Phu nhân Tập Cận Bình - giọng ca đỉnh cao Trung Quốc
Bà Bành Lệ Viện sở hữu
gương mặt đẹp, gu ăn mặc hợp thời trang và trên hết là giọng ca chinh phục đông
đảo nhân dân Trung Quốc.
Bành Lệ Viện - phu nhân
của tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình - là nữ ca sĩ nổi
tiếng Trung Quốc, đại diện tiêu biểu của dòng nhạc dân tộc đương đại. Không
những vậy, bà còn là thạc sĩ thanh nhạc dân tộc đầu tiên của Trung Quốc, nghệ
sĩ nhạc cách mạng được yêu thích bậc nhất. Hiện nay, bà Bành giữ nhiều trọng
trách trong lĩnh vực âm nhạc như Ủy viên trị sự Hiệp hội Nghệ sĩ âm nhạc Trung
Quốc; Giáo sư thỉnh giảng ở các Học viện Âm nhạc Trung Quốc, Học viện Âm nhạc
Sư phạm Thượng Hải; Chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa nhạc Tổng bộ Chính trị Quân
Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc...
|
Thiếu tướng, nghệ sĩ biểu diễn Bành Lệ Viện. Ảnh: Xinhua.
|
Bành Lệ Viện sinh năm
1962, người Sơn Đông, học thanh nhạc từ năm 14 tuổi. Năm 1980, Lệ Viện đại diện
cho trường nghệ thuật Tế Ninh, Sơn Đông đến Bắc Kinh tham gia một buổi biểu
diễn văn nghệ. Giọng hát của cô gái 18 tuổi làm chấn động giới âm nhạc Bắc Kinh
thời bấy giờ.
Sau thành công ấn tượng
trên, bà được nhà nước cử đi biểu diễn ở 6 nước châu Âu và nhận được sự ủng hộ
nhiệt liệt. Cùng năm đó, Bành Lệ Viện vào quân đội, trở thành chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa. Lệ Viện thời bấy giờ là ngôi sao của quân binh Quân Giải Phóng.
Sau đó, bà thi vào khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Trung Quốc, lấy bằng đại
học và học vị Thạc sĩ ở đây.
Năm 1990, Bành Lệ Viện
tổ chức một loạt buổi biểu diễn quy mô lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu
và Singapore. Tổng thống Singapore bấy giờ là Vương Đỉnh Xương tới dự và đánh
giá nữ ca sĩ rất cao. Từ đó, Lệ Viện nhiều lần đại diện Trung Quốc lưu diễn
nước ngoài, bà đã đặt chân đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu ca
kịch và âm nhạc dân tộc Trung Quốc ra thế giới.
|
Hình ảnh biểu diễn của nghệ sĩ Bành Lệ Viện. Ảnh: Xinhua.
|
Năm 2007, nhân dịp kỷ
niệm 80 năm thành lập Quân Giải Phóng Nhân dân Trung quốc, Bành Lệ Viện phát
hành album Anh em sĩ binh của tôi. Album tập hợp những ca khúc hay nhất
của bà về đề tài cách mạng. Sản phẩm trở thành tài liệu quan trọng đóng góp cho
âm nhạc dân tộc Trung Quốc.
Thành công của Bành Lệ
Viện là một điển hình trong giới nghệ sĩ hát nhạc dân tộc. Nghệ sĩ piano nổi
tiếng Lưu Thi Côn nói: “Bành Lệ Viện đúc rút được những cái hay nhất ở các nghệ
sĩ khác, học hỏi tinh hoa nghệ thuật, dám thử cái mới, không ngừng vượt qua bản
thân. Lệ Viện kiên định tìm tòi trên con đường âm nhạc dân tộc, có cống hiến
kiệt xuất cho sự phát triển của âm nhạc Trung Quốc nói chung và nhạc cách mạng
nói riêng".
|
Chân dung phu nhân Tập Cận Bình. Ảnh: Sina.
|
Trong sự nghiệp biểu
diễn, Bành Lệ Viện đã đến rất nhiều căn cứ cách mạng, biên cương hải đảo, doanh
trại quân đội, vùng núi khó khăn, khu vực dân tộc thiểu số... nối kết trái tim
của người dân. Chính vì vậy, đời nghệ thuật của bà ghi sâu trong tâm hồn quần
chúng. Tài năng và tâm hồn của Bành Lệ Viện chinh phục đông đảo người nghe nhạc
ở cả trong nước và nước ngoài, bà được gọi là “Ca thần đến từ chốn tiên cảnh”.
"Tìm một người
thích hợp để đại diện cho hình ảnh của phụ nữ Trung Quốc hơn bà Bành Lệ Viện là
một nhiệm vụ bất khả thi"
là nhận định của tạp chí Southern People Weekly trong một bài báo được
công bố năm 2005. "Bành Lệ Viện có gương mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt
sáng và hàm răng trắng. Bà ấy là một người chính trực và đơn giản, thẳng thắn
và thân thiện. Bà ấy không chỉ quyến rũ giới chính trị mà còn khiến quần chúng
say đắm".
Bành Lệ Viện kết hôn với
ông Tập Cận Bình vào tháng 9/1987. Năm 1992, Bành Lệ Viện sinh con gái, cô bé
được đặt tên là Tập Minh Trạch. Hiện, Minh Trạch là sinh viên đại học Havard,
Mỹ.
Nữ tướng tài sắc của lãnh đạo Trung Quốc
Nhan sắc hoàn hảo, giọng
hát cao vút, sự nghiệp lẫy lừng, gia đình hạnh phúc, đó là những gì truyền
thông Trung Quốc miêu tả bà Bành Lệ Viện, phu nhân phó Chủ tịch nước Tập Cận
Bình, người dự kiến lên tổng bí thư tại đại hội 18 này.
|
Chân dung bà Bành Lệ Viện. Ảnh: ChinaDaily
|
Là một trong những giọng
nữ cao xuất sắc nhất Trung Quốc, là đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) trong cuộc chiến chống lại bệnh lao và HIV, hồ sơ của phu nhân phó Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bành Lệ Viện, có thể khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Hiện tại, bà Bành đang
tham gia các chương trình tình nguyện nhằm giúp đỡ nạn nhân động đất và từng
chung tay với tỷ phú Bill Gates trong một chiến dịch chống hút thuốc tại Bắc
Kinh. Ngoài các sứ mệnh trong công tác dân sự, bà còn có hàm thiếu tướng quân
đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Có một người chồng tài giỏi,
bản thân có diện mạo hấp dẫn và sự nghiệp thành công, người phụ nữ 49 tuổi này
còn khiến tất cả các bậc cha mẹ khác phải mơ ước, bởi cô con gái của bà đang
theo học tại Đại học Havard lừng lẫy ở Mỹ.
Giữa lúc Trung Quốc tiến
sát tới Đại hội Đảng Cộng sản 18, sẽ khai mạc ngày 8 tháng 11 tới, tất cả đều
hiểu rằng đất nước này sẽ sớm có một nhà lãnh đạo mới, đó là chồng của bà Bành,
ông Tập Cận Bình.
Những người phụ nữ 'khuynh nước khuynh thành'
Sau chuỗi sự kiện liên
quan tới Tứ Nhân Bang, với sự tham gia của bà Giang Thanh, người vợ luôn thèm
khát quyền lực của Chủ tịch Mao Trạch Đông, các đệ nhất phu nhân Trung Quốc
thường kín tiếng trước công chúng. Giang Thanh phu nhân, người từng bị gắn với
cái tên "Bạch Cốt Tinh", đã phải nhận một bản án tử hình hoãn thi
hành vì tội chống đối chính quyền, và tự tử không lâu sau khi được ra khỏi tù.
Ngay khi danh tiếng của
ông Tập Cận Bình bắt đầu nổi lên vào năm 2007, rất nhiều nhà quan sát đã nhận
định rằng bà Bành, vợ ông, sẽ là một phụ nữ theo chủ nghĩa quốc tế, một vị phu
nhân có phong thái Tây phương với tư tưởng hiện đại và cởi mở.
Tuy nhiên, điều đó không
đồng nghĩa với việc Đảng Cộng sản có thể làm ngơ trong quá trình xây dựng hình
ảnh một đệ nhất phu nhân cho vị "nữ tướng" này. Họ sẽ phải đủ tinh tế
và thông minh để gạt đi những định kiến đã kéo dài hàng nghìn năm ở Trung Quốc,
rằng phụ nữ không được phép nắm giữ quá nhiều quyền lực và sức mạnh, cũng như
những lời đồn thổi đang ngày một lan rộng về lối sống giàu sang của tầng lớp
tinh hoa.
"Vẫn còn rất nhiều
định kiến trong suy nghĩ của người Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Họ cho rằng chỉ có hai loại phụ nữ, hoặc nô lệ hoặc nữ hoàng", Ross
Terrill, người từng về viết tiểu sử của Chủ tịch Mao và Giang Thanh phu nhân,
nói. "Họ vẫn cho rằng phụ nữ sẽ làm đàn ông lạc lối, đặc biệt trong những
vấn đề quan trọng của đất nước."
Hình ảnh những người phụ
nữ "khuynh nước khuynh thành" đã một lần nữa xuất hiện trong thời
gian gần đây, khi một trong những lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, Bí thư Tỉnh
ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị. Vợ ông Bạc, bà Cốc
Khai Lai, một luật sư nổi tiếng, đã bị xử tử hình ân hạn do giết chết một doanh
nhân người Anh.
Bà Bành có thể sẽ trở
thành một báu vật quý giá trong sự nghiệp của ông Tập, Terrill nhận định. Liệu
bà có tiếp tục sự nghiệp riêng và có ảnh hưởng hay không có thể là "phép
thử về cách mà Trung Quốc hiện đại hóa đất nước", tác gia nói.
|
Phu nhân Bành Lệ Viện trong một buổi biểu diễn. Ảnh: WWD
|
Người của công chúng
Tạp chí OK! ấn bản tiếng
Trung số tháng 10 đã dành cả trang số 7 để giới thiệu về một chính trị gia nổi
tiếng và vợ của ông. Các bức ảnh về "tủ quần áo hoàn hảo" của vị phu
nhân nổi tiếng, chi tiết về những buổi hẹn hò giữa hai vợ chồng, thậm chí cả
bản sao giấy chứng nhận kết hôn của họ cũng được công bố trên mặt báo. Tuy
nhiên, cặp đôi được nhắc tới không phải ông bà Tập, mà là vợ chồng Tổng thống
Mỹ Barack Obama.
Tổng biên tập OK! Trung
Quốc, Feng Chuxuan, nói rằng từ tháng 5, tạp chí đã bắt đầu công bố các bài
viết về những người phụ nữ của gia đình Kennedy, cựu đệ nhất phu nhân Pháp
Carla Bruni-Sarkozy, Công nương Kate Middleton và Công nương quá cố Diana. Tất
cả đều nhằm đáp đứng nhu cầu của bạn đọc.
Tuy nhiên, tạp chí này
không có bất cứ dự định gì về việc xuất bản một bài báo mà trong đó, đệ nhất
phu nhân tương lai Bành Lệ Viện là nhân vật chính. "Độc giả không đề nghị
chúng tôi viết những bài báo về phu nhân các lãnh đạo Trung Quốc, vì họ biết
những câu chuyện kiểu đó không thể lọt ra ngoài", ông nói. "Chúng tôi
biết mình không thể khai thác được những chủ đề dạng này."
Mặc dù các quan chức
đang tại vị hoặc đã nghỉ hưu đều thường xuyên xuất hiện trước công chúng cùng
vợ, nhưng những người phụ nữ này lại luôn rất kín tiếng. Hiếm hoi lắm, truyền
thông mới được chứng kiến những vị phu nhân ấy thể hiện mình.
Bà Bành dường như đã
tránh được mọi cạm bẫy mà những người nổi tiếng thường mắc phải, như bê bối về
tiền, thứ có thể làm vấy bẩn hình ảnh sạch sẽ của bà. Là một nghệ sĩ nổi tiếng,
nhưng khác với nhiều đồng nghiệp trong giới, đệ nhất phu nhân tương lai của
Trung Quốc chọn phong cách giản dị, tránh xa những bộ trang phục được thiết kế
riêng hay các món phụ kiện đắt tiền, thứ có thể bị những người dùng Internet,
với con mắt săm soi, đánh giá là dấu hiệu của tham nhũng hoặc cáo buộc bà là
người xa hoa.
"Việc tìm một người
thích hợp để đại diện cho hình ảnh của phụ nữ Trung Quốc hơn bà Bành Lệ Viện là
một nhiệm vụ bất khả thi", tạp chí Southern People Weekly nhận định trong
một bài báo được công bố năm 2005. "Bà ấy có một gương mặt đẹp như trăng
rằm, đôi mắt sáng và hàm răng trắng. Bà ấy là một người ngay thẳng và đơn giản,
thẳng thắn và thân thiện. Bà ấy không chỉ quyến rũ giới chính trị mà còn khiến
quần chúng say đắm."
