Saturday, June 29, 2013

Người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt ?


From: Dung Le <
To:
Sent: Tue, Jun 25, 2013 7:47 pm
Subject: [ The "ugly" Vietnamese ở khắp nơi !!!!

 

 

Không chỉ buồn 5 phút mà phải cúi gằm trong tủi hỗ. Người xưa nói: Bần cùng sinh đạo tặc, Phú quí sinh lễ nghĩa. Nhưng bây giờ thì khác: Đạo tặc sinh phú quí, Bần cùng sinh lễ nghĩa. Bởi vì có móc ngoặc tham ô mới được phú quí, có phú qúi mới đi du lịch du học lao động hợp tác nên mới có cơ hội ăn cắp vặt làm xấu nòi giống. Còn bần cùng muốn được việc phải có bao thơ, quà cáp - lễ nghĩa mà. Lẽ tất nhiên không phải là tất cả.  Ai còn chút lương tâm hãy cố gắng bảo vệ thanh danh cá nhân và dân tộc.

 
 

Người Vit Nht b kỳ th vì ăn cp vt ?

80 năm dưới chế độ CS/XHCN, miền Bắc, 38 năm miền Nam: chế độ CS 
đã giáo dục công dân VN như thế này sao ?)
(8image
Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Bức ảnh chụp tấm biển được đăng trên một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật hôm 8/6 vừa qua. Căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh, nhiều cư dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.
 
Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Cư dân mạng có nickname Duc Dollar bày tỏ: “Đọc giọng văn là hiểu nó nhắc nhở người Việt Nam chớ có ăn cắp, cảnh báo bọn tội phạm Việt chứ không phải là viết cho dễ hiểu gì cả”.
 
Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó "đá đồ" nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.
 
Nickname Huỳnh Khánh Ngọc cũng quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người ViệtNam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.
image
Ông Ngô Hùng Lâm (giữa)
Khi cộng đồng mạng đang xôn xao về bức ảnh, doanh nhân Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
 
image
Ông chia sẻ: “Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.
 
Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

Đến giám đốc cũng “chôm” đồ

Độc giả Trọng Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở TPHCM, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài.
Độc giả này kể: “Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ xách hàng như siêu thị tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này tiện tay “đá” luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói, mấy gói nghi kẻ nghèo” thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.
image
Tấm biển dành cho người Việt ở Thái Lan
Độc giả có tên Hà Nguyễn, hiện đang sống ở nước ngoài cho biết, người Việt ở nước ngoài ăn trộm, ăn cắp rất nhiều. Độc giả này kể: “Một điều đáng xấu hổ là người Việt ở nước ngoài ăn trộm vặt rất nhiều. Và thái độ khinh bỉ và coi thường của người nước ngoài đối với một số người ăn cắp vặt ảnh hưởng đến đại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đôi khi đi ra đường tôi không muốn làm quen với người Việt vì thấy xấu hổ”.
Độc giả Oanh thì cho biết, chị sang Đài Loan công tác cũng gặp những tấm biển cảnh báo nạn trộm cắp vặt viết bằng tiếng Việt tương tự như tấm biển bên nhật. “Chứng tỏ người Việt có rất nhiều “thành tích” ở khắp nơi”, độc giả này đúc kết.
Không chỉ ăn cắp, ăn trộm vặt, có độc giả còn cho biết, một số người Việt sống ở nước ngoài còn lập hẳn đường dây để “tuồn” đồ ăn cắp về Việt Nam bán. Có người đi du học ở Nhật về còn khoe thành tích “ăn cắp không bị camera phát hiện” với bạn bè như một niềm tự hào.
 
Và đến trẻ con cũng biết gian lận, độc giả Phi Nhung chia sẻ: “Thật đáng xấu hổ, ăn cắp vặt, gian lận, đố kỵ ...là thói xấu đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam mất rồi! Tôi đã từng chứng kiến một bà mẹ, làm phó giám đốc một cơ quan quản lý hẳn hoi, không phải thiếu tiền, nhưng khi đưa con đi nghỉ mát vào nhà hàng ăn thịt nướng, đứa con gái của bà đã sớm nhiễm thói ma lanh, ăn xong ném que xiên thịt xuống đất và giấu đi, khi nhà hàng đếm xiên để thanh toán không biết để tính tiền và thành tích này của con được bà mẹ hết lời khen là thông minh, nhanh nhẹn và còn khoe thành tích của con với đám nhân viên đi cùng. Thói xấu được nuôi dưỡng như thế, làm sao đây?”.

