Saturday, May 12, 2012

87% Dân VN: Kinh Tế Thị Trường Ưu Việt hơn Nền Kinh Tế XHCN

87% Dân VN: Kinh Tế Thị Trường Ưu Việt hơn Nền Kinh Tế XHCN

 

Với giới báo chí: tới 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt

HANOI
- Đại đa sô dân Việt Nam công nhân rằng nền kinh tế thị trường tuyệt vời hơn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo một bản khảo sát thực hiện tại Việt Nam.

Bản tin trên thông tấn VnEconomy có nhan đề khéo léo, “Kinh tế thị trường và nghịch lý thú vị của người Việt,” đã đưa ra các con số cho thấy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã là cái gì rất đáng sợ.

Bản tin viết:

“Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam (CAMS 2011) được công bố sáng 13/4 tại Hà Nội đã cho thấy một “nghịch lý” thú vị trong quan điểm của người Việt đối với kinh tế thị trường.

“Yêu” kinh tế thị trường

Trong cuộc khảo sát để hình thành nên CAMS 2011, có đến 87% người trong tổng số hơn 1.000 người tham gia trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác.”

Con số 87% ưa thích kinh tế thị trường, vậy thì có bao nhiêu người ưa thích kinh tế xã hội chủ nghĩa?

Thông tấn VnEconomy cho thấy chỉ có 7% là bám vào kinh tế kiểu Mác Lê Hồ.
Bản tin viết:

“Ngược lại, chỉ có gần 7% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước ưu việt hơn mô hình kinh tế thị trường và hơn 6% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước hay thị trường không quan trọng.

Điều này, theo nhận định của các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu, là sự thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với mô hình kinh tế thị trường”...”

Con số ưa thích kinh tế thị trường ở những người có nhiều thông tin đã tăng cao hơn các con số nêu trên.

Bản tin viết tiếp:

“Trong đó, nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%), nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).

Tuy nhiên, chỉ có 75% số người trả lời của nhóm là đại biểu quốc hội và người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội cho rằng mô hình kinh tế thị trường là ưu việt, trong khi cũng chỉ có 83% số người thuộc nhóm doanh nghiệp gồm tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài ở Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt; thấp hơn mức trung bình và thấp hơn khá nhiều so với nhóm thuộc kinh tế nhà nước.

Mức độ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường cũng có sự khác biệt theo chức vụ và độ tuổi của người trả lời điều tra.

Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường. Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.”

Vậy thì, bao giờ Việt Nam sẽ quăng bỏ mô hình kinh tế nhà nước vào quá khứ?

Không thấy câu hỏi này trên thông tấn VnEconomy.

 

 

 

TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ,

PHẢI DỨT BỎ

CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.12.2011.

Web: http://VietTUDAN.net

 

Từ năm 1975 đến nay, tổng thể, CSVN đã phải tuyên bố tái cấu trúc Kinh tế đến 3 lần. Mỗi lần tái cấu trúc, thì Kinh tế đi xuống để đảng CSVN lại phải tuyên bố tái cấu trúc Kinh tế. Tại sao vậy ? Phải có lý do triền miên xuyên qua những lần tái cấu trúc ấy. Lý do triền miên này phải dứt bỏ nó hẳn đi để mới có hy vọng cho việc tái cấu trúc Kinh tế phát triển được đất nước.

Nền Kinh tế Việt Nam hiện nay, dựa trên “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “ đang đi đến sụp đổ khiến quốc tế phải thôi thúc Việt Nam phải tái cấu trúc kinh tế, nếu không thì quá muộn. Bản Tin ngày hôm qua của AFP từ Hà Nội viết như sau:

“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (NÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)

Tái cấu trúc Kinh tế là những Biện pháp Chính trị Kinh tế  (Politique Economique) được áp dụng hoặc cho dài hạn hoặc cho ngắn hạn. Chủ trương Chính trị Kinh tế áp dụng trong dài hạn có nghĩa là phải thay đổi một Hệ thống Kinh tế. Việt Nam đang ở trong Chủ trương “Hệ thống Kinh tế định hướng XHCN “, một Chủ trương bắt nguồn từ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy (Système d’Economie Centralisée et Dirigiste).