Tuy nhiên, ngay cả khi
được biết đến với tư cách một nghệ sĩ nổi tiếng, việc tìm kiếm thông tin về bà
Bành trên Internet vẫn chỉ cho ra lượng kết quả giới hạn. Từ năm 2007, một số
thông tin xoay quanh chuyện gia đình của phó Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu được
các hãng truyền thông ở Trung Quốc công bố. Những bài báo chủ yếu nhấn mạnh tới
tình yêu và trách nhiệm của ông bà với tổ ấm chung, ngay cả khi họ phải dành
phần lớn thời gian của cuộc hôn nhân cho những chuyến công tác riêng và hiếm
khi có cơ hội được xuất hiện cùng nhau.
Một số nguồn tin có nhắc
tới việc bà Bành từng may tặng chồng một chiếc chăn và hoàn thành nó ngay trong
một chuyến lưu diễn, trước khi chuyển nó tới miền nam cho ông Tập, nơi vị phó
Chủ tịch Trung Quốc đang công tác. Một bài báo khác cho hay ông Tập từng vào
bếp, làm bánh màn thầu và chờ phu nhân trở về từ buổi biểu diễn mùa xuân của
đài truyền hình.
Chuyện tình yêu của vợ
chồng ông bà Tập được ghi dấu bằng những chuyến lưu diễn kéo dài của bà và các
đợt công tác dọc đất nước của ông. Ngay cả khi bà Bành sinh con vào năm 1992,
ông Tập cũng không thể có mặt vì phải tham gia chỉ huy chương trình chống bão
khẩn cấp của chính phủ.
Những câu chuyện đó, dù
có phải là sự thật hay không, cũng cần phải được chứng thực. Và những người
quan sát ở Trung Quốc vẫn luôn khẳng định rằng, họ sẽ chờ để xem vợ chồng ông
Tập Cận Bình thể hiện bản thân trong những tháng tới như thế nào.
"Với tư cách một
nhà lãnh đạo mới, bạn phải thường xuyên đem lại cảm giác mới mẻ cho người dân.
Bạn phải tăng cường niềm tin nơi quần chúng, nhất là sau những sự kiện gần đây
như vụ bê bối của Bạc Hy Lai và sự đi xuống của nền kinh tế", Cheng Li,
một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings, nói. "Ông Tập sẽ phải tự
mình làm rất nhiều việc, nhưng một người vợ xinh đẹp, nổi tiếng sẽ giúp ích cho
ông ấy rất nhiều."
Trong thập niên vừa qua,
bà Bành đã thành công khi xây dựng được một hình ảnh ấn tượng, bằng việc tham
gia vào những chiến dịch làm giảm sự kỳ thị với căn bệnh AIDS, liên kết với Bộ
Y tế và làm việc với nhiều người nổi tiếng để góp phần nâng cao nhận thức của
công chúng trước căn bệnh này. Tuy nhiên, với chính phủ Trung Quốc, AIDS vẫn
còn là một chủ đề rất nhạy cảm, và các lãnh đạo cấp cao thường tránh nhắc tới
vấn đề này trước truyền thông.
Bà Bành được bổ nhiệm vào
vị trí đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, khi Trung
Quốc đang muốn gia tăng vị thế của nước này trong những tổ chức quốc tế như
WHO. Việc này có thể được coi là một bước đi khôn ngoan của giới chức Trung
Quốc, Johanna Hood, một nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Australia, nhận
xét.
"Vị thế và vai trò
của ông Tập đã tác động không ít tới những hoạt động của bà Bành, đặc biệt
trong cách bà ấy rời khỏi truyền thông, rồi trở lại và thu hút sự chú ý của
công chúng", Hood nói.
Sau năm 2007, sự nghiệp
biểu diễn nghệ thuật của bà Bành dường như đã chấm dứt. Nhưng tới năm 2009,
công chúng lại được chứng kiến sự xuất hiện của bà trong một chương trình ở
Nhật Bản, sau đó là buổi biểu diễn với dàn bè 1.000 người trong sự kiện đánh
dấu 60 năm Quốc khánh Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay cả khi
là vợ của người đứng đầu đất nước, vẫn có những giới hạn nhất định mà bà Bành
Lệ Viện phải làm theo.
Đừng mong chờ bà ấy sẽ
xuất hiện trong chuỗi sự kiện vào tháng 11 tới theo cái cách bạn vẫn thấy ở đất
nước bên kia đại dương. Bà Bành sẽ không nắm tay chồng xuất hiện trước công
chúng như những gì các phu nhân tổng thống mới đắc cử của Mỹ vẫn thường làm tại
lễ nhậm chức, Li Yinhe, một nhà xã hội học tại Học viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, dự đoán.
"Không ai đưa vợ
tới đại hội đảng", Li nói.
(Theo
Los Angeles Times)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment