Động đất Sông Tranh 2: thách thức chính phủ
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-11-16
Một ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an Quốc hội về sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2, chiều 15/11 hàng ngàn người dân Bắc Trà My kinh hoàng chạy thoát thân vì trận động đất 4.7 độ richter được mô tả là mạnh nhất chưa từng có.
|
|
|
|
|
Động đất mạnh chưa từng có
Nếu hôm Thứ Tư các báo mạng đầy ắp câu chuyện văn hoá từ chức liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì hôm sau Thứ Năm các báo điện tử đều dành chỗ lớn nhất để thông tin trận động đất làm rung chuyển nhà cửa, công trình công cộng ở Bắc Trà My với ảnh hưởng lan tỏa khu vực bán kính 100km không chỉ địa bàn Quảng Nam mà xa tới tận Thành phố Quảng Ngãi.
Trong câu chuyện với chúng tôi vào tối 15/11, TS Lê Huy Minh viện phó Viện Vật lý Địa Cầu xác nhận đây là trận động đất mạnh nhất ghi nhận được trong số vài trăm trận động đất xảy ra kể từ khi Công trình Thủy điện Sông Tranh được xây dựng.
“ Trận động đất này chấn tâm cách thân đập khoảng 8km, theo đánh giá, một mặt nó có magnitude lớn hơn và chấn tiêu có vẻ nông hơn cho nên tầm ảnh hưởng độ rung động lan truyền nó rộng hơn so với những trận động đất trước đây.”TS Lê Huy Minh
Trận động đất này chấn tâm cách thân đập khoảng 8km... nó có magnitude lớn hơn và chấn tiêu có vẻ nông hơn cho nên tầm ảnh hưởng độ rung động lan truyền nó rộng hơn so với những trận động đất trước đây
TS Lê Huy Minh
VnExpress trích lời nhân chứng, mô tả một khung cảnh hãi hùng ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Chiều 15/11 là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, tổ trưởng dân phố đang phát biểu khai mạc ngày hội thì từ lòng đất phát ra tiếng nổ đùng đùng, mặt đất chao đảo. Mọi người nháo nhào bỏ chạy khỏi nhà văn hóa. Cùng lúc, tiếng khóc thét của học sinh ở các trường học, tiếng la hét thất thanh của người dân chạy ra khỏi nhà càng làm nỗi sợ hãi về động đất lên đến cực độ.
Trong khi đó báo Người Lao động Online mô tả, không chỉ người dân huyện Bắc Trà My nghe rung lắc mà người dân các huyện Tiên Phước, Phú Ninh, Núi Thành và cả TP Tam Kỳ - Quảng
Mảng tường lớn tại Trường mẫu giáo
Hoa Phượng (xã Trà Đốc) bị bể.thanhnien
online
Nam cách thủy điện Sông Tranh 2
khoảng hơn 100 km cũng cảm nhận được động đất kèm theo tiếng nổ lớn. Ông Phạm
Hồng Đức, Phó Chủ tịch Hội Nông dân
huyện Phú Ninh nói với báo Người Lao Động là ở chỗ ông cách Thủy điện
Sông Tranh 2 khoảng gần 90 km mà cũng thấy khiếp chứ huống hồ gì sống ở nơi
tâm chấn.
Cách Thủy điện Sông Tranh 2 khoảng gần 90 km mà cũng thấy khiếp chứ huống hồ gì sống ở nơi tâm chấn
Ông Phạm Hồng Đức
Sau vài trăm trận động đất từ khi có Thủy điện Sông Tranh 2, chính quyền địa phương cũng cho thấy sức chịu đựng đã tới hạn. Ông Nguyễn Thế Tài bí thư Huyện ủy Huyện Bắc Trà My phát biểu:
“Chúng tôi có ý kiến là, làm gì thì làm phải tuyệt đối an toàn trước đã, an toàn tính mạng của nhân dân.”
Nói về ảnh hưởng lan tỏa của trận động đất 4.7 này, VnExpress đưa tin, tại Quảng Ngãi người dân nhiều địa phương như Tây Trà,Trà Bồng, Ba Tơ, Mộ Đức, Tư Nghĩa và TP Quảng Ngãi cũng hoảng loạn chạy ra khỏi nhà, ra khỏi nơi làm việc vì mặt đất rung lắc mạnh.
Một kỹ sư kể lại với VnExpress: nhân viên Công ty lọc-hóa dầu Bình Sơn đang làm việc tại khu
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời PV
báo chí trên thân đập Sông
Tranh 2, ngay sau ngày xẩy ra trận động đất (15/11/2012). Courtesy dantri
online
nhà cao tầng ở đường Hùng Vương TP.
Quảng Ngãi bỗng thấy bộ bình trà rung rinh kêu leng keng, sàn nhà chao lắc qua
lại. Sợ quá mọi người thoát khỏi phòng theo thang lầu chạy xuống đất.
Ai tin Thuỷ điện Sông Tranh 2 an toàn?
Trước khi trận động đất 4.7 độ richter xảy ra, theo VnExpress hôm 12/11 Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng truy vấn và cho là Bộ trưởng trả lời không dứt khoát về sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói là người dân không quan tâm tới số liệu kỹ thuật khả năng chịu động đất của đập mà chỉ quan tâm đến việc họ có thể ở lại hay là phải ra đi. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời: “Nếu ở mực nước tràn thì hoàn toàn yên tâm, người dân cứ ở đó không phải đi đâu hết.” VnExpess trích lời Đại biểu Ngô Văn Minh truy vấn: “Rung lắc suốt ngày như vậy thì vỡ kết cấu bờ vai đập. Bộ trưởng bảo yên tâm hay không thì dân vẫn phải ở đó, đi đâu cho được, nếu vỡ đập ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên.
Người dân không quan tâm tới số liệu kỹ thuật khả năng chịu động đất của đập mà chỉ quan tâm đến việc họ có thể ở lại hay là phải ra đi
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng
Hiện nay dù Bắc Trà My chưa xảy ra động đất cực đại 5.5 độ richter là mức thiết kế kháng chấn của đập Thủy điện Sông Tranh 2, nhưng nhà cửa, công trình công cộng tuy chưa sụp đổ nhưng phần lớn đều bị nứt vách, lún nền. Vậy thì người dân làm sao có thể yên tâm khi gánh chịu hàng trăm trận động đất mà trước khi có Thủy điện Sông Tranh 2, khu vực Bắc Trà My không xảy ra. Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Lê Huy Minh, viện phó Viện Vật lý Địa cầu và được ông trả lời:
“Thực ra khi làm Thủy điện Sông Tranh thì không ai lường tới được là động đất kích thích ở khu vực ấy lại phức tạp đến như vậy, thực tế là như vậy. Từ trước đến nay ở Việt Nam khi xây
Người dân Bắc Trà My vẫn chưa hết bất
an sau những hiện tượng động đất. Courtesy laodong online
dựng thủy điện thì mọi người luôn
luôn nghĩ rằng ở những vùng ngoài Bắc thì động đất mạnh hơn thì có thể gây nên
động đất kích thích. Thí dụ Hồ thủy điện Hòa Bình hoặc tiếp sau đó là Thủy Điện
Sơn La thì mới đặt vấn đề nghiên cứu về động đất kích thích.
Nếu ở mực nước tràn thì hoàn toàn yên tâm, người dân cứ ở đó không phải đi đâu hết
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng
Thế nhưng động đất kích thích dồn dập lại có cường độ lớn như thế thì Thủy điện Sông Tranh 2 là nơi đầu tiên ở Việt Nam phải gánh chịu. Thực tế nếu như mà lường trước được động đất kích thích ở Sông Tranh như thế này thì tôi nghĩ rằng không nên xây dựng thủy điện ở khu vực này làm gì. Vì cái lợi của thủy điện mang lại là có điện nhưng lại mang điều bất an tới cho nhân dân nếu mà lường trước được thì chả ai cho xây dựng đập thủy điện ở đây.”
Theo Người Lao Động Online, về vấn đề Thủy điện đang gây bức xúc, ngày 14/11 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của Quốc hội xác định rằng các dự án thủy điện dù hiệu quả tới đâu nhưng không đáp ứng được các yêu cầu thì không làm. 5 yêu cầu mà Thủ tướng đưa ra là Phải đảm bảo an toàn về hồ đập, tính mạng của người dân. Phải bảo đảm an cư cho người dân tái định cư. Không tác động xấu đến môi trường. Phải đảm bảo hiệu quả từ kinh tế đến xã hội và môi trường. Thực hiện đúng các qui định của pháp luật.
Về Thủy điện Sông Tranh 2 Thủ tướng xác định nguyên văn: “Đến hôm nay, các chuyên gia chuyên ngành trong nước, cả 2 công ty tư vấn hàng dầu của Nhật và Thụy Sĩ báo cáo Thủy điện Sông Tranh 2 an toàn. Các cơ quan nghiên cứu trong nước cũng khẳng định an toàn. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, với mục tiêu bảo đảm an toàn cao nhất tính mạng của nhân dân, Chính phủ đã giao cho Hội đồng nghiệm thu Nhà nước lập tổ công tác theo dõi thường xuyên công trình này. Cần thực hiện các giải pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ, nhất là theo dõi động đất kích thích mà thời gian qua thường xảy ra. Thủ tướng cũng giao cho Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tiếp tục tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các nhà khoa học về thủy điện Sông Tranh 2.”
Rung lắc suốt ngày như vậy thì vỡ kết cấu bờ vai đập. Bộ trưởng bảo yên tâm hay không thì dân vẫn phải ở đó, đi đâu cho được, nếu vỡ đập ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên
Đại biểu Ngô Văn Minh
GSTS Nguyễn Thế Hùng giảng dạy tại khoa xây dựng thủy điện thủy lợi Đại học Bách khoa Đà Nẵng một người quan tâm nhiều đến sự an toàn của người dân Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam phát biểu:
“Trách nhiệm của các nhà khoa học là phải nói lên tiếng nói trung thực để từ đó Nhà nước, các cơ quan hữu trách họ nghe thấy tiếng nói trung thực đó để tìm ra nguyên nhân tháo gỡ những khó khăn. Bây giờ thủy điện bỏ ra số tiền lớn với mục đích thu lại lợi nhuận, nhưng các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng thấy nó nguy hiểm thì cũng phải bỏ chứ không có cách gì khác. Bởi vì tính mạng con người là quan trọng bậc nhất chứ không thể làm ra để lấy tiền rồi gây thiệt hại sinh mạng người dân. Sinh mạng là quí nhất, công trình xét thấy cần bỏ là phải bỏ.”
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng hoàn thành cuối năm 2010, công suất lắp đặt 190 MW. Đập thủy điện được thiết kế trên độ cao 100 mét so với hạ lưu, dung tích hồ chứa 730 triệu mét khối nước. Kể từ khi tích nước hồ và phát điện cuối năm 2010 động đất kích thích với những tiếng nổ như bom liên tục xảy ra. Cuối năm 2011, đập Sông Tranh 2 bị rò rỉ nước phun như thác. Chủ đầu tư là Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã tiến hành sửa chữa và hoàn tất hồi tháng 9 vừa qua. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đánh giá đập an toàn.
Tuy vậy giới khoa học độc lập nghi ngờ về tính an toàn của đập trước tình trạng động đất kích thích liên tiếp xảy ra trong hai năm qua và dự báo động đất cực đại lên tới 6.0 độ richter vượt thiết kế kháng chấn của đập với hậu quả vỡ đập gây thảm họa. Từ đó yêu cầu thiết lập các kịch bản vỡ đập để bảo vệ sinh mạng người dân ở hạ lưu.
Do vậy Chính phủ một mặt khẳng định đập an toàn, một mặt quyết định ngừng tích nước trong vòng một năm, đặc biệt trong mùa mưa lũ hiện nay để theo dõi. Tuy ngừng tích nước nhưng hồ thủy điện Sông Tranh 2 vẫn có nước tự nhiên và nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 vẫn phát điện bình thường, trong bối cảnh động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra với cường độ cao hơn và không ai có thể nói trước điều gì.
Theo
dòng thời sự:
- Sông Tranh 2:
Đánh cược tính mạng người dân
- Tiếp tục động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh
- Sự cố Sông Tranh 2 và những điều đáng quan ngại
- Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao?
- Nguyên nhân nứt đập thuỷ điện sông Tranh sắp
được công bố
- Chủ đầu tư nhận lỗi kỹ thuật tại thủy điện sông
Tranh
- Quảng Nam yêu cầu EVN khẩn trương xử lý vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2
- Vẫn chưa có giải pháp cho vụ nứt đập Sông Tranh 2
- Lượng nước rò rỉ trên thân đập Sông Tranh đã giảm
- Sự cố Sông Tranh 2: biện pháp sửa chữa có thuyết phục?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment