Monday, October 22, 2012

Truy tố tội ác cộng sản theo luật pháp Đức


 

Truy tố tội ác cộng sản theo luật pháp Đức

BS.Trần Văn Tích

 

Phần tóm tắt và nhấn mạnh

Chỉ có biện pháp truy tố tội ác diệt chủng của Việt cộng trong vụ thảm sát Mậu thân Huế năm 1968 là có cơ may được công pháp quốc tế chấp nhận tố quyền. Như vậy, Thiếu tá Liên Thành đã dùng đúng biện pháp. Vậy mong những ai tán thành ý nguyện truy tố tội ác của giặc thì nếu không ủng hộ cũng đừng đánh phá; nhất là đừng nhìn lệch sang lĩnh vực chống tôn giáo.

*

Phần thân bài

Tôi rất ngưỡng mộ những người như ông Đỗ Ngọc Uyển đã bỏ bao nhiêu công sức và thời giờ nhằm liệt kê các tội ác mà cộng sản từng phạm theo công pháp quốc tế. Tôi cũng hết sức khâm phục các nhân vật đầy tâm huyết thường xuyên kêu gọi trên internet là quốc ngoại cần dồn mọi nổ lực nhằm tiếp tay đồng bào quốc nội vùng lên lật đổ bạo quyền Việt cộng.

Tuy nhiên nếu chỉ liệt kê một cách chi tiết các loại tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng v.v..(mà Việt cộng từng phạm) thì công trình liên hệ chỉ có giá trị hàn lâm hoàn toàn lý thuyết. Ai cũng rõ Việt cộng phạm không biết cơ man nào là tội, kể cả những tội không được công pháp liệt kê và bên cạnh war crimes, chúng còn phạm vô số peace crimes.

Về phía những lời kêu gọi cần dồn tất cả nỗ lực yểm trợ quốc nội thì cung cách hành động này lại mang tính chất gần như trang sức, xa hoa : người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới có bao giờ ngưng hướng về quê hương để tiếp tay các phong trào, tổ chức, cá nhân chống đối độc tài đảng trị?

Tóm lại, theo tôi, không nên nói suông mà phải cố làm thiệt. Nói suông dầu sao cũng dễ, làm thiệt mới khó quá chừng.

Cho nên ngay từ những ngày đầu tiên khi Thiếu tá Liên Thành tung ra chiến dịch truy tố tội ác cộng sản Việt Nam trong vụ thảm sát Mậu thân Huế, tôi đã lên tiếng ủng hộ; mặc cho lời ong tiếng ve, thây kệ những lời chỉ trích. Lý do rất đơn giản : Thiếu tá Liên Thành đã hành động, đã làm chứ không phải chỉ hô hào, chỉ nói. Nhưng song song với việc làm của Thiếu tá Liên Thành, tự thân tôi cũng tự mình hết sức thử tìm hiểu xem tôi có thể làm được gì cụ thể nhằm tham gia vào phong trào tố cáo tội ác cộng sản trong khuôn khổ công lý nhân loại. Và bởi đang ở Đức nên tôi tìm hiểu luật pháp Đức, tôi hỏi han chuyên viên Đức; nhất là vì nước Đức cũng từng qua phân quốc-cộng như Việt Nam.

Thoạt tiên, tôi trình bày trường hợp chính cá nhân tôi bị giam giữ, hành hạ, đày ải, khủng bố khoảng ba năm trong các trại tù cộng sản sau ngày mất Miền Nam mà không hề được xét xử. Tôi hỏi chuyên gia luật học Đức-Thụy sĩ xem như vậy tôi có thể là nguyên đơn có tố quyền đối với bị cáo là Việt cộng hay không. Tôi chỉ đặt vấn đề về nguyên tắc và tôi chỉ nhắm vào các toà án cấp quốc gia ở Cộng hoà Liên bang Đức. Cơ quan cung cấp cho tôi những dữ kiện giá trị và cụ thể là European Center for Constitutional and Human Rights có trụ sở tại Berlin. Tôi không nghĩ rằng đơn khởi tố của cá nhân tôi thuộc thẩm quyền tố tụng của các toà án quốc tế hay liên quốc như International Court of Justice (ICJ), các International Crime Tribunals dành cho xứ Nam Tư cũ, xứ Ruanda, xứ Sierra Leone, xứ Liban và cả Cao Miên. Ngay Toà án Quốc tế xử Pon Pot và đồng bọn cũng chỉ thiết lập được với sự chấp thuận và cộng tác của chính phủ Cao Miên đương nhiệm. Tôi muốn biết bộ luật ứng dụng universal principle, loi de compétence universelle, Weltrechtsprinzip có cơ may nào được áp dụng cho bản thân tôi không. Bộ luật vận dụng Weltrechtsprinzip có tên là Völkerstrafgesetzbuch (VStGB) trong thư tịch tư pháp Đức. Nó được Quốc hội CHLB Đức biểu quyết ngày 26.06.2002 và có hiệu lực kể từ ngày 30.06.2002. Nó nhằm vào các tội trạng diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh (genocide, crimes against humanity, war crimes). Công dân bất cứ nước nào cũng có tố quyền, không bắt buộc phải là công dân Đức. Tội ác xảy ra tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể bị truy tố. Trong thực tế, pháp đình Đức quốc đang vận dụng Weltrechtsprinzip để truy tố ba công dân xứ Ruanda tại hai toà án Stuttgart và Frankfurt vì tội tàn sát một lúc khoảng một ngàn thường dân trong một ngôi thánh đường ở Murambi ngày 11.04.1994. Viện dẫn hai trường hợp này, tôi yêu cầu giới chuyên gia luật học Đức giải thích tôi có thể vận dụng tố quyền để truy tố tội ác Việt cộng trước nền công lý Nhật Nhĩ Man hay không, khi mà cộng sản đã giam giữ, đày đoạ, khủng bố tôi trong ba năm mà không hề xét xử. Câu trả lời là không vì hình thức tội ác mà tôi là nạn nhân thuộc loại crimes against humanity (tội ác chống nhân loại) chứ không phải là genocide. Chỉ có tội ác genocide (diệt chủng) thì mới bị chi phối bởi luật pháp Đức và loại tội ác này không mất thời hiệu dù đã xảy ra cách năm 2012 này bao nhiêu lâu đi nữa. Cho nên những sát thủ người Ruanda mới phải ra toà tại Đức ở hai thành phố Stuttgart và Frankfurt. Hơn nữa tội ác do các đương sự phạm đã được cộng đồng quốc tế đồng loạt xếp loại genocide. Tuy nhiên luật pháp Đức cũng qui định rằng tố quyền chỉ chi phối các tội phạm hiện có mặt trên lãnh thổ Đức quốc. Như vậy, giả dụ như tôi có ý định nộp đơn cho Công tố viện Liên bang (Federal Prosecuting Attorney) tại Karlsruhe để xin được hưởng thẩm quyền tài phán của nền công lý Đức thì cũng sẽ không được cứu xét, bởi tôi không phải là nạn nhân của genocide, mà chỉ là nạn nhân của crimes against humanity.

