Wednesday, November 14, 2012

Thêm Một Cụ Bà Bị Giết


 

 

 Thêm Một Cụ Bà Bị Giết

(11/13/2012)

Tác giả : Trần Khải

Thêm một cái chết dưới tay công an Hà Nội. Và tất cả các quan chức toàn quốc đều câm lặng.

Lần này, là một cụ bà diện cán bộ có công, và cái chết này diễn ra dưới bạo lực công an, trước mặt nhiều nhân chứng.

Lần này, cụ bà dân oan này đã chết vì công an xô đẩy giữa vườn hoa Hà Nội, thủ đô của thiên đường xã hội chủ nghĩa của ông Hồ.

Lần này, xác cụ bà bị giết đã mau chóng bị bao vây trong bệnh viện Saint Paul.

Bản tin RFI kể rằng:

“Một phụ nữ quê ở tỉnh Thanh Hóa lên Hà Nội biểu tình phản đối chính quyền lấy đất đã bị thiệt mạng khi công an đến giải tán. Vụ việc xảy ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng vào sáng nay 12/11/2102. Theo tin từ các blog «lề dân», nạn nhân là bà Hà Thị Nhung, 76 tuổi, ở xóm 6, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa. RFI phỏng vấn cụ bà Lê Hiền Đức về sự kiện.

Người phụ nữ này vừa giương biểu ngữ thì bị công an ập đến kéo đi và đã ngất xỉu khi bị xô kéo thô bạo. Hiện xác của nạn nhân đang nằm tại bệnh viện Xanh-Pôn (Saint Paul ).

Theo lời cụ bà Lê Hiền Đức, nạn nhân Hà Thị Nhung là một trong số hàng trăm dân oan từ các tỉnh kéo về Hà Nội trong những ngày qua để khiếu kiện. Bà Hà Thị Nhung là một cán bộ cách mạng lão thành, không có lương hưu mà còn bị cướp đất. Hiện nay, công an bao vây chặt chẽ bệnh viện Saint Paul, không cho dân oan và thân nhân vào bệnh viện.

Trả lời câu hỏi của RFI, cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ chống tham nhũng tại Hà Nội cho biết thêm thông tin như sau: «Đây có thể là vụ nhân dân thứ 20 chết trong tay công an kể từ đầu năm nay….»(hết trích)

Trong khi đó, bản tin VOA phỏng vấn một số nhân chứng khác đã ghi nhận:

“...Những người chứng kiến nói sau khi bị công an tràn tới dẹp biểu ngữ, xô đẩy, và áp vào bên trong vườn hoa, bà Nhung đã ngã lịm xuống đất. Người dân xung quanh kêu cứu, nhưng lực lượng an ninh bỏ mặc. Bà con đã kêu xe cấp cứu đưa bà Nhung vào bệnh viện Saint Paul, nhưng không kịp cứu chữa.

Bà Mai, một người trong đoàn biểu tình tận mắt chứng kiến vụ xô đẩy sáng ngày 12/11 dẫn đến cái chết của bà Nhung, thuật lại với VOA Việt ngữ:

“Sáng nay khoảng 7:30 phút, chúng tôi có mặt tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở thủ đô Hà Nội. Chúng tôi khoảng 8 người dân ở các tỉnh gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Dương, và một số cư dân Hà Nội. Chúng tôi xuống đó để đón đoàn đại biểu Quốc hội, giương biểu ngữ để tố cáo một số cán bộ tham nhũng ở các tỉnh. Có khoảng 7 chiến sĩ công an và 7 dân quân tự vệ ra ngăn cản không cho chúng tôi đứng trên vỉa hè mặc dù chúng tôi không hề xuống đường, vi phạm lề đường. Các anh trật tự đó bấu véo để lôi kéo chúng tôi vào. Hàng rào người (an ninh) cứ áp áp, đẩy đẩy vào thì bà Nhung từ từ xỉu xuống.”

Những người trong đoàn biểu tình cho biết bà Nhung, người từng được nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng nhì, đã đi gõ cửa các nơi từ địa phương tới trung ương để tố cáo tham nhũng và đòi quyền lợi sau 30 năm cống hiến cho cách mạng nhưng bị ngược đãi, bất công.

Một nhân chứng khác cũng đi cùng đoàn biểu tình với nạn nhân là bà Cúc từ Thanh Hóa, cho biết thêm:

“Tôi với bà Nhung cùng đi ra một lúc, đem băng cờ, biểu ngữ ra để đả đảo chống tham nhũng. Bà Nhung đứng trên vườn hoa chứ không xuống lề đường. Bà ca hát, kêu đảng và nhà nước trả lại quyền lợi cho bà vì bà có công với nhà nước. Công an họ ngăn, đẩy chúng tôi và bà Nhung vào. Tôi nhìn thấy bà nằm soài xuống. Tôi tưởng bà nằm nghỉ cơ, nhưng không ngờ là bà chết rồi. Công an họ đứng rào như bức tường thành để che các câu khẩu hiệu của chúng tôi. Bây giờ số dân đi kiện bị họ đàn áp ghê lắm. Họ bắt bớ, đàn áp, không cho căng khẩu hiệu, bảo là đấu tranh thì về địa phương mà đấu tranh. Nhưng chúng tôi đã đến các nơi, các cơ quan để nộp đơn từ. Vào các ông to không được, nộp đơn ở ngoài thì kêu không thấu được. Chúng tôi lên số 1 Ngô Thì Nhậm, rồi ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, chỗ dân đi kiện đó để đòi quyền lợi. Đường lối của đảng đề ra một đường nhưng làm một nẻo. Bây giờ chúng tôi chả còn tin tưởng gì nữa hết. Khi bà Nhung chết ở vườn hoa, chúng tôi hương khói cho bà, nhưng công an dẹp, không cho hương khói. Họ ném bát hương xuống hồ và vứt hết.”

Đến chiều tối cùng ngày, những người biểu tình đi cùng vẫn còn bị công an cô lập bên ngoài bệnh viện, không cho hỏi han kết quả khám nghiệm tử thi và ngăn không cho tiếp xúc với người nhà của nạn nhân.

Bà Mai nói:

“Hiện thời, tôi đang ở bệnh viện từ sáng tới giờ, túc trực từ lúc đưa xác bác Nhung vào đây, nhưng cũng không được tiếp xúc với gia đình và cũng không tiếp xúc được với thông tin mổ tử thi và nguyên nhân cái chết thế nào. Hoàn toàn công an cô lập chúng tôi, không cho chúng tôi tiếp cận.”...”(hết trích)

Trong khi đó, mạng Dân Làm Báo ghi nhận:

“Lúc 16 giờ chiều nay, chị Bùi Thị Minh Hằng cập nhật một số thông tin trên Facebook:

Vừa mới đây tôi gọi điện cho một số Dân Oan có mặt khi bà cụ Nhung bị xô đẩy và dẫn đến cái chết của cụ.

Dân Oan cho biết hiện có mấy người nhà của cụ Nhung đã từ Thanh Hóa ra nhưng công an đang tìm mọi cách cô lập họ không cho tiếp xúc với những nhân chứng để có thông tin về cái chết của Mẹ, Bà mình.... Đồng thời họ cho 1 công an tiếp cận chỉ 1 người trong số dân oan để lấy lời khai...

Rất nhiều biểu hiện cho thấy đang có dàn dựng và làm sai lệch về cái chết cũng như bưng bít thông tin che đậy tội ác "Giết người" của đám côn đồ công cụ.

Chúng ta hãy cùng nhau chuyển tải thông tin và theo dõi mọi diễn biến để kịp thời góp phần tỗ cáo tội ác của những con thú hết tính người này...”(hết trích)

Tại sao như thế?

Và tại sao những người đang họp trong Quốc Hội vẫn bưng mắt, bịt tai, ngậm miệng... trước những thảm cảnh đau lòng ngay giữa những vườn hoa Hà Nội như thế?

Sự im lặng của các quan chức có phải để làm toàn dân nghe rõ hơn tiếng khóc của người dân oan, và của những tang gia khóc hận vì công an?

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-2/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link