Ai
củng cho Obama là Mỷ Đen Nhưng xét cho kỷ Obama là nửa trắng nửa đen
Bề ngoài trông ĐEN
nhưng đầu óc thông minh như người da TRẮNG. Mẹ Obama là Irish. Irish rất
thông minh
Vẫn còn xa vời một
anh Đen thui hay Vàng toè lên làm Tổng Thống Mỷ
----- Forwarded Message -----
From:
From:
Obama, người Mỹ đen đi trọn đường trần
© Giao Chỉ-San Jose
Hoa Kỳ tổng tuyển cử
2012:
Tuyển cử thể hiện trọn
vẹn tính cách đối lập lưỡng đảng. Sự khác biệt giữa tự do và bảo thủ được trưng
cầu dân ý đã giữ lại quân bình cho thể chế dân chủ. Đa số tương đối chấp nhận
quan điểm rộng rãi của đảng Dân Chủ qua các vấn nạn: đồng tính, phá thai, bảo
hiểm, thuế khóa, di dân, xã hội và đối ngoại. Những khó khăn của quá khứ, thất
nghiệp và nợ nần còn tồn đọng để bàn giao cho tương lai.
Đảng Cộng Hòa giữ đa số
tại hạ viện với 233 ghế so với 193 ghế của Dân Chủ. Vì vậy vẫn còn giữ cán cân
giữa hành pháp và lập pháp.
Với chiến thắng nhiệm kỳ
hai, đa số chấp nhận Obama như là một quá khứ không toàn hảo và từ chối một
tương lai bất định với Mitt Romney.
Nếu Obama là chính khách
Mỹ trắng thì đây sẽ là một Kennedy của thế kỷ 21. Bởi vì Obama là Mỹ đen nên
vẫn còn chịu đựng sự kỳ thị tiềm ẩn trong lòng một phần nước Mỹ. Sau đây là bài
viết của Giao Chỉ khai triển chiều sâu 300 năm của vấn đề.
Dân Chủ thắng Cộng Hòa.
Kỳ bầu cử này khởi đi
buồn tẻ nhưng đoạn cuối quá hấp dẫn. Bộ máy tranh cử của Cộng Hòa đã chứng tỏ
hết sức hữu hiệu. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa không phải là món hàng dễ bán.
Dù ngoại hình rất đẹp. Phong độ chững chạc. Gia đình hạnh phúc, nề nếp. Nhưng
chính những ưu điểm lại trở thành vấn đề. Giàu có, sang trọng, lịch sự, không
phải là yếu tố để người dân thường hâm mộ và bỏ phiếu.
Nhưng phe Cộng Hòa đã
vận động thành công để những ngày tháng sau cùng cuộc bầu cử trở thành bất phân
thắng bại. Báo nào, đài nào và chính khách nào cũng phải nói rằng “To close to
call”. Ngang ngửa nên không đoán được. Cuộc đua không phải chỉ là trận tranh
đấu của 2 đối thủ. Đây là cuộc chiến tranh giữa 2 đảng, kéo theo cử tri, truyền
thông và dư luận thế giới.
Toàn thể các quốc gia Âu
Châu theo dõi. Nga và các nước Đông Âu đợi chờ. Từ Á Châu cả Trung Hoa và Nhật
Bản cũng chờ đợi. Do Thái và Palestine xem tin tức ngày đêm.
Thậm chí đến quân khủng
bố Taliban và các quốc gia Trung Đông cũng theo dõi. Tại Phi Châu Kenya, cố
hương của ông già tổng thống Obama đưa 2 con trâu đen trâu trắng ra đấu để tiên
đoán tương lai. Kết quả trâu đen thắng trâu trắng. Cả nước ăn mừng.
Thêm một lần nữa Dân Chủ
thắng Cộng Hòa.
Barack Obama làm tổng
thống thêm một nhiệm kỳ. Four more years… Four more years…Hơn một nửa nước Mỹ
chấp nhận cho ông Mỹ da đen đi trọn đường trần. Obama đã được tái cử với đa số
phiếu toàn dân và cả phiếu cử tri đoàn.
Tương lai sẽ thay đổi ra
sao. Hay là sẽ chẳng có gì thay đổi. Phải chăng Cộng Hòa hay Dân Chủ thì nước
Mỹ cũng vẫn như thế?.
Tổng thống da đen của
Hoa Kỳ.