Trong khi đó thì nếu tổ hợp luật sư N.Kate Kempton ở Toronto, Ontario, Canada được Thiếu tá Liên Thành ủy nhiệm nghiên cứu tiến trình truy tố tội ác Việt cộng nộp đơn khởi tố tại Công tố viện Liên bang Đức thì sẽ có cơ may được chấp đơn vì tội ác thảm sát đồng bào Huế dịp Tết Mậu Thân 1968 thuộc loại tội ác diệt chủng genocide. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng Thiếu tá Liên Thành đã đi đúng đường. Tất nhiên cá nhân tôi không rõ là tổ hợp luật sư Canada dự định sẽ nộp tố trạng tại pháp đình cấp quốc gia nào nhưng tôi biết là Canada cũng thừa nhận universal principle. Ngoài ra, theo tìm hiểu của tôi thì Thiếu tá Liên Thành cũng có thể nộp tố trạng cho Công tố viện Vương quốc Bỉ. Tổ hợp luật sư N.Kate Kempton đã thành công khi thay mặt nhóm Pháp luân công người Tàu truy tố các tay chóp bu Tàu cộng. Án lệnh đã được ban bố. Chính vì vậy nên Thiếu tá Liên Thành mới lựa chọn họ để thuê mướn lập hồ sơ truy tố tội ác Mậu thân. Đương nhiên luật lệ vốn do con người soạn thảo, ban hành, áp dụng và giải thích. Trong trường hợp có một Viện Công tố – không phải toà án – cấp quốc gia thừa nhận tố quyền tư pháp do tố tụng đại lý nhân là tổ hợp luật sư Canada đệ nạp thì một trong những thủ tục tố cầu quan trọng là bên nguyên phải chứng minh rằng thảm sát Mậu thân Huế 1968 là tội ác diệt chủng genocide theo công pháp quốc tế.

Mới đây bỗng có một cá nhân đưa tin trên mạng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nộp đơn truy tố tội ác cộng sản. Tin này như tự trên trời rơi xuống, nó xuất hiện đột ngột và chẳng kèm theo bằng chứng, tài liệu gì hết. Cá nhân tôi không thể tin loại tin này.

Lại mới có một nhóm đứng ra hô hào đông đảo đồng bào tham gia ký tên – có thể ẩn danh – vào một hồ sơ nhằm cùng mục đích. Cá nhân tôi chỉ biết chọn thái độ chờ xem.

*

Phần kết luận và thỉnh cầu

Tôi vốn không hề được học về luật. Những điều tôi trình bày trong bài viết này chỉ là kết quả tự mình tìm tòi, hỏi han, góp nhặt. Tôi biết đến đâu xin giải bày đến đó.

Và căn cứ vào những hiểu biết hiện có trong tay, tôi kết luận là Thiếu tá Liên Thành đã hành động đứng đắn về phương diện pháp lý. Với những ai chưa ủng hộ vị cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên-Huế, tôi xin có một lời kính xin. Kính xin chư vị chỉ chú trọng vào khía cạnh tìm cách truy tố tội ác của kẻ thù, kính xin chư vị gạt qua một bên những khía cạnh khác, nhất là khia cạnh đụng chạm tới tôn giáo. Kính xin quí vị hãy vì những nạn nhân của Huế Mậu thân và chỉ vì những nạn nhân của Huế Mậu thân mà thôi.

22.10.2012

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link