Tuesday, October 23, 2012

Hiến Pháp 26.10.1956 và Thực Tại Chính Trị Dân Chủ Miền Nam.

Hiến Pháp 26.10.1956 và Thực Tại Chính Trị Dân Chủ Miền Nam.
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu
Trước đây, hơn 50 năm, vào đầu năm 1954, Việt Nam đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm của một sự phá sản toàn diện.
Thật vậy, tin Điện Biên Phủ thất thủ không những gây nên một không khí bi quan tột cùng tại Việt Nam, mà còn kéo theo một cơn lốc chính trị khiếp hải tại nghị trường Ba Lê, khiến chính phủ Laniel bị sụp đổ.
Mandes France được quốc hội tín nhiệm lên làm thủ tướng với lời hứa hẹn sẽ giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 30 ngày, nghĩa là phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá.
Còn Hoa Kỳ, dù trước đó, được Pháp khẩn khoản yêu cầu can thiệp, Tổng Thống Eisenhower do dự, không dám quyết định, sợ mất uy tín vì viễn tượng vô cùng mờ mịt cả về quân sự lẫn chính trị tại Việt Nam.
           
Trước tình thế hầu như tuyệt vọng đó, Ông Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không một quan sát viên quốc tế nào vào thời đó, dù lạc quan nhất đi nữa, dám tin rằng chính phủ Diệm có thể tồn tại hơn 6 tháng.
Nhưng như một phép mầu, Ông Diệm đã vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã, cùng những âm mưu thâm độc đang vây hãm, muốn nhận chìm chính phủ của Ông từ trong trứng nước.
Thật vậy, nhờ một ý chí quật cường, một năng lực vô song, tài lãnhđạo sáng suốt, cùng một cuộc sống đạo đức cá nhân trong sáng, thánh thiện và một thành tích chống Pháp và chống Cộng không tì vết … đã giúp Ông Diệm thống hợp được ý chí dũng mãnh phi thường của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước dành độc lập và tự do cho tổ quốc.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện được nhưng thành tưu đáng kểnhư sau:
Biến một quân đội lệ thuộc ngoại bang và tình trạng nhiều quận đội trong một quân đội, thành một quân đội quốc gia độc lập và thống nhất, có tổ chức qui củ, có kỷ luật, có tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Biến tình trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia, do nạn giáo phái hung cứ mỗi nhóm một phương thành một quốc gia thống nhất, với một cơchế chính quyền trung ương vững mạnh, đủ uy lực để huy động mọi tiềm năng quốc gia vào công cuộc phát triển kinh tế, canh tân xã hội và kiến tạo một đất nước dân chủ tiến bộ trong ổn định và thanh bình.
Thay đổi một cơ chế chính trị mơ hồ bằng một định chế chính trị dân chủ tiến bộ, với một bản hiến pháp, phù hợp với trào lưu chính trị thếgiới, vừa đảm bảo được những quyền tự do cơ bản của mọi công dân, nhưng cũng vừa đủ mạnh để duy trì uy quyền quốc gia, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo do Cộng sản Bắc Việt chủ xướng.
Đồng thời, tạo cơhội để huy động mọi năng lực để tái thiết đất nước và xây dựng kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu của một quốc gia bị đô hộ mới thu hồi độc lập.
Nhưng trong tất cả thành quả kể trên, Tổng Thống NgôĐình Diệm đã coi trọng và rất tự hào về việc ban hành Hiến Pháp 26.10.1956, vì theo Tổng Thống, các quốc gia láng giềng Á Châu, đã mất ít nhất một vài ba năm mới có thể kiện toàn cơ chế căn bản của nền dân chủ của họ, còn chế độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cần một năm đã ban hành được một bản Hiến Pháp dân chủ và tiến bộ,đồng thời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước về mọi phương diện.
Hình Thành Hiến Pháp 26.10.1956.
Nếu cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955 là hệ quả của cuộc cách mạng tự phát do Ủy Ban Cách Mạng Quốc Gai gồm 18 chính đảng và đoàn thểcùng 29 nhân sĩ có uy tin của miền Nam lúc đó thực hiện (xem Nhị Lang, trang 287-297)thì việc hình thành Bản Hiến Pháp đầu tiên của thể chế Cộng Hòa Việt Nam lại là thành quả một cuộc tranh đấu lâu dài của chính vị nguyên thủquốc gia thời đó
. Điều nầy được chính Ông Diệm xác nhận:
“Cách đây 22 năm, khi tôi có trách nhiệm quan trọng trong chính quyền, tôi đã đòi hỏi thành lập một Quốc Gia Dân Cử. Nhưng người và hoàn cảnh hồi đó chống lại ý muốn ấy, nên tôi rời bỏ chính quyền.
Ấy vậy, khai nguyên một chế độ dân chủ,chẳng phải vì tình thế, mà cũng là việc tôi hằng chủ trương tranh đấu”. (Niên Giám Quốc Hội Lập Hiến, Sàigon, 1956, tr17)
Tiếp đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quan tâm rất nhiều đến tie^'n trình dự thảo Hiến Pháp 26.10.1956. Trong thực tế, bản văn pha'p lý căn bản nầy không chỉ là sáng quyền duy nhất của Quốc Hội Lập Hiến thời đó, mà còn có sự tham gia chỉ đạo rất tích cực của Tổng Thống Diệm nữa.
Điều nầy đã thểhiện trong thông điệp của Tổng Thống gởi quốc Hội Lập Hiến trong ngày khai mạc 17.4.1956:
Việt Nam là một nước Cộng Hòa độc lập, thống nhất và bất khả phân.
Mỗi người công dân được sinh ra, đều được tự do và bìnhđẳng trước pháp luật. quốc gia phải bảo đảm cho họ những điều kiện đồng đều đểhọ hành xử quyền lợi của mình và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao phó.
Chính phủ có bổn phận giúp đở và bảo vệ gia đình họ, để họ có thể phát phát triển một cuộc sống gia đình thuận hòa.
Tất cả các công dân đều có quyền được hưởng một cuộc sống an bình, với mục tiêu duy nhứt là được làm việc với đồng lương xứng đáng để có thể tạo nên một sản nghiệp và nhờ đó có thể đảm bảo cho mình một cuộc sống đầy nhân phẩm và tự do, bảo đảm cho mình những quyền tự do dân chủ, và tạo cho mình cơ hội được phát triển đầy đủ bản chất riêng mình.
Vì phúc lợi chung và vì ne^`n Cộng Hòa, chống lại những kẻ phá hoại nền tảng của cuộc sống cộng đồng và của Hiến Pháp.
Chủ quyền quốc gia thuộc vê Quốc Dân.
Quốc Hội Dân Cử được giao phó nhiệm vụ lập pháp.
Tổng Thống của nên Cộng Hòa được bầu ra bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, sẽ được ủy thác trách nhiệm hành pháp. 
          
