Saturday, November 17, 2012

RE: Chuyện thời Bác Hồ, thiếu Cứt nộp cho Bác.

RE: Chuyện thời Bác Hồ, thiếu Cứt nộp cho Bác.


  Hoangyen Nguyen <

Đọc bài này rồi thấy buồn quá , thật là không thể tưởng tượng nổi ngày xưa ( nghiã là trước 1975 ) một nửa nước Vn lại phải sống trong cảnh nhục nhằn , đê tiện đến như vậy mà những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam như tôi chưa từng bao giờ nghĩ tới . So sánh hình ảnh cuả Saigon và Hà Nội những năm 60-70 thật là một trời một vực . Miền Nam bây giờ dù đã tuột dốc , dù đã mất hết những tươi đẹp xưa , nhưng đất miền Nam và dân miền Nam vẫn còn giữ được đôi chút phong cách cũ

nó làm cho miền Nam và miền Bắc dù sao cũng có ... chút chút cách biệt , do vậy mà cái văn hoá " phở mắng bún chửi " và một số " văn hoá " khác cuả miền Bắc khó nhập cư vào miền Nam chăng ? 

Thật ra khi đọc những bài viết dưới đây tôi rất đau xót cho thân phận người miền Bắc thời ấy , thương cho người dân thấp cổ bé miệng suốt đời bị đoạ đày , đói khổ

mà " đầy tớ cuả dân " thì lắm tiền nhiều cuả chỉ biết bóp cổ , bóp họng " chủ " mà thôi !

 

HY    


From: sanduyle
Date: Fri, 16 Nov 2012 12:39:07 -0800
Subject:


Chuyện thời Bác Hồ, thiếu Cứt nộp cho Bác

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TÀU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)

SAO "BÁC HỒ" ĂN NHIỀU CỨT THẾ

FYI

 JCTran

----------Original Message----------


From:
Date: Nov 16, 2012 1:55:09 PM
Subject: Fwd: Chuyện thời Bác Hồ, thiếu Cứt nộp cho Bác.

Chuyện thời Bác Hồ, thiếu Cứt nộp cho Bác.

 

 

 

Chuyện này có thật chứ không phải chuyện tiếu lâm ! ... Vì sau khi CS cưỡng chiếm Miền Nam và cho dân đi lại
giữa 2 miền ,một anh bạn thân của tôi đi theo thân nhân ra thăm miền Bắc có chụp được một số hình ảnh trong đó
có hình chụp một dãy cầu tiêu xây gần đường xe chạy, bức tường phía sau xoay ra mặt đường đều có kẻ chữ khá rõ
" Cấm ăn cắp Cứt ! " . Khi về Nam , anh bạn cho xem hình khiến bọn tôi bò lăn ra cười đến nỗi suýt vãi cả ra quần !..
Nhưng trong chuyện này nói nếu không đủ thuế Cứt thì không cấp gạo cho ăn ! Vô lý quá ! Con người như cỗ máy
phải có nguyên liệu là Gạo thì mới ra thành phẩm là Cứt chứ bộ ăn đất thành Cứt à ?.. Sao lũ thích Cứt này ngu quá xá !...
TK.



Chuyện có thật ở miền Bắc- "Nợ Cứt".
Nhận được từ một email, xin gửi đến các bạn.
Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người.
Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi.

Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu. Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ.

Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng.
Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.

Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."

Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó.
Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là
nợ thiếu cứt nộp cho Bác.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link