Monday, June 24, 2013

‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’


 

Kính chuyển.

 

ĐXD

 

From: hung vu

Sent: Monday, June 24, 2013 1:30 AM

To: phonang

Subject: [PhungSuXaHoi] ‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’

 

 

Chủ nhật, 23/06/2013



Tin tức / Việt Nam


‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’



Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nhiều công nhân Việt Nam 'bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần'.Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nhiều công nhân Việt Nam 'bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần'.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



Hình ảnh/Video



Video

Hàng trăm lao động 'chui' bị bắt



Video

Cuộc sống 'chui' trong 'thành phố ngầm'



Video

Điều trần tại Hạ viện Mỹ tố cáo VN vi phạm nhân quyền


CỠ CHỮ 


20.06.2013

Một phúc trình mới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cho biết Việt Nam là điểm xuất phát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động sang nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Đài Loan, Malaysia hay Hàn Quốc, và nhiều người trong số đó phải làm việc như lao động khổ sai.

Theo báo cáo có tên gọi ‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’, nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các tập đoàn nhà nước cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi làm việc ở nước ngoài với giá cao.

Điều này khiến các công nhân xuất khẩu lao động của Việt Nam vướng vào cảnh nợ nần chồng chất thuộc loại cao nhất trong các công nhân xuất khẩu lao động châu Á, nên họ dễ bị buộc phải lao động khổ sai.

Anh Trần Ngọc Sơn, một công nhân lao động Việt Nam ở Nam Triều Tiên, cho biết có tình trạng người lao động phải bỏ ra số tiền ‘quá nhiều so với quy định của nhà nước’.

Anh nói: “Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn gì. Nhưng đối với một số gia đình điều kiện còn hơi nghèo một chút, thì họ không có một số tiền, không đủ chi phí trang trải, họ phải vay mượn. Một số người đi theo các đường dây (đưa người ra nước ngoài), thì tất nhiên họ phải chạy chọt này nọ. Đa số ai cũng bảo phải mất từ 6 tháng, và nếu như người nào nhiều là một năm, để trả nợ số tiền đã vay. Tùy từng trường hợp”.

Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn gì. Nhưng đối với một số gia đình điều kiện còn hơi nghèo một chút, thì họ không có một số tiền, không đủ chi phí trang trải, họ phải vay mượn.

Anh Trần Ngọc Sơn nói.

Theo báo cáo về nạn buôn người, nhiều lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Phúc trình có đoạn: “Nhiều công nhân bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần”.

Công nhân Trần Ngọc Sơn đồng ý với nhận định này. Anh nói có tình trạng người lao động phải làm việc thêm giờ mà không được trả tiền, nhất là những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở Hàn Quốc, nhưng giờ không còn phổ biến như xưa.

Anh cho hay: “Bên công nghiệp thì hầu như không có vì bây giờ nhân quyền ở các nước phát triển khá là mạnh. Các tổ chức phi chính phủ hay các trung tâm giúp đỡ người lao động ngoại quốc hoạt động cũng khá mạnh cho nên những trường hợp (phải làm thêm giờ mà không được trả tiền) rất là ít. Nói chung so với ngày xưa thì giảm rất nhiều”.

‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’ của Hoa Kỳ còn cho rằng nhiều công ty tuyển dụng Việt Nam chỉ cho phép các công nhân đọc các hợp đồng ngay trước ngày lên đường đi làm việc ở nước ngoài.

Báo cáo còn cho hay, một số công nhân phải ký vào các hợp đồng viết bằng ngôn ngữ mà họ không thể hiểu được cũng như không được trợ giúp trong khi xảy ra các tình thế bất ngờ.

Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng gần như tất cả người lao động phải trả phí tuyển dụng cao.

Điều đó là đúng vì mình phải bôn ba ra ngoài để kiếm ăn, kiếm đồng tiền, nhưng mà đánh đổi với sự gò bó, sự chèn ép một chút đấy, thì mình có đồng tiền đáng giá hơn ở Việt Nam với sức mình bỏ ra như vậy.

Anh Trần Ngọc Sơn nói.

Nhiều người lao động bị buộc phải trở về Việt Nam sớm, thường sau một hay hai năm, thì không thể trả khoản tiền nợ đã vay để ra nước ngoài làm việc.

Anh Sơn nói các công xuất khẩu lao động  phải đánh đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Anh nhận xét: “Đi làm thuê ở nước ngoài, tất nhiên mình phụ thuộc vào họ, và mình làm thuê cho họ, thì tất nhiên cũng khổ hơn ở nhà với bố mẹ. Điều đó là đúng vì mình phải bôn ba ra ngoài để kiếm ăn, kiếm đồng tiền, nhưng mà đánh đổi với sự gò bó, sự chèn ép một chút đấy, thì mình có đồng tiền đáng giá hơn ở Việt Nam với sức mình bỏ ra như vậy. Có một số người khi về họ đổi đời. Họ kiếm được số tiền, họ lo cho anh em, bố mẹ cuộc sống sung túc hơn”.

Ngoài vấn đề lao động nhập cư, phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ còn đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của nạn buôn người ở Việt Nam như mãi dâm, tội phạm có tổ chức hay tình trạng lạm dụng tình dục.

Phúc trình cho hay, các nhóm tội phạm Anh và Trung Quốc có liên quan tới việc trẻ em người Việt bị buộc phải làm việc tại những nơi trồng cần sa ở Anh.

Đây là một trong những vấn đề mà cả London và Hà Nội cũng quan tâm và đang tìm cách giải quyết.

Về quyết tâm của chính phủ Việt Nam, phúc trình của Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn với các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người, nhưng hiện đang nỗ lực để thực hiện điều đó.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link