Giăng khẩu hiệu, rải truyền đơn, nên hay không?
Những năm gần đây, nhiều tổ chức bên ngoài tích cực quảng bá các vụ rải truyền đơn trong nước, ai cũng thấy, đi kèm với đó là các vụ xử án những cá nhân tham gia các vụ việc này được báo chí các lề cò cưa nhau không có dấu hiệu giảm đi. Sau mỗi vụ được “Bộ công an phá án” đó, dư luận đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước không khỏi băn khoăn về hình thức đấu tranh “mang nặng tổn thất” này. Cá nhân tôi thấy cần có cái nhìn toàn diện hơn về xung quanh vấn đề này.
1. Thực tiễn
Bất cứ ai quan tâm đến phong trào dân chủ trong nước đều không quên được vụ treo khẩu hiệu ở Hà Nội, Hải Dương năm 2008 đã dẫn đến một loạt nhà đấu tranh có tên tuổi bị bắt, xử theo Điều 88 với mức án rất nặng nề, như Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Mạnh Sơn, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Kim Nhàn, ...(1). Vụ án này được xem là một tổn thất lực lượng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay của lực lượng dân chủ. Rất nhiều ý kiến trong ngoài xung quanh vụ việc này, đối với những nhà đấu tranh trong nước không ai không xót xa nên ít nhiều đã phản ứng dữ dội với lực lượng chỉ đạo và tổ chức hàng loạt vụ treo khẩu hiệu này. Thông tin ngoài lề, ông Đỗ Nam Hải phê phán gay gắt với ông Nguyễn Xuân Nghĩa vì cho ông này đã đứng đầu làm một việc mạo hiểm như vậy, bất chấp việc ông Nghĩa cũng đã là “nạn nhân”. Chính vụ việc này mà một nhà đấu tranh hăng hái trẻ tuổi ở Hà Nội, tuy may mắn thoát bị bắt nhưng đã bị nhiều anh em đặt dấu hỏi, thành ra khá im hơi lặng tiếng từ đó đến nay.
Những tưởng vụ việc này sẽ khiến những cá nhân, tổ chức thích mạo hiểm sẽ thận trọng hơn, những hình như ngược lại.
Mạng lưới trong nước của tổ chức Tuổi trẻ yêu nước của ông Vũ Trực ở Mỹ mới bị “khui” ra gần đây, trong đó có nhạc sỹ Việt Khang, xuất phát từ mật vụ cộng sản đã tìm ra cả “đường dây” từ các vụ rải truyền đơn, treo cờ vàng hoặc khẩu hiệu nhiều nơi trong cả nước.
Mới đây nhất, phiên tòa phúc thẩm đang thu hút sự quan tâm của công luận Hai cha con rải truyền đơn bị tuyên y án 7 năm tù ,một bản án quá hà khắc!
Chưa ai làm phép tính thống kê xem bao nhiều người trong nước từng bị bắt, xử tù vì treo khẩu hiệu, rải truyền đơn, nhưng chỉ cần google những vụ án dạng này, sẽ khiến bất cứ ai quan tâm phải “giật mình” vì số lượng khủng và người bị xử khủng đến cỡ nào.. Hầu như năm nào phải có ít nhất 3,4 vụ liên quan.
2. Rải truyền đơn, treo khẩu hiệu có hiệu quả?
Truyền đơn của Đảng DCND đầu năm 2012 có lẫn lộn với vô số quảng cáo trên tường? Liệu có ai “bận” quan tâm đến nó trừ khi họ có nhu cầu tìm kiếm cái gì đó từ bờ tường vô chủ?
Hình ảnh số 4, 88 gạch chéo liệu có mấy dân Việt “hiểu” dụng ý cho “nhà sản xuất” nếu không phải là tín đồ mạng?
Truyền đơn của Khối 8406 này liệu có ai sẽ “tìm ra” nó không?
Đồng thời, với lực lượng mật vụ hùng hậu, được đào tạo kỹ lượng về đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, luôn cảnh giác với “thù trong, giặc ngoài”, liệu những tờ truyền đơn luôn rải “bí mật”, “vội vã”, “kín đáo” kia đã kịp đến với dân chúng?
Với phần lớn dân chúng đang “thờ ơ”, “mù mờ” về chính trị, hiệu quả của hình thức đấu tranh “chớp nhoáng” kia liệu có kịp để lại “dấu ấn” trong đầu họ?
Cũng chính ông Đỗ Nam Hải trong một bài trả lời phỏng vấn Đài Sài Gòn Network mới đây đã thẳng thắn đánh giá hiệu quả của hình thức đấu tranh này “phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: đây là cách làm có độ rủi ro cao và có tính hiệu quả thấp. Mấy dòng chữ ghi trong những tờ truyền đơn hay trên những băng khẩu hiệu đó nếu rải được, giăng được thì cũng chỉ gây được một sự chú ý nhất định cho một số lượng người rất hạn chế. Công an sẽ thu hồi ngay, do đó mà mức độ lan tỏa không cao. Mặt khác, do khuôn khổ giới hạn của những tờ truyền đơn và băng khẩu hiệu nên chúng cũng không thể nói lên được gì nhiều về các nội dung dân chủ. Sự chuyển biến trong nhận thức của quần chúng vì vậy cũng khó mà đạt được”
Thậm chí, ông Hải đặt nghi vấn, những vụ việc này còn có thể là “bẫy” của chính quyền giăng ra đến bắt những nhà đấu tranh trong nước!!!
3. Có nên tiếp tục?
Những năm “tiền cách mạng” những người cộng sản đã phát huy tối đa hiệu quả rải truyền đơn, khẩu hiệu ở những nơi tập trung đông dân cư. Thời kỳ đó báo đài là thứ xa xỉ, không có mạng Internet.
Trong cuộc cách mạng đường phố ở Ai Cập và một số nước Bắc Phi, Trung Đông, lực lượng làm cách mạng là giới trẻ, công cụ làm cách mạng đã được đúc rút ra là Internet.
Ông Hải đã nêu vấn đề “ Trong điều kiện ngày nay chúng ta có điện thoại, có các đài phát thanh ở bên ngoài hỗ trợ (RFA, RFI, VOA, VNSR, BBC, Chân Trời Mới,…) và đặc biệt là có Internet. Đó là những công cụ rất mạnh để chuyển tải thông tin rất hữu hiệu. Nó dễ dàng đến được với hàng triệu, hàng chục triệu người và chúng ta cần tận dụng tối đa chúng để thay cho cách làm rải truyền đơn và giăng khẩu hiệu của thế kỷ trước.”.
Nếu xem lực lượng tham gia đấu tranh dân chủ là “vốn quý”, là “ngòi nổ” cho cách mạng tương lai thì có nên “phung phí” vô tội vạ như vậy không?
Đã có vô số những ý kiến đưa ra, như: đó có phải là chiêu quảng bá hình ảnh cho các tổ chức mới nổi? Hình thức phục vụ các hoạt động “gây quỹ” hiệu quả từ những người Việt đã quen hình dung về đất nước trước 1975? Nặng nề hơn, đã có nhiều phê phán, đây là cách “thí tốt” nhanh, chắc thắng cho cộng sản dẹp bỏ “mầm mống phản loạn”, giữ vững ổn định chính trị?
Còn ai, tổ chức nào đó cho rằng, cần phải có những con người sẵn sàng hy sinh vì tương lai dân tộc? Hoặc cần công khai những anh hùng, hiệp sỹ đó để quốc tế thấy được tội ác của cộng sản? Hoặc cần chứng minh “sức mạnh”, “lực lượng hùng hậu” của tổ chức mình ở trong nước?.v..v... thì tôi xin botay.com
Mong rằng cộng đồng đấu tranh dân chủ “tiến bộ” ở hải ngoại cần thống nhất quan điểm với hình thức đấu tranh dân chủ này để phong trào dân chủ trong nước không tiếp tục bị rơi vào cảnh “bóp chết từ trứng nước”. Chúng ta dành nhiều thời gian đầu tư tìm ra những cách thức đấu tranh “thích nghi” với hoàn cảnh hơn là “lưu luyến” quá khứ mông muội.
Nguyễn Quang
(1) Kết luận điều tra vụ “Nguyễn Xuân Nghĩa cùng đồng bọn truyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” tại http://www.viet-studies.info/kinhte/NguyenXuanNghia_KetLuanDieuTra.htm
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment