Tuesday, November 13, 2012

Obama tái đắc cử và cơ hội dân chủ cho Việt Nam


 

11/11/12 |

Obama tái đắc cử và cơ hội dân chủ cho Việt Nam




1. Obama thắng, 1 xã hội dân chủ công bằng đã định hình 1 cách rõ nét.

Obama thắng 1 cách tuyệt đối trong bầu cử 6/11/2012. Về số lượng đại cử tri, Obama thắng 332 phiếu trong khi Mitt Romney chỉ được 206 phiếu. Số phiếu phổ thông nghiêng về Obama là 61,170,401 (50.5%) còn cho Mitt Romney 58,163,977 (48%).

Các kết quả này, trong điều kiện dân chủ tại Hoa Kỳ cho thấy người dân Hoa Kỳ tín nhiệm Obama với tỷ lệ cao, khác với nhiếu thăm dò dư luận trước đây cho ra hình ảnh hai bên được sự ủng hộ ngang ngửa nhau.

Những hãng chuyên về thăm dò dư luận công chúng tại Hoa Kỳ có 1 chiều dài hoạt động với những phương pháp tính toán hiện đại nhất.

Thông thường, những hãng này trong những kết quả thăm dò của mình cho chính xác với sai số rất nhỏ, trong khuôn khổ cho phép.

Lần bầu cử này, khoa toán học tính toán đã không hoàn thành nhiệm vụ.

Đây là điều dễ hiểu.

Cuộc bầu cử 6/11/2012 là 1 cuộc bầu cử đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ.

Obama thắng Mc Cain năm 2008 là do yếu tố kinh tế. Lúc này, hệ thống tài chính, ngân hàng Hoa Kỳ bước vào khủng khoảng bởi lãnh đạo của đảng Cộng hòa thông qua Tổng thống của mình là G.W. Bush.

Yếu tố chủng tộc cũng góp phần quan trọng, quyết định cho thắng cử Obama 2008.

Lần này, yếu tố mầu da không còn ở vai trò quan trọng như trong cuộc bầu cử 2008 nữa.

Vẫn kinh tế là quan trọng nhất.

Xong kinh tế Obama hôm nay không hẳn là kinh tế chỉ dựa trên sự năng động của 1 bộ nhỏ trong xã hội: bộ phận những người có óc sáng tạo trong kinh tế, khoa học,…biết biến những kiến thức, quyết tâm, khả năng tổ chức…thành tiền mặt.

Qui luật công bằng của cuộc chơi : Ai lao động có thành quả, thì người đó có quyền hưởng toàn bộ, hay 1 phần rất lớn thành quả ấy, đang được dần dần thay thế bởi quan niệm: thành quả do cá nhân tạo dựng nên không chỉ do riêng nỗ lực của cá nhân tạo thành, mà còn có yếu tố xã hội với vai trò rất quan trọng, do đó cần phải đưa trở lại 1 phần thành quả này có tính công bằng hơn vào ngân quỹ xã hội.

Đây là 1 điều dễ hiểu.

Các chàng trai sáng lập Microsoft, Apple,…chắc chắn không trở thành các tỷ phú số 1 của thế giới, nếu họ lập nghiệp chẳng hạn ở Việt Nam, một xã hội yếu kém về dân chủ và bệnh hoạn về quan niệm công bằng xã hội……

Chính quan niệm tiên tiến về dân chủ, quan niệm tiên tiến về công bằng xã hội không qua nhân sinh quan “bóc lột” của Mác, quan niệm tiên tiến về tự do…đã tạo nên môi trường xã hội thuận lợi cho các cá thể hoạt động kinh tế.

Nước Mỹ đã tạo nên những điều chỉnh luật rất tốt chống tham nhũng ở bộ phận hành chính quốc gia, nhưng họ đã quá nuông chiều những con cá mập của Wall Street. Một bộ phận thối rữa, hư hỏng do đồng tiền đã phá những thành quả của hàng chục thế hệ lao động sáng tạo của người Hoa Kỳ.

Trong 4 năm nhiệm kỳ 1, Obama không chỉ khắc phục các khuyết điểm của nền kinh tế cũ. Ngăn thành công sự phá sản của kinh tế Hoa Kỳ sau đảng Cộng hòa, Obama còn cải tiến, đẩn nó về phía đại bộ phận những người lao động, tăng thêm vai trò của tầng lớp trung lưu.

Bỏ phiếu cho Obama là người dân Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho 1 luât chơi mới rộng lớn hơn với nhiều thành phần hơn trong kinh tế. Vẫn là sáng kiến cá nhân, vẫn vai trò cá nhân làm động lực cho cả nền kinh tế tư hữu, rất phù hợp với bản tính tự nhiên của con người. Nhưng hôm nay, nhà nước sẽ tăng cường hiện diện vào ngân hàng, vào thu nhập cá nhân, tăng cường phát huy tính sáng tạo của tầng lớp trung lưu, tăng cường điều chỉnh vào các ngành kinh tế xương sống của quốc gia Hoa Kỳ như ngân hàng, sản xuất ôto,…thay vì qui luật cạnh tranh khốc liệt tự nhiên rất được coi trọng trong quá khứ.

Bỏ phiếu cho Obama lần này là người dân Hoa Kỳ bỏ phiếu cho 1 xã hội công bằng kiểu mới : Công bằng ở mức thuế phải đóng của người dân, nhất là sẽ xóa bỏ các ưu tiên thuế cho người cực giầu, công bằng ở sự kiện phúc lợi xã hội giúp đỡ những người không có khả năng bảo hiểm y tế toàn phần, ở sự kiến thiết 1 hưu trí tối thiểu cho người dân Hoa Kỳ,…

Chính vì tính mới mẻ trong kinh tế này mà Rommney có lúc đã nổi lên như 1 người bảo vệ những qui luật kinh tế cũ, những qui luật đã làm nên sức mạnh của Hoa kỳ, nhưng cũng chính những qui luật ấy đã tạo nên thối rữa của những con người điều hành nó: những ông chủ tại Wall Street.

Phản ứng tiêu cực của thị trường chứng khoán sau tin đắc cử của Obama là hồi còi cáo chung của xã hội cá mập tư sản mại bản kếch xù, có thể bá đạo hoành hành, lách các qui định luật để làm giầu mọi giá.

Sự rụt rè trong ủng hộ Obama của những ngày đầu quyết liệt của giai đoạn bầu cử, nói lên sự phân vân của xã hội Mỹ trước những cải cách mới mẻ của Obama. Nhưng rồi lòng tin vào sự tất thắng của công bẵng xã hội, niềm tin vào thành công của các cải cách đã giúp Obama bước vào nhiệm kỳ 2, nhiệm kỳ không bị ràng buộc bởi cuộc bầu cử tiếp theo, nhiệm kỳ sẽ giúp Obama thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để định hình 1 cách rõ rệt xã hội dân chủ công bằng Hoa Kỳ trong tương lai không xa.

Và như Obama nói, đây là nhiệm kỳ của hành động/“ Người Mỹ đã bỏ phiếu cho hành động/xem VOA/

Nhận xét của Sara Murray và Patrick O’Connor, trên tờ The Wall Street Journal, cho biết nguyên nhân lớn nhất khiến Romney thất cử (Biggset reason Romney lost the election) là “lack of money”, thiếu tiền.

Có thể nhận xét này là đúng, vì không thể không có bằng chứng mà suy diễn được. Tuy vậy, cần rút ra bình luận chính xác.

Ở Hoa Kỳ, và các nước dân chủ nói chung, chỉ ở giai đoạn trước khi trở thành ứng cử viên của 1 đảng là người tự ứng cử phải dùng tiền của mình, hay tiền của các ủng hộ viên cho cá nhân người đấy. Sau khi đã trở thành ứng cử viên của đảng, anh ta có quyền sài tiền của đảng dành cho ứng cử viên của mình và tiền ủng hộ của những ủng hộ viên cho đảng.

Tóm lại, 1 ứng cử viên của 1 đảng, trong tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ, sẽ thắng nếu có chương trình chính trị tốt. Một trong những biểu hiện của sự ủng hộ cho chương trình chính trị là thể hiện ở sự đóng góp bằng tiền mặt của người dân Hoa Kỳ cho Ủy ban vận động bầu cử của ứng cử viên ấy.
Sự ủng hộ của người dân Hoa Kỳ cho Obama qua đồng tiền góp cho bầu cử đã thắng sự ủng hộ của dân Mỹ cho Romney.


Một động tác nhỏ : Tổng thống Obama rời bỏ Nhà Trắng và chờ kết quả bầu cử tại nhà riêng ở Chicago có 1 ý nghĩa biểu tượng rất lớn : Sự tôn trọng quyết định của nhân dân Mỹ.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thể học hỏi nhiều ở sự vĩ đại này, nếu ông ta muốn trở thành người chính trị gia biết tự trọng.

2. Obama và chính sách Châu Á.

Obama tái đắc cử là chính sách Quay trở lại Châu Á- Thái Bình Dương do đảng Dân chủ khởi xướng, thực hiện tích cự bởi Obama được nối tiếp liên tục.

Nội dung chủ yếu của Quay trở lại Châu Á- Thái Bình Dương là:

- di chuyển 60% quân lực Hoa Kỳ sang Châu Á, Thái Bình Dương,
- triển khai xây dựng khối thị trường PPT,
- làm sống lại các hiệp ước quân sự của Hoa Kỳ với các đồng minh Châu Á,
- củng cố 1 lưới quân sự từ Nam Hàn, Nhật Bản qua Philippines, Singapur, đến Úc, Ấn Độ, Miến Điện… tạo thành 1 vành đai có khả năng phản ứng tích cực trước các liều lĩnh quân sự của TQ,
- tăng cường khuyến khích dân chủ tại Việt Nam, Miến Điện, Lào, Thái Lan…, phá những cấu kết đồng minh của TQ tại Châu Á …


Chiến lược Quay trở lại Châu Á của Hoa Kỳ là có lợi cho Việt Nam trong quá trình dân chủ hóa, trong cuộc đấu tranh với TQ giữ gìn Biển Đảo của mình.

Chỉ 3 ngày sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định chuyến thăm Miến Điện, thăm Châu Á trong tháng 11, đã nói lên quan tâm lớn của chính trị Hoa Kỳ trong 4 năm tới.

Ủng hộ quá trình dân chủ hóa Châu Á là 1 nốt chính của chính trị Hoa Kỳ.

Các chính trị gia cộng sản sẽ làm gì để đưa Việt Nam tiến nhanh tới dân chủ?

Hay họ sẽ cố ý kìm hãm dân tộc Việt Nam trong bóng tối đảng trị, trong ngu dân, trong độc tài, phát xít…tất cả phụ thuộc rất lớn vào chính dân tộc Việt Nam, vào sự giác ngộ 1 cơ hội phát triển nghìn năm có 1 của dân tộc ta.

Đối với TQ, nếu Hoa Kỳ đối đầu trực tiếp bằng quân sự thì giá phải trả rất cao mà hiệu quả thấp.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đại Hán, sẽ được kích thích và có động lực mới.

Ủng hộ dân chủ Châu Á là cô lập TQ, là giải pháp chính trị lâu dài cho Châu Á.

Đế quốc phong kiến cộng sản TQ sẽ tan rã như Liên bang Xô viết tan rã khi ngọn gió tây dân chủ thổi bạt gió đông cộng sản.

TQ sẽ bị chia thành các quốc gia nhỏ như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Nhà nước dân tộc Choang,..

Đây là viễn cảnh hòa bình lâu dài, phồn thịnh của Việt Nam.

Ủng hộ dân chủ, cải cách dân chủ là tương lai mà Việt Nam phải theo đuổi vì chính sự tồn vong của mình.

3. Blogger Điếu cầy Nguyễn Văn Hải bị giam chung với các tử tù.

Chính Obama đã lên tiếng đòi công bằng cho Blogger Điều cầy.

Tòa án cộng sản Việt Nam không tôn trọng Obama, đã kết án 1 người yêu nước, 1 trong những người đầu tiên lên án bành trướng TQ, 1 trong những người đầu tiên bất chấp chuyên chính vô sản, dám đánh thức cả xã hội Việt Nam đang mê mẩn với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà quên đi bành trướng TQ.

Nguyễn Văn Hải là nguyên khí của quốc gia, là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

ĐCS VN không những muốn triệt hạ những tinh hoa ưu tú của dân tộc Việt Nam, làm hài lòng chóp bu cộng sản ở Trung Nam Hải, mà họ còn hèn hạ muốn bẻ gẫy ý chí quật cường, lòng yêu nước tha thiết với HS- TS-VN bằng việc giam anh với các tử tù.

Sự hèn mạt này do lệnh cấp trên, hay do những đao phủ nhà tù cộng sản, những tay chân gián điệp TQ như ca Hưng tự ý thực hành.

Trên diễn đàn này, tôi xin hỏi tất cả các người Việt Nam yêu nước đã từng bị Pháp cầm tù, đã từng bị các chính quyền khác cầm tù câu hỏi:

Có bao giờ các tù nhân chính trị đã có án vài năm tù bị biệt giam lẫn với các tử tù không?

Xin các vị hãy nói tiếng công bằng cho Nguyễn Văn Hải.

4. Một chiến lược cho giải phóng Hoàng Sa, Trường Sa.

Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển tháng 8/2012, khẳng định HS, TS thuộc lãnh hải Việt Nam.

Quốc hội TQ thông qua luật Biển năm 1992 cũng khẳng định HS, TS thuộc lãnh hải TQ.

Trong khi các ủy viên BCT ĐCS VN phê và tự phê, trong khi các ủy viên TW ĐCS VN nhóm họp hội nghi 6, thì TQ tăng cường hợp pháp hóa chủ quyền của họ trên Hoàng Sa.

