From: Truc Cao
Mộc tồn cẩu sự
Nguyễn thị Cỏ May
Việt Nam là nơi thị trường
thịt chó và nhà hàng ăn thịt chó đang phát triển mạnh vậy mà hôm 15/06 vừa qua,
tại Hà Nội, các nhà chủ chó lập đàng cúng cơm cho chó và làm lễ cầu siêu cho
chó vô cùng trọng thể, với thầy chùa chủ lễ trong tiếng chuông mỏ trang nghiêm,
không thua trai đàng cầu siêu cho con người.
Nghĩa trang chó rộng hàng
ngàn m2, với những ngôi mộ và lối đi lót đá hoa cương lộng lẫy, hương đăng hoa
quả tươm tất. Ở đường Trương Định, Hà Nội, có cả khách sạn 5 sao dành cho chó
giai cấp đại gia. Trong lúc đó một thầy giáo ở Nghệ An, quê hương Hồ Chí Minh,
bị dân chúng đánh hội đồng mang trọng thương còn nằm bịnh viện vì bị tình nghi
trộm chó. Và một phụ nữ ngoại quốc suýt toi mạng vì tội đi điều tra “chó bị ăn
thịt” cho tổ chức bảo vệ thú vật.
Chó vừa tạo ra thời sự nóng
bỏng ở Thủ đô Hà Nội không thua hiện tượng “Dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm nhơn
viên Chánh phủ”.
Cỏ May tuần này chọn nói
chuyện về chó cho phù hợp với tình hình mới.
Quan điểm về chó
Chó là con vật có nhiều tên
hơn Mèo tuy cả hai đều sống thân cận với gia chủ. Tên ở đây không phải là tên
gọi do gia chủ đặt riêng cho nó mà đó là những cách gọi khác nhau chủ yếu chỉ
nhằm tránh phải gọi “chó”. Người cựu học thâm nho thì gọi “mộc tồn” vừa cho có
chữ nghĩa thánh hiền, vừa biểu lộ tính “cao quí” của một tầng lớp sinh vật.
Phái tân học gọi “cầy tơ” chủ về nền văn minh phi vật thể ẩm thực của nhơn
loại. Kẻ chủ trương hưởng lạc theo trường phái triết gia Épicure
(Hy-Lạp ở Athènes trước công nguyên) không ngần ngại quả quyết đó là “sống trên
đời”. Đến thời kháng chiến chống Pháp, Việt minh cộng sản lập thành tích “hạ cờ
tây” để chào mừng bác đảng! Nhơn dân đồng bằng xứ Nam Kỳ nói một cách đơn giản,
mộc mạc dừa khô, nhưng rất gần gũi vừa phảng phất mùi quốc lủi “Nai đồng quê”.
Cách gọi đã khác nhau thì
khi đi vào thực tiễn, chó cũng cho loài người nhiều món nổi tiếng khác nhau.
Chó có tiếng sủa vang. Loài người khi luận về chó cũng lắm ý kiến, quan điểm
khác nhau, chống đối nhau ỏm tỏi.
Người phương Tây yêu quí
chó vì chó là người bạn trung thành, thông minh, luôn được nhắc tới với ngụ ý
tốt. Nhưng chó, theo quan niệm phương Đông hay Việt Nam nói riêng, không phải
trường hợp nào cũng gợi tới điều hay, ý tốt. Điều đó được thể hiện khá rõ trong
kho tàng tục ngữ, ca dao. Bên cạnh những thành ngữ ca ngợi đức tính trung thành
của con chó như “nhứt khuyển nhì mã” thì cũng có những thành ngữ, tục
ngữ với hình ảnh con chó hàm ý không tốt đẹp như “chó dại cắn quàng” hay
“giỡn chó, chó liếm mặt”. Nếu nói rằng người Việt ta ai cũng yêu mến,
quý trọng chó thì không hẳn đúng. Đến như người Mỹ, Pháp, Anh, Đức,… có tiếng
là thương chó “Gia đình thường gồm có vợ chồng và con chó” mà vào mùa Hè họ vẫn
đem chó vứt bỏ ngoài đường để đi nghỉ Hè. Hết Hè, trở về lại tìm mua chó nuôi
nữa.
Yêu chó, quý chó hay ghét
chó, khinh chó. Đó là quan điểm riêng của mỗi người. Nói ai đúng, ai sai, đều
là cách phản ứng chủ quan, nặng tinh thần phe cánh. Tranh cãi nhau lại càng vô
lý, vô duyên.
“Cẩu sự” là vậy. Còn “cẩu
nhục” thì sao? Thịt chó đơn giản chỉ là một món ăn.
Trên thực tế sẽ không đơn
gìản như vậy. Những người yêu chó, quý chó thì không nỡ ăn thịt chó. Chứ không
vì mình là người văn minh, đầy tính nhân đạo. Còn người thích ăn thịt chó, thì
bảo vệ quan điểm “sống trên đời không ăn thịt chó, mai kia xuống âm phủ, biết
có hay không?”
Thịt cầy, lịch sử và đạo lý
Làm thịt cầy (La
cynophagie) là một bộ môn thuộc nghệ thuật làm bếp và văn hóa ẩm thực có từ xa
xưa của nhiều xứ Á châu như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên,… và Phi châu.
Riêng ở Nam Dương, dân công giáo hưởng ứng nền văn minh ẩm thực này. Phần còn
lại, đại đa số là dân Hồi giáo thì kiêng cử như kiêng cử thịt heo.
Nhiều nước Âu châu phản đối
ăn thịt cầy vừa bày tỏ sự ghê tởm. Vào cuối thế kỷ XX, luật pháp còn ngăn cấm
nghiêm ngặt việc giết cầy làm thịt. Nhiều Hội bảo vệ thú vật ra đời. Ở Pháp có
nữ minh tinh Brigitte Bardot làm Hội trưởng APA hoạt động tích cực. Bà di
chuyển bằng phi cơ. Tới kỳ bầu cử Tổng thống, bà ủng hộ ai, người đó sẽ có
nhiều may mắn đắc cử.
Ăn thịt cầy rất phổ biến
vào thời cổ đại La-Mã và ở vài nơi khác. Thịt cầy hầu như chưa bao giờ thật sự
vắng bóng ở Âu châu. Vào đầu thế kỷ qua, người ta còn thấy vài tiệm thịt cầy ở
Pháp. Ở cuối thế kỷ XIX, ở Paris đầy rẫy tiệm thịt cầy. Và chợ bán chó họp chợ
ngay trên đường Saint Honoré, một đường phố sang trọng ngày nay.
Người ta không ăn thịt cầy
từ khi những con vật được phân loại “thú rừng”, “thú nhà” như heo, gà, vịt,...
và “thú thân cận” như chó, mèo,… Tuy nhiên, việc ăn thịt cầy dường như
ngày nay vẫn còn duy trì trong chốn riêng tư như ở vài vùng quê hẻo lành ở Thụy
Sĩ. Trái lại, thịt cầy lại được ưu đãi ở Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam. Ở
Trung Hoa, mỗi ngày có hơn 30 000 con chó bị làm thịt và mỗi năm có tới
hơn 10 triệu con tẩm bổ cho các chú Ba Trung Hoa khá giả. Ở đây có cả trại chăn
nuôi chó thịt. Riêng ở Hồng kông thịt chó bị cấm. Vì ảnh hưởng nền văn minh Anh
quốc?
Vài tôn giáo ở Á châu như
Bà-la-môn, Hồi giáo, cấm ăn thịt chó như thịt heo. Phật giáo ngăn cấm các thứ
thịt do cấm sát sanh. Riêng các hệ phái Thiên Chúa giáo tỏ ra dễ dãi với việc
ăn hay không thịt cầy và các thứ động vật khác.
Những vùng địa lý ăn thịt
cầy
Ở Âu châu.
Nhắc lại việc ăn thịt cầy ở
Pháp. Dân Gô-loa (Gaullois) ăn thịt cầy như các loại thịt khác. Tiệm bán thịt
cầy ở Pháp chỉ mới đóng cửa vào cuối tiền bán thế kỷ XX. Ngày nay, dân Pháp hải
ngoại như dân Tahiti làm thịt cầy ăn mừng Quốc khánh.
Hồi Đệ I Thế chiến, nhà thơ
Guillaume Apollinaire viết:
“Một vài người vừa từ giã
chúng ta
Trước một cửa hàng thịt chó
Đã mua ở đây bữa ăn tối của
họ,…”
Trong nhiều bài viết của
những đại văn hào như Victor Hugo, Gustave Flaubert,... người đọc thấy mô tả
những bữa ăn gồm có món thịt cầy.
Ở Đức, tiệm thịt cầy sau
cùng đóng cửa năm 1940. Dân Đức tiêu thụ thịt cầy cho tới Đệ II Thế chiến vì
Chánh quyền Đức quốc xã, năm 1943, kiểm soát vệ sinh việc buôn bán thịt cầy.
Ở Thụy Sĩ, luật cấm buôn
bán thịt cầy nhưng luật không cấm ăn thịt cầy trong gia đình hay giữa bè bạn.
Ngày nay, dân Thụy Sĩ cực kỳ văn minh, vẫn còn ăn thịt cầy và cả thịt mèo. Đây
là thực tế làm cho Thụy Sĩ trở thành bạn đồng hội đồng thuyền với Trung Hoa và
Việt Nam. Về cả hai mặt: mặt ẩm thực và mặt pháp lý. Ăn thịt cầy hay thịt mèo
không có gì khác hơn thịt bò, thịt heo hay thịt gà. Vì thịt là thịt mà thôi.
Một phụ nữ Thụy Sĩ giải thích “nếu ăn thịt cầy bị cấm, thì chúng tôi cũng
phải bị cấm ăn các thứ thịt khác, như heo, gà, bò,... ”.
Một anh hàng thịt Thụy Sĩ
nói “Thịt cầy sấy khô, ăn, khó ai biết đó là thịt cầy. Nó ngon tuyệt vời. Nó
là một thứ snack nhiều người ưa thích lúc giải lao”.
Ngày xưa, không ai cảm thấy
khó chịu khi thấy trên bàn ăn dọn món thịt cầy. Nhưng ngày nay, thịt cầy xuất
hiện trên bàn ăn chắc khó tránh khỏi bị nhiều người phản đối. Do bị ảnh hưởng
các hội bảo vệ thú vật hay vì có nhiều thứ thịt khác nhau để chọn lựa?
Ở Á châu
Ở các nước như Trung Hoa
cộng sản, Trung Hoa Đài Loan, Triều Tiên, Việt Nam, Phi-Luật-Tân, Lào, Miến
Điện,... đều có truyền thống lâu đời ăn thịt cầy vì thịt cầy được xem như một
thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ thận, cường dương. Và chỉ dành riêng cho đàn
ông vì nó còn chứa đặc tính kích thích mạnh.
Cùng ở Á châu nhưng Nhật
Bản lại không hưởng ứng món thịt cầy. Trong văn hóa Nhật Bản, con chó được quí
trọng. Chỉ có nhà hàng Đại Hàn ở Nhật có bán thịt cầy mà thôi.
Ở Việt Nam, nhà hàng thịt
cầy và cửa hàng thịt cầy tươi hoạt động mạnh. Hằng ngày, ở Long Bình phân phối
đi các nơi cả mươi tấn cầy sống. Con buôn phải qua tận Thái Lan, Cao Miên, Lào
lùng thu mua cầy sống chở về cho thị trường Việt Nam.
Ở Phi châu
Dân phi châu ở vài quốc gia
ăn thịt cầy theo tập tục nghi lễ địa phương. Ở nơi khác, họ ăn thịt cầy như
thịt heo, thịt gà.
Ở Burkina Faso, có nhiều
nhóm dân ăn thịt cầy thường xuyên. Chợ bày bán thịt cầy cùng với thịt khác như
heo, gà, bò,...
Không ăn thịt cầy, không
phải người Việt Nam
Trong tháng 4 vừa qua, xảy
ra việc tranh cãi chung quanh một dĩa thịt cầy: 1/ Tại sao người Việt Nam ăn
thịt cầy? 2/ Bạn (là người Việt Nam) có ăn thịt cầy không?
Vì người Âu châu ngày nay
không còn mấy người ăn thịt cầy nữa nên câu hỏi đó đặt ra cho một người Việt Nam,
nhứt là người Việt Nam đến từ Miền Bắc, không thể không hàm ý một biểu hiện kỳ
thị.
Thật ra người Việt Nam ăn
thịt cầy nhưng không phải ăn bất kỳ loại cầy nào. Họ chỉ ăn loại cầy thịt, tức
loại cầy có vóc dáng nhỏ. Được cầy hương là ngon tuyệt. Thông thường thì vàng
hơn mực. Nhưng không có thì cầy nào cũng được. Còn hơn không! Loại cầy to lớn
của Âu châu, họ không ăn. Một phần vì thịt không ngon. Mặt khác, loại cầy này
được nuôi để phục vụ đời sống con người nên chúng trở thành thân thiết và hữu
ích. Như cầy đi săn, kéo xe, bảo vệ, chiến đấu, giữ nhà,...
Về quan hệ giữa con chó với
người Âu châu, người Việt Nam chúng ta có con trâu đi cày “Trâu ơi, ta bảo
trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. Cấy cày vốn việc nông gia. Ta
đây, trâu đó, ai mà quản công” nên người Việt Nam kiêng cử thịt trâu cũng
giống như người Âu châu kiêng cử thịt cầy.
Nếu nói rằng người Việt Nam
có tập quán ăn thịt cầy vì xứ thiếu chăn nuôi nên thiếu thịt là điều không
đúng. Họ ăn thịt cầy vì sở thích ẩm thực mà không vì thiếu thịt. Đổi cái đùi
cầy lấy cái đùi heo, chưa chắc họ chịu đổi.
Dân ăn thịt cầy sành điệu
thường phân biệt “con chó với con má”. Theo sự phân biệt này, con
chó là con vật khôn. Nó không bao giờ ăn thịt đồng loại, còn con má là con vật
ngu, gặp thịt là ăn, không biết phân biệt. Ăn thịt cầy là ăn thịt con má này.
Nhưng khi ăn thịt cầy, có ai biết phân biệt không?
Ở Sài Gòn sau 30/4, người
dân thường chửi đổng, nhắm vào VC, những lúc bất mãn “Nay là thời chó đẻ”.
Nhưng bị sửa lại “Thời chó chết” mới đúng vì “chó đẻ” là chó còn sống được nên
mới đẻ.
Giám mục Seitz phục vụ ở
Việt Nam, đặc biệt vùng Cao nguyên, ghi hồi ký gồm 93 trang, hai phần. Ông bắt
đầu ngày 7 tháng 4/1975 với tựa sách “Thời chó câm”. Sau đó, ông bị trục
xuất về Pháp và ông điều khiển một Chủng viện ở ngoại ô Paris, vùng Marne la
Vallée, đem theo vài chủng sinh gốc Thượng. Trong số chủng sinh này, có người
đậu Cử nhơn Triết ở Sorbonne hiện có vợ đầm, sanh sống ở Vendée, miền Tây-Bắc
nước Pháp. Có người làm thợ điện tử nhưng lúc nào cũng chờ để trở về xứ. Người
sau cùng trở thành Linh mục và hiện phục vụ tại một giáo xứ của Paris XV.
Cộng sản tới, chó không dám
sủa. Không riêng gì chỉ có con người!
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment