Những Viễn Ảnh Thời Cuộc Biển Đông và Việt Nam
Thanh Thủy
1.- Tội lỗi và bia miệng
Hội Nghị Trung Ương 6 của Việt cộng diễn ra từ ngày 01/10/2012 và kết thúc vào ngày 15/10/2012 tại Hà-nội.
Trước ngày Hội nghị nầy, bao nhiêu dư luận trong cũng như ngoài nước đều chĩa mũi dùi tấn công vào đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua đó, nhiều sự kiện tham ô, cướp đoạt của công, thao túng ngân hàng của cha con thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng-Nguyễn Thanh Phượng được phơi bày tận gốc rễ, những tập đoàn công ty vĩ đại bị mất vốn khổng lồ như Vinashin, Vinaline, các tổ-chức cướp đất của dân để xây khu đô thị ngoại ô Hà nội, và các ngân hàng của tập đoàn Nguyễn Thanh Phượng và tay sai như Bầu Kiên, như Trầm-Bê,…là những bằng chứng được xem là hiển nhiên.
Qua những sự kiện nầy, rất nhiều người đều nghĩ rằng Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng Cộng sản vốn được triệu tập khẩn cấp với mục đích sẽ thanh toán, hạ bệ tập đoàn của Nguyễn Tấn Dũng để cũng cố đảng, vì tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng được cho là một tập đoàn tài phiệt đỏ, chuyên quyền và tham ô quá độ làm mất uy tín của đảng, cho nên cần phải loại trừ Dũng để củng cố lại đảng. Chủ trương của nhóm nầy là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.
2.- Biện pháp giải vây và củng cố thế lực riêng
Trước nhiều áp-lực nguy hiểm xung quanh ngày càng gia tăng rất có thể bị nội bộ thanh trừng dẫn đến cái chết thê thãm như Ghedaffi của Lybia hay Saddam Huissen của Iraq, dĩ nhiên Nguyễn Tấn Dũng phải tìm cách giải vây thoát hiểm.
Việc trước tiên là để cho Nguyễn Thanh Phượng từ chức Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị các ngân hàng và những tổ chức bị mang tiếng tham ô, làm lũng đoạn ngân sách của nhà nước, sau đó phải đào thoát tức khắc ra ngoại quốc.
Được rãnh tay việc gia đình, Nguyễn Tấn Dũng tìm cách chạy tội bằng cách tuyên bố chống tham nhũng và ra lịnh bắt giam một số tay sai mà tội lỗi của họ quá lộ liễu, không thể bao che được, như Trầm Bê, như Bầu Kiên, như Dương Chí Dũng…Thật ra những con dê tế thần như Trầm Bê, như Bầu Kiên, như Dương Chí Dũng không còn ai lạ gì trong xã hội Cộng sản Việt Nam vì hiện nay nó là một thứ tệ trạng thường xảy ra nhan nhản trên khắp nước từ Nam cho chí Bắc và đã trở thành một thực trạng xã hội từ khi Hồ Chí Minh tạo ra tiền lệ đầu tiên là đổ hết tội lỗi cho Trường Chinh trong công cuộc cãi cách ruộng đất ở Miền Bắc sau năm 1954.
Nhưng tất cả những điều đó chỉ là hình thức bên ngoài để che đậy bộ mặt giả nhân, giả nghĩa bên trong, vì thực tế là trong lúc đó, Dũng đang âm thầm ra sức củng cố hạ tầng cơ sở của ông ta một cách triệt để. Việc làm nầy được thể hiện dưới hình thức đàn áp gắt gao những Dân Oan Khiếu Kiện, đàn áp gắt gao những cuộc biểu tình phản đối chánh quyền địa phương cướp nhà cướp đất, cướp ruộng vườn của dân như bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn, không riêng gì ở ngoài Bắc mà lan tràn ở khắp nơi, xảy ra đều giống nhau thì rõ ràng là có hệ thống từ trên xuống dưới qua đường dây của đảng Việt cộng.
Những việc đàn áp dân nầy cốt yếu là để mua chuộc những đảng viên đàn em tay sai bằng cách dung túng, bảo vệ, và nuôi dưỡng để cho bọn chúng mặc tình tham ô ở các hạ tầng cơ sở cấp vùng, cấp tỉnh, cấp quận, cấp làng xã, công an, v.v…Mua chuộc và củng cố được đám đàn em nầy là Dũng nắm được đông đảo đảng viên trung thành để áp đảo các đối thủ khi có cuộc bầu cử trong những ngày Hội Nghị.