Nhắc lại rằng chính TQ nổ súng, dùng hải chiếm chiếm đoạt HS của VN năm 1974.

Việc TQ bất chấp luật pháp quốc tế, cướp trắng trợn biển đảo của Việt Nam, đã đặt VN trước 1 tình thế khó khăn: con đường đòi lại chủ quyền trên Hoàng Sa bằng phương pháp hòa bình đã không tỏ ra có hi vọng.

Trong quá khứ cứ mỗi khi bành trướng TQ căng phồng lên bệnh hoạn là Việt Nam phải đánh cho chúng những đòn chí mạng để răn đe chúng.

Hiện đại, trước những tham vọng về biển đảo của Việt Nam, chiến tranh với TQ khó có thể tránh khỏi.

Tất nhiên, như đã trình bầy ở trên, cải cách dân chủ ở Việt Nam sẽ là con đường vẹn toàn nhất để đấu tranh đòi Hoàng Sa, Trường Sa.

Trường hợp phải dùng quân sự, Việt Nam nên chọn chiến thuật tiêu diệt toàn bộ các cơ sở hạ tầng của TQ trên Hoàng Sa, Trường Sa bằng hỏa tiễn mà không tập trung vào chiếm và giữ Hoàng Sa, Trường Sa.

Không để người TQ làm chủ và khai thác HS, TS của chúng ta.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam hoàn toàn.

Nếu chúng ta chưa khai thác được hôm nay, thì ngày mai các thế hệ Việt Nam tương lai sẽ khai thác.

Kết luận.

Nước Mỹ vừa trải qua cuộc bầu cử dân chủ tuyệt vời. Diễn văn thắng cử của Obama đã cho ta biết tại sao nước Mỹ hùng mạnh, tại sao nước Mỹ có tương lai.

Việt Nam cũng đang trải qua 1 cuộc sóng gió về chính trị: Chính đảng.

Diễn văn kết thúc hội nghị TW 6 khóa 11 của Nguyễn Phú Trọng cho thấy tại sao Việt Nam không thể cải cách được: quyền lực đang nằm trong tay 1 tập đoàn sâu gồm 295 các con sâu kềnh càng, nhờn mỡ. Ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã không có 1 chút dũng khí của 1 quân nhân chính trực. Ông đã bênh vực tham nhũng bởi cách thức quản lý chính phủ Việt Nam hiện nay đang mang lại cho ông Bộ trưởng những bổng lộc lớn.

Một quốc gia có nền khoa học tiên tiến với hàng chục giải Noben, 1 nền kinh tế đứng đầu thế giới với GDP hơn 14 nghìn tỷ đô la,..họ lại sẵn sàng thay Tổng thống cứ 4 năm 1 lần, nếu cương lĩnh chính trị, kinh tế của Tổng thống đương nhiệm không còn thích hợp với tình hình đất nước.

Một quốc gia không thể thay nổi 1 Thủ tướng, dù rằng Thủ tướng đó hơn 6 năm qua đã làm thất thoát hàng tỷ đô la, điều hành kém, để tham nhũng đại trà…

Thử hỏi hai quốc gia này, quốc gia nào có tương lai, quốc gia nào là trì trệ?

Một đất nước mà bất cứ một người dân yêu nước, đã chứng tỏ được khả năng của mình, đều có thể trở thành Tổng thống và điều hành hiệu quả các cơ quan chức năng, đã ưu việt hơn hẳn 1 đất nước chỉ lựa chọn lãnh đạo theo lý lịch và trải qua các cấp lãnh đạo để rèn luyện, nhưng cuối cùng vẫn là 1 Thủ tướng X tham nhũng.

Chúng ta muốn các lãnh tụ Việt Nam cảm động khóc thật sự vì tương lai Việt Nam, chứ không phải giả vờ khóc vì 1 lũ sâu chưa xứng đáng làm người.

Tình hình Châu Á đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng dân chủ.

Cải cách dân chủ ở Việt Nam là cải cách chính trị làm quốc gia Việt Nam hùng cường, người dân Việt Nam hạnh phúc, là thu hồi và gìn giữ hải đảo biên cương Việt Nam, là yếu tố góp phần giữ gìn hòa bình tại Châu Á.

Cơ hội này, Việt Nam không thể bỏ lỡ.

Nguyễn Phương Uyên đã rải truyền đơn chống bành trướng TQ, chống tham nhũng tại Việt Nam.

Tuổi trẻ Việt Nam đang thức tỉnh.

Nếu ĐCS VN cố tình không cải cách, chúng ta hãy cùng nhau đuổi cái đảng này đi.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt



  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-2/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link