Thursday, November 15, 2012

Philippines sẽ tăng sức ép trên Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông


 

Philippines s tăng sc ép trên Trung Quc v b quy tc ng x ti Bin Đông

Tổng thống Philippines (trái) dự
 Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu ASEM tại Viêng -Chăn Lào ngày 6/11/2012.

Tổng thống Philippines (trái) dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu ASEM tại Viêng -Chăn Lào ngày 6/11/2012.

REUTERS/Sukree Sukplang

Trọng Nghĩa


Theo Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm qua, 13/11/2012, Tổng thống Benigno Aquino sẽ thúc giục Trung Quốc khởi sự các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc nhằm tránh xung đột ở Biển Đông. Lời kêu gọi này sẽ được Tổng thống Philippines đưa ra nhân hội nghị thượng đỉnh của khối Đông Nam Á ASEAN mở ra vào tuần tới tại Phnom Penh.


Manila đã quyết định hành động như trên trong bối cảnh Bắc Kinh bị cho là cố tình trì hoãn việc thương thảo với ASEAN về vấn đề này. Phát biểu với các phóng viên tại Manila hôm qua, ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines còn khẳng định rằng ASEAN đã « sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc » và hy vọng rằng Trung Quốc sẽ « phản ứng tích cực, và giải quyết ngay lập tức vấn đề này để có thể có một cái gì đó mang tính chất ràng buộc. »

Nhân các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS khai mạc kể từ ngày 18 cho đến ngày 20 tới đây ở Phnom Penh, các lãnh đạo ASEAN sẽ có những buổi họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và các nhà lãnh đạo khác trong khu vực.

Tháng Bảy vừa qua, 10 thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý về một quy tắc ứng xử chi phối các hoạt động trong vùng Biển Đông. Thế nhưng, vào lúc đó, Trung Quốc đã xác định ngay rằng họ chỉ bắt đầu đàm phán với ASEAN « khi điều kiện chín muồi ».

Chưa thể biết bao giờ thì Bắc Kinh cho là các điều kiện được hội đủ, nhưng cho đến nay, Trung Quốc đã bỏ ngoài tai các lời kêu gọi từ phía ASEAN và Hoa Kỳ, muốn rằng các bên có tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông nhanh chóng đạt được một thỏa thuận về quy tắc ứng xử. Thay vào đó, Bắc Kinh chủ trương thúc đẩy các kế hoạch đồng khai thác tài nguyên trong vùng, xem đấy là giải pháp tốt nhất để giảm bớt căng thẳng.

Vấn đề là Trung Quốc không chịu từ bỏ tham vọng độc chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông - vốn đã được họ khoanh vùng trong tấm bản đồ mơ hồ gồm 9 đường gián đoạn bị gọi nôm na là đường « lưỡi bò ». Philippines và Việt Nam là hai nước ASEAN đi đầu trong việc bác bỏ tấm bản đồ của Trung Quốc.

Theo một quan chức Việt Nam, Trung Quốc đã cưỡng lại yêu cầu đàm phán của ASEAN. Thái độ muốn trì hoãn việc đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử của Trung Quốc đã bị một số quan chức ASEAN tố cáo. Theo hãng tin Reuters ngày 29/10, bên lề một cuộc họp ở Thái Lan để bàn về hồ sơ Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã tỏ ý bi quan, cho là triển vọng có được một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông rất xa vời.

Theo ông Vinh, ASEAN nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu các cuộc đàm phán để đạt được một quy tắc ứng xử càng sớm càng tốt, nhưng mong muốn của khối Đông Nam Á đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt từ phía Trung Quốc.

Hãng Reuters ghi nhận : Sở dĩ Trung Quốc không mặn mà với bộ Quy tắc Ứng xử, đó là vì văn kiện mang tính chất đa phương, trong lúc Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán tay đôi với từng quốc gia tranh chấp, vốn không hùng mạnh bằng Trung Quốc.

Ông Sihasak Phuangketkeow, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan - cũng tham gia cuộc họp ASEAN-Trung Quốc tại Thái Lan – cũng không che giấu thái độ bi quan. Theo nhân vật này, phải mất thêm ít ra là hai năm nữa thì các bên mới thống nhất được trên một bộ Quy tắc Ứng xử chính thức.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, cho rằng từ nay đến lúc Trung Quốc hoàn tất tiến trình thay đổi lãnh đạo vào năm tới, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không ra bất kỳ một quyết định nào về bản Quy tắc Ứng xử.

Trả lời hãng Reuters, ông giải thích : « Theo tôi, vì tiến trình thay đổi nhân sự đang diễn ra, sẽ không có ai ở Trung Quốc dám dấn thân vào một điều mang tầm mức hệ trọng như vậy. Vào thời điểm này, sẽ không có bất kỳ một nhượng bộ nào đến từ Trung Quốc, vì lãnh đạo nào làm như vậy sẽ bị coi là mềm yếu ».

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link