Túng thiếu nên bất chấp liêm sỉ?

Một bộ phận độc giả cho rằng, thói trộm cắp vặt của người Việt khi ra nước ngoài là do cuộc sống khó khăn, buộc họ phải làm “liều”.
image
Tấm biển cảnh báo người Việt ở Nhật Bản
Độc giả Nguyễn Phước phân tích: “Nguyên nhân sâu xa là do các trung tâm du học Nhật Bản, các trường dạy tiếng Nhật vì lợi nhuận mà chấp nhận học sinh du học với trình độ tiếng Nhật quá thấp. Do vậy khi các em sang Nhật không thể xin được việc, không có tiền trang trải cuộc sống nên đã làm liều”.
“Theo tôi được biết thì hiện nay nhiều bạn tìm cách sang Nhật để kiếm việc làm thông qua con đường du học. Họ không có mục đích học tập, chỉ mong sang kiếm việc làm, chi phí môi giới được gọi bằng tên chi phí tư vấn du học rất tốn kém, ngoài ra còn cả chi phí cho thời gian học chút ít tiếng Nhật ở Việt Nam theo yêu cầu..
Và không tìm hiểu kỹ chuyện tìm việc khi sang tới đây (có lẽ người tư vấn thường nói tới chuyện tìm việc quá dễ dàng), nhưng kinh tế Nhật đang khó khăn người Nhật còn gian nan huống gì người Việt. Các bạn sang Nhật theo diện này khi sang đây thường chẳng có tiền dự phòng vì nghĩ đi làm được ngay. Cho nên chuyện ăn cắp, làm việc xấu để kiếm sống tất yếu xảy ra. Thành phố có tấm biển trên là thành phố Omya - tỉnh Saitama”, độc giả Ly Lan chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, một số độc giả lại cho rằng, thói trộm cắp của người Việt đã “ăn vào máu”, không chỉ người nghèo mà ngay cả những người giàu cũng có thói này.
image
Độc giả Phùng Quang Huy bày tỏ: “Dân Việt chúng ta thật sự có những tật xấu này, cả ở những người có tiền thậm chí nhiều tiền chứ không riêng những người túng thiếu. Không phải vô lý mà nhiều người đã phát biểu cảm thấy xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam? Nên chăng chúng ta có những qui định pháp luật tiếp tục xử phạt tội làm mất thể diện dân tộc, nhục quốc thể với những hành vi xấu như trên sau khi họ đã bị chính quyền nước sở tại xử lý theo pháp luật nước đó. Đồng thời phải xem lại việc giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ nhỏ”.
“Đất nước quá nghèo khổ nên dân khốn khổ không còn nghĩ gì hơn là bất chấp liêm sỉ để "giành khả năng sống sót". Tuy nhiên, ở không ít nước khác còn nghèo khổ hơn, tại sao dân không mang tiếng? Có phải vì người nghèo khó ở những đất nước gia kia có văn hóa hơn và biết chăm lo cho thể diện quốc gia hơn người Việt. Xét về quy luật sinh tồn thì có vẻ không hợp lý.
 
image
Nhưng có lẽ bởi người Việt đã tự sinh ra văn hóa của mình trong ứng xử với nhau. Ở đây những người có cơ may hơn người khác thường sắn sàng chà đạp lên đồng tộc. Đến khi những kẻ dưới đáy ngoi lên lại chà đạp lên những người như họ trước kia. Và như thế nó ăn vào huyết quản thành gien di truyền không ai cần quan tâm đến liêm sỉ, dĩ nhiên thể diện quốc gia thì lại càng quá xa vời. Xin đừng trách những người Việt ở nước ngoài. Hãy trách những người Việt đang sống với nhau ngay trong nước!”, độc giả Quốc Mạnh tiếp lời.
K. Minh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link