Thursday, November 15, 2012

ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CSTQ: VẤN ĐỀ & GIẢI QUYẾT


 

ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CSTQ:

VẤN ĐỀ & GIẢI QUYẾT

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.11.2012


 

Đại Hội đảng CSTQ tại Bắc Kinh khai mạc ngày 08.11.2012. Ngày 09.11.2012, chúng tôi đọc báo xem phía Tây phương nhận định thế nào về Đại Hội 18 đảng CSTQ. Cầm tờ LE FIGARO ngày 09.11.2012 lên, chúng tôi hớn hở với  hàng chữ lớn ở trang nhất bên cạnh tấm hình lớn chụp chung HỒ CẨM ĐÀO và TẬP CẨM BÌNH

“Socialistes et Communistes !

RIEN NE VA PLUS”

(Hỡi những người theo Xã Hội Chủ Nghĩa và những người Cộng sản !

CUỘC CHƠI CHẤM DỨT (chữ dùng ở Casino!))

Đọc xuống dưới cũng của tờ LE FIGARO cùng ngày, đầu đề của Bài Quan Điểm của Paul-Henri du Limbert là:

“PS-PC: LA FIN DE L’HISTOIRE !

(Đảng Xã Hội-Đảng Cộng sản: NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LỊCH SỬ !)

            Tuy nhiên nếu đọc kỹ vào nội dung của hai bài này, thì LE FIGARO nói về những người Xã Hội Chủ nghĩa và Cộng sản Pháp bên cạnh hình đăng Hồ Cẩm Đào và Tập Cẩm Bình.

            Đọc tiếp những báo khác cùng ngày 09.11.2012 xem việc thay nhân sự Lãnh đạo có kèm theo những hướng thay đổi nào không cho những vấn đề khá nóng bỏng hiện nay tại Trung quốc, nhất là tình trạng thối lui đã mấy năm nay về Kinh tế. Tờ LE TEMPS (Thụy sĩ) đăng trang nhất đầu đề lớn nói về Bài Diễn Văn của Chủ tịch HỒ CẨM ĐÀO: “EN CHINE, HU JINTAO DENONCE LA CORRUPTION, FATALE AU PARTI “ (Ở Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào tố cáo THAM NHŨNG, cú định mệnh cho Đảng). Tờ TRIBUNE DE GENEVE chạy hàng chữ lớn 5 cột báo: “HU JINTAO LEGUE UNE CHINE AFFAIBLIE A SES SUCCESSEURS” (Hồ Cẩm Đào để lại một nước Trung quốc bị yếu đi cho những người nối tiếp ông). Tờ LE MONDE cũng chạy hàng chữ 6 cột báo: “HU JINTAO QUITTE LA DIRECTION DU PCC SUR UN APPEL AUX REFORMES “ (Hồ Cẩm Đào rờ bỏ điều hành đảng CSTQ với lời kêu gọi cải cách). Về phía báo Anh ngữ, tờ FINANCIAL TIMES nhận định với hàng chữ :”HU RESSAERTS PARTY’S TIGHT GRIP “ (Hồ tái khẳng định việc nắm giữ xiết chặt lại của đảng). Tờ THE WALL STREET JOURNAL đăng bài của Brian SPEGELE & James  T.AREDDY với đầu đề : “CHINA‘S ABILITY TO REFORM TESTED “ (Khả năng cải cách của Trung quốc được thử nghiệm). Tờ INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE viết với đầu đề: “WITH WARNING, HU SHAPES LEGACY “ (Với lời cảnh báo, Hồ để lại di sản).

            Hình ảnh được chọn đăng trên trang nhất của một số lớn các nhật báo là tấm hình Tập Cẩm Bình đang đứng liền sau lưng của hai cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân là hai người được lựa chọn trực tiếp bởi Đặng Tiểu Bình. Một nhật báo nhận xét rằng con đường mà đảng CSTQ sẽ theo là con đường đã được vạch ra từ Đặng Tiểu Bình: Lợi dụng Kinh tế Tự do Thị trường của Tư bản nhưng giữ vững Chính trị độc tài của đảng.

            Với những thông tin mới nhất của Truyền thông Tây phương như vừa nêu trên làm tỉ dụ, với những nhận định tình hình Chính trị và chính yếu việc thối lui Kinh tế của Trung quốc trong một số năm nay mà chúng tôi đã có nhiều lần viết ra, nhất là về những khía cạnh có tính cách căn bản và thường xuyên về thực hành cũng như về lý thuyết, chúng tôi muốn tìm hiểu đâu là những VẤN ĐỀ mà Trung quốc đang gặp phải, đồng thời nhìn xem hướng cải cách, thay đổi mà những Lãnh đạo mới của Trung quốc phải làm và có thể làm.

            Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm sau đây:

=>       Lựa chọn một Hệ thống Kinh tế và Môi trường Chính trị-Luật pháp phù hợp cho Hệ thống Kinh tế được lựa chọn

=>       Mô hình Kinh tế—Chính trị được lựa chọn từ thời Đặng Tiểu Bình mà cho đến nay vẫn chưa có những Cải cách chính yếu.

=>       Hai cảnh báo và một lời khuyên của Hồ Cẩm Đào trong bài Diễn Văn mang tính cách Định mệnh tàn phá hay cứu vãn Đảng và Nhà Nước TQ.

=>       Nan giải nội tại của đảng CSTQ đưa đến bất lực Cải cách Mô hình Chính trị-Kinh tế hiện hành tréo cẳng ngỗng

 

Lựa chọn một Hệ thống Kinh tế và

Môi trường Chính trị-Luật pháp phù hợp 

cho Hệ thống Kinh tế được lựa chọn

 

            Giữa Kinh tế và Chính trị có những liên hệ mật thiết. Mỗi Hệ thống Kinh tế đòi hỏi một Môi trường Chính trị—Luật pháp phù hợp thì nền Kinh tế quốc gia mới triển nở đều đặn. Khi một cách thế Chính trị điều hành quần chúng không phù hợp với sinh hoạt Kinh tế dân, nhất là còn nhằm bóc lột Kinh tế của dân, thì quần chúng bị bóc lột trước sau gì cũng cũng bạo loạn chống lại những kẻ áp đặt Chính trị cho Xã hội. Lịch sử những cuộc đại Cách Mạng cho thấy rằng cái động cơ cách mạng là từ đời sống Kinh tế quần chúng: Cách Mạng Pháp 1789 do đời sống dân chúng cùng cực trước những vua chúa và giáo sĩ giầu sang hoang phí; cuộc Cách Mạng 1917 tại Nga cũng do quần chúng chịu cảnh vô sản cùng cực; cuộc Cách Mạng đạp đổ Chính trị độc tài tại Nga và Đông Au cũng từ quần chúng phải chịu hậu quả của một Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy hoàn toàn tê liệt. Việc phát triển Kinh tế ngày nay tại Trung quốc là dành cho lớp người nắm giữ Chính trị thủ lợi  gọi là Kinh tế Mafia nhóm đảng và gia đình đảng viên, trong khi ấy đại đa số dân chúng Trung quốc vẫn sống trong cảnh nghèo.

            Chính vì mối tương quan mật thiết giữa Kinh tế và Chính trị này mà chúng tôi phải nói đến những Hệ thống Kinh tế mà những người nắm quyền hành Chính trị lựa chọn. Việc lựa chọn một Hệ thống Kinh tế với Môi trường Chính trị—Luật pháp không phù hợp sẽ đưa đến hậu quả bạo loạn của quần chúng. Đây là điều không phải chỉ được nhấn mạnh đến trong bài Diễn Văn của Hồ Cẩm Đào ngày 08.11.2012 trong Đại Hội đảng CSTQ mà là mối lo lắng của Lãnh đạo đảng đã nhiều năm nay khiến chính Oân Gia Bảo báo động trước cuộc Họp Quốc Hội năm 2010.

 

Các Hệ thống Kinh tế chính thống được xây dựng trên căn bản:

1)         Tôn trọng TƯ HỮU những phương tiện sản xuất và những thành quả sản xuất.

2)         Lấy quyền lực Chính trị thu tư hữu thành CÔNG HỮU, nghĩa là Truất Hữu để những phương tiện sản xuất và những thành quả sản xuất trở thành CÔNG HỮU.

 

Hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường

 

Hệ thống này tôn trọng TƯ HỮU. Mà nếu tôn trọng TƯ HỮU thì phải có quyền TỰ DO cá nhân sử dụng tư hữu bởi vì nếu không có quyền tự do sử dụng thì hai tiếng TƯ HỮU không còn ý nghĩa nữa. Chính vì vậy Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường cho TỰ DO KINH DOANH (Libre Entreprise). Mà nếu Tự do Kinh doanh, thì phải có tự do Cạnh tranh (Libre Concurrence). Luật pháp được đặt ra để hạn chế và điều hành sự va chạm giữa những cá nhân tự do Kinh doanh và Tự do Cạnh tranh. Vì tôn trọng Tự do cá nhân trong việc sinh hoạt Kinh tế, nên Luật pháp phải do sự đồng thuận giữa những tác nhân Kinh tế. Đây là quy tắc Dân chủ Kinh tế.Để đìều chỉnh giữa CUNG và CẦU có THỊ TRƯỜNG (C’est le Marché qui régularise l’Offre et la Demande )

Tóm lại: TƯ HỮU đưa đến Tự do Kinh doanh và Tự do Cạnh tranh trong một Luật lệ có sự đồng thuận (Démocratie économique). Hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đòi buộc phải có một Mội trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE adéquat). Không thể có Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường thực sự trong Môi trường Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI.

Khi không còn tôn trọng TƯ HỮU nữa, nghĩa là Nhà Nước truất hữu để nắm trọn những Phương tiện sản xuất và những thành quả sản xuất thành CÔNG HỮU, thì Nhà Nước nắm lấy quyền Kinh tế để có Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và một số Hệ thống biến thể đôi chút sau này. Tỉ dụ Kinh tế khuynh hướng Xã hội cho quyền Nhà Nước có những can thiệp vào Giá cả, Thuế… (Ecocomie de tendance socialiste)

 

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy

 

Đối nghịch lại hoàn toàn Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Đi từ Ý thức hệ Xã hội mà Cá nhân phải hy sinh phục vụ, quyền lực Chính trị phế bỏ quyền TƯ HỮU. Tất cả những Phương tiện sản xuất đều là CÔNG HỮU. Nếu là Công hữu, thì cá nhân không có quyền TỰ DO sử dụng, vì vậy mà không có Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise). Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT đều nằm dưới quyền điều hành, chỉ định làm việc của quyền lực Chính trị NHÀ NƯỚC. Ngay cả Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ cũng không có quyền Tự do mà phải theo quy hoạch tiêu thụ do Nhà Nước. Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC nắm giữ.

Tóm lại : các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Hệ thống Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy vậy. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không.

Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.

Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp. Tất nhiên Môi trường DÂN CHỦ này đi ngược lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Hệ thống này đương nhiên chỉ có thể sống được với Môi trường Chính tri-Luật pháp ĐỘC TÀI do độc đảng Chính trị tự đặt ra cho phù hợp với Tập quyền Chỉ huy Kinh tế.

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã làm tê liệt những sinh hoạt Kinh tế quốc gia khiến dân chúng trở thành nghèo cùng cực nổi lên bạo loạn để Oâng Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó vào thập niên 90:

*          Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.

*          Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến

*          Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Khinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.

*        Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.

 

Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường “định hướng XHCH”

 

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy trên đây đưa đến những thất bại mà chúng tôi đã liệt kê ra những lý do. Trước khi khai tử Hệ thống này, các đảng Cộng sản Nga và chư hầu Đông Au đã làm những thử nghiệm cải cách bằng cách nới rộng một chút TƯ HỮU:

*          Cho lấy một số kết quả sản xuất làm tư hữu  như thưởng công cố gắng Kinh tế

*          Cấp riêng cho nông dân mấy sào đất tư hữu để khai thác.

Nhà Nước độc tài Liên xô nhận xét thấy ngay rằng trên thuở đất tư hữu mấy sào, thì rau cỏ mọc tốt tươi, trong khi ấy trên cánh đồng công hữu, rau cỏ héo úa. Phân bón công hữu đã bị nông dân ăn cắp về bón rau cỏ tốt tươi tại mấy sào đất tư hữu. Nhà Nước Liên xô chân nhận rằng chính TƯ HỮU và Tự do Kinh doanh mới thúc đẩy phát triển hiệu năng Kinh tế.

            Chúng tôi nói đến việc nới rộng ĐÔI CHÚT tưu hữu. Thực vậy, nếu nới rộng quá nhiều TƯ HỮU và TỰ DO Kinh doanh thực sự, thì Nhà Nước không thể giữ được quyền độc tài Chính trị nữa. Vì vậy phải đợi đến  những năm 89-90, khi nền Kinh tế hoàn toàn tê liệt với những nổi dậy của quần chúng, thì Nga và Đông Au mới nhất quyết dứt bỏ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và nền Chính trị độc tài kèm theo.

            Cùng ở  hoàn cảnh hoàn toàn tê liệt Kinh tế như vậy và quần chúng trở thành nghèo cùng cực, nhưng đảng CSTQ và đảng CSVN vẫn cố thủ bám chặt lấy quyền lực độc tài Chính trị của đảng.

            Để tránh bạo loạn của dân nghèo, Trung quốc đành phải Mở cửa chìa tay ra thế giới phát triển Kinh tế theo Hệ thống Tự do Thị trường. Việc mở cửa này chỉ là đi kiếm ăn, nhưng Hệ thống Kinh tế vẫn Tập quyền Chỉ huy. Trung quốc gượng gạo đặt cho Hệ thống một tên khác gọi là “Mô hình Kinh tế Khoa học với những đặc điểm của Trung quốc”. Họ giữ chính yếu những đặc điểm then chốt Tập quyền Chỉ huy dưới kiểu nói khác là Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường do đảng “Chủ đạo“.

            Việt Nam cũng rập đúng theo Mô hình Kinh tế của Trung quốc, nhưng với danh hiệu Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường “định hướng XHCN” và dưới quyền “Chủ đạo “ của đảng CSVN.

            Cả hai Mô hình Kinh tế Trung quốc và Việt Nam đều khởi đầu ở chỗ dân chúng nghèo đói quá, phải Mở cửa để Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường cứu đói. Chứ việc Mở cửa ở đây không phải là cởi mở Chính trị độc tài và cởi mở chủ trương Tập quyền Chỉ huy Kinh tế. Dùng những từ Tự do Thị trường chỉ là lấy thiện cảm hoặc đánh lừa Tây phương với Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường.

            Đối với vấn đề TƯ HỮU và TỰ DO Kinh doanh, cả Trung quốc và Việt Nam có nới rộng TƯ HỮU và TỰ DO Kinh doanh, nhưng lại hướng việc nới rộng ấy cho những đảng viên và Gia đình, Thân thuộc của đảng viên. Chính vì vậy mà trong những thập niên phát triển Kinh tế, Trung quốc và Việt Nam đã tạo nên Kinh tế Mafia nhóm đảng, gia đình.

            Nếu đã sử dụng Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường thực sự, thì phải có Môi trường CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE adéquat), nhưng cả hai nước đều giữ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI (Environnement Politico—Juridique DICTATORIAL). Vì vậy mà chúng tôi gọi Mô hình Kinh tế hiện hành của Trung quốc và Việt Nam là tréo cẳng ngỗng giữa Chính trị và Kinh tế.

            Khi Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới và Bà Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế họp báo tại Bắc Kinh cuối năm 2011 kêu gọi Trung quốc phải cứu nguy Kinh tế bằng Cải tổ từ căn nguyên Cơ chế, chính là yêu cầu đừng làm tréo cẳng ngỗng giữa Kinh tế gọi là Tự do Thị trường và Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài.

 

Mô hình Kinh tế-Chính trị được lựa chọn

từ thời Đặng Tiểu Bình mà cho đến nay

vẫn chưa có những Cải cách chính yếu

 

            Như chúng tôi đã nói ở phần trên đây, Nga và các nước Đông Au đã nhất quyết dứt bỏ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy vào thập niên 90 và Lựa chọn Hệ thống Kinh tế Tư do Thị trường với Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE adéquat).

            Năm 1989, nghĩa là cũng thập niên 90, trong hoàn cảnh tê liệt Kinh tế giống như Nga và Đông Au, dân chúng nổi dậy tại Thiên An Môn đòi hỏi thay đổi Chính trị. Nhưng chính Đặng Tiểu Bình đã đàn áp đẫm máu dân chúng vì nhất quyết giữ quyền độc tài Chính trị cho đảng. Vì vậy việc Mở cửa đối với Tây phương là chỉ nhằm mục đích kiếm cơm trong lúc bí đói, chứ không có ý nghĩa cởi mở Chính trị và Kinh tế thực tình cho Trung quốc.

            Việc cởi mở để kiếm cơm lúc ban đầu này dần dần trở thành một Mô hình Kinh tế nhằm ba phương diện:

=>       Vì sự đói nghèo của dân chúng, nhất là nông dân từ những vùng xa trong nội địa, Cơ chế tăng cường độc tài Chính trị để giữ dân ở thế phải câm miệng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.

=>       Kêu gọi Tư bản nước ngoài vào đầu tư để bán sức lao động của khối dân Trung quốc. Phía Tư bản cũng lợi dụng khối lao động rẻ mạt này để làm giầu.

=>       Hoàn toàn hướng Kinh tế vào xuất cảng để khai thác Mãi lực của dân chúng của hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu.

            Những thu nhập từ việc bán lao động rẻ mạt và và việc khai thác Mãi lực Hoa kỳ và Liên Au chảy vào túi những đảng viên và gia đình đảng viên tạo thành Kinh tế Mafia nhóm đảng.

            Năm 2010, chúng tôi xuất bản cuốn sách DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California). Trong cuốn sách này, trang 204, dựa trên những dữ kiện của LE FIGARO, ngày 07.06.2010, trang 8, chúng tôi đã viết như sau về việc Mô hình Kinh tế của Đặng Tiểu Bình là chủ trương cấu kết với Tư bản để bóc lột sức lao động:

Chế độ độc tài đảng trị của Thế giới Cộng sản sụp đổ. Nhưng Trung quốc, Việt Nam, Cu ba và Bắc Hàn vẫn giữ nguyên chế động Cộng sản độc tài đảng trị.

Đứng trước những thất bại Kinh tế, những chế độ này phải hướng về Thế giới Tự do được gọi là kẻ thù Tư bản.

Cuộc mở cửa Trung Cộng chơi với Tư bản để kiếm cơm bắt đầu từ ĐẶNG TIỂU BÌNH. Bắt tay với Thế giới Tư bản tôn trọng Tự do và Nhân quyền, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn giữ Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Theo LI PENG, Đăng Tiểu Bình, người cha của những cải cách Trung quốc, nhưng cũng chính ông đã yêu cầu quân đội quét sạch cuộc nổi dậy Thiên An Môn ngày 04.06.1989. Những cải cách của Đặng Tiểu Bình chỉ là về Kinh tế trong thế bí chết đói, nhưng về mặt độc tài Chính trị, thì không có cải cách gì.

Con đường mở cửa của Trung quốc vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nghĩa là bắt tay với Thế giới Tư bản để thủ lợi Kinh tế nhưng quyền độc tài Chính trị để đàn áp Dân chúng vẫn không thay đổi.

Kinh tế Trung quốc ngày nay là sự CẤU KẾT giữa TƯ BẢN NGOẠI LAI và QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC để cùng hiệp lực KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ VÀ VÔ NHÂN ĐẠO khối Nhân lực khổng lồ Trung quốc.

            Đặng Tiểu Bình Chủ trương Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng này và cũng chính Đặng Tiểu Bình đã lựa chọn những người thay thế mình là Giang Trạch Dâ và Hồ Cẩm Đào điều hành Cơ chế Kinh tế—Chính trị mà ông đã lựa chọn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên trong những thập niên đã qua, Mô hình Kinh tế, nhất là hệ thống Chính trị cai trị của Trung quốc không những không có những thay đổi mà còn thắt chặt lại hơn về kiểm soát đàn áp dân chúng. Những kêu gọi của Tây phương về Nhân quyền giống như đàn gẩy tai trâu mà thôi. Truyền hình Trung quốc chỉ đưa lên hình lớn của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào ngồi bên nhau thảo luận để cho thấy rằng con đường vạch ra cho Trung quốc từ Đặng Tiểu Bình sẽ vẫn giữ nguyên vẹn.

            Trên trang nhất của tờ FINANCIAL TIME, ngày 09.11.2012, với đầu đề :”HU RESSAERTS PARTY’S TIGHT GRIP “ (Hồ tái khẳng định việc nắm giữ xiết chặt lại của đảng), Ký giả Jamil ANDERLINI từ Bắc Kinh viết:

            “The outgoing head of the Chinese Communist Party has outlined a deeply conservative vision for the future of the world’s most populous nation, insisting that state dominance of economy and one-party rule will be maintained.”

            (Người đứng đầu đảng Cộng sản Trung quốc đã phác họa một cái nhìn bảo thủ sâu đậm về tương lai của một nước được biết tới nhất thế giới, nhấn mạnh rằng việc nhà nước nắm giữ Kinh tế và độc đảng cai trị (Chính trị) sẽ được giữ vững lại).

 

Hai cảnh báo và một lời khuyên của Hồ Cẩm Đào

trong bài Diễn Văn mang tính cách Định mệnh tàn phá

hay cứu vãn Đảng và Nhà Nước TQ.

 

            Nếu Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh là vẫn giữ nguyên Cơ chế Kinh tế—Chính trị mà Đặng Tiểu Bình đã lựa chọn, thì trên thực tế Mô hình Kinh tế—Chính trị tréo cẳng ngỗng ấy đã và đang tự nó làm nẩy sinh ra những VẤN ĐỀ được coi như Định mệnh tàn phá chính Đảng và Nhà Nước Cộng sản Trung quốc. Đó là những vấn đề THAM NHŨNG và PHÂN PHỐI KHÔNG ĐỒNG ĐỀU những thu nhập Kinh tế, nghĩa là Mô hình Kinh tế mà Đặng Tiểu Bình đã chọn và được giữ vững bởi Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đang biến thành một Mô hình Kinh tế—Chính trị Mafia nhóm đảng và gia đình.

            Về hai điểm cảnh cáo trong bài Diễn văn mang tính cách Định mệnh tàn phá này đã được Thủ tướng Oâng Gia Bảo báo động cách đây hai năm. Thực vậy, chính Thủ tướng Oân Gia Bảo đã phát biểu ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân Dân nỗi lo lắng về thực trạng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy của nhóm đảng Mafia:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”

(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Tình trạng THAM NHŨNG và PHÂNPHỐI KHÔNG ĐỒNG ĐỀU thu nhập sẽ tạo hố sâu Giầu –Nghèo và cách biệt Nông thôn—Thành thị. Đó là nguồn nổi dậy tạo bất ổn Chính trị. Nhật báo LE MONDE, ngày 16.03.2010, trang 16, viết:

            “La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.”

(Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn).

Nhật báo LE MONDE còn chú thích thêm rằng cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người

Thú nhận những điểm như trên đây rồi, chính Ôn Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên:

“Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

            Mô hình Kinh tế—Chính trị mà Đặng Tiểu Bình lựa chọn, với những vấn đề mà Oân Gia Bảo nêu ra trên đây, còn có những thiếu sót trầm trọng.

            Hai năm sau những nhận định của Thủ tướng Oân Gia Bảo, chính Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong Diễn Văn khai mạc Đại Hội đảng 18 tại Bắc Kinh, buộc lòng phải cảnh báo hai vấn đề định mệnh tàn phá đảng và nhà nước và một lời khuyên căn bản cho Mô hình Kinh tế. Hai lời cảnh báo đó là THAM NHŨNG và BẠO LOẠN từ dân chúng. Lời khuyên cho Tập Cẩm Bình là phải tăng MÃI LỰC NỘI ĐỊA để giữ độc lập cho Kinh tế Trung quốc.

            THAM NHŨNG

            Tình trạng tham nhũng trở thành phổ quát trong Cơ chế Kinh tế—Chính trị hiện nay của Trung quốc. Tham nhũng tự nó phát sinh và lan tràn trong một Mô hình Kinh tế—Chính trị mà độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Chúng tôi đã thường viết rằng Lòng tham của cải, tiền bạc là bẩm sinh, nó nằm trong mỗi cá nhân như là tính dâm dục mà Freud đã nói. Nó nằm đấy bẩm sinh, chỉ đợi có môi trường thuận lợi là nó nẩy nở ra và lan tràn. Cái môi trường thuận lợi ấy chính là Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Vì vậy phải quy tội tham nhũng vào Cơ chế chứ không phải cá nhân. Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến những vụ tham nhũng khổng lồ không phải là tầng lớp đảng viên làng xã, tỉnh, mà tại thượng tầng trung ương lãnh đạo: Bạc Hy Lai, Oâng Gia Bảo và chính Tập Cẩm Bình, người sẽ lãnh đạo Cơ chế Kinh tế—Chính trị Trung quốc trong 10 năm tới.

            Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE ngày 09.11.2012, trang 3, đã viết:

            “ Une corruption généralisée

            “La corruption a attaint des niveaux insoupconnnables en Chine depuis trente ans. Pour demander n’importe quelle autorisation, une entreprise doit désormais débourser 60’000 francs, sinon le dossier retourne au bas de la pile. Les témoignages  abondent sur des petis ou gros dessous-de-table. Si on ne paie pas, le dossier se balade de bureau en bureau. “

            (Tham nhũng đã đạt tới những mức độ không thể nghi ngờ được đã từ 30 năm nay. Để xin bất cứ sự cho phép nào, một công ty phải bỏ ra 60’000 quan, nếu không hồ sơ sẽ trở xuống đáy chồng hồ sơ. Những nhân chứng có dồi dào về việc đút lót nhỏ hay lớn ở dưới bàn. Nếu không trả, thì hồ sơ đi lang thang hết bàn giấy này tới bàn giấy kia. “

            PHÂN PHỐI KHÔNG ĐỒNG ĐỀU THU NHẬP

            Việc phân phối không đồng đều thu nhập Kinh tế đã được On Gia Bảo nhấn mạnh và việc phân phốn này sẽ tạo hố sâu Giầu-Nghèo càng ngày càng sâu đến chỗ khối dân nghèo phải nổi dậy. Những đảng viên tham nhũng, gia đình đảng viên tham nhũng, chỉ biết thu vào thật nhiều cho mình, không cần biết đến ai nghèo, ai khổ, ai chết đói ! Hồ Cẩm Đào cảnh báo việc tham nhũng gây hố sâu Giầu-Nghèo, không phải ở phương diện cá nhân, mà ở phương diện sẽ tạo bạo loạn Xã hội như một định mệnh tàn phá chính toàn thể Đảng và Nhà Nước.

            Tờ LE FIGARO, ngày 09.11.2012, trang 8, dưới đầu đề CHINE: LE TESTAMENT DE HU JINTAO (Trung quốc: Lời trăn trối của Hồ Cẩm Đào), đã viết:

            “Le président sortant a mis en garde contre le risque “fatal “ de la corruption. La corruption pourrait se révéler fatale pour le Partie, provoquer sa chute, ainsi que celle de l’Etat. “

            (Chủ tịch ra đi đã cảnh báo chống lại rủi ro “định mệnh “ của tham nhũng. Tham nhũng có thể trở thành định mệnh tàn phá đảng và tạo sự đổ vỡ của đảng cũng như đổ vỡ của Nhà Nước.)

            TẠO MÃI LỰC NỘI ĐỊA

            Sau nhiều thập niên lợi dụng Mãi lực nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, Mô hình Kinh tế—Chính trị Trung quốc, chuyên chú về xuất cảng, đã phải  khổ sở lệ thuộc vào Kinh tế nước ngoài, nhất là từ cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế từ năm 2008 cho đến nay. Tình trạng giảm thụt độ phát triển Kinh tế xuống từ trên 10% xuống 7.5% đang làm nhiều Xí nghiệp Trung quốc phá sản và làm tăng vọt Thất nghiệp. Ngoài vấn đề giảm Mãi lực nước ngoài do Khủng hoảng, Trung quốc còn gặp tình trạng khuynh hướng Bảo Hộ Mậu dịch mỗi ngày mỗi tăng đối với hàng hóa Trung quốc.

            Trong những năm Khủng hoảng, nhiều nhà Kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh cho Trung quốc rằng phải tạo Mãi lực cho dân chúng quốc nội. Nhưng việc tạo Mãi lực quốc nội có những trở lực tại chính Trung quốc:

=>       Tham nhũng quá ích kỷ khiến khó lòng phân phối đồng đều thu nhập cho dân

=>       Những xí nghiệp Trung quốc chỉ mong mang vốn ra đầu tư ở nước ngoài như việc chạy trốn tình trạng bấp bênh Kinh tế tại chính nội địa. Phong trào trốn chạy vốn ra nước ngoài của những người giầu mỗi ngày mỗi tăng vọt.

=>       Việc tạo Mãi lực cho khối dân nghèo gần 800 triệu người không phải là dễ dàng và rất tốn kém.

=>       Một lưỡng nan cho chế độ Chính trị độc tài là nếu nâng cấp Mãi lực cho dân chúng, dân chúng giầu lên, sẽ khó lòng giữ được Chính trị độc tài và độc quyền Kinh tế của đảng. Dân chúng giầu lên sẽ đấu tranh được thêm TỰ DO !

            Tờ LE MONDE ngày 09.11.2012, trang 17, viết:

            “Le contrôle de l’Etat est trop fort. Contrairement aux slogans, la socíeté est de moins en moins harmonieuse. C’est le problème le plus grave. Le pouvoir dépense beaucoup d’argent pour acheter la paix sociale, mais plus il dépense, plus il y a d’agitation.”

            (Việc kiểm soát của Nhà Nước quá mạnh. Ngược lại những lời tuyên truyền, xã hội mỗi ngày mỗi sút kém hòa nhịp cân bằng. Đó là vấn đề trầm trọng hơn cả. Quyền lực tiêu nhiều tiền bạc để mua sự bình yên xã hội, nhưng khi càng tiêu, thì lại càng có nhiều xáo động)

            Để tạo được Mãi lực dân chúng nội địa tiến lên như những xã hội tân tiến Aâu-Mỹ, chính On Gia Bảo đã than thở là phải mất chừng 100 năm nữa, trong khi đó việc tiêu thụ những hàng hóa mà Trung quốc sản xuất là điều cấp bách để tránh phá sản Kinh tế:“Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

 

Nan giải nội tại của đảng CSTQ

đưa đến bất lực Cải cách

Mô hình Chính trị-Kinh tế hiện hành

 

Ong ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới và Bà LAGARDE, Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đã nhấn mạnh về việc cấp bách Cải tổ Mô hình Kinh tế-Chính trị Trung quốc bởi vì nó đang đi tới một ngõ quặt nguy hiểm cho Kinh tế nước Tầu. Mặc dầu nhấn mạnh về việc cần phải cải tổ, nhưng cả hai người đều thấy cái trở ngại lớn nhất khó lòng Cải tổ được đến từ chính đảng viên đảng CSTQ. Thực vậy, chính những đảng viên , nhất là những lãnh đạo cấp cao trong đảng đang nắm giữ những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, đồng thời nắm quyền Chính trị. Cải tổ Mô hình Kinh tế—Chính trị có nghĩa là tước đi những đặc quyền đặc lợi nhóm đảng mà chính những đảng viên có quyền Chính trị đang nắm giữ. Không ai từ bỏ những đặc quyền đặc lợi Kinh tế của mình. Sự phản kháng chống lại Cải tổ Mô hình đến từ chính những đảng viên lãnh đạo, thì làm thế nào bắt họ phải quyết định Cải tổ được.

Khi mà THAM NHŨNG đã lan tràn từ mấy chục năm nay từ cấp đảng viên cao nhất đến cấp thấp nhất, thì khi họp đảng lại để lấy quyết định cải tổ tận căn nguyên, không thể nào có một quyết định chung để tự sát cả đảng.

Chính Mô hình Kinh tế—Chính trị mà Đặng Tiểu Bình đã lựa chọn là trái cẳng ngỗng ngay từ lúc đầu và kéo dài trong những chục năm. Xin nhắc lại trái cẳng ngỗng ở chỗ chọn Kinh tế Tự do Thị trường mà hệ thống Chính trị cai trị vẫn là độc tài độc đảng. Mô hình tréo cẳng ngỗng ấy là môi trường phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG từ đời cha đến đời con. Khi mà THAM NHŨNG trở thành phổ quát , “une corruption généralisée “ như lời khẳng định của Ký giả Virginie MANGIN từ Bắc Kinh viết trong nhật báo TRIBUNE DE GENEVE ngày 09.11.2012, trang 3, thì nếu họp toàn đảng viên tham nhũng ấy lại, Đại hội cũng không thể lấy quyết định Cải tổ được tự căn nguyên gồm:

1)         Tôn trọng TƯ HỮU cho mọi người, nghĩa là mọi người có quyền TỰ DO KINH DOANH. Với quyết định này, không còn dành cho các Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước nắm “Chủ đạo“ Kinh tế với đặc ân cấp vốn dồi dào từ tiền thuế của dân chúng.

2)         Không còn quyền độc tài Chính trị chế tài những sinh hoạt Kinh tế TỰ DO của người dân. Nói cách khác việc cải tổ tận căn nguyên phải thiết lập một Môi trường CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique DEMOCRATIQUE adéquat)

            Hai quyết định trên đây là Cải tổ đi vào tận căn nguyên và tất nhiên cái cản lực cho việc Cải tổ này đến từ chính những đảng viên tham nhũng từ trên xuống dưới của đảng. Không cần nói hai điểm trên đây cho lớn lao. Ngay cả việc những đảng viên cùng tham nhũng cũng không thể lấy một quyết định nhỏ trừng phạt một cá nhân đảng viên làm tham nhũng cụ thể. Chúng tôi xin lấy một tỉ dụ để chứng minh cho điều vừa nói. Đó là tỉ dụ Hội Nghị trung ương 6 CSVN mới đây.

            Một thành viên X thuộc Bộ Chính trị phạm tham nhũng thực sự. Nhưng khi Hội Nghi trung ương 6 gồm 175 đảng viên đại diện họp lại, họ đã không thể lấy được quyết định trừng phạt đảng viên X vì mỗi thành viên Hội Nghị đều thấy mình cũng tham nhũng, nên không dám quyết định phạt “đồng chí “ X tham nhũng.

            Cách đây trên 2000 năm, tại xứ Do thái, những người Pharisiêu phạm tội nhưng giả hình đạo đức và tôn trọng Luật pháp, dẫn một tội phạm đến trước mặt Chúa Giêsu để hỏi ý kiến xem có nên ném đá trừng phạt tội phạm hay không. Chúa Giêsu không thèm nói với đám Pharisiêu này, mà chỉ viết trên đất cát rằng “Nếu ai không phạm tội, thì lấy đá ném người này đi.“ Ngài vẫn cúi mặt xuống đất. Đến khi ngẩng đầu lên nhìn, thì thấy mọi người lần lượt rủ nhau đi hết, người già trốn đi trước và người trẻ trốn đi sau. Chính những người Pharisiêu này là những người phạm tội mà giả hình nhân đức, thì tự biết mình và tìm cách trốn đi nơi khác.

            Cả bầy tham nhũng như nhau, thì không thể trừng phạt một đồng chí X tham nhũng !

 

Kết Luận

           

Chỉ có những nạn nhân của THAM NHŨNG, của Mô hình Kinh tế—Chính trị tréo cẳng ngỗng nuôi dưỡng tham nhũng, cùng nhau họp lại diệt trừ chính cái Cơ chế Kinh tế—Chính trị téo cẳng ngỗng làm phát sinh THAM NHŨNG để lựa chọn Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đích thực với Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.11.2012


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link