Saturday, June 29, 2013

Người Khmer Krom tại Campuchia biểu tình phản đối VN



From: Minh Pham

 

Kính chuyn,




Người Khmer Krom tại Campuchia biểu tình phản đối VN


Quốc Việt, thông tín viên RFA
2013-06-25

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


quocviet06252013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

P-5-305.jpg

Các nhà sư Khmer Krom biểu tình ôn hòa chống Việt Nam tại Phnom Penh, Campuchia sáng ngày 25/6/2013.

RFA PHOTO/Quốc Việt

 

Một cuộc biểu tình của cộng đồng Khmer gốc Nam bộ để phản đối chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền đã diễn ra vào sáng  ngày 25/6.

Tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, ít nhất gần 200 nhà sư và người dân Khmer Krom gốc miền Nam của Việt Nam tập trung tại Quảng trường Tự do để phản đối tình trạng chính phủ Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền của người dân bản địa.

Yêu cầu không hăm dọa sư sãi


Những người tham gia biểu tình mang theo biểu ngữ, băng rôn chống chính phủ Việt Nam như “Chính quyền Việt Nam phải dừng lại các hành động hăm dọa sư sãi và người dân Khmer Krom bằng mọi hình thức. Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do cơ bản của Khmer Krom giống người bản địa. Việt Nam phải chấm dứt các họat động can thiệp vào công việc nội bộ của Phật giáo Nam tông Khmer…”

Đoàn biểu tình cũng mang biểu ngữ kêu gọi chính phủ Campuchia can thiệp và thúc giục Việt Nam tôn trọng quyền người Khmer Krom và không được buộc xuất tu sư sãi hoặc ngược đãi tùy tiện.

Cuộc biểu tình vừa nêu được tiến hành, sau khi công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước liên tiếp buộc xuất tu đối với vị sư Lý Chanh Đa, hồi ngày 16/5, là tu sĩ chùa Preay Chóp, xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Hai vị sư khác là đại đức Liêu Ny, Phó đại đức Thạch Thươl là tu sĩ chùa Ta Sết, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng bị bắt giam từ ngày 20/5 đến nay vẫn chưa có tin tức.

Giám đốc của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom tại Campuchia là ông Sơn Chum Chuôn cho biết: “Cuộc biểu tình đòi chính phủ Việt Nam thả sư Liêu Ny và sư Thạch Thươl. Thứ hai, yêu cầu chính phủ Việt Nam tu lại sư Lý Chanh Đa và thứ ba, yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền người Khmer Krom.

Khi nào chính phủ Việt Nam không đáp lại thư kiến nghị của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình.”

P-10-250.jpg

Ông Keout Chhe, Trưởng Văn phòng đại diện của Tòa đô chính Phnom Penh trả lời báo chí lúc ra nhận thư kiến nghị của đoàn biểu tình, ngày 25/6/2013. RFA PHOTO/Quốc Việt.

Chị Duyên, từ tỉnh Sóc Trăng đã phản đối mạnh mẽ việc chính phủ Việt Nam đứng sau vụ Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu tỉnh buộc xuất tu đối với sư sãi Khmer Krom. Theo Chị, trong những năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục tấn công những tiếng nói chỉ trích nhà nước, theo dõi, trừng phạt, bắt bớ và cấm đoán đối với quyền tự do tôn giáo và xuất nhập cảnh.

Chị nói: “Sư sãi ở Sóc Trăng bị chính quyền làm khó, đánh. Thấy tội nghiệp quá, không biết giúp gì được nên tham giam biểu tình đòi thả nhà sư, để tu trở lại. Làm biểu tình cũng sợ nhưng cũng phải làm.”

Cuộc biểu này được Tòa đô chính phủ Phnom Penh cho phép huy động không quá 200 người. Phnom Penh cũng không cho phép đoàn biểu tình tuần hành đến Đại sứ quán Việt Nam để kiến nghị thư có nội dung như trên, vì lý do không thể đảm bảo an toàn.

Song, Trưởng Văn phòng đại diện của Tòa đô chính Phnom Penh là ông Keout Chhe có mặt tại Quảng trường Tự do để nhận thư kiến nghị của người biểu tình. Ông cho biết Tòa đô chính Phnom Penh không thể trực tiếp chuyển thư kiến nghị này cho Đại sứ quán Việt Nam, nhưng họ sẽ gửi lên Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ gửi kiến nghị thư cho chính phủ Việt Nam thông qua Đại sứ Việt Nam.

dân tộc thiểu số

Yêu cầu chấm dứt đàn áp


Nhà sư Thạch Văn Bình, một trong những vị sư tham gia biểu tình cho rằng hoạt động của chính quyền Việt Nam đã đe dọa nghiêm trọng đến tinh thần theo đạo của người Khmer và dân tộc thiểu số khác. Chính phủ nên chấm dứt đàn áp những người hoạt động vì quyền lợi đất đai, hành đạo cũng như những người lên tiếng phê phán chính phủ một cách ôn hòa.

Sư Thạch Văn Bình: “Tổ chức biểu tình thế này để đòi chính phủ Việt Nam một cách ôn hòa, bởi vì người Khmer Krom là người bản xứ thì lúc nào họ cũng muốn hưởng được quyền lợi như các dân tộc khác đang sống tại Việt Nam. Do chính phủ đã bắt giữ hai vị sư, đem đi, không biết khống chế hay đàn áp thế nào đến bây giờ vẫn còn mất tích nên các nhà sư hồi họp ở đây đề nghị chính phủ Việt Nam phải tôn trọng tự do nhân quyền của người bản xứ Khmer Krom.”

P-1-250.jpg

Ông Sơn Chum Chuôn, Giám đốc của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom trả lời báo chí tại Phnom Penh sáng ngày 25/6/2013. RFA PHOTO/Quốc Việt.

Chính quyền tỉnh Sóc Trăng thì cho chúng tôi biết rằng chính phủ không bắt sư sãi nhưng bắt công dân vi phạm pháp luật Việt Nam.

Ông Hứa Sĩ Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Châu, phụ trách các lĩnh vực văn hóa, xã hội và tôn giáo khẳng định: “Tôi chỉ biết Hội đoàn kết sư sãi buộc ba sư này xuất tu thôi, còn bị bắt bớ hay có vi phạm gì không thì tôi không nắm vụ này.

Vấn đề Lý Chanh Đa cũng do Hội đoàn kết sư sãi buộc xuất tu thôi, còn tu lại hay không là thuộc về Hội đoàn kết sư sãi, bên tôn giáo Nam tông Khmer.”

Hòa thượng Dương Nhơn, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, người ra quyết định buộc xuất tu đối với 3 vị sư nói trên hôm 14/5 từ chối giải thích.

Theo thông báo quyết định buộc xuất tu mà chúng tôi có được, Hội không thừa nhận 3 vị sư trên là tu sĩ và phải ra khỏi chùa do các vị sư nhiều lần điện thoại, lên mạng để trả lời phỏng vấn, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước phân biệt đối xử đồng bào và sư sãi Khmer.

Tuy nhiên, nhà sư Thạch Văn Bình nhận xét rằng: “Từ xưa đến nay, sư chưa thấy các dân tộc sống bình đẳng tại Việt Nam. Chính dân tộc của họ, đôi khi họ còn đàn áp về quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hồi họp. Do đó, chưa thấy cái mà Việt Nam tham gia ký kết với quốc tế rồi họ tôn trọng luật quốc tế nhân quyền.”

Trong khi đó, ông Hứa Sĩ Hùng khẳng định chính sách của chính phủ Cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng tất cả các dân tộc. Mọi dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật và được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Ông Hứa Sĩ Hùng: “Đối với đồng bào dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo thì mình thực hiện đúng theo pháp luật. Đồng bào Khmer ở đây vẫn sống bình thường đâu có gì đâu. Tín ngưỡng tôn giáo vẫn đảm bảo đúng theo pháp luật.”

Mặc dù chính phủ Việt Nam luôn khẳng định thực thi đầy đủ các công ước họ ký, đặc biệt đảm bảo các quyền con người cơ bản nhưng thực tế cụ thể vẫn bị người dân trong và ngoài nước phản ánh. Theo họ, cộng đồng Khmer Krom sẽ tiếp tục biểu tình nếu chính phủ không thả nhà sư và người dân đang bị giam cầm.

 


 

 




--

 

 
Mh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link