Tuần trước, ngày 01.12.2011, chúng tôi viết một bài dài và phổ biến trên các Diễn Đàn với đầu đề NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ NHẰM THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY. Chủ đích của bài này là trình bầy những Nguyên tắc của những Hệ thống Chính trị Kinh tế để làm nền tảng cho những thẩm định của chúng tôi về những Biện pháp Chính trị Kinh tế (Mesures de la Politique Economique) mà Hoa kỳ, nhất là các nước thuộc Liên Au, sẽ phải đưa ra để tháo gỡ cho cuộc Khủng hoảng hiện nay. Cái nền tảng để thẩm định này tất nhiên cũng áp dụng cho những thẩm định của chúng tôi về việc tái cấu trúc Kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy mà chúng tôi nhấn mạnh với quý độc giả về việc đọc bài này để thấy vấn đề trong chiều rộng hơn.

Việc tái cấu trúc Kinh tế Việt Nam gồm những Chủ trương dài hạn về hoạt động Kinh tế quốc gia, nghĩa là chính việc vẫn còn chấp nhận “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “ hay phải dứt khoát phế bỏ nó. Việc tái cấu Kinh tế của Việt Nam ngày nay còn phải được đặt trong hoàn cảnh Khủng hoảng Kinh tế quốc tế nữa bởi lẽ Kinh tế Việt Nam và Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nghĩa là tùy thuộc vào Thị trường quốc tế, nhất là Hoa kỳ và Liên Au. Vì vậy, bài này sẽ bàn những khía cạnh sau đây:

=>       Chuyển Kinh tế xuất cảng lệ thuộc sang Kinh tế tự túc độc lập 

=>       Phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành để trừ diệt những lý do thường xuyên làm tụt dốc

 

Chuyển Kinh tế xuất cảng lệ thuộc

sang Kinh tế tự túc độc lập

 

Năm 2009, chúng tôi xuất bản cuốn sách 400 trang “Tài chánh Kinh tế Thế giới: KHỦNG HOẢNG 2007-2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM (Nhà Xuất Bàn DAY & NIGHT, Ventura, California USA, 2009). Và trong những tháng gần đây của năm 2011, chúng tôi đã viết nhiều bài cho thấy rằng Khủng hoảng Nợ Công của Hoa kỳ và Liên Au đang làm cho Kinh tế Trung quốc phải khốn đốn. Lý do của những khốn đốn ấy là vì Mãi lực Hoa kỳ và Liên Au cạn kiệt, thì người ta giảm hẳn mua hàng hóa từ Trung quốc cũng như từ Việt Nam.

Hôm qua, Bản Tin của AFP 6.12.2011 từ Hong Kong xác nhận tầm ảnh hưởng ấy từ Liên Au lên Kinh tế Á đông. Bản Tin viết:

            “HONG KONG, 6 déc 2011 (AFP) - La Banque asiatique de développement (BAsD) a revu en baisse mardi ses prévisions de croissance pour les économies d'Asie, dont la Chine, prenant en compte l'aggravation de la situation en Europe notamment. Les perspectives économiques prudentes pour les pays émergents d'Asie sont soumises à beaucoup plus de risques de révision à la baisse qu'il y a quelques mois", déclare le rapport publié à Hong Kong. Parmi les facteurs qui pourraient entrainer une forte révision à la baisse des prévisions de croissance figurent une récession en Europe et aux Etats-Unis, une montée du protectionnisme, selon la BAsD.

            (HONG KONG,6.12.2011 (AFP) – Ngân Hàng Phát triển Á châu (BasD) đã duyệt xét lại chiều hướng tụt dốc, thứ Ba, về những dự trù cho độ phát triển đối với những nền Kinh tế Á châu, trong đó có Trung quốc, khi kể đến chính yếu việc trở thành trầm trọng của tình hình tại Aâu châu. Những viễn tượng kinh tế thận trọng cho những nước bắt đầu phát triển Á châu phải được xét lại với nhiều rủi ro theo chiều hướng tụt xuống như trong mấy tháng gần đây, Bản Phúc trình từ Hong Kong tuyên bố như vậy. Trong số những yếu tố có thể kéo theo việc tụt dốc mạnh của những dự trù độ phát triển, đó là việc Khủng hoảng tại Hoa kỳ và Liên Au, việc tăng lên của chủ trương Che chở Kinh tế (Protectionnisme))

            Khủng hoảng Kinh tế và Thất nghiệp tại Hoa kỳ và Liên Au làm cạn kiệt Mãi lực và giảm mua hàng tại Á châu, nhất là từ Trung quốc. Cuộc Khủng hoảng này chắc chắn sẽ đẩy mạnh lên chủ trương Che chở Kinh tế, điều sẽ làm sạt nghiệp những nền Kinh tế xuất cảng lệ thuộc nước ngoài như Trung quốc và Việt Nam.

Trong mùa Lễ lớn cuối năm Giáng Sinh 2011 và Năm Mới 2012 hiện giờ, tôi lưu ý đến sức tiêu thụ quà cuối năm như đồ chơi, đồ trang hoàng tại Aâu châu mà Trung quốc cung cấp tới 80%. Thứ hai vừa rồi, Radio Thụy sĩ tố cáo những xí nghiệp Mỹ và Aâu châu quá lợi dụng nhân lực Trung quốc một cách vô nhân đạo. Trẻ con Au châu vui chơi với những hàng Trung quốc thấm đầy nước mắt mồ hôi của lao động Trung quốc. Đài EuroNews hôm nay, 07.12.2011 cũng đưa lên hình ảnh dân Bồ Đào Nha nghèo quá và quyết định tự sản xuất lấy quà và đồ trang hoàng Noel từ  nước họ. Tại sao phải đi vay tiền để nhập cảng từ nước ngoài. Hãy tự chế lấy đồ chơi cho trẻ em nước mình. Họ nói đây là “Plan d’Austérité “ (Chương trình thắt lưng buộc bụng) hay nhất. Hãy tự chế tạo và chấp nhận tiêu thụ hàng nội hóa. Ý tưởng này sẽ đưa đến Che chở Kinh tế (Protectionnisme).

            Nhìn những tai hại cho nền Kinh tế xuất cảng lệ thuộc các Thị trường nước ngoài, việc tái cấu trúc Kinh tế Việt Nam phải làm thế nào giảm dần sự lệ thuộc và tăng cường việc tự chế tạo trong nước và tăng Mãi lực cho dân chúng nội địa để tiến dần đến độc lập Kinh tế. Nước Việt Nam có đủ những Tài nguyên thiên nhiên để phát triển Kinh tế nội địa độc lập:

*          Tài nguyên đồng nội phong phú với dân chúng nông thôn lành nghề về Nông nghiệp

*          Tài nguyên vùng Cao nguyên đất đỏ cho phát triển Lâm sản

*          Tài nguyên dưới đất phong phú bảo đàm cho Kỹ nghệ sau này. Đừng ăn xổi ở thì khai thác hầm mỏ để bán thô thu nhanh tiền cho một số người. Cũng đừng nhượng quyền cho nước ngoài khai thác như Bauxite Tây nguyên.

*          Với trên 2600  cây số ven Biển Đông, với những sông ngòi chằng chịt trong nội địa Miền Nam, Việt Nam có đầy nguồn Hải sản để phát triển.

            Tại sao phải hướng Kinh tế vào việc bắt dân chúng làm thuê cho những Công ty may mặc, làm đồ chơi... từ Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông, Nhật hay Tây phương đến khai thác nhân lực Việt Nam ?

 

Phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành

để trừ diệt những lý do thường xuyên làm tụt dốc

 

Những lý do trên đấn thuộc phạm vi giai đoạn cơ hội khiến việc tái cấu trúc Kinh tế phải hướng nền Kinh tế về độc lập quốc nội. Nhưng dù cho thay đổi hướng phát triển, thì việc tái cấu trúc Kinh tế còn gặp những lý do thường xuyên làm suy thoái Kinh tế thuộc về Chủ trương Hệ thống Kinh tế. Chúng tôi muốn nói đến hai Hệ thống Kinh tế qua hai lần tái cấu trúc trước đây năm 1975 và năm 1986. Cả hai lần tái cấu trúc đã đưa đến thoái hóa Kinh tế mà nguyên nhân thường xuyên chính yếu nằm triền miên trong hai Chủ trướng Kinh tế mà đảng CSVN cố thủ giữ lấy.

 

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy

 

Sau khi chiếm trọn Miền Nam, đảng Cộng sản cho áp dụng nền Kinh tế  theo Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy giống hệt như Liên Xô.

Đối nghịch lại hoàn toàn Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Đi từ Ý thức hệ Xã hội mà Cá nhân phải hy sinh phục vụ, quyền lực Chính trị phế bỏ quyền TƯ HỮU. Tất cả những Phương tiện sản xuất đều là CÔNG HỮU. Nếu là Công hữu, thì cá nhân không có quyền TỰ DO sử dụng, vì vậy mà không có Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise). Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT đều nằm dưới quyền điều hành, chỉ định làm việc của quyền lực Chính trị NHÀ NƯỚC. Ngay cả Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ cũng không có quyền Tự do mà phải theo quy hoạch tiêu thụ do Nhà Nước. Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC nắm giữ.

Tóm lại các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Hệ thống Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy vậy. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không.

Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.

Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp. Tất nhiên Môi trường DÂN CHỦ này đi ngược lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Hệ thống này đương nhiên chỉ có thể sống được với Môi trường Chính tri-Pháp lý ĐỘC TÀI do độc đảng Chính trị tự đặt ra cho phù hợp với Tập quyền Chỉ huy Kinh tế.

Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Oâng Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó:

*          Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.

*          Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến

*          Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Khinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.

*          Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.

            Cái kết quả của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy này đã đưa dân chúng đồng bằng Sông Cử Long, vựa lúa, phải nhai bo bo trật hàm răng.

            Tại Liên Xô, Mikhail GORBATCHEV cũng đã phải khai tử Hệ thống Kinh tế này vào thập niên 90.

 

Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường “định hướng XHCH”

 

Với tình cảnh dân phải nhai bo bo trật hàm, đảng CSVN buộc lòng phải “đổi mới“, nghĩa là tái cấu trúc Kinh tế dưới danh hiệu “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “. Những chữ Tự do Thị trường nhằm để với tay xin trợ lực của Thế giới Kinh tế Tây phương khi mà Thế giới Cộng sản sụp đổ không còn khả năng viện trợ cho Việt Nam nữa. Những chữ “định hướng XHCN “ chủ trương giữ lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Trên tế, đảng CSVN vẫn giữ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Đây là Hệ thống vẫn giữ căn bản của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI. Chính Liên Xô cũng đã thấy Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường, nghĩa là với TƯ HỮU và Tự do Kinh doan mới làm cho những hoạt động Kinh tế tăng hiệu năng cao. Liên Xô đã cho thử nghiệm Hệ thống Tập quyền Chỉ huy bằng nới rộng một chút TƯ HỮU:

*          Cho lấy một số kết quả sản xuất làm tư hữu  như thưởng công cố gắng Kinh tế

*          Cấp riêng cho nông dân mấy sào đất tư hữu để khai thác.

Nhà Nước độc tài Liên xô nhận xét thấy ngay rằng trên thuở đất tư hữu mấy sào, thì rau cỏ mọc tốt tươi, trong khi ấy trên cánh đồng công hữu, rau cỏ héo úa. Phân bón công hữu đã bị nông dân ăn cắp về bón rau cỏ tốt tươi tại mấy sào đất tư hữu. Nhà Nước Liên xô chân nhận rằng chính TƯ HỮU và Tự do Kinh doanh mới thúc đẩy phát triển hiệu năng Kinh tế.

Chúng tôi nhắc đến tỉ dụ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với nới rộng TƯ HỮU này bởi lẽ nó đang được áp dụng tại Việt Nam. Việc nới rộng Hê thống Kinh tế bằng nới rộng TƯU HỮU tại Việt Nam đang được áp dụng, nhưng áp dụng cho những đảng viên và con cháu, thân thuộc của đảng viên. Chính việc nới rộng TƯ HỮU này đang tạo ra  lớp Tư bản Đỏ Mafia nhóm đảng. Hệ thống đã chết nghẻo tại Liên xô, nhưng đang được áp dụng tại Trung quốc và Việt Nam với chút nới rộng TƯ HỮU cho chính đảng viên và những con cháu, thân thuộc.

            Cả hai Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy hay trá hình “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCH “ nới rộng TƯ HỮU đều mang một mẫu số chung không thay đổi, đó là Nhà Nước Chủ trương Chính trị ĐỘC TÀI nắm trọn Độc quyền Kinh tế.

            Nền Kinh tế Tự do Thị trường đích thực cần phải sống trong MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique DEMOCRATIQUE adéquat). Cho dù bỏ những chữ Tập quyền Chỉ huy và nhận những chữ Tự do Thị trường, với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI, thì Chủ trương “Kinh tế Tự do Thị trường dịnh hướng XHCN “ của CSVN hiện hành cũng chỉ Cơ chế Kinh tế Tập quyền Chỉ huy mà thôi. Những thất bại của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy cũng là những thất bại của “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “ của đảng CSVN hiện hành.

            Lý do thường xuyên thất bại của hai lần tái cấu trúc Kinh tế của CSVN năm 1975 và năm 1986 chính là giữ nguyên ĐỘC TÀI Chính trị-Luật pháp nắm trọn Độc quyền Kinh tế dưới hình thức này hay hình thức khác.

            Nhận Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường thì phải cho nó phát triển trong MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique DEMOCRATIQUE adéquat), nghĩa là phải DÂN CHỦ HÓA Kinh tế.

 

Kết Luận

 

Năm 2009, chúng tôi xuất bản cuốn sách 216 trang với đầu đề DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California USA, 2009). Năm 2010, chúng tôi xuất bản cuốn sách 305 trang với đầu đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California USA, 2010). Năm 2011, chúng tôi xuất bản cuốn sách 465 trang với đầu đề DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California USA, 2011). Cả ba cuốn sách đều đặt trọng tâm ở việc muốn phát triển Kinh tế Việt Nam, phải DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH. Cái Cơ chế này chủ trương ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm độc quyền Kinh tế thì không thể nào PHÁT TIỂN KINH TẾ cho DÂN và vì DÂN được. Cơ chế chỉ tạo giầu có cho nhóm đảng Mafia ĐỘC TÀI CSVN mà thôi.

Hội nghị các Nhà Tài trợ quốc tế nói rằng :

“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (NÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)

Họ thúc đẩy tái cấu trúc Kinh tế mà lại thêm “améliorer la situation des droits de l’Homme, qui freine son développement à long terme. (phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài), nghĩa là họ yêu cầu CSVN phải cho Kinh tế sống trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ, tôn trọng Nhân quyền, chứ đừng giữ Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI nữa.

Kết luận của chúng tôi, như chúng tôi đã viết trong những cuốn xuất bản trên đây, là nếu muốn TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ để phát triển Kinh tế thực sự, thì phải DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành, nghĩa là phế bỏ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Đó là điều kiện tiên quyết để tái cấu trúc Kinh tế. Nếu không có MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP thực sự thì việc tái cấu trúc Kinh tế chỉ là giả dối.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.12.2011.

Web: http://VietTUDAN.net

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link