Tòa án phải được hoàn toàn ddộc lập để có thể đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ được chế độ cộng hòa, trật tự, tự do và nền dân chủ. 
          
Một Viện Bảo Hiến cũng phải được thành lập để có thể giải quyết những tranh chấp có lien quan đến các luật lệ hiến định.
Các lựu lượng kinh tế phải lien kết với nhau để hành xửquyền hành của họ bằng cách thiết lập nên một Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia (Ibid)
Thực tại chính trị Việt Nam .
Như mọi người đều biết, Hiến Pháp tự nó chỉ là một văn kiện pháp lý, không thể mang lại tự do dân chủ cho người dân, nếu chính quyền không thực tâm thi hành những điều khoản đã được long trọng công bố trongđó.
Điều nầy thể hiện rõ nét trong thực tại chính trị tại các quốc gia cộng sản.
Thực vậy, các quốc gia cộng sản cũng có những bản hiến pháp rất tiến bộ,qui định rất rõ rệt những quyền tự do căn bản của mọi công dân.
Nhưng trong thực tế, đó là những chế độ độc tài toàn trị, chính quyền đã thâu tóm mọi quyền hành và những điều khoản căn bản mà Hiến Pháp đã dành cho người dân đều bịchính quyền chà đạp một cách thô bạo.
Từ ý nghĩ đó, người viết muốn tìm hiểu một cách khách quan vô tư về thực tại chính trị Việt Nam trong việc thực thi văn kiện văn kiện pháp lý căn bản của chế độ.
Đồng thời, cũng xin minh xácở đây, trong bài nầy sẽ không đề cập đến nội dung của Hiến Pháp 26.10.1956, vì luật sư Hà Như Chi, dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến và cũng là thành viên trongỦy Ban soạn thảo Hiến Pháp, đã trình bày khá đầy đủ trong quyển Kỷ Yếu Ghi Ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, xuất bản tại California, 2005, dưới nhan đề Quốc Hội Lập Hiến và Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa, tr 31-44.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm độc tài?
Phần lớn những chính trị gia đối lập với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, mà người viết được tiếp xúc, đều cho là Tổng Thống Ngộ Đình Diệm là một người độc tài, không chấp nhận đối lập, không biết liên kết với đảng phái quốc gia để tạo thành những liên minh chính trị có qui mộ lớn để động viên sự ủng hộ của toàn dân, nhằm chống cộng sản hữu hiệu, như Bs Nguyễn tôn Hoan, một lãnh tụ Đảng Đại Việt,hệ phái Miến nam đã phê bình Ông Diệm:
Ông Diệm lúc đầu là một nhà cách mạng thật sự và đạođức, tôi đã cộng tác với Ông trong những thời gian đầu của thập nên 1950.
Nhưngđến khi Ông Diệm về nước cầm quyền 1954, Ông càng ngày càng tỏ ra độc tài không còn muốn nghe lời ai nữa, Ông không muốn chia xẽ quyền hành với các đảng phái quốc gia khác.
Tôi không đồng ý với quan niệm đó và đã rời Việt Nam để sống lưu vong. (Bs Nguyễn Tôn Hoàn trả lời phỏng vấn của tác giả, tại San Jose, tháng 7,1986)
Trước đó nhiều năm, khi còn giảng sư Lịch sử Chính Trị Việt Nam Hiện Đại, tại Viện Đại Học Đalat, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với ông Võ Văn Hải, bí thư của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và từ năm 1967-1975, ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục nầy.
Khi tôi hỏi về thái độ của Tổng Thống Ngộ đình Diệm đối với các chính khách đối lập, ông Hải tiết lộ:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng phần lớn các chính khách Việt Nam không có một kiến thức chính trị thực tiển và không hiểu thực tại chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia chậm tiến mới thu hồi độc lập nhưViệt Nam,Việt Nam lúc ấy phải đối đầu với hậu quả của cuộc chiến tranh khốc liệt suốt 9 năm, trong đó mọi hạ tầng cơ sở bị tiêu hủy hoàn toàn, cầu cống,đường sá, hệ thống viễn thông … toàn bộ bị phá sập, cắt đứt. hệ thống ngân hàng sụp đỗ toàn diện vì không ai tin tưởng nữa.
Từ đó kinh tế quốc gia đi vào ngỏcụt đầy tăm tối … Chính trị thì vô cùng hỗn loạn, các giáo phái hùng cứ mỗi người một phương.
Ngay tại đô thành Sàigon, lực lượng công an cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, nhiệm vụ chính của họ không phải bảo vệ an ninh trậ tự cho dân chúng, mà để duy trì và củng cố mức thu nhập tài chánh cho các sòng bạc (Casino), các ổ điếm và các trung tâm hút thuốc phiện của Bảy Viễn.
Quân đội do các sĩ quan Pháp nắm giữ, lúc nào cũng sẳn sàng thách thức quyền lực chính phủ,để bảo vệ quyền lợi của thực dân và tài phiệt Pháp.
Thêm vào đó, đất nước bịchia đôi, chính quyền phải định cư cho gần 1 triệu đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam.
Mặc dù, theo hiệp định Genève, cuộc chiến đã kết thúc và cộng sản tập kết ra Bắc, nhưng thực tế họ đã gài người ở lại để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo mới.
Thực dân Pháp, dù tuyên bố trao trảchủ quyền cho Việt Nam, nhưng trong thực tế vẫn còn có nhiều ý đồ đen tối đểduy trì đặc quyền, đặc lợi của giới tài phiệt Pháp tại đây … đất nước vừa mới thu hồi độc lập, dân chúng còn bỡ ngỡ trước quan niệm tự do dân chủ, dân chúng còn ngheo đói, không đủ ăn đủ mặc.
Nếu đem áp dụng những quan niệm dân chủ lý tưởng của Tây Phương chắc chắn sẽ đưa đến hỗn loạn.
Trong hoàn cảnh đó, mà Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ks Phan Khắc Sữu .. đòi phải áp dụng chế độ Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng Hòa Pháp Quốc,để đem hứng khởi lại cho người dân và cổ vũ cho mọi chính đảng tham gia vào mặt trận chính trị quốc gia nhằm đối đầu với cộng sản và thực dân …
Theo Ông Diệm, các cụ không theo dõi những biến chuyển chính trị trên thế giới, đặc biệt các quốc gia Á Phi, sau khi thu hồi độc lập, họ cần phải có một chính quyền mạnh để có thểthực hiện các cuộc canh tân khẩn cấp về chính trị và kinh tế, để có thể bắt kịpđà tiến hóa của thế giới sau nhiều năm bị kèm hảm trong sự chậm tiến dưới chế độ thực dân đô hộ.
Và ngay quan niệm Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng hòa Pháp Quốc, đã lỗi thời ngay cả ở nước Pháp, một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời nhất thế giới nầy, vì nó gây nên quá nhiều bất ổn chính trị, có khi trong một tháng mà phải thay đổi chính phủ đến 2 lần, có khi chính phủ tồn tại có 3 ngày là sụp đỗ … thử hỏi, một người có chút công tâm, một chút nhận thức về thực tế chính trị đất nước và chiều hướng phát triển kinh tế chính trị tại các quốc gia Á Phi, sau thế chiến thứ 2 … có thể chấp nhận quan điểm dân chủcủa cụ Hoàn, cụ Sữu… không?
Ông Diệm khẳng định, vì quyền lợi tối thượng của quốc dân và tổ quốc, Ông không thể chấp nhận quan điểm nầy.
Nhưng bất hạnh cho cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm và có thể cho toàn thể miền Nam không ngừng ở đó. Ngày 27.1.1960, Cộng sản lợi dụng dịp Tết Nguyên Đán, bất ngờ tấn công vào Trãng Sụp, thuộc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Việt Miên, với quân số cấp trung đoàn.
Điều nầy chứng tỏ mức độ xâm nhập, phá hoại và khuynhđảo của cộng sản Bắc Việt đã đến độ nguy hiểm cho sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa.
Trong chính tình hình đó,thật là khó hiểu và đầy mĩa mai, tháng 4 năm 1960, 18 chính kách tên tuổi của miền Nam họp tại khách sạn Caravelle, đưa ra một kiến nghị đòi Tổng Thống Diệm mở rộng chính phủ, thực thi những quyền tự do căn bản trong Hiến Pháp như quyền tự do báo chí, tự do hội họp … thật là đầy bí ẩn, khi đát nước đang ở trong tình trạng khẩn trương của chiến tranh, các cụ lại đi đòi hỏi thực thi những điều tự do quá lý tưởng và không thực tế nầy.
Đến nỗi, một nhà bình luận người Anh có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam, Ducanson đã nhận xét mà người viết có thể tóm lược như sau:
"Nếu bản kiến nghị nầy được đưa ra trong điều kiện chính trị ổn định của một miền Nam không bị cộng sản Hà Nội đe dọa tiêu diệt, thì đó là yêu sách đáng được cứu xét nghiêm chỉnh.
Điều đáng tiếc nhất, là khi cộng quân đã tấn công cấp trung đoàn và các vụ sát hại các viên chức chính phủhầu như xảy ra hằng ngày, thì đó là những yêu sách nếu không muốn bảo là ngớngẫn, thì ít ra cũng bắt nguồn từ sự thiếu khôn ngoan." (Ducanson, Denis J. Government and Revolution in Vietnam, 1968) .
Dù vậy, nhưng biến cố nầy sau khi được nhà báo thiên tả như Jean Lacouture viết những bài tường thuật trên báo Le Monde tại Paris đã kết án chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là độc tài, không thực thi nghiêm chỉnh Hiến Pháp và không được sự ủng hộ của đa số chính khách đối lập trong việc theo đuổi chính sách chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Cọng tại Việt Nam.
Điều nầy đã làm xấu đi hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại chính trường Hoa Thịnh Đốn.
           
Tiếp đến, một biến cố quân sự khác, đó là cuộc đảo chánh 11-11-1960 do Trung Tá Vương Văn Đông chủ xướng. Ông Đông là một sĩ quan thân Pháp, bất mãn với chính quyền Ông Diệm, kết hợp với một số sĩ quan gốc Bắc cũng bất mãn như ông, vì cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm kỳ thị địa phương, chỉthích sử dụng người miền Trung (Đại Tá Phạm Văn Liễu đàm luận với tác giả tại California, 7-1986).
 
 
Do đó, các sĩ quan nầy chủ động một cuộc đảo chánh quân sựmột cách vội vã và thiếu tổ chức, chứ không có một hậu thuẩn chính trị nào đáng kể.
Về phương diện chính trị, ông Đông có liên lạc với luật sư Hoàng Cơ Thụy, một người có họ hàng với ông, như là người phụ trách bộ phận chính trị của cuộcđảo chánh, nhưng ông Thụy không có liên lạc hay nối kết hoặc được sự ủng hộ của một chính đảng nào.
(xem Vương Văn Đông, Binh Biến 11-11-1960, Phụ Nữ Diễn Đàn, Virginia, số 106 tháng 11/1992, tr 41-42). Chỉ khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, người tham gia đảo chánh vào giờ chót, cho mời nhà văn Nguyễn Tường Tam, kỷ sưPhan Khắc Sữu, vì không nắm vững tình thế lúc đó, nên các cụ ủng hộ cuộc đảo chánh vào giờ chót, và sau này, các cụ đã gặp khá nhiều hệ lụy phiền phức với chính quyền.
Trong khi luật sư Thụy, vì được CIA móc nối và khuyến khích thực hiện cuộc binh biến nầy từ trước, nên sau khi sự việc bất thành, CIA đãđưa vị luật sư nầy rời khỏi Việt Nam một cách an toàn.
Rồi ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt chính thức khai sinh Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam để phát động cuộc xâm lăng võ lực thôn tính Miền Nam.
Ba sự kiện trên đây, đối với người viết, xảy ra hoàn toàn riêng rẽ, không có một liên hệ hỗ tương, nhân quả hay luận lý nào với nhau.
Nhưng đối với dư luận, nhất là tại Hoa Kỳ, họ cho rằng ba biến cố nầy đã có một liên hệ nhân quả mật thiết, nghĩa là chính quyền Diệm độc tài, đàn áp đối lập, hạn chế những quyền tự do căn bản …, xa rời quần chúng, khiến đa số chán ghét chế dộ Diệm nên đã có những thành phần trí thức bất mãn như nhóm Caravelleđòi hỏi cải cách chính trị, nhóm sĩ quan nhảy dù thực hiệnđảo chánh quân sự và sau khi những nỗ lực nầy thất bại, những thành phần đối lập nầy, không còn phương cách nào khác hơn, đã phải nối kết lại với nhau dựng nên Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam, hoàn toàn độc lập với Hà Nội, xử dụng võ lựcđể chống lại chính phủ Miền Nam.
Điều thiếu may mắn nữa cho Ông Diệm và cũng cho Miền Nam, là quan điểm nầy lại được một chuyên gia rất có uy tín về Việt nam là G. Kahin, giáo sư của Địa Học nổi tiếng Cornell và cũng là cố vấn của Tổng Thống Kennedy về Việt Nam sau nầy nhiệt tình ủng hộ. (xem Kahin George, Intervention, 1986).
Từ những nguyên nhân sau xa đó, uy tín của Tổng Thống NgôĐình Diệm trong chính giới Hoa Kỳ ngày càng giảm sút nghiêm trọng, đến nổi, cuối năm 1961, những nhà làm chính sách tại tòa Bạch Ốc đã có lúc nghĩ đến việc ám sát Tổng Thống Ngô Đình diệm, nhằm thay đổi cơ chế lãnh đạo của Miền Nam.
Trong thời gian đó, chỉ có chính quyền Úc có một cái nhìn sâu sắc và thực tiển hơn về vấn đề xây dựng dân chủ và đường lối chính trị cứng rắn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chủ trương theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng, Ngoại Trưởng R. G. Casey của Úc đã nhận xét:
"Hai sự việc cần được mọi người ghi nhớ khi muốn chỉ trích chính quyền Việt Nam . Thứ nhứt, Việt Nam đang ở tuyến đầu của cuộc chiến tranh lạnh.

Chính phủ quốc gia đó, không thể để một khe hở nào cho đối phương khai thác. Một kẻ hở nào cũng sẽ cựuc kỳ nguy hiểm, không những cho Việt nam mà còn cho cả tự do củaĐông Nam A` Châu nữa.

Thứ hai, sự thực hiện dân chủ trên bình diện quốc gia là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam và cần phải có thời gian để phát triển các định chế, các truyền thống, các tập tục hầu thực hiện các quyền dân chủ theo đường hướng xây dựng và có trách nhiệm".

 (Richard Lindhelm, Vietnam, the First five years Ann Arbor, Michigan, 1959, tr 344) 
          
Quan Niệm Dân Chủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Sai Lầm của Mỹ

Điều khá khôi hài, khi quan niệm dân chủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và của Tổng Thống Kennedy đều bắt đầu bằng hai chữ T. Đó là Dân Chủ Thành và Tín của Ông Diệm trong khi Dân Chủ của Kennedy là dân chủ thực tiển. Thật vậy, Tổng Thống Ngô

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link