Chữ nghĩa lịch sự thì
gọi là da mầu. Chữ nghĩa lịch sử thì gọi là người Mỹ gốc Phi Châu. Nhưng thực
sự ý nghĩa đơn sơ nguyên thủy thì ông Mỹ đen vẫn là ông Mỹ đen.
Trước khi bị ám sát
chết, nhà tranh đấu cho dân quyền da đen là mục sư Martin Luther King đã đọc
bài diễn văn lịch sử:
Tôi có một giấc mơ . Trước 200,000 dân da màu tập hợp biểu dương trên DC năm 1963, nhà tranh đấu Mỹ đen đã nói rằng:”Đã đến lúc người Mỹ phải trổi dậy để sống đúng với ý nghĩa trung thực trong niềm xác tín là mọi người sinh ra đều bình đẳng.”
Tôi có một giấc mơ . Trước 200,000 dân da màu tập hợp biểu dương trên DC năm 1963, nhà tranh đấu Mỹ đen đã nói rằng:”Đã đến lúc người Mỹ phải trổi dậy để sống đúng với ý nghĩa trung thực trong niềm xác tín là mọi người sinh ra đều bình đẳng.”
Vì vậy vào năm 2008, một
thành viên dân cử gần như còn vô danh tên là Barack Obama đánh bại ứng cử viên
lừng danh của đảng Dân Chủ là bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton. Đó mới là lúc
nước Mỹ thực sự rũ bỏ được bản án kỳ thị trên toàn thế giới.
Lịch sử đen tối của dân
nô lệ da đen kéo dài suốt 200 năm từ 1609 đến 1807. Dân da đen của rừng già
Châu Phi sống từng bộ lạc, ngôn ngữ khác nhau, tại miền Trung và Tây Phi đã bị
đám buôn người da trắng bắt cóc như thú vật. Các trại chủ miền Nam Hoa Kỳ chia
cắt các gia đình nô lệ và tách rời từng bộ lạc để không còn nói cùng ngôn ngữ.
Dân nô lệ da đen hoàn toàn mất nguồn gốc và bản sắc. Sống như trâu ngựa và sinh
sản như thú vật nuôi trong nhà. Lao động cực khổ và được mua đi bán lại giữa
các trại chủ. Bị xét xử bởi chủ nhân và thậm chí bị đánh đập và xử tử vì những
tội rất vô lý.
Năm 1860 Hoa Kỳ có 4
triệu nô lệ da đen chiếm 14% toàn thể dân số. Ngay từ khi cuộc cách mạng giành
độc lập chiến thắng Anh quốc, nước Mỹ tuyên ngôn độc lập với áng văn chương
nhân quyền bất hủ đã ghi nhận con người sinh ra bình đẳng.
Bản văn đầy huyền thoại
như ánh đuốc tinh cầu soi đường cho nhân loại cũng chỉ là ngôn từ giả dối đối
với dân nô lệ da đen. Phải chờ đến cuôc nội chiến kéo dài 4 năm từ 1861-1865
miền Bắc thắng miền Nam, hàng trăm ngàn chiến binh 2 bên phải hy sinh, vấn đề
nô lệ da đen mới được tháo gỡ. Lịch sử da đen Hoa Kỳ từ bùn lầy đau thương vươn
lên dần dần với rất nhiều gian khổ.
Hoa kỳ ban hành bản
tuyên ngôn giải phóng nô lệ từ 1862 nhưng thực tế nô lệ vẫn chưa được giải
phóng. 10 năm sau phong trào Ku Klux Klan nổi dậy lại bắn giết và đốt nhà da
đen vừa được tự do.
Chính phủ liên bang phải ra thêm đạo luật dân quyền 1964 rồi tiếp theo đến luật bầu cử 1965 người da đen mới được bảo vệ để đi bầu.
Chính phủ liên bang phải ra thêm đạo luật dân quyền 1964 rồi tiếp theo đến luật bầu cử 1965 người da đen mới được bảo vệ để đi bầu.
Giai đoạn da đen nổi
dậy.
Từ nguồn gốc nô lệ, sống
như súc vật, không được đi học. Phần lớn mù chữ, không có căn bản đạo đức gia
tộc, dân da đen bắt đầu ngồi lại và đấu tranh.
Năm 1955 người phụ nữ
nổi danh Rosa Parks không chịu ngồi phía sau xe buýt đã làm thành một cuộc đình
công vĩ đại ở Montgomery kéo dài 382 ngày. Sau cùng chính quyền da trắng phải
bãi bỏ luật cấm da đen ngồi phía trên. Đến lượt Malcolm X chủ trương bạo động
không chịu hợp tác với da trắng. Mục sư King chủ trương bất bạo động. Cuộc đấu
tranh dần dần có kết quả dù cả Malcolm X và King đều bị giết chết.
Dân da đen dần dần hội
nhập thành công về thể thao, âm nhạc, điện ảnh. Đã có 2 vị thẩm phán vào tối
cao pháp viện. Có đại tướng tổng tham mưu trưởng liên quân Colin Powell. Có nữ
bộ trưởng ngoại giao Condoleezza Rice và có tỷ phú là bà hoàng của show TV
Oprah Winfrey.
Sau cùng, trong số gần
40 triệu người Mỹ gốc Phi, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đã tìm được một người để đưa ra
làm tổng thống Hoa kỳ. Đó là Barack Obama.Tính từ năm 1609 khi người nô lệ da
đen đầu tiên đến Mỹ cho đến năm 2008 Obama lên ngôi tổng thống, con đường da
đen đi qua đã dài đủ 398 năm.
Đất nước của cơ hội.
Khi con tàu hoa tháng
năm Mayflower đến Hoa kỳ năm 1620 tân lục địa là đất của cơ hội dành cho người
Âu Châu.
Sau cuộc chiến ly khai với Anh quốc, Hoa kỳ trở thành vùng đất cơ hội của người Mỹ. Hoàn cảnh chưa dành cho các sắc dân khác có cơ hội. Da đỏ bị tập trung, dân Mễ phải di tản. Da đen bị giữ lại làm nô lệ. Da vàng từ Nhật và Trung Hoa đến thì cũng chỉ làm lao công. Nhưng thời gian trôi qua, sự tranh đấu gian khổ của di dân và cùng với tư tưởng tiến bộ phát huy, người Mỹ đã xây dựng được tinh thần hào hiệp và dần dần mở rộng cho mọi sắc dân.
Sau cuộc chiến ly khai với Anh quốc, Hoa kỳ trở thành vùng đất cơ hội của người Mỹ. Hoàn cảnh chưa dành cho các sắc dân khác có cơ hội. Da đỏ bị tập trung, dân Mễ phải di tản. Da đen bị giữ lại làm nô lệ. Da vàng từ Nhật và Trung Hoa đến thì cũng chỉ làm lao công. Nhưng thời gian trôi qua, sự tranh đấu gian khổ của di dân và cùng với tư tưởng tiến bộ phát huy, người Mỹ đã xây dựng được tinh thần hào hiệp và dần dần mở rộng cho mọi sắc dân.
Obama không phải là thần
thánh của dân da đen. Ông cũng chỉ là một thành viên xuất sắc gốc Phi Châu
trong lãnh vực chính trị. Không khác gì tuyển thủ bóng rổ vô địch trên sân chơi
Michael Jordan. Không khác gì ca sĩ thần tượng trên sân khấu Michael Jackson.
Vào một buổi chiều xuất
sắc trên diễn đàn đảng Dân Chủ người thanh niên da đen đã được lựa chọn và đưa
ra chính trường. Người thanh niên trẻ tuổi, chưa hề đi quân dịch, chưa hề chỉ
huy một trung đội, chưa hề làm giám đốc một công ty, chưa hề phát huy một sáng
kiến.
Xuất thân chỉ là một thứ
con lai da đen, chợt bước ra ánh sáng chói lòa, bắt được thời cơ, trở thành
tổng thống và bây giờ lại tái cử nhiệm kỳ hai. Vinh quang như một phép mầu. Đó
là phép mầu của nước Mỹ.
Đó chính là ý nghĩa của
miền đất cơ hội. Obama không phải lên làm tổng thống vì thiên phú hay thiên
tài. Trước sau ông chỉ nói thánh nói tướng.
Tất cả đều nằm trong đường lối của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama có ở phía sau là 398 năm lịch sử nhọc nhằn của dân nô lệ da đen tại Hoa kỳ. Obama có ở phía trước là tấm lòng hào hiệp của ít nhất là hơn 50% phiếu bầu của người dân Mỹ.
Tất cả đều nằm trong đường lối của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama có ở phía sau là 398 năm lịch sử nhọc nhằn của dân nô lệ da đen tại Hoa kỳ. Obama có ở phía trước là tấm lòng hào hiệp của ít nhất là hơn 50% phiếu bầu của người dân Mỹ.
Mặc dù yếu tố kỳ thị
không hề đặt ra trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ vào thế kỷ 21, nhưng nó vẫn
tiềm ẩn trong lòng người Cộng Hòa bảo thủ chưa rũ bỏ được toàn vẹn sự đố kỵ mầu
da.
Yếu tố kỳ thị vẫn còn
vấn vương trong lòng người Dân Chủ. Nhưng với lá phiếu tái cử vị tổng thống da
đen, tấm lòng mở rộng của người bỏ phiếu chợt thấy nhẹ nhàng.
Người ta không khó chịu
mà lại dường như có thiện cảm với da đen. Ít nhất trong một khoảng thời gian và
trên một đoạn đường. Cho phép anh chàng nghị sĩ tiểu bang Illinois lúc đó 47
tuổi lên làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
Trông cậy gì ở vị tổng
thống dù trắng hay đen mà một sáng một chiều sẽ thay đổi kinh tế toàn cầu từ
đen thành trắng. Clinton đã nói là thảm kịch kinh tế này phải 10 năm chưa ra
thoát. Tài gì mà gỡ ngay được. Không chết hết đã là may. Chủ trương của đảng
Dân Chủ là tháo gỡ các nút chặn bảo thủ của Cộng Hòa. Vì vậy nên chấp nhận cộng
đồng Gay, cho phép phá thai, hòa giải với thế giới Hồi Giáo. Tháo gỡ hận thù,
nhẹ tay với dân Mễ chui rào, tiếp tục giúp cho các nhu cầu xã hội và giáo dục.
Nuôi dưỡng 50% dân Mỹ từ trẻ thơ đến bà già. Không nói ra nhưng chấp nhận lạm
phát, và chấp nhận nợ nần. Hạ hồi phân giải. Tất cả những quyết định rất khó
chịu đó đều giao vào tay anh tổng thống da đen. Xem ra người Mỹ đi bầu đã hiểu
rõ con đường phải trải qua của nước Mỹ. Và nghĩ cho kỹ, nếu không giữ Obama lại
bằng lá phiếu kỳ nầy thì có nghĩa nước Mỹ đã đuổi anh tổng thống da đen đầu
tiên ra khỏi chức vụ. Không được tái cử có nghĩa là bị cất chức.
Trong số 50 tiểu bang
Hoa Kỳ có các tiểu bang bản lề qua số phiếu phân vân thường quyết định sinh tử
số mệnh ứng cử viên tổng thống. Đó là các tiểu bang Virginia, Ohio, Colorado,
Wisconsin, Iowa, New Hampshire vân..vân. Tổng số trên 100 phiếu cử tri đoàn
quyết định, kỳ này đã đồng lòng tặng cho Obama cơ hội ở lại.
Vì vậy người Mỹ dù đã
từng nghe Obama nói trời nói đất và ông có thể tiếp tục cất tiếng gáy thêm vào
buổi bình minh năm 2013. Nhưng ai cũng biết, nhân vô thập toàn và tổng thống
thì cũng lực bất tòng tâm.
Obama vốn là hậu duệ của
những người da đen suốt 3 thế kỷ không được đi cửa chính. Con cháu của những
công dân hạng nhì phải ngồi ghế sau xe Bus cả trăm năm. Nay trở thành nguyên
thủ quốc gia, được ở lại trọn vẹn 2 nhiệm kỳ. Ngồi trong Bạch Cung, bay Air
Force One. Ông được như vậy vì những cuộc bầu phiếu này là thử thách dành cho
lương tâm nước Mỹ.
Vài chục năm sau, sẽ có
một bà tổng thống con cháu gốc Mễ. Lịch sử ghi rằng thân mẫu của nữ tổng thống
vốn chui rào từ Mễ qua San Diego sinh ra bà tay đã cầm sẵn cái thẻ công dân. Và
rồi đến lượt da vàng.
Da đen, da đỏ, da trắng,
da vàng ở vùng đất cơ hội, ông trời của nước Mỹ sẽ không đóng cửa riêng ai.
© Giao Chỉ-San Jose
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment