Saturday, November 17, 2012

Nói và làm: Xử nợ xấu nhanh đừng vội



Xin phổ biến rộng rãi
CXN_110512_1909_Người dân thất nghiệp mỗi ngày hằng chục ngàn, DN đóng cửa mỗi ngày hàng ngàn mà chúng nó nói hãy từ từ: Xử nợ xấu nhanh đừng vội

CXN_110512_1909_Người dân thất nghiệp mỗi ngày hằng chục ngàn, DN đóng cửa mỗi ngày hàng ngàn mà chúng nó nói hãy từ từ: Xử nợ xấu nhanh đừng vội




Những trẻ em đầy tương lai được cha mẹ đem trốn chạy Thiên Đường của bọn quỷ đỏ, trốn chạy để khỏi bị giải phóng bởi một lũ Đỉnh Cao Trí Tuệ của loài Vượn, cái nôi Văn Minh của nhân loại.

——————————-

Châu Xuân Nguyễn

-
Bọn CS này không coi sự đau khổ của nhân dân là gì cả. Tình hình khủng hoảng nợ xấu và kinh tế này lẽ ra không bao giờ xẩy ra dưới một chính phủ có tài, có tầm nhìn, vì dân vì nước, minh bạch không tham nhũng.

Chúng nó quậy tham nhũng, bất tài cho nợ xấu NH bét nhè, BDS giá thấp cùng cực, hàng ngàn, chục ngàn DN BDS bắt đầu phá sản và đóng cửa, DN không vay vốn được vì nợ xấu làm mất thanh khoản mà chúng nó lừa bịp người dân, kêu gọi hãy từ từ. Chúng nó đợi nền kinh tế này thành một bãi sa mạc rồi mới có “kế sách” hay sao ????
Cốt lõi của vấn đề là chúng nó biết số nợ xấu như Alan Phan nói là gấp 3 lần con số 202 ngàn tỉ, chúng nó không còn tiền, còn “sáng kiến” để giải quyết nữa vì nó cần một số tiền quá lớn, một sáng kiến đầy kiến thức và kinh nghiệm, cả 2 điều này chúng đều không có nên phải lừa bịp QH, người dân, BCH TWD, BBT, BCT để mua thêm thời gian.

3 Dũng thì từ ngày HN6 bế mạc thì không có một câu tuyên bố gì về KT vĩ mô, tất cả đều phó mặc cho DN BDS chém giết nhau phá giá để khỏi phá sản.
Bài báo dười đây rõ ràng là để mua thêm thời gian ngắc ngoãi của ĐCS.
-
Trích:”Đã luôn xuất hiện những số liệu khác nhau giữa báo cáo của các ngân hàng thương mại và tính toán mang tính cảnh báo của các tổ chức quốc tế. Điều đó đã phần nào cho thấy lịch sử của nợ xấu với tất cả những vấn đề phức tạp và nhạy cảm của nó.”hết trích.
———–
Lỗi của ai để có những “lịch sử” như vậy, có phải làm sai rồi cứ bưng bít nên nó ra nông nỗi này của 3D và DCS hay không ????
-
Trích:”Có những ngân hàng liên tiếp nhiều năm tăng trưởng tín dụng ở trên dưới 40%… với thực tế đó không làm nảy sinh nợ xấu mới là chuyện lạ.”hết trích.
———-
Trách nhiệm của ai để tăng tín dụng trở thành nợ xấu vậy ??? Có phải trách nhiệm của NHNN và CP cùng DCS hay không ??? NHNN co trách nhiệm giám sát và kiểm tra hệ thống NH thương mại để số nợ xấu THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (chứ không phải tiêu chuẩn NHNN đặt ra để giảm tỉ lệ nợ xấu mỗi ngày) luôn luôn dưới 3% để hệ thống NH được ổn định, không có nguy cơ sụp đổ.
-
Trích:”Tuy nhiên, nhưng năm trước đây những cảnh báo đó xem ra còn quá xa vời, nó bị che lấp bởi những thành quả tăng trưởng kinh tế cao, DN và ngân hàng vẫn kiếm được lợi nhuận lớn. ” hết trích.
———
Ai là người coi thường những cảnh báo đó, 3D và DCS phải không ??? Chính tôi cảnh báo từ lâu chứ có xa vời gì đâu. Coi thường cảnh báo, cho là xa vời nên tình hình mới bét nhè như bây giờ, không có tầm nhìn, không có dự báo, đến lúc khủng hoảng đến thì nói là “để từ từ rồi giải quyết”, chỉ có đám bất tài tham nhũng CS mới vận hành kinh tế, cuộc sống của 90 triệu dân như thế.
 
Một CP giỏi, với đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức, tầm nhìn, lòng thương dân, yêu nước phải nhìn thấy những hiểm họa sắp đến phải hành động để loại trừ nó, chứ không để lửa đến đít rồi quýnh lên…




CXN_062911_1145_Ba Dũng bao giờ bể hụi

-
Trích:”Cho đến năm nay, thì vấn đề nợ xấu càng trở nên trầm trọng và nó không còn là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả DN và nên kinh tế.

Nói cách khác, nợ xấu là một “di sản” của nhiều năm để lại, và đây chỉ là thời điểm nó lộ diện buộc chúng ta phải đối diện.”hết trích.
——-
Đâu phải nợ xấu giờ này mới lộ diện, nó bị bưng bít từ lâu rồi bởi Bình, 3D và DCS, nó đã tiem tàng 3 hay 4 năm nay rồi, cảnh báo đều đều mà 3D cứ cố bưng bít để BCT, UVBCHTW, BBT và 90 triệu dân không thấy.

Nợ xấu là vấn đề riêng của hệ thống NH, chính họ phải tự chỉnh sửa chứ 90 triệu người dân không đồng ý phải trả thêm thuế để cứu họ khi có lợi nhuận cao thì họ nhà lầu, xe hoi, gái guốc…
——
Trích:”Theo phân tích từ các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu đến từ rất nhiều nguồn. Trước hết, đó là nợ xấu trong bất động sản (BĐS) do hệ lụy của một quá trình phát triển nóng, tràn lan và giá nhà đất “bong bóng” của lĩnh vực này.
 
 Đáng lưu ý, bên cạnh khoản cho BĐS thì còn nhiều khoản vay khác được thế chấp bằng BĐS hay liên quan đến BĐS cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc sụt giảm của thị trường nhà đất.” hết trích
———
Ai đã để khoản vay BDS quá 20%, rồi quá 16% tới cuối 2011 vậy, có phải trách nhiệm của NHNN và 3D cùng DCS hay không, không thể đổ thừa cho ai được nữa, DCS đã thiếu người tài và bè phái, tham nhũng mua quan bán phiếu nên để 3D làm thêm một nhiệm kỳ nữa thì trách nhiệm hoàn toàn theo thứ tự ở ĐCS, 3D, Bình ruồi và cuối cùng mới là hệ thống NH (1 triệu tỉ, 50 tỉ usd thế chấp BDS).
-
Trích:”Nợ xấu cũng đến từ khoản cho vay sản xuất kinh doanh. DN vay tiền sản xuất, nhưng đầu ra khó khăn, hàng tồn kho cao, vốn đọng… DN không có tiền trả ngân hàng, gây ra nợ xấu.” hết trích
——–
Lỗi hàng tồn kho cao, sức mua người dân kiệt quệ là lỗi của ai vậy ???
 
Có phải lỗi của lạm phát cao, sức mua kém cộng thêm siết chặt tín dụng gây thất nghiệp tràn lan hay không ???
 
Ai làm ra những điều này nếu không là DCS và 3D ???
 Xem bài này ngày 14.06.2011




KT – Người dân VN hãy dần làm quen với từ ngữ phá sản của những đại gia tầm cỡ Trích:”Tình hình kinh tế ảm đạm như thế này, người tiêu dùng không còn có nhiều tiền để tiêu xài,nên cả thị trường mất đi sức mua (Purchasing power of the consumers) thì những doanh nghiệp 2 hay 5 năm năm về trước đầu tư vào những gian hàng lộng lẫy thì giờ đây không có bán đủ sản phẩm (sales figures very low) để có lời mà trả vào tiền mặt bằng. :hết trích

-
Trích:”Bên cạnh đó, cùng không thể bỏ quan khoản nợ đến từ nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Các nhà thầu vay tiền để ứng vốn thi công, không được thanh toán đúng hạn, công trình bị dừng ngang chưa thể quyết toán… khiến cho khoản nợ này tăng lên và đến nay đến trên 90 ngàn tỷ là một con số không hề nhỏ.” hết trích.
———
Đầu tư công cao hơn ngân sách cho phép 90 ngàn tỉ là lỗi của ai vậy ??? ĐCS, 3D, QH phải không ???
-
Trích:”Hiện nay, bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu như một yêu cầu nghiệp vụ thường xuyên và cấp bách nhất thì Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Đề án về Công ty mua bán nợ với mục tiêu lớn nhất là tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng.” hết trích.
———-
Chuyện dùng tiền thuế người dân để giải cứu nợ xấu NH tới 740 ngàn tỉ là không chấp nhận được.
-
Trích: “Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác đang vào cuộc để giải cứu BĐS để gỡ khoản nợ xấu lớn nhất đang nằm trong khu vực này.

Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công thương, Bộ Tài chính đang tích cực có các biện pháp để hỗ trợ DN bán hàng, khôi phục sản xuất nhằm giải phóng lượng hàng tồn khó, xoay vòng đồng vốn trả ngân hàng.

Mới đây, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các bộ ngành và địa phương có biện pháp xử lý sớm nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
” hết trích.
————
Ngay cả 3D từ đầu 2011, quyền uy in tiền, trưng thu, chỉ đạo bất cứ NH nào tăng cho vay BDS mà còn giải quyết BDS kiểu “con kiến leo ra leo vào” thì tình hình bây giờ sôi động hơn nhiều thì Bộ Xây Dựng có giải quyết nỗi không ???

Bộ CT, TC có đủ bản lãnh để giải quyết tồn kho hay không ??? Hay chỉ đưa mắt nhìn vì khoản giải cứu DN 29 ngàn tỉ có vẻ không có tác động gì cả.

Bộ, ngành và địa phương không có tiền thì làm sao giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản ???
-
Trích:”Với nợ xấu, những ảnh hưởng của nó lớn hơn thì càng phải thận trọng hơn khi liên quan đến số phận của DN, ngân hàng cả những lĩnh vực lớn như BĐS. Vì thế, đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn và những bước đi khôn ngoan, không vội vàng để tránh gây thêm những tổn thương không đáng có đối một nền kinh tế vốn đã yếu đi nhiều trong khó khăn.” hết trích.
——————
Chỉ có một phương án duy nhất giải quyết nợ xấu là phải phá sản hàng loạt các NH, điều này nếu IMF nhảy vào họ cũng sẽ khuyên như thế, không còn giải pháp nào nữa vì DN chết lâm sàng ngày càng nhiều, thất nghiệp ngày càng nhiều, không có thời gian 10 năm để giải quyết nợ xấu từng phần được.
 
 Không tránh được phá sản hàng loạt, hệ thống NH ngày càng rệu rã, CT HDQT NH nhập kho đều đặn là chứng tỏ sự phá sản rất gần kề.
-
Trích:”Bên cạnh đó, chúng ta cũng có niềm tin về cơ sở để xử lý nợ xấu khi quy mô nợ xấu hiện hơn 8% nhưng các ngân hàng đã trích lập dự phòng hơn 70 ngàn tỷ đồng. 84% khoản nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản với giá trị bằng 130% khoản nợ xấu đó..
 
Điều này, cộng với các bước đi căn cơ để xử lý nợ xấu như trên đã có chúng ta cơ sở để xử lý hiệu quả ‘di sản” nợ xấu hiệu quả.”hết trích.
——–
Câu này phải hỏi lại Nguyễn Ba Thanh nhe, không ai tin vào câu này nữa đâu.




Nợ xấu dưới góc nhìn Bí thư Nguyễn Bá Thanh Trích:”…nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng”.”hết trích


Trích:”Đặt câu hỏi, thông thường khi vay mà không trả được nợ thì ngân hàng sẽ siết nhà, siết đất nhưng ngân hàng vẫn không siết nợ là vì sao, lý giải được ông Thanh đưa ra ngay sau đó là ngoài việc do thị trường bất động sản đóng băng, tụt giá, còn một vấn đề cực kỳ phức tạp khác, đó là người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay.

Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Lấy ví dụ, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 – 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó mới gọi là nợ xấu, vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, “đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng “.

“Phải bóc tách ra, có những loại nợ không phải là nợ xấu mà quá xấu, không bao giờ có thể đòi được”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói.” hết trích.

Trích:”Trong mối liên quan đến tồn kho, vị đại biểu này cho rằng tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc. “Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng”, ông Thanh than thở.

Trở lại chuyện trách nhiệm của ngân hàng, mới đây, vị Bí thư nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thừng trong cuộc gặp giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngay tại Đà Nẵng cũng đã từng “dọa”, nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, cho vay với lãi suất cao thì tại cuộc họp hội đồng nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.

Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Còn ở kỳ họp Quốc hội thứ hai (tháng 10/2011), ông Thanh cũng đã quan ngại về việc quản lý Nhà nước đã yếu mà cho thành lập quá nhiều ngân hàng, dẫn đến mất kiểm soát.

Phân tích của ông khi đó là, một ngân hàng có vốn khoảng nghìn tỷ đồng khi mới thành lập huy động thêm khoảng 10 nghìn tỷ nữa sau đó nhẹ nhàng rút tiền của mình ra rồi lấy 10 nghìn tỷ của thiên hạ đi buôn bất động sản.
 
Giá đất rớt thê thảm, đến hạn không có tiền trả lại cho người gửi thế là đua nhau đẩy lãi suất huy động lên cao, 18%, 20%, thậm chí 25%, 30%/năm để có tiền, lấy tiền của người sau để trả cho người trước, đẩy lạm phát lên cao.

Nợ xấu, một năm trước cũng đã được ông Thanh cảnh báo là sẽ tăng khi thị trường nhà đất đóng băng và ngân hàng không bán được cả đất của mình lẫn đất là tài sản thế chấp.

“Tái cơ cấu lại ngành ngân hàng là việc cần làm ngay, làm kiên quyết, nhưng lưu ý đây là vấn đề rất khó, khó nhất là động chạm đến lợi ích nhóm, và không khéo một ông chết sẽ kéo theo hàng loạt ông chết, gây hậu quả cho xã hội”, ông nói, tròn một năm trước.” hết trích.

—————–

Đọc hết bài báo dưới đây, một điều tác giả quên (hay cố tình quên) là nợ xấu gây ra do tham nhũng của tập đoàn vàv TCty, 1.8 triệu tỉ (90 tỉ usd) trên tổng dư nợ của toàn quốc gia là 2.8 triệu tỉ, hoàn toàn không có tài sản thế chấp (một tỉ số là 64.3% nợ trên tổng dư nợ của toàn hệ thống NH).

Nền kinh tế này không sụp kéo theo ĐCS mới là lạ.

Melbourne

05.11.2012

Châu Xuân Nguyễn

——————————————————-
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/95447/noi-va-lam–xu-no-xau-nhanh-dung-voi.html

  • 5/11/2012 01:30

Nói và làm: Xử nợ xấu nhanh đừng vội


Nợ xấu, một “di sản” từ nhiều năm với nhiều lý do để lại, nó bùng phát mạnh trong thời điểm kinh tế khó khăn, trở thành vấn đề bức xúc. Xử lý nợ xấu cần phải làm nhanh nhưng không thể vội.

Chuẩn bị trình đề án Công ty mua bán nợ xấu
Bài toán xử lý nợ xấu phức tạp
Chưa dứt nợ xấu, ngân hàng khó tái cấu trúc
Định giá hớ, ngân hàng ôm nợ xấu

Xem bài khác trên Vef.vn

Những cảnh báo và nghi ngờ về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không phải bây giờ mới có. Đã luôn xuất hiện những số liệu khác nhau giữa báo cáo của các ngân hàng thương mại và tính toán mang tính cảnh báo của các tổ chức quốc tế. Điều đó đã phần nào cho thấy lịch sử của nợ xấu với tất cả những vấn đề phức tạp và nhạy cảm của nó.

Nói về điều này, một chuyên gia từng tham gia cơ quan quản lý ngân hàng và cả cơ quan giám sát về tài chính nói, những năm trước đây tín dụng luôn tăng trưởng trên 30% thậm chí có năm đến khoảng 50%. Có những ngân hàng liên tiếp nhiều năm tăng trưởng tín dụng ở trên dưới 40%… với thực tế đó không làm nảy sinh nợ xấu mới là chuyện lạ.

Thực tế, trong những lần nói về nợ xấu trước đây, vị chuyên gia này đã cảnh báo trên các diễn đàn và cả những báo cáo tư vấn về thời điểm vấn đề này phát lộ, uy hiếp các ngân hàng và tác động cả nền kinh tế. Mở rộng hơn, ông đã cảnh báo về sự dễ dãi và kém hiệu quả của đồng vốn dẫn đến chất lượng tín dụng thấp sẽ đến lúc phải trả giá.

Tuy nhiên, nhưng năm trước đây những cảnh báo đó xem ra còn quá xa vời, nó bị che lấp bởi những thành quả tăng trưởng kinh tế cao, DN và ngân hàng vẫn kiếm được lợi nhuận lớn.



Nhưng khi nền kinh tế tải qua những thời điểm khó khăn, nhất là từ năm 2008 đến nay thì nguy cơ được cảnh báo trên đã lộ diện khi nợ xấu liên tục tăng cao, tốc độ tăng nợ xấu lên đến mấy chục phần trăm một năm. Cho đến năm nay, thì vấn đề nợ xấu càng trở nên trầm trọng và nó không còn là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả DN và nên kinh tế.

Nói cách khác, nợ xấu là một “di sản” của nhiều năm để lại, và đây chỉ là thời điểm nó lộ diện buộc chúng ta phải đối diện.

Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu đã được đề cập rất nhiều, bên cạnh việc mổ xẻ các nguyên nhân và quy trách nhiệm đối với các khoản nợ xấu thì tất cả các ý kiến đều chung quan điểm: đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế cần phải xử lý nhanh và hiệu quả nhất.

Theo phân tích từ các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu đến từ rất nhiều nguồn. Trước hết, đó là nợ xấu trong bất động sản (BĐS) do hệ lụy của một quá trình phát triển nóng, tràn lan và giá nhà đất “bong bóng” của lĩnh vực này. Đáng lưu ý, bên cạnh khoản cho BĐS thì còn nhiều khoản vay khác được thế chấp bằng BĐS hay liên quan đến BĐS cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc sụt giảm của thị trường nhà đất.

Nợ xấu cũng đến từ khoản cho vay sản xuất kinh doanh. DN vay tiền sản xuất, nhưng đầu ra khó khăn, hàng tồn kho cao, vốn đọng… DN không có tiền trả ngân hàng, gây ra nợ xấu.

Bên cạnh đó, cùng không thể bỏ quan khoản nợ đến từ nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Các nhà thầu vay tiền để ứng vốn thi công, không được thanh toán đúng hạn, công trình bị dừng ngang chưa thể quyết toán… khiến cho khoản nợ này tăng lên và đến nay đến trên 90 ngàn tỷ là một con số không hề nhỏ.

Nhìn từ đây để thấy, ngân hàng đang chịu sức ép từ nợ xấu nhưng xử lý nợ xấu không chỉ vì hệ thống ngân hàng mà còn tháo gỡ những vướng mắc cho DN và tắc ngẽn của cả nền kinh tế. Quan hệ tín dụng là giữa ngân hàng và DN, nợ xấu liên quan trực tiếp đến hai đối tượng này là họ phải trực tiếp giải quyết. Nhưng bên cạnh đó cũng cần vào cuộc của các cơ quan quản lý, Chính phủ để sớm khai thông một trong những bế tắc, nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế.

Hiện nay, bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu như một yêu cầu nghiệp vụ thường xuyên và cấp bách nhất thì Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Đề án về Công ty mua bán nợ với mục tiêu lớn nhất là tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác đang vào cuộc để giải cứu BĐS để gỡ khoản nợ xấu lớn nhất đang nằm trong khu vực này.

Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công thương, Bộ Tài chính đang tích cực có các biện pháp để hỗ trợ DN bán hàng, khôi phục sản xuất nhằm giải phóng lượng hàng tồn khó, xoay vòng đồng vốn trả ngân hàng.
Mới đây, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các bộ ngành và địa phương có biện pháp xử lý sớm nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Động thái trên đây cho thấy, việc xử lý nợ xấu đã và đang được khởi động đồng bộ. Vấn đề còn lại là phải thực thi một cách nhanh chóng và quyết liệt nhất. Tránh tình trạng chậm trễ như đã xảy ra với đề án 9.000 tỷ hỗ trợ con cá tra như đã xảy ra.

Chúng ta cũng cảm nhận được sự sốt ruột của nhiều người đối với vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên, với một “di sản” để lại từ nhiều năm, ẩn chứa trong nó rất nhiều vấn đề phức tạp thì rất cần nhanh cũng không thể vội được. Điều quan trọng là phải xử lý được từ gốc và xử lý nhanh nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định của hệ thống ngân hàng, duy trì sản xuất kinh doanh của DN…

Từ câu chuyện của vàng thời gian qua cho thấy những biến động về chính sách liên quan đến tiền tệ, ngân hàng sẽ có tác động lớn đến toàn bộ thị trường. Chỉ riêng việc chấm dứt huy động vàng đã kéo theo nhiều hệ lụy về giá cả, biến động thị trường, thanh khoản các ngân hàng.

Với nợ xấu, những ảnh hưởng của nó lớn hơn thì càng phải thận trọng hơn khi liên quan đến số phận của DN, ngân hàng cả những lĩnh vực lớn như BĐS. Vì thế, đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn và những bước đi khôn ngoan, không vội vàng để tránh gây thêm những tổn thương không đáng có đối một nền kinh tế vốn đã yếu đi nhiều trong khó khăn.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có niềm tin về cơ sở để xử lý nợ xấu khi quy mô nợ xấu hiện hơn 8% nhưng các ngân hàng đã trích lập dự phòng hơn 70 ngàn tỷ đồng. 84% khoản nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản với giá trị bằng 130% khoản nợ xấu đó.. Điều này, cộng với các bước đi căn cơ để xử lý nợ xấu như trên đã có chúng ta cơ sở để xử lý hiệu quả ‘di sản” nợ xấu hiệu quả.

Lê Khắc

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-2/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link