Saturday, May 12, 2012

Ai? Ai là người biến chất về chính trị và tự diễn biến hiện nay?

Ai? Ai là người biến chất về chính trị và tự diễn biến hiện nay?

 

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin kể một việc xảy ra ở cơ sở. Cô em gái của bạn tôi trước đây là dân quân báo của T4 (khu Sài Gòn – Gia Định), hiện nay đang sinh hoạt đảng ở chi bộ của một khu phố. Sau cuộc biểu tình đầu tiên chống nhà cầm quyền Trung Quốc bức hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong năm 2011, ở chi bộ cơ sở có phổ biến là không nên đi biểu tình, biểu tình là xấu, là diễn biến hòa bình, v.v.

 

Nghe vậy, người nữ đảng viên, em gái bạn tôi, “bật lò xo” đứng dậy nói to đại khái là “Trong những người đi biểu tình đó có các ông anh, bạn bè tôi trong phong trào sinh viên học sinh trước đây. Họ là những người tốt, yêu nước. Chính Đảng mới là người tự diễn biến, từ bỏ các mục tiêu cách mạng trước đây. Do đó, tôi thấy không cần thiết ở trong Đảng nữa”.

 

Ngay sau đó, người nữ đảng viên nọ làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trước thái độ quyết liệt đó, một số vị trong chi bộ xuống nước đề nghị bỏ ý định ấy đi vì các vị sợ rằng trong chi bộ mà có một đảng viên xin ra khỏi Đảng thì sẽ mất danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh.

 

Cũng là cái thói thành tích hão, sợ sự thật… Chị của người nữ đảng viên này cũng là dân quân báo, tù Côn Đảo và hai chị em đều sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống cách mạng. Cho đến nay, tôi được biết người nữ đảng viên đó vẫn giữ ý định chia tay với Đảng Cộng sản.

 

Như ngay từ đầu bài viết, cách đặt vấn đề của tôi là công khai và minh bạch, sẵn sàng tranh luận, đối thoại sòng phẳng với bất cứ một vị lãnh đạo nào, kể cả những nhà lý luận của Đảng Cộng sản nhưng không được chơi trò “bỏ bóng đá người”, ỷ có trong tay bộ máy tuyên truyền rồi a dua “bề hội động” như là một bọn bồi bút.

 

Ngay cả trong trường hợp đó tôi cũng chẳng sợ vì tôi tin rằng nhân dân và sau này là lịch sử, là người công bằng nhất phán xét cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Tôi xác tín như vậy nên tôi chẳng sợ gì cả, kể cả tù tội, cái chết. Tôi phải trả nợ cho những người đã nằm xuống trong đó có những bạn bè thân thiết của chúng tôi.

 

Ngày 30.4.2012

Lê Hiếu Đằng

www.vietthuc.org

Việt – Mỹ: Đi tìm điểm tựa của tương lai

Nguyen Chinh Tam
May 10, 2012
0 Bình Luận

Trong bài toán biển Đông, Việt-Mỹ chia sẽ với nhau ba góc nhìn

Lựa chọn liên minh

Quan hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn mà yếu tố lợi ích đang đóng vai trò tiên quyết. Mỹ là một đối tác quan trọng với Việt Nam bởi những tích cực mà hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục, chuyển giao công nghệ do Mỹ đem lại. Ngược lại, Việt Nam càng ngày càng trở nên quan trọng hơn với Mỹ, xét trên bàn cờ địa chính trị chung của khu vực châu Á. Riêng với chính quyền Obama, mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, còn thể hiện thuyết sách ngoại giao mới tập trung vào ba ưu tiên chuyển đổi, trong đó ưu tiên chuyển đổi địa dư, từ châu Âu sang châu Á với sự trở lại của nước Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, nằm ở vị trí đầu tiên.

Trong bài toán biển Đông, Việt-Mỹ chia sẻ với nhau ba góc nhìn.

Thứ nhất, các xung đột trong khu vực nên giải quyết thông qua biện pháp ngoại giao và hòa bình, tránh đụng chạm xung đột vũ trang hay lạm dụng sự bất đối xứng trong tương quan quân sự. Điều này đã được các quan chức cấp cao của hai bên khẳng định nhiều lần trong thời gian gần đây tại nhiều diễn đàn đa phương.

Điểm thứ hai thể hiện qua việc hai nước đang cùng tìm một vị trí pháp lý chung trong việc quản lý hàng hải. Bản đồ đường lưỡi bò 9 điểm đứt khúc từ phía Bắc Kinh (nếu được chấp nhận) đồng nghĩa với việc xây dựng một hàng rào giới hạn quyền tự do lưu thông hàng hải của Mỹ. Với Việt Nam là dấu chấm hỏi cho việc bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xa hơn, là lựa chọn chiến lược, bởi vì “luật chơi“ trong một trật tự với một siêu cường không phải muốn chỉnh sửa thế nào cũng được. Nhất là qua cách thức đề cao nhiều sức mạnh về “cơ bắp“.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama và
các nhà lãnh đạo TPP tại APEC 19

Cùng lợi ích thì thuận chiều: liệu thời gian đã chính muồi để bàn về sự hình thành cùa mối quan hệ -thậm chí liên minh chiến lược Việt-Mỹ hay không? Trả lời phỏng vấn báo chí, thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nhiều lần khẳng định chính sách “ba không” của Việt Nam: “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Trả lời nhậm chức vào tuần trước tân đại sức Mỹ tại Việt Nam David Bruce Shear cũng để mở khả năng là nhà cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam, đặc biệt là những vũ khí mang tính sát thương. Những động thái này cho thấy một “định chế cứng” ở dạng liên minh quân sự, theo đó, các nước ràng buộc với nhau bằng một cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau (có thể chống lại một đe doạ đến từ phe thứ ba) hay cung cấp vũ khí để hổ trợ chưa đạt được một đồng thuận đủ mạnh từ hai phía. Một “định chế mềm”, tuy vậy, vẫn có thể khả thi, thể hiện qua ba kênh chính.

Ba điểm tựa của thì hiện tại

Đầu tiên là qua kênh kinh tế. Một Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không? Các nhà chiến lược theo trường phái duy thực sẽ trả lời có, vì dưới góc nhìn của họ không có phương thức nào tốt hơn để kiềm chế sự trỗi dậy của một nước đang lên bằng cách thúc đẩy sức mạnh của các nước láng giềng khác trong vùng. Cân bằng bên ngòai (offshore balancing) mang ý nghĩa tạo ra một khung bó buộc hành động của đối thủ dựa trên trọng lực của các nước xung quanh, mà không cần tham gia đối đầu trực tiếp. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, hưởng lợi trực tiếp của lựa chọn này trên hết là kinh tế. Kếhoạch Marshall tại châu Âu hay hổ trợ tái thiết Nhật Bản những năm sau thế chiến II cùng theo đuổi kịch bản tưong tự. Thặng dư trong thương mại, chuyển giao nhanh công nghệ, tăng tốc quá trình phát triển, để mạnh và để trở thành một lực lượng đóng vai trò chiến lược. Việc Vn liên tục nhập siêu với Mỹ trong những năm gần đây thể hiện xu thế đó. “Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (Trans – Pacific Partnership Trade Agreement – TPP)” hiện đàm phán tới vòng thứ sáu, cũng có thể là một lực đẩy mới. Sáng kiến thương mại tự do được Mỹ khởi xướng gần đây tiếp tục sẽ gắn Việt Nam vào dòng thác thương mại đa phương toàn cầu, thiết lập một liên minh ngoại thương mà tầm hoạt động của nó là xuyên hai châu lục. Xét về mặt địa chính trị, ý nghĩa thứ hai có thể vượt qua những con số thông kế, không chỉ là một kế hoạch tự do thương mại, mà còn là “một dự án chính trị” nhằm thiết chế hoá một môi trường khu vực ổn định.

Kênh thứ hai là ngọai giao. Lĩnh vực dường như nhạy cảm hơn, vì gắn liền đến nhiều yếu tố khách quan khác. Năm 2010, trước động thái có vẻ “vượt rào“ từ phía Bắc Kinh, các nước Asean mở cờ trong bụng tại hội nghị An ninh khu vực vùng ARF, khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định “Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia của mình đối với vấn đề tự do hải hành, tự do tiếp cận các các vùng biển chung của Châu Á cũng như tôn trọng luật lệ quốc tế về biển Ðông”. Năm 2011, không khí bớt căng thẳng hơn, như vẫn theo chiều hướng cũ, khi Mỹ và Philippines nêu vấn đề cần đưa những căng thẳng hiện tại xung quanh vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào bàn đàm luận tại ARF. Mức độ “liên minh“ giữa Mỹ và Asean có thể tiếp tục gắn kết hơn trên bình diện hợp tác đa phương, nếu vị trí của Washington được tái khẳng định trong lộ trình hướng tới đồng chung Đông Á” (East Asian Community – EAC). Cho đến nay nước Mỹ (cùng với Nga) còn bị giới hạn với tư cách là quan sát viên. Đây là một diễn đàn quan trọng, mà thông qua đó – nếu được chấp thuận bằng lá phiếu của Asean- sẽ „định chế“ vai trò và trách nhiệm của Mỹ vào các hồ sơ an ninh chung của toàn vùng.

Nước yếu và nước mạnh bất tương quan về lực, vì thế không tương đồng với nhau về cách thức giải quyết giữa sức mạnh và thể chế. Nước mạnh dùng luật để xây dựng trật tự có lợi, ngược lại phần nào chấp nhận hạn chế hành vi của mình trong các quy phạm của pháp lý – một mặt để đề phòng khi sức mạnh mình bị suy giảm, một mặt hạn chế các phí tổn “hành động” nếu trong mọi trường hợp đều phải tiến hành giải pháp quân sự. Nước yếu chấp nhận luật pháp, ngược lại, theo đuổi bốn mục đích.

  • Thứ nhất là thể chế tạo dựng diễn đàn để bày tỏ quan điểm.
  • Thứ hai gắn kết tính chính đáng cho các hành xử của mình nếu nước lớn đơn phương hủy bỏ luật chơi.
  • Thứ ba, tạo cơ sở tiên đoán (hoặc phần nào) hạn chế khung hành động của nước mạnh hơn.
  • Cuối cùng, định chế không phải là phương thức thần kỳ để giải quyết tất cả vấn đề, nhưng với nước nhỏ đó là một con đường tối thiểu để đảm bảo rằng các vấn đề đang còn mâu thuẫn được giải quyết pháp chế và chuẩn tắc, chứ không phải thế yếu thông qua tương quan máy bay, tàu chiến.

Phân tích thế cờ tại Biển Đông chỉ ra điểm mấu chốt không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa nước mạnh và nước yếu, nước lớn và nước nhỏ, mà được định hình bởi nhiều bên, phân tầng theo nhiều góc độ. Mỹ và Vn gặp nhau ở điểm là hai bên đều đang trong thế cần xài luật để tìm hướng giải quyết. Hình thành một liên minh “pháp lý“ là điểm tiệm cận gần nhất của góc nhìn này, trong đó hai việc cần nâng làm ưu tiên:

  • (i) thống nhất một số điểm còn tranh cãi trong Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) về khu vực đặc quyền kinh tế và
  • (ii) kêu gọi Mỹ đứng sau hậu thuẫn tiến trình đi đến một hiệp ước mang tính ràng buộc pháp lý hơn tại biển Đông giữa các đối tác liên quan.

“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”, câu nói đã trở thành bất hữu của Archimedes. Nay với ba điểm tựa tiềm năng trong quan hệ Việt-Mỹ chúng ta sẽ “nhấc bổng“ được những gì? Bài toán sắp tới chắc chắn sẽ nằm ở việc xây dựng những điểm tựa này tới đâu thông qua quá trình xúc tiến các định chế hoá. Một thách thức vừa của cả chính phủ, vừa của nhân dân hai quốc gia để đưa quan hệ Việt – Mỹ lên một tầm cao mới.

Nguyễn Chính Tâm

Cháy mất sân sau: Âu Châu, hậu phương của Mỹ, đến hồi đỏ lửa…

Nguyen Xuan Nghia
May 10, 2012
0 Bình Luận

Nhìn từ Hoa Kỳ, người ta có thể đánh giá sai tầm quan trọng của Âu Châu. Và không nhìn ra một mối nguy của nước Mỹ.

Cột báo này thường nói đến sự khác biệt giữa cách diễn giải để chi phối nhận thức – là “narrative” – với sự thật khách quan và phức tạp của các vấn đề cần giải quyết. Vì sự khác biệt ấy mà người ta có thể kê toa bốc thuốc lầm, và đưa ra liều thuốc đổ bệnh. Cơn địa chấn kéo dài tại Âu Châu là cơ hội cho chúng ta trở lại câu chuyện này.

Hãy nói về cơn địa chấn chính trị tại Âu Châu.

Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ gây hiểu lầm về nguyên nhân khủng hoảng tất yếu của Âu Châu, do nhược điểm kinh tế và chính trị trong tập thể Liên Hiệp Âu Châu có 27 hội viên, bên trong có 17 quốc gia đã thống nhất dùng chung đồng Euro. Người ta hiểu lầm là Âu Châu bị vạ lây vì những gì xảy ra tại Mỹ. Hiểu lầm vì không thấy nhiều chứng bệnh nội tại của Âu Châu – bài viết này có hạn và nói về Hoa Kỳ nên xin khỏi kể thêm về căn bệnh Âu Châu.

Những chứng bệnh đó đã phát tác thành khủng hoảng tài chánh, hối đoái, ngân sách, và chính trị, khiến 11 chính quyền tại chức đã đổ, mới nhất là tại Pháp. Nhìn về dài thì cả kiến trúc chính trị của Liên Âu, chứ chẳng riêng gì đồng Euro, có thể sụp đổ.

Do cách diễn giải của nhiều người, hiểu lầm thứ hai là phương cách kinh doanh của Mỹ.

Người ta tưởng nước Mỹ – bọn tư bản tham lam – bỏ tiền đầu tư vào xứ khác để kiếm lời nhờ nhân công rẻ ở các nền kinh tế “đang lên.” Hoặc tương lai Hoa Kỳ là do thiểu số gian tham này quyết định. “Tài phiệt Mỹ nó tính cả rồi” là một loại “narrative.” “Tài phiệt Do Thái mới thật làm chủ nước Mỹ” là một thứ “narrative” khác.

Sự thật thì trong một trăm bạc mà dân Mỹ kiếm ra một năm, đa số tới hai phần ba là lương lậu. Lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ chiếm 10%. Trong số đó, các cơ sở sản xuất loại trung bình và nhỏ, chừng trăm nhân viên trở xuống, mới tuyển dụng nhiều nhân công nhất, nên giữ vai trò kinh tế và xã hội lớn hơn các đại tổ hợp mà tên tuổi lừng lẫy nằm trong chỉ số kỹ nghệ Dow Jones DJIA hay danh mục đại gia của tạp chí chuyên đề như Forbes hay Fortune…

Thứ ba, khi bỏ tiền đầu tư vào xứ khác, doanh nghiệp Mỹ chủ yếu nhắm vào việc sản xuất để bán hàng cho các thị trường có sức mua và có môi trường kinh doanh ổn định, khả tín, và luật lệ minh bạch. Sau đấy mới là loại thị trường có nhân công rẻ của các nước đang phát triển, thí dụ nổi bật là Trung Quốc. Vì quá nổi bật nên chi phối nhận thức sai lầm của nhiều người ở trong và ngoài truyền thông hay chính trường Mỹ.

Gồm 27 quốc gia và dân số hơn 500 triệu, Liên Âu là một khối kinh tế thống nhất, có sản lượng bằng 26% của thế giới, lớn nhất địa cầu, và trị giá hơn 17,000 tỷ Mỹ kim. Sau đó mới đến kinh tế Mỹ sản xuất ra hơn 15,000 tỷ, rồi Trung Quốc, hơn 7,000 tỷ trong tổng sản lượng toàn cầu là gần 70 ngàn tỷ. Ðó là con số mới nhất vào Tháng Tư 2012 của IMF.

Kinh tế Âu châu tiêu thụ 30% sản lượng thế giới nên là thị trường số một của doanh nghiệp Mỹ. Hoa Kỳ đầu tư vào đó 56% tổng số đầu tư trực tiếp ra hải ngoại và có định mệnh kinh tế gắn liền với lục địa này.

Nhận thức sai của nhiều người là tương lai kinh tế thế giới nằm trong tay các nước “đang lên,” mà điển hình là khối BRIC gồm có Brazil (Ba Tây), Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc. Sự thật nó rắc rối hơn vậy: trong 10 tháng đầu của năm ngoái, tổng số đầu tư của Mỹ vào bốn thị trường này chỉ bằng 6.1% số đầu tư của Mỹ vào Âu Châu. Một quốc gia heo hút như Ireland (Ái Nhĩ Lan) với dân số hơn sáu triệu đã tiếp nhận một lượng đầu tư trực tiếp của Mỹ lớn gấp bốn lần rưỡi (4.5) số đầu tư của Mỹ vào Hoa Lục trong hơn 10 năm liền, từ năm 2000 đến 2011.

Khi đầu tư ra ngoài để kiếm lời, doanh nghiệp Mỹ có lời nhiều nhất là từ Âu Châu: doanh lợi của năm 2001 đã vượt 210 tỷ, gần gấp đôi số lợi nhuận của Mỹ thu về từ hai lục địa lớn nhất là Á Châu và Nam Mỹ.

Nói lại cho gọn, bọn tư bản gian tham của Mỹ ưu tiên đầu tư vào nơi có mãi lực với nhân công có tay nghề. Nơi đó là Âu Châu, chứ không phải là Trung Quốc, Ấn Ðộ hay Nam Phi, Nam Mỹ. Ngoài lý tưởng cao đẹp của các giá trị tinh thần như dân chủ hay nhân quyền, quyền lợi của Hoa Kỳ cũng gắn bó nhất với Âu Châu. Vì vậy, lục địa Âu Châu mới thực là sân sau của Hoa Kỳ.

Bây giờ, lục địa ấy đang ngùn ngụt cháy!

***

Sau mấy chục năm an hưởng hòa bình – chủ yếu thì vẫn do Hoa Kỳ đảm bảo và thực tế bảo vệ – Âu Châu sống cao hơn phương tiện, đã chi nhiều hơn thu và đụng vào bức vách của nợ nần. Chế độ bao cấp đầy chất liên đới xã hội là một đặc tính chính trị Âu Châu và có thời là lý tưởng của cánh tả bên đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ.

“Kinh doanh là làm giàu bằng tiền bạc của người khác” – định nghĩa của một danh nhân Pháp không nổi tiếng là doanh nhân, Alexandre Dumas. Chuyện vay mượn trong kinh doanh cũng tựa như dùng cái đòn bẩy để mượn sức chuyển động một vật nặng hơn sức của mình. Doanh giới gọi đó là “leverage.” Nhưng cái đòn bẩy của Âu Châu vừa bị gẫy, tảng đá nợ nần đang lăn xuống – và dẫn tới hiện tượng núi lở.

Ðặc tính chung trong vụ núi lở tuyết băng là các chính đảng truyền thống của Âu Châu, từ cả hai ngả tả hữu, đều mất uy tín và liên tục thất cử. Nhưng chuyện bất thường vì sáu bảy chục năm mới xảy ra một lần, là ảnh hưởng vang dội của các khuynh hướng cực đoan, xưa nay chỉ nằm trong vùng biên tế, ngoài rìa. Từ cả hai phía tả hữu, các lý luận quá khích nhất đã được “bình thường hóa,” được cử tri coi là không nguy hiểm. Môi trường lý tưởng cho những thiên tài chính trị kiểu Josef Stalin hay Adolf Hitler – từ hai ngả tả hữu!

Ðiển hình là hiện tượng Marine Le Pen và đảng “Mặt Trận Quốc Gia” tại Pháp. Quy tụ thợ thuyền bất mãn bên phía cộng sản và những người có tư tưởng phát xít, phe cực hữu này lớn mạnh trên sự tan rã của cánh hữu bên Pháp. Nay họ có tham vọng – lẫn khả năng – vào Quốc Hội, trở thành một chính đảng bình thường và giữ thế đối lập với cánh tả và chính quyền của Tổng Thống François Hollande vừa thắng cử.

Loại lý luận mị dân đầy chất quốc gia dân tộc, kỳ thị di dân, bảo hộ mậu dịch và phân vùng quyền lợi đang chờ đợi sự lúng túng và thất bại dễ hiểu của cánh tả để đi vào dòng chính của chính trường Âu Châu. Và sẽ đe dọa lý tưởng thống nhất của các nước Liên Âu lẫn vai trò bảo vệ của Minh Ước NATO, lá chắn của Mỹ trên đại lục Âu-Á.

Nhưng thật ra, Âu Châu vẫn chỉ là sân sau của Hoa Kỳ. Và đi sau nước Mỹ.

***

Cuộc nổi loạn của cánh hữu tại Mỹ khởi sự sớm hơn, từ năm 2010, với sự xuất hiện của phong trào “Tea Party.” Một năm sau, cánh tả có phản ứng rồi nổi lên thành phong trào “Chiếm Ðóng Wall Street” trong năm 2011. Kết quả là sự ách tắc trên thượng tầng chính trị, trong Quốc Hội Hoa Kỳ, không ai dám nhích vài phía ôn hòa ở giữa.

Nạn tuyết băng mà vẫn đòi tăng chi tại Âu Châu đang đẩy nước Ðức vào thế kẹt, thành đại gia gian ác đòi áp đặt kỷ luật chi thu trên các nước còn lại. Hiện tượng đó cũng đã xảy ra bên Mỹ. Người đầu tiên có phản ứng gay gắt nhất với Thủ Tướng Angela Merkel của Ðức, ngay từ năm 2009, chính là Tổng Thống Barack Obama khi ông muốn tăng chi để cứu nguy kinh tế, y như Tổng Thống Hollande sắp tới của Pháp.

Ðấy là bối cảnh chung để ta theo dõi dư chấn từ Âu Châu đang dội vào cuộc bầu cử Mỹ như một nạn tuyết băng. Ðỏ lòe.

Nguyễn-Xuân Nghĩa

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link