3.- Thực chất thái thú của một tập đoàn
Tuy nhiên, đối với chế độ Cộng sản Việt Nam, trong các đại hội để bầu chọn các cấp bộ trung ương đảng và Thủ tướng chánh phủ, một người được bầu chọn với đa số đại biểu chấp thuận để nắm quyền lãnh đạo trên đều là hình thức bên ngoài để đánh lận dư luận, thực chất bên trong đều do sự sấp xếp của quan thầy Trung Cộng. Bởi vậy, người ta không lạ gì chuyện Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Cộng từ ngày 21 đến ngày 25/9/2012, tức là trước khi khai mạc Nghị hội, lấy cớ là đi tham dự hội nghị thượng đĩnh và đầu tư Asean, nhưng thực chất là để gặp Tập Cận Bình để tỏ lòng trung thành với mẫu quốc, đồng thời nhận sự chỉ đạo và nhờ cậy ông nầy giương chiếc dù bao che. Sự kiện nầy được nhìn thấy dưới một số khía cạnh như sau:
1.- Ngày 02/10/2012, tức là ngày thứ nhì của đại Hội Nghị Trung Ương 6 đang diễn ra tại Hà nội, trong đó Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu bị tấn công thì viên Đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam là Khổng Huyễn Hựu đến gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (đang dự hội nghị) để truyềt đạt chỉ thị của Bắc Kinh cho Hội Nghị. Điều nầy cho thấy việc vận động của Nguyễn Tấn Dũng xin Trung Cộng cứu nguy đã thành công, cho nên mọi việc xem như đã an bài, những diễn tiến tiếp theo cho đến khi hội nghi kết thúc chỉ là những viên gạch lót đường dẫn đến lời nhận lỗi suông của Nguyễn Tấn Dũng và dẫn đến lời tuyên bố kết thúc hội nghị của Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng như sau:
“Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị (tránh nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng vì khiếp sợ quan thầy Trung Cộng đứng sau lưng Dũng); và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Với kết quả nầy của Hội Nghị, tất cả thành phần lãnh đạo của đảng và Thủ tướng chánh phủ không có gì thay đổi, có nghĩa là chiếc ghế Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng vẫn được giữ nguyên theo ý muốn của quan thầy Trung Cộng.
2.- Tất cả những cá nhân hay tập thể yêu nước nào lên tiếng chống Trung Cộng xâm lăng đều bị đàn áp và bị kết án nặng nề bất chấp sự phản đối của dự luận quốc tế, rõ ràng nhứt là các bản án dành cho blogger Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon và các cá nhân như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình…Nhạc sĩ Việt Khang chỉ than thở và chỉ trích chánh quyền cho nên chỉ bị phạt tù 4 năm trong khi nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình vì chống Trung Cộng xâm lăng nên bị phạt tù 6 năm mặc dù ông Trần Vũ Anh Bình không được dư luận biết đến nhiều bằng Việt Khang.
Điều nầy cho thấy rõ ràng là chống bạo quyền Việt cộng bị xử tội nhẹ hơn là chống lại quan thầy Trung Cộng xâm lăng.
3.- Theo dõi thời cuộc, chúng ta đều nhận thấy rằng, dầu bị mang tiếng xấu thế nào đi nữa thì Nguyễn Tấn Dũng bao giờ cũng là một tay sai đáng tin cậy của Trung Cộng vì chính Dũng đã trấn áp dư luận để cho tập đoàn Tàu Cộng sang Việt Nam đặt bản doanh quân sự chiến lược cho cuộc xâm lăng “ôn hòa” Việt Nam qua các chương trình khai thác quặng bauxit, thuê dài hạng các khu rừng thượng nguồn Tây nguyên, để cho người Tàu ồ ạt ra vào biên giới Việt Trung một cách tự do mà không cần chiếu khán. Những lời tuyên bố của Việt cộng để phản đối Trung Cộng chiếm các biển đảo chỉ là chiếu lệ chớ không thật sự và quyết liệt như Phi luật Tân. Để chứng minh cho việc nầy, người ta thấy được rằng, mặc dầu trong lúc có sự tranh chấp chủ quyền quyết liệt tại biển Đông, tập đoàn Bắc bộ phủ Việt cộng liên tục đề cử các cấp lãnh đạo sang Trung Cộng để nhận chỉ thị và có những lời tuyên bố như sau:
a.- ngày 12/10/2011 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng đã có bản tuyên bố chung dài 3208 chữ trong đó “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”. Sau đó, Tô Huy Rứa, một Ủy viên Bộ Chánh trị khác đã có mặt ở Bắc Kinh từ 14 đến 18-2-2012 để thông qua kế hoạch Chỉnh Ðảng của Nguyễn Phú Trọng, và xin chỉ thị của Bộ Chánh trị Ðảng Cộng sản Tàu.
Mặt khác Báo Pháp Luật của Cộng sản Việt Nam cũng cho biết “Bên lề hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tại TP Vladivostok (Nga), Thông tấn xã Cộng sản Việt Nam đưa tin ngày 7-9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào. Tại cuộc gặp, hai lãnh đạo cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung có ý nghĩa hết sức quan trọng...” (Trích Thư Cho Con ngày 17/10/2012 của Giáo Già đăng trên diễn đàn TĐV).
b.- Phần Nguyễn Tấn Dũng thì khi biết vị thế của mình bị lung lay dữ dội đã vội vã thu xếp dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Cộng sản Việt Nam tham dự Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại, đầu tư ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9, từ ngày 21 đến 25 tháng 9, năm 2012; đồng thời cũng để chúc mừng sớm Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 63.Tại đây Dũng đã “khẳng định, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài...”.(Trích thư Cho Con ngày 17/12/2012 của Giáo Già đăng trên diễn đàn TĐV)
Những sự kiện nói trên đã tự nó chứng minh một cách rõ ràng rằng Bắc bộ phủ trước sau gì cũng chỉ là một tập đoàn thái thú cho Trung Cộng mà Nguyễn Tấn Dũng là kẻ đại diện ban hành các sắc lịnh để thi hành nhiệm vụ tay sai đắc lực của mình. Trong giai đoạn sắp chuyển quyền như hiện nay, dù có những vấn đề gì đi chăng nữa thì Bắc kinh cũng không có đủ thời gian để chọn lựa một tập đoàn nào khác hơn tập đoàn hiện nay và cũng không có thời giờ để chọn một cán bộ Việt cộng nào khác hơn là tay sai trung thành đắc lực như Nguyễn Tấn Dũng, dầu cho Dũng có vẽ như dựa hơi Mỹ để kiếm lợi như dư luận đã đồn đoán.
Bởi vậy, sau khi được yên vị, những người lên tiếng chống đối Trung Cộng xâm lăng lập tức bị Dũng đưa ra toà để lãnh những bản án nặng nề để ngầm phúc trình sự trung thành của mình đối với mẫu quốc Đại Hán, đồng thời báo cáo thi hành đúng và triệt để những công tác mà Bắc kinh đã giao phó.
4.- Vấn đề Biển Đông và chiếc bẫy giăng của Trung Cộng
Biển Đông là một vùng biển rộng mênh mông, vài thập niên gần đây được khám phá có một trữ lượng tài nguyên vô cùng phong phú trong lòng biển, đặc biệt là dầu lửa, hơi đốt và các loại hải sản, đó là tài sản của các nước láng giềng mà Trung Cộng nhận thấy cần thiết phải chiếm cho được để phát triển kinh tế và quân sự để có thể trở thành siêu cường quốc vô địch hầu áp đảo thế giới trong mưu cầu “Bình Thiên Hạ” vốn chất chứa từ ngàn đời trong dòng máu của nòi giống Hán tộc.
Bởi vậy, Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1979 để làm 2 trạm kiểm soát đầu tiên, bắt đầu cho kế hoạch vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả 2 quần đảo nầy, bất chấp sự phản đối của các quốc gia có chủ quyền liên hệ và dư luận quốc tế.
Biển Đông từ trước đến nay đều có khu vực hàng hải quốc tế quan trọng vào bậc nhứt nhì trên thế giới mà hàng năm tàu bè vận chuyển qua lại một khối lượng hàng hóa vô cùng to lớn từ Bắc Á xuyên suốt Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Nếu vùng biển trong vùng lưỡi bò bị Trung Cộng cướp đoạt thì hải phận quốc tế Biển Đông sẽ không còn nữa, quyền lợi lưu thông quốc tế trên vùng biển nầy sẽ mất, các tàu hàng qua lại phải được phép và chịu sự kiểm soát của Trung Cộng.
Để đạt được nhu cầu nầy, Trung Cộng cần phải dùng mọi thủ đoạn kể cả sức mạnh quân sự để cưỡng chế Việt Nam và Phi Luật Tân, là 2 quốc gia quan trọng trong vùng có ảnh hưởng đến mưu đồ nầy, phải nhượng phần lãnh hải của mình nằm trong đường lưỡi bò cho Trung Cộng, cho nên Trung Cộng không ngừng phát triển sức mạnh hải quân và không ngớt biểu dương sức mạnh nầy của họ để đe dọa, không những riêng cho Việt Nam và Phi Luật Tân mà uy hiếp luôn tất cả các quốc gia trong khối Asean bên cạnh những áp lực thường trực về chánh trị, kinh tế.
Đối với tập đoàn thái thú Việt cộng xem như Bắc kinh đã dàn xếp tạm yên, chỉ còn lại Phi Luật Tân, một quốc gia còn nghèo nàn và lạc hậu hơn Việt Nam cho nên sự cưỡng chiếm xem ra không khó, nhưng nhu cầu sanh tử nầy của Trung Cộng đụng vào quyền lợi huyết mạch tại biển Đông của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, mặc khác, Phi Luật Tân là một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ nên có sự hợp tác quân sự song phương với nhau, để bảo vệ quyền lợi của mình và bảo vệ đồng minh, Hoa Kỳ nhảy vào nhập cuộc, đó là trở ngại lớn lao đã làm cho tiến trình xâm lăng của Trung Cộng phải bị khựng lại.
Để có thể dùng sức mạnh quân sự để cướp đoạt những lãnh hải ở Biển Đông một cách dễ dàng, Trung Cộng nhận thấy rằng việc trước tiên là phải tìm cách khuấy động chiến tranh ở những nơi xa xôi khác để Hoà Kỳ phải lâm chiến và bận rộn, sa lầy ở những nơi đó một thời gia đủ để Trung Cộng với lực lượng áp đảo tuyệt đối trong tay sẽ thừa cơ xua quân chớp nhoáng tràn xuống chiếm cả Đông Nam Á bao gồm toàn vùng Biển Đông để đặt một sự đã rồi trên bàn cờ quốc tế. Trong chiến lược đó, người ta nhận thấy xảy ra:
a.- Cuộc chiến vô cùng tàn bạo. vô nhân tại Syria cứ trì trệ dai dẳng với đầy thách thức mà đến nay đã thiệt mạng trên 37 ngàn người nhưng chưa tìm ra lối thoát,
b.- Sự thách thức thô bạo của Iran và Bắc Hàn về chương trình hạt nhân liên tục nhắm vào Hoa Kỳ và Do Thái,
c.- Những sự bạo loạn của những quốc gia Nam Phi xảy ra hàng ngày kéo theo bao nhiêu thiệt hại thảm khốc về nhân mạng.
Đàng sau những biến động ở các quốc gia trên chắc chắn phải có bàn tay thô bạo của Bắc kinh, đó là những chiếc bẫy giăng ra, nếu Hoa Kỳ bị lôi kéo nhập cuộc vào bất cứ nơi nào cũng đều bị cầm chân và có thể kéo dài thời gian như ở Iraq và A Phú Hãn, lúc đó sẽ không còn đủ sức để can thiệp vào Biển Đông nữa, mặc tình cho Bắc kinh thao túng trên toàn vùng Đông Nam Á. Một bằng chứng cụ thể là vào năm 1975, vì phải can thiệp vào mặt trận Trung Đông và Do Thái mà Hoa Kỳ phải phản bội đồng minh Việt Nam để rút chạy, làm ngơ cho Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng sa và sau đó bỏ rơi luôn để cho Việt Nam Cộng Hòa bị Việt cộng miền Bắc xua quân nhuộm đỏ cho đến ngày nay.
5.- Kết luận
Cũng may là Hoa Kỳ đã nhìn thấy chiếc bẫy giăng nầy cho nên không bị vướng vào quỹ kế chiến lược đó của Bắc kinh, trong khi đó thì cuộc tranh chấp hòn đảo Điếu Ngư với Nhựt cũng đã gây ít nhiều khó khăn cho mưu đồ của bọn bá quyền Đại Hán, nên đã khiến cho Bắc kinh vô cùng bực tức mà chưa có thể làm gì được. Những sự kiện nầy rất có lợi cho công cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam.
Nếu Hoa Kỳ quyết chí bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông và cuộc xung đột giữa Trung Cộng với Nhựt ở đảo Điếu Ngư tiếp tục diễn ra thì giấc mộng thôn tính cả vùng Đông Nam Á và Biển Đông của Trung Cộng sẽ còn rất xa vời, trong hoàn cảnh chung đó, nhiệm vụ thái thú của tập đoàn lãnh đạo Hà nội sẽ không được xem là cấp thiết đối với Trung Cộng nữa nên Bắc kinh sẽ bớt can thiệp vào Việt Nam để lo củng cố nội bộ của họ vốn có nhiều bất ổn khó giải quyết, chừng đó, với lòng yêu nước hằn ấp ủ, những chiến sĩ tranh đấu hiện nay và nhân dân Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận tiện để đứng lên dành lấy quyền tư do cho đất nước một cách dễ dàng hơn.
Thanh Thủy
Thanh Thủy
1.- Tội lỗi và bia miệng
Hội Nghị Trung Ương 6 của Việt cộng diễn ra từ ngày 01/10/2012 và kết thúc vào ngày 15/10/2012 tại Hà-nội.
Trước ngày Hội nghị nầy, bao nhiêu dư luận trong cũng như ngoài nước đều chĩa mũi dùi tấn công vào đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua đó, nhiều sự kiện tham ô, cướp đoạt của công, thao túng ngân hàng của cha con thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng-Nguyễn Thanh Phượng được phơi bày tận gốc rễ, những tập đoàn công ty vĩ đại bị mất vốn khổng lồ như Vinashin, Vinaline, các tổ-chức cướp đất của dân để xây khu đô thị ngoại ô Hà nội, và các ngân hàng của tập đoàn Nguyễn Thanh Phượng và tay sai như Bầu Kiên, như Trầm-Bê,…là những bằng chứng được xem là hiển nhiên.
Qua những sự kiện nầy, rất nhiều người đều nghĩ rằng Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng Cộng sản vốn được triệu tập khẩn cấp với mục đích sẽ thanh toán, hạ bệ tập đoàn của Nguyễn Tấn Dũng để cũng cố đảng, vì tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng được cho là một tập đoàn tài phiệt đỏ, chuyên quyền và tham ô quá độ làm mất uy tín của đảng, cho nên cần phải loại trừ Dũng để củng cố lại đảng. Chủ trương của nhóm nầy là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.
2.- Biện pháp giải vây và củng cố thế lực riêng
Trước nhiều áp-lực nguy hiểm xung quanh ngày càng gia tăng rất có thể bị nội bộ thanh trừng dẫn đến cái chết thê thãm như Ghedaffi của Lybia hay Saddam Huissen của Iraq, dĩ nhiên Nguyễn Tấn Dũng phải tìm cách giải vây thoát hiểm.
Việc trước tiên là để cho Nguyễn Thanh Phượng từ chức Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị các ngân hàng và những tổ chức bị mang tiếng tham ô, làm lũng đoạn ngân sách của nhà nước, sau đó phải đào thoát tức khắc ra ngoại quốc.
Được rãnh tay việc gia đình, Nguyễn Tấn Dũng tìm cách chạy tội bằng cách tuyên bố chống tham nhũng và ra lịnh bắt giam một số tay sai mà tội lỗi của họ quá lộ liễu, không thể bao che được, như Trầm Bê, như Bầu Kiên, như Dương Chí Dũng…Thật ra những con dê tế thần như Trầm Bê, như Bầu Kiên, như Dương Chí Dũng không còn ai lạ gì trong xã hội Cộng sản Việt Nam vì hiện nay nó là một thứ tệ trạng thường xảy ra nhan nhản trên khắp nước từ Nam cho chí Bắc và đã trở thành một thực trạng xã hội từ khi Hồ Chí Minh tạo ra tiền lệ đầu tiên là đổ hết tội lỗi cho Trường Chinh trong công cuộc cãi cách ruộng đất ở Miền Bắc sau năm 1954.
Nhưng tất cả những điều đó chỉ là hình thức bên ngoài để che đậy bộ mặt giả nhân, giả nghĩa bên trong, vì thực tế là trong lúc đó, Dũng đang âm thầm ra sức củng cố hạ tầng cơ sở của ông ta một cách triệt để. Việc làm nầy được thể hiện dưới hình thức đàn áp gắt gao những Dân Oan Khiếu Kiện, đàn áp gắt gao những cuộc biểu tình phản đối chánh quyền địa phương cướp nhà cướp đất, cướp ruộng vườn của dân như bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn, không riêng gì ở ngoài Bắc mà lan tràn ở khắp nơi, xảy ra đều giống nhau thì rõ ràng là có hệ thống từ trên xuống dưới qua đường dây của đảng Việt cộng.
Những việc đàn áp dân nầy cốt yếu là để mua chuộc những đảng viên đàn em tay sai bằng cách dung túng, bảo vệ, và nuôi dưỡng để cho bọn chúng mặc tình tham ô ở các hạ tầng cơ sở cấp vùng, cấp tỉnh, cấp quận, cấp làng xã, công an, v.v…Mua chuộc và củng cố được đám đàn em nầy là Dũng nắm được đông đảo đảng viên trung thành để áp đảo các đối thủ khi có cuộc bầu cử trong những ngày Hội Nghị.
3.- Thực chất thái thú của một tập đoàn
Tuy nhiên, đối với chế độ Cộng sản Việt Nam, trong các đại hội để bầu chọn các cấp bộ trung ương đảng và Thủ tướng chánh phủ, một người được bầu chọn với đa số đại biểu chấp thuận để nắm quyền lãnh đạo trên đều là hình thức bên ngoài để đánh lận dư luận, thực chất bên trong đều do sự sấp xếp của quan thầy Trung Cộng. Bởi vậy, người ta không lạ gì chuyện Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Cộng từ ngày 21 đến ngày 25/9/2012, tức là trước khi khai mạc Nghị hội, lấy cớ là đi tham dự hội nghị thượng đĩnh và đầu tư Asean, nhưng thực chất là để gặp Tập Cận Bình để tỏ lòng trung thành với mẫu quốc, đồng thời nhận sự chỉ đạo và nhờ cậy ông nầy giương chiếc dù bao che. Sự kiện nầy được nhìn thấy dưới một số khía cạnh như sau:
1.- Ngày 02/10/2012, tức là ngày thứ nhì của đại Hội Nghị Trung Ương 6 đang diễn ra tại Hà nội, trong đó Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu bị tấn công thì viên Đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam là Khổng Huyễn Hựu đến gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (đang dự hội nghị) để truyềt đạt chỉ thị của Bắc Kinh cho Hội Nghị. Điều nầy cho thấy việc vận động của Nguyễn Tấn Dũng xin Trung Cộng cứu nguy đã thành công, cho nên mọi việc xem như đã an bài, những diễn tiến tiếp theo cho đến khi hội nghi kết thúc chỉ là những viên gạch lót đường dẫn đến lời nhận lỗi suông của Nguyễn Tấn Dũng và dẫn đến lời tuyên bố kết thúc hội nghị của Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng như sau:
“Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị (tránh nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng vì khiếp sợ quan thầy Trung Cộng đứng sau lưng Dũng); và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Với kết quả nầy của Hội Nghị, tất cả thành phần lãnh đạo của đảng và Thủ tướng chánh phủ không có gì thay đổi, có nghĩa là chiếc ghế Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng vẫn được giữ nguyên theo ý muốn của quan thầy Trung Cộng.
2.- Tất cả những cá nhân hay tập thể yêu nước nào lên tiếng chống Trung Cộng xâm lăng đều bị đàn áp và bị kết án nặng nề bất chấp sự phản đối của dự luận quốc tế, rõ ràng nhứt là các bản án dành cho blogger Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon và các cá nhân như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình…Nhạc sĩ Việt Khang chỉ than thở và chỉ trích chánh quyền cho nên chỉ bị phạt tù 4 năm trong khi nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình vì chống Trung Cộng xâm lăng nên bị phạt tù 6 năm mặc dù ông Trần Vũ Anh Bình không được dư luận biết đến nhiều bằng Việt Khang.
Điều nầy cho thấy rõ ràng là chống bạo quyền Việt cộng bị xử tội nhẹ hơn là chống lại quan thầy Trung Cộng xâm lăng.
3.- Theo dõi thời cuộc, chúng ta đều nhận thấy rằng, dầu bị mang tiếng xấu thế nào đi nữa thì Nguyễn Tấn Dũng bao giờ cũng là một tay sai đáng tin cậy của Trung Cộng vì chính Dũng đã trấn áp dư luận để cho tập đoàn Tàu Cộng sang Việt Nam đặt bản doanh quân sự chiến lược cho cuộc xâm lăng “ôn hòa” Việt Nam qua các chương trình khai thác quặng bauxit, thuê dài hạng các khu rừng thượng nguồn Tây nguyên, để cho người Tàu ồ ạt ra vào biên giới Việt Trung một cách tự do mà không cần chiếu khán. Những lời tuyên bố của Việt cộng để phản đối Trung Cộng chiếm các biển đảo chỉ là chiếu lệ chớ không thật sự và quyết liệt như Phi luật Tân. Để chứng minh cho việc nầy, người ta thấy được rằng, mặc dầu trong lúc có sự tranh chấp chủ quyền quyết liệt tại biển Đông, tập đoàn Bắc bộ phủ Việt cộng liên tục đề cử các cấp lãnh đạo sang Trung Cộng để nhận chỉ thị và có những lời tuyên bố như sau:
a.- ngày 12/10/2011 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng đã có bản tuyên bố chung dài 3208 chữ trong đó “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”. Sau đó, Tô Huy Rứa, một Ủy viên Bộ Chánh trị khác đã có mặt ở Bắc Kinh từ 14 đến 18-2-2012 để thông qua kế hoạch Chỉnh Ðảng của Nguyễn Phú Trọng, và xin chỉ thị của Bộ Chánh trị Ðảng Cộng sản Tàu.
Mặt khác Báo Pháp Luật của Cộng sản Việt Nam cũng cho biết “Bên lề hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tại TP Vladivostok (Nga), Thông tấn xã Cộng sản Việt Nam đưa tin ngày 7-9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào. Tại cuộc gặp, hai lãnh đạo cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung có ý nghĩa hết sức quan trọng...” (Trích Thư Cho Con ngày 17/10/2012 của Giáo Già đăng trên diễn đàn TĐV).
b.- Phần Nguyễn Tấn Dũng thì khi biết vị thế của mình bị lung lay dữ dội đã vội vã thu xếp dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Cộng sản Việt Nam tham dự Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại, đầu tư ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9, từ ngày 21 đến 25 tháng 9, năm 2012; đồng thời cũng để chúc mừng sớm Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 63.Tại đây Dũng đã “khẳng định, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài...”.(Trích thư Cho Con ngày 17/12/2012 của Giáo Già đăng trên diễn đàn TĐV)
Những sự kiện nói trên đã tự nó chứng minh một cách rõ ràng rằng Bắc bộ phủ trước sau gì cũng chỉ là một tập đoàn thái thú cho Trung Cộng mà Nguyễn Tấn Dũng là kẻ đại diện ban hành các sắc lịnh để thi hành nhiệm vụ tay sai đắc lực của mình. Trong giai đoạn sắp chuyển quyền như hiện nay, dù có những vấn đề gì đi chăng nữa thì Bắc kinh cũng không có đủ thời gian để chọn lựa một tập đoàn nào khác hơn tập đoàn hiện nay và cũng không có thời giờ để chọn một cán bộ Việt cộng nào khác hơn là tay sai trung thành đắc lực như Nguyễn Tấn Dũng, dầu cho Dũng có vẽ như dựa hơi Mỹ để kiếm lợi như dư luận đã đồn đoán.
Bởi vậy, sau khi được yên vị, những người lên tiếng chống đối Trung Cộng xâm lăng lập tức bị Dũng đưa ra toà để lãnh những bản án nặng nề để ngầm phúc trình sự trung thành của mình đối với mẫu quốc Đại Hán, đồng thời báo cáo thi hành đúng và triệt để những công tác mà Bắc kinh đã giao phó.
4.- Vấn đề Biển Đông và chiếc bẫy giăng của Trung Cộng
Biển Đông là một vùng biển rộng mênh mông, vài thập niên gần đây được khám phá có một trữ lượng tài nguyên vô cùng phong phú trong lòng biển, đặc biệt là dầu lửa, hơi đốt và các loại hải sản, đó là tài sản của các nước láng giềng mà Trung Cộng nhận thấy cần thiết phải chiếm cho được để phát triển kinh tế và quân sự để có thể trở thành siêu cường quốc vô địch hầu áp đảo thế giới trong mưu cầu “Bình Thiên Hạ” vốn chất chứa từ ngàn đời trong dòng máu của nòi giống Hán tộc.
Bởi vậy, Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1979 để làm 2 trạm kiểm soát đầu tiên, bắt đầu cho kế hoạch vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả 2 quần đảo nầy, bất chấp sự phản đối của các quốc gia có chủ quyền liên hệ và dư luận quốc tế.
Biển Đông từ trước đến nay đều có khu vực hàng hải quốc tế quan trọng vào bậc nhứt nhì trên thế giới mà hàng năm tàu bè vận chuyển qua lại một khối lượng hàng hóa vô cùng to lớn từ Bắc Á xuyên suốt Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Nếu vùng biển trong vùng lưỡi bò bị Trung Cộng cướp đoạt thì hải phận quốc tế Biển Đông sẽ không còn nữa, quyền lợi lưu thông quốc tế trên vùng biển nầy sẽ mất, các tàu hàng qua lại phải được phép và chịu sự kiểm soát của Trung Cộng.
Để đạt được nhu cầu nầy, Trung Cộng cần phải dùng mọi thủ đoạn kể cả sức mạnh quân sự để cưỡng chế Việt Nam và Phi Luật Tân, là 2 quốc gia quan trọng trong vùng có ảnh hưởng đến mưu đồ nầy, phải nhượng phần lãnh hải của mình nằm trong đường lưỡi bò cho Trung Cộng, cho nên Trung Cộng không ngừng phát triển sức mạnh hải quân và không ngớt biểu dương sức mạnh nầy của họ để đe dọa, không những riêng cho Việt Nam và Phi Luật Tân mà uy hiếp luôn tất cả các quốc gia trong khối Asean bên cạnh những áp lực thường trực về chánh trị, kinh tế.
Đối với tập đoàn thái thú Việt cộng xem như Bắc kinh đã dàn xếp tạm yên, chỉ còn lại Phi Luật Tân, một quốc gia còn nghèo nàn và lạc hậu hơn Việt Nam cho nên sự cưỡng chiếm xem ra không khó, nhưng nhu cầu sanh tử nầy của Trung Cộng đụng vào quyền lợi huyết mạch tại biển Đông của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, mặc khác, Phi Luật Tân là một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ nên có sự hợp tác quân sự song phương với nhau, để bảo vệ quyền lợi của mình và bảo vệ đồng minh, Hoa Kỳ nhảy vào nhập cuộc, đó là trở ngại lớn lao đã làm cho tiến trình xâm lăng của Trung Cộng phải bị khựng lại.
Để có thể dùng sức mạnh quân sự để cướp đoạt những lãnh hải ở Biển Đông một cách dễ dàng, Trung Cộng nhận thấy rằng việc trước tiên là phải tìm cách khuấy động chiến tranh ở những nơi xa xôi khác để Hoà Kỳ phải lâm chiến và bận rộn, sa lầy ở những nơi đó một thời gia đủ để Trung Cộng với lực lượng áp đảo tuyệt đối trong tay sẽ thừa cơ xua quân chớp nhoáng tràn xuống chiếm cả Đông Nam Á bao gồm toàn vùng Biển Đông để đặt một sự đã rồi trên bàn cờ quốc tế. Trong chiến lược đó, người ta nhận thấy xảy ra:
a.- Cuộc chiến vô cùng tàn bạo. vô nhân tại Syria cứ trì trệ dai dẳng với đầy thách thức mà đến nay đã thiệt mạng trên 37 ngàn người nhưng chưa tìm ra lối thoát,
b.- Sự thách thức thô bạo của Iran và Bắc Hàn về chương trình hạt nhân liên tục nhắm vào Hoa Kỳ và Do Thái,
c.- Những sự bạo loạn của những quốc gia Nam Phi xảy ra hàng ngày kéo theo bao nhiêu thiệt hại thảm khốc về nhân mạng.
Đàng sau những biến động ở các quốc gia trên chắc chắn phải có bàn tay thô bạo của Bắc kinh, đó là những chiếc bẫy giăng ra, nếu Hoa Kỳ bị lôi kéo nhập cuộc vào bất cứ nơi nào cũng đều bị cầm chân và có thể kéo dài thời gian như ở Iraq và A Phú Hãn, lúc đó sẽ không còn đủ sức để can thiệp vào Biển Đông nữa, mặc tình cho Bắc kinh thao túng trên toàn vùng Đông Nam Á. Một bằng chứng cụ thể là vào năm 1975, vì phải can thiệp vào mặt trận Trung Đông và Do Thái mà Hoa Kỳ phải phản bội đồng minh Việt Nam để rút chạy, làm ngơ cho Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng sa và sau đó bỏ rơi luôn để cho Việt Nam Cộng Hòa bị Việt cộng miền Bắc xua quân nhuộm đỏ cho đến ngày nay.
5.- Kết luận
Cũng may là Hoa Kỳ đã nhìn thấy chiếc bẫy giăng nầy cho nên không bị vướng vào quỹ kế chiến lược đó của Bắc kinh, trong khi đó thì cuộc tranh chấp hòn đảo Điếu Ngư với Nhựt cũng đã gây ít nhiều khó khăn cho mưu đồ của bọn bá quyền Đại Hán, nên đã khiến cho Bắc kinh vô cùng bực tức mà chưa có thể làm gì được. Những sự kiện nầy rất có lợi cho công cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam.
Nếu Hoa Kỳ quyết chí bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông và cuộc xung đột giữa Trung Cộng với Nhựt ở đảo Điếu Ngư tiếp tục diễn ra thì giấc mộng thôn tính cả vùng Đông Nam Á và Biển Đông của Trung Cộng sẽ còn rất xa vời, trong hoàn cảnh chung đó, nhiệm vụ thái thú của tập đoàn lãnh đạo Hà nội sẽ không được xem là cấp thiết đối với Trung Cộng nữa nên Bắc kinh sẽ bớt can thiệp vào Việt Nam để lo củng cố nội bộ của họ vốn có nhiều bất ổn khó giải quyết, chừng đó, với lòng yêu nước hằn ấp ủ, những chiến sĩ tranh đấu hiện nay và nhân dân Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận tiện để đứng lên dành lấy quyền tư do cho đất nước một cách dễ dàng hơn.
Thanh Thủy
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment