên con giữ gìn sức khỏe
Tuổi con còn trẻ
Con còn phải sống, con ơi!
Thầy mẹ vẫn tin ở đất trời
Không nỡ hại người lương thiện
Hôm vừa qua thầy đã ra bưu điện
Gửi cho con đôi tất của thầy
Thuốc Rimifon con hỏi xin thầy
Phải đợi kỳ tiền hưu trí sau
Thầy sẽ mua gửi con dùng, cho con đỡ ốm đau
Thôi cuối cùng, thầy mong con phấn đấu
Lao động đi đầu, thi đua xây dựng trại!
Thầy mẹ của con ,
(1967)
· GHI CHÚ: Bài thơ này tác giả Vô Danh đã mượn lời cha mẹ viết thăm. Ông chuyển thành thơ. Tôi trích hết bài cho trọn ý, để tất cả chúng ta đều nhận ra rõ rệt là tất cả chúng ta đã bị Ng. Chí Thiện và đồng bọn lưu manh chữ nghĩa Phan Nhật Nam, Trần Phong Vũ, Ng. Ngọc Bích, Trương Anh Thụy,Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Ng. Công Giân và vợ chồng nhà Lê Phan (ở Luân Đôn)…, với các cha cố TCG, và bọn “khỉ đỏ đít” ẩn nấp trong báo Người Việt và báo Việt Tide…lừa gạt hết sức trắng trợn.
· Nội dung thư cho chúng ta thấy: Cha mẹ tác giả chỉ có độc nhất một mình ông là con mà thôi. Hằng ngày, tuy ông bà cụ thân sinh ra tác giả đã già nua, gần đất xa trời, bệnh hoạn, nhưng vẫn tiếp tục phải sống lây lất trong cảnh cô đơn, nghèo túng xác xơ. Tuyệt nhiên không hề có bất cứ một người con nào khác sống chung, giúp đỡ hay an ủi!…
Trong khi đó, thực tế lại chứng minh tên “đạo thi” (plagiat) Ng. Chí Thiện còn có một người anh, tên Ng. Công Giân (nguyên sĩ quan trong quân đội VNCH, hiện đang sống ở Virginia) với một người chị, tên Ng. Thị Hảo (nghe đâu vẫn còn sống ở VN).Sự khác biệt lớn lao tôi nêu ra đây hoàn toàn trong sáng, rất rõ ràng đến mức cực kỳ tương phản như trắng với đen, ngày với đêm…
· Đọc bài “ THƠ NHÀ” trích dẫn trên đây , ai cũng cảm thấy bị xúc động tận đáy tâm can. Càng xúc động bao nhiêu, chúng ta càng thêm tức giận, ghê tởm tên đạo thi Ng. Chí Thiện và đồng bọn lưu manh ấy bấy nhiêu. Nỗi thương cảm cho gia cảnh của thi sĩ Vô Danh quện lẫn với lòng tức giận, thù ghét, ghê tởm vì bị lừa gạt của chúng ta đã chuyển hóa thành một động lực thúc đẩy chúng ta vững tâm cầm bút cố hoàn thành nghĩa vụ “lật mặt nạ” tập đoàn lưu manh chữ nghĩa, đạo thi Ng. Chí Thiện!
LỊCH SỬ 4 NGÀN NĂM VĂN HỌC CỦA DÂN TỘC V.N. CHƯA HỀ ĐẺ RA LOẠI “THI SĨ MA CÔ, NUÔI ĐĨ” NHƯ NG. CHÍ THIỆN!!!
Những ai từng theo dõi nghi án đạo thi Vô Đề của Ng. Chí Thiện đã kéo dài sôi nổi ròng rã hàng nhiều năm qua trên các diện truyền thông liên mạng , báo chí hải ngoại tất đã biết rất rõ: Trong thời gian còn ở Hải Phòng, BV, Ng. Chí Thiện đã mở động đĩ (người Bắc gọi là nhà thổ!) để kiếm ăn.
Như thế, hằng ngày hắn đã sống bằng những chất nhờn tanh hôi, thối khắm của những người đàn bà cùng khổ đến mức phải bán trôn nuôi miệng!
Thoạt tiên khi mới nghe chuyện này, tôi không khỏi choáng váng, nhưng vẫn còn dè dặt, nghi ngờ. Tôi chưa dám tin đó là sự thật, một thứ sự thật cực kỳ vô luân, hết sức khủng khiếp, phản lại tất cả mọi quan niệm đẹp đẽ và lòng tin yêu trọn vẹn của tôi, vốn đã dành cho các giới văn nhân, thi sĩ, không phân biệt ngôn ngữ, quốc tịch, từ thuở tôi còn cắp sách đến trường.
Hơn thế, tìm trong lịch sử 4 ngàn văn học VN, tôi cũng không hề thấy có loại “thi sĩ ma cô, nuôi đĩ” như Ng. Chí Thiện bao giờ!
Một lý do khác thực tiễn hơn, khiến tôi còn phân vân vì chính Ng. Chí Thiện đã từng lớn tiếng rêu rao rằng anh ta đã thi đỗ Tú Tài Pháp toàn phần (Bac.II) và thành thạo cả 2 sinh ngữ Anh và Pháp. Với khả năng sinh ngữ ấy, Ng. Chí Thiện còn khoe anh ta đã từng mưu sinh bằng nghề dịch thuật và dạy các môn này.
Vậy, sau khi đã được CS trả tự do, tại sao Ng. Chí Thiện lại không tiếp tục hành nghề thông dịch và dạy sinh ngữ Anh, Pháp để sống một cuộc đời thanh cao, khí phách, xứng đáng với tư cách và tinh thần của một thi sĩ tôn thờ lý tưởng tự do, dân chủ?!
Nhưng khi đọc nhật báo Người Việt, vốn là một cơ sở truyền thông chính thức của CSVN ở Bolsa, Cali., mà cả bọn chủ trương, từ chủ nhiệm, chủ bút, phó chủ bút, đến biên tập viên… đều thuộc loại khỉ đỏ đít, tức đồng loại với Ng. Chí Thiện, đã đăng bài viết của Minh Thi, người tự nhận là thân hữu cật ruột mà cũng là bạn đồng tù của Ng. Chí Thiện đã kể rằng: " ...bạn bè có quyên góp được một số tiền gởi về giúp, nhận được tiền Nguyễn Chí Thiện tổ chức nuôi em út buôn hương ở động quán bà Mâu, Hải Phòng, làm ăn khắm khá, suốt ngày trà rượu,Thiện thôi không làm thơ chống chế độ nữa..." (Nguyên văn bài Minh Thi đăng trên nhật báo Người Việt số 32 , ngày 24-11-1980). "
Đọc đoạn văn trên đây của Minh Thi, tự nhiên tôi bừng tỉnh ngay, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, tôi vẫn còn cảm thấy lợm giọng, muốn ói mửa vì câu cuối cùng của Minh Thi:” làm ăn khắm khá, suốt ngày trà rượu,Thiện thôi không làm thơ chống chế độ nữa...! "
Từ chuyện Ng. Chí Thiện, một tên ma cô sống bằng nghề nuôi đĩ dưới chế độ công an trị rất gian ác, sắt máu của CSBV khiến tôi chợt nhớ đến chuyện tên trùm đỏ Nga Sô, Stalin, cũng đã từng làm ma cô nuôi đĩ trong các vùng Tiflis, Baku, Batum, dưới sự chỉ đạo và che chở trực tiếp của tên trùm “găng tơ” tên Lajos Korescu (gốc dân Lỗ Ma Ni/ Romanie) rất gian ác và lì lợm, nổi danh như cồn trong khắp các tiểu quốc thuộc liên bang Sô Viết thời Nga Hoàng. Lợi tức thâu vào, gái điếm là người làm ra tiền, chỉ được lãnh có 10%.
Tên găng tơ Lajos Korescu chiếm 50%, còn Stalin (lúc đó núp dưới tên giả là Koba) dù không làm gì hết cũng chiếm 24%. Số tiền còn lại -16%- thì sung vào quỹ tu bổ, mua chuộc công an và chi phí điều hành chung cho ổ điếm!
Nên biết, nghề làm ma cô, nuôi đĩ điếm dưới chế độc CS, dù Nga Sô, Trung Cộng, Cuba, hay CSVN…, theo sự hiểu biết của tôi, cũng đều giống nhau y hệt. Nó đòi hỏi bọn ma cô, chủ động đĩ phải là những tên cẩu trệ, tâm hồn lưu manh, tàn ác đến mức phi nhân tính. Về mặt nghề nghiệp, bọn ma cô còn phải biết xu nịnh, đút lót để được bọn công an CS che chở.
Theo tôi, tên ma cô nuôi đĩ có tính cách tiêu biểu, điển hình nhất trong các chế độ CS kiểu Nga Sô Viết có lẽ là tên Vasilij, bẩm sinh có mái tóc đỏ hoe mọc um tùm trên cái mặt thô bạo, luôn luôn đỏ bừng như người say rượu với đôi mắt hung ác và cặp môi dầy đầy thịt, lúc nào cũng cong vểnh lên trông như có vẻ đang gầm gừ muốn ăn tươi nuốt sống bất cứ ai. Tên ma cô Vasilij này đối xử rất võ phu, chửi bới thô bỉ với tất cả những người đàn bà con gái nằm trong tay hắn.
Người nào không thỏa mãn thú tính của hắn là nó liền dùng bạo lực hành hạ, đánh đập bằng roi gân bò đến sống dở chết dở ngay. Vì thế, bọn gái điếm trong cái tổ qủy của hắn đều sợ hắn như sợ loài ác quỉ và họ đã ngầm đặt cho nó cái hỗn danh là thằng “Vaska Đỏ”!
· [theo sự mô tả trong tiểu truyện nhan đề “ Tên Đao Phủ “ của đại văn hào Nga Sô, Maxim Gorki (1868- 1936)].
Với hình ảnh tiêu biểu cho giới ma cô, chủ động đĩ, dưới chế độ CS như thế, chúng ta ai cũng phải nhận thấy nó không thể nào phù hợp với thể xác và tinh thần của thi sĩ Vô Danh, tác giả đích thực của thi phẩm Vô Đề. Vì tác giả Vô Danh đã tự minh họa chân dung mình vốn là một gã thư sinh yếu đuối, tâm hồn cao thượng, lãng mạn và yêu thơ từ thuở còn đi học…
Sau một thời gian dài hàng chục năm bị CSBV tra tấn, hành hạ, tù đầy trong ngục tối, ông đã nhiễm bịnh lao nặng, thường ộc ra cả cốc máu tươi, lưng còng, mắt mờ, bước đi lẩy bẩy như một xác chết chưa chôn… thì làm sao có thể gánh vác nổi công việc của một kẻ ma cô?!
Mặt khác, theo lời khẳng định chắc nịch của Minh Thi, người bạn tù thân thiết nhất của Ng. Chí Thiện là:”…làm ăn khắm khá, suốt ngày trà rượu,Thiện thôi không làm thơ chống chế độ nữa!...”.
Điều này cũng không phù hợp chút nào với bản tánh thanh nhã, lòng yêu thơ phát triển từ thuở học trò và sức khỏe rất mong manh của tác giả Vô Danh
Sở dĩ nơi đây tôi phải nhấn mạnh thêm như vậy chỉ cốt bảo cho anh chị em nhà Ng. Chí Thiện, tức Ng. Công Giân, Ng. Thị Hảo… và cả nhóm thân hữu “nhân chứng” mù quáng hiện còn đáng sống rải rác khắp nơi hải ngoại, sớm mở mắt ra mà nhìn cho rõ thực tướng Ng. Chí Thiện, một thứ “thần tượng, thiên tài thi ca, chống Cộng vô địch” (sic!) của họ.
Trước chứng minh nêu trên, các tay sai của Ng. Chí Thiện sẽ trả lời ra sao đối với lương tâm và trước công luận đồng bào trên thế giới và trong nước?
Nên biết, trong đám tay chân, thủ hạ của N. Chí Thiện, lẫn lộn đủ loại cá Tra, cá Vồ..hễ nghe có tiếng rơi tõm xuống mặt nước là túa nhau chồm lên, lẫn với những kẻ khoa bảng, hay người có học và có liên hệ gần gũi với sinh hoạt văn học, báo chí VN.
Thế mà không ngờ, tâm hồn của những kẻ này cũng không hơn gì bọn cá Tra, cá Vồ…dơ bẩn và thối tha không khác gì thần tượng của họ.
Vì vậy, nên cả bọn đã không biết rằng: Từ cổ chí kim, lịch sử văn học VN chưa từng nảy nòi ra thứ thi sĩ ma cô, sống bằng nghề nuôi đĩ loại Ng. Chí Thiện bao giờ!
Nhìn rộng qua lịch sử văn học thế giới, đông tây, kim cổ, kể cả những nước CS sắt máu, ta cũng chưa từng thấy có loại thi sĩ nào mà tâm hồn thối tha ghê tởm như tên “thi sĩ” (!) Ng. Chí Thiện của VN bây giờ. Tên ma cô này khi ”... làm ăn khắm khá, suốt ngày trà rượu, Thiện thôi không làm thơ chống chế độ nữa!...” (nguyên văn lời của Minh Thi đấy nhé!), mà vẫn cứ được bọn tay chân, thủ hạ bất cố liêm sỉ, kiên trì bao che, biện hộ.
Thậm chí tới phút lâm chung của Thiện còn có thêm bọn “quạ đen” và “khỉ đỏ đít” xúm nhau vào rước cái linh hồn bẩn thỉu đầy tội lỗi của Thiện đem dâng cho Thiên Chúa vô hình của chúng ! Ô hô, trò hề. A-Men!...
Tóm lại, Ng. Chí Thiện và đồng bọn tay chân của hắn đúng là một ung nhọt thối tha đã vấy bẩn lên lịch sử văn học dân tộc. Bọn này đáng nguyền rủa đến muôn đời vạn kiếp không thôi!
Đến đây,nhận thấy nhát búa này đã giáng xuống nắp quan tài của Ng. Chí Thiện một cú sấm sét, đủ để cho các tay sai ngoan cố nhất của hắn còn đang sống đây đó phải giật mình, tỉnh ngộ. Nhưng trước khi tạm dừng bút, để chuẩn bị nhát búa thứ 3, tôi mạn phép được gửi tặng vong linh Ng. Chí Thiện cùng với các thứ tay sai của hắn 2 câu thơ con cóc, vịnh chân dung Ng. Chí Thiện như sau:
Tên này chẳng phải thiện nhân,
Chẳng phường đóng cửa , cũng quân rút cầu!”(*)
- (*) CHÚ THÍCH của ĐVN: Cụm từ “đóng cửa rút cầu” vốn là thành ngữ của người VN miền Nam, phát sinh từ thời Tây mới đánh chiếm miền Nam VN làm thuộc địa (khoảng sau năm 1861…).
Lúc đó, Sài Gòn còn là vùng đất sình lầy, ruộng, ngòi… chằng chịt. Dân cư thưa thớt phải sống chung với cả cọp, beo, rắn rết, cá sấu…. Vì vậy, phần đông dân chúng đều làm nhà sàn (maison sur pilotis) bằng tầm vông, hay cây cừ, mái lợp lá, ở các vùng ven sông, ngòi … Trong số đó, lẫn lộn cả những nhà dùng làm ổ chứa điếm, nuôi đĩ.
Những nhà chứa này vốn có một điểm khác biệt rất dễ nhận ra là chiếc cầu tre – có khi còn gọi là cầu khỉ !- trước nhà đều làm theo kiểu tháo ráp (démontable) dễ dàng. Cây cầu tre này luôn đặt dưới sự canh gác thường trực hằng ngày của một tên ma cô.
Khi nào có khách mua hoa đến, thì tên ma cô ấy có nhiệm vụ phải hạ cầu xuống cho khách bước qua rạch nước, lên nhà. Khi khách đã vào nhà rồi, tên ma cô liền “đóng cửa” và “rút cầu” lên luôn.
Công việc “đóng cửa, rút cầu“ như thế nhằm 2 mục đích nghề nghiệp rất quan trọng: Trước hết bảo đảm an toàn, ngăn ngừa sự đột nhập thình lình của bọn lính kiểm tục ( agents de moeurs), kề đó là gây trở ngại cho những tay chơi “ăn lường đéo quịt”. Kẻ nào muốn quịt tiền cũng không dám nhảy ùm xuống rạch vì sợ rắn độc và cá sấu!
KẾT LUẬN: cụm từ ” đóng cửa rút cầu” có nghĩa: kẻ ma cô nuôi điếm!
(còn tiếp)
ĐẶNG VĂN NHÂM
Mời vào xem WEB: dangvannham.net

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link