Wednesday, September 12, 2012

Tam Quốc Chí: Bàn Cờ Chính Trị Thế Giới Hiện Nay

Tiên-sinh Nguyễn Văn Lộc nhã giám.
Bàn cờ chính trị thế giới hiện nay tương ứng với thời Chiến Quốc !
Thế giới hiện tại Đa cực.Tuy nhiên, Tư Bản Mỹ là Cực " mạnh nhất "
bao trùm và lấn át tất cả, tiềm ẩn : một nước Tần hùng mạnh và bạo lực
của thửa xa xưa ...
Thời Tam Quốc không đủyếu tố để " ví von " cho bàn cờ chính trị thế giới
hiện tại !
Kính.
Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris

De : NGUYEN VAN
À :
Envoyé le : Mardi 11 septembre 2012 3h57

Objet : [Daploisongnui] Tam Quốc Chí: Bàn Cờ Chính Trị Thế Giới Hiện Nay
Tam Quốc Chí: Bàn Cờ Chính Trị Thế Giới Hiện Nay


Những gì đang xảy ra trên bàn cờ chính trị thế giới hiện nay, cũng không khác gì so với bàn cờ của thời Tam Quốc, nếu để ý và so sánh chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ngay.
Trong tuần này chúng ta lạm bàn một chút về sự so sánh này.

Vào cuối đời Hán, do sự lụn bại của triều Hán, chư hầu khắp nơi nổi lên xưng hùng xưng bá khắp nơi, và họ qui thành 3 mối chính. Phía Bắc nơi kinh đô nhà Hán vẫn do Hán thiếu Đế cai trị, tuy nhiên tất cả quyền hành đều nằm trong tay của Tào Tháo, về sau con trai Tào Tháo cướp ngôi nhà Hán lập ra nhà Ngụy, gọi là Bắc Ngụy.
Miền Đông Nam của Trung Nguyên do Tôn Quyền, em của Tôn Sách, trịvì gọi là Đông Ngô hay Giang Đông. Miền Tây của Trung Nguyên do Lưu Bị chiếm giữ, gọi là Tây Thục.
Sau nhiều năm chinh chiến, cuối cùng Trung Quốc bị chia làm hai gọi là thời Nam Bắc Triều, tức là nhà Lương và nhà Tấn, trước khi Trần Hậu Chủ thống nhất cả Trung Nguyên, sau đó đến nhà Tùy, và cuối cùng nhà Đường thống nhất thiên hạ trị vì được hơn 300 năm.

Trên đây là đại khái quá trình lịch sử của Trung Hoa. Bây giờ so sánh với thếchính trị đương đại, 3 khối thế lực mạnh nhất hiện nay có thể ảnh hưởng đến cảthế giới là Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu Châu và Trung Hoa. Xét kỹ và phân tích sẽ nhìn thấy vai trò của 3 khối thế lực này hiện rõ trong Tam Quốc Chí.

Tào Tháo mượn danh nhà Hán để khống chế các chư hầu, vốn là một kẻ gian hùng nhưng có tài khiến cho từ trên xuống dưới của nhà Hán đều không dám cãi lời. Lúc nào Tào Tháo cũng nhân danh chư hầu để tìm cách thao túng, thôn tín các chưhầu nhỏ.
Hình ảnh này chính là hình ảnh của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ luôn giương cao ngọn cờ dân chủ và luôn xen vào mọi nơi trên quả địa cầu. Ở một khía cạnh nào đó kểtừ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ đã chiếm vị trí độc tôn lãnh đạo thế giới, tương tự như nhà Hán hiệu lệnh chư hầu. Tuy nhiên, tốt hay xấu, tùy thuộc vào kẻ lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Trung Quốc tuy lúc nào cũng có dã tâm bành trướng chủ nghĩa bá quyền, nhưng Trung Quốc bao giờ cũng giấu kín dã tâm này, và luôn có vai trò thụ động trong LHQ. Ngoại trừ, kể từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, Trung Quốcđã chủ động hơn.
Hình ảnh này không khác nào hình ảnh của Tôn Quyền đất GiangĐông, lúc nào cũng mang hùng tâm thống nhất thiên hạ thu về một cõi, nhưng vì bảo thủ nên Tôn Quyền vẫn để cho kẻ địch tấn công trước rồi mới phản công. Xét theo Tam Quốc Chí, Trung Quốc xem như một biểu tượng của Đông Ngô.

Còn lại khối Âu Châu, ai cũng biết Lưu Bị lận đận nhiều năm mới hùng chiếm miền Giang Tây của Trung Hoa để xưng bá. Đa số những người theo phò Lưu Bị đều là anh hùng tứ xứ, binh mã gồm già trẻ bé lớn đều có, giống như tình hình của Liên hiệp Âu châu hiện nay. Đó là hình ảnh phối hợp nhiều thành phần khác nhau, hay nhiều quốc gia nhỏ liên hợp với nhau thành một khối lớn, chính là hình ảnh của Lưu Bị ở Tây Thục.
Thêm vào đó, Lưu Bị vốn là một cao thủ về chính trị, nước mắt của ông ta rất lợi hại, có thể thay đổi cả cục diện, thay đổi cả ý hướng của một con người, cũng giống như Liên hiệp Âu châu hiện nay đa số là những thành phần thiên tả, mị dân hơn thành phần cực hữu, không khác gì nước mắt của Lưu Huyền Đức.

Khối Trung Đông cũng giống như Rợ Khương, lúc ẩn lúc hiện quấy phá ba khối cường quốc trên, bàn cờ Tam Quốc hiện rõ như ban ngày ngay trong chính thời đại của chúng ta.

Đương nhiên đây chỉ là sự so sánh chủ quan, bên trong còn có nhiều điều hay hơn nữa, nếu nghiên cứu thêm sẽ bất ngờ với những gì xảy ra hàng ngàn năm trước vẫn còn hiện hữu ngay trong đời sống thực tại hàng ngày của chúng